PHÁP THOẠI KHOÁ SATIPATTHANA – NGÀY 2 | THIỀN SƯ S.N. GOENKA (SƯ PHÁP THÔNG DỊCH)

 

AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT: 

AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG ANH: 

NỘI DUNG BÀI GIẢNG TIẾNG ANH & TIẾNG VIỆT (SƯ PHÁP THÔNG DỊCH VIỆT): 

The second day of the Satipaṭṭhāna course is over. This evening we will start to go through the discourse to understand it in relation to the actual practice. Ngày thứ hai của khóa thiền Tứ Niệm Xứ – satipaṭṭhāna đã qua. Chiều nay chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu bài kinh satipaṭṭhāna để hiểu nó trong liên hệ với pháp hành thực sự.
The name of the discourse is Mahā-satipaṭṭhāna Sutta. Sutta means discourse. Mahā means great, and indeed there is another shorter discourse on Satipaṭṭhāna. This present discourse, however, covers more subjects in detail and is therefore called mahā. Tên bài kinh là Mahā-satipaṭṭhāna Sutta. Sutta có nghĩa là bài giảng hay bài kinh. Mahā là lớn, và quả thực có một bài kinh khác về satipaṭṭhāna [2] nhưng ngắn hơn. Tuy nhiên, bài kinh giới thiệu ở đây đề cập chi tiết đến nhiều chủ đề hơn và vì thế nó được gọi là mahā – lớn.
Sati means awareness. It is a very important faculty of Dhamma, as was discussed yesterday. It is one of the indriyas, the faculties to be developed. It is one of the balas, the forces, the strengths that must be developed to master Dhamma. It is one of the bojjhaṅgas, factors of enlightenment. Sammā-sati is part of the Noble Eightfold Path. Its literal meaning, as commonly used nowadays in India as smṛti, is “memory” or “remembrance”. Vipassana involves no past memory, but you must always remember the object of meditation, which is the reality pertaining to mind and matter within the framework of the body. A better sense or understanding of sati is awareness, which is what it is; and awareness has to be of the reality of this moment as it is, of the present, not the past or future. Chúng ta đã biết, sati là niệm hay sự nhận biết. Đó là một năng lực rất quan trọng của Pháp (dhamma), như đã nói ngày hôm qua. Niệm là một trong ngũ căn hay quyền – indriyas cần phải được phát triển. Nó còn là một trong các lực (balas) hay sức mạnh phải được tu tập để làm chủ Pháp. Niệm cũng là một trong thất giác chi – bojjhaṅgas, các chi phần của sự giác ngộ. Sammā-sati hay chánh niệm là một phần của Bát chánh đạo. Nghĩa đen của nó, như ngày nay người ta thường dùng ở Ấn Độ là “ký ức” hay “sự hồi tưởng” – smṛti. Thiền minh sát (vipassanā) không liên hệ đến ký ức thuộc quá khứ, mà bạn phải luôn luôn ghi nhớ đối tượng thiền, đối tượng này là thực tại thuộc tâm và vật chất hay danh và sắc trong cấu trúc của chính thân bạn. Vì thế, ý nghĩa đúng đắn của niệm hay sati là sự nhận biết, và sự nhận biết này phải là về thực tại của sát-na này đúng như nó là, về thực tại hiện tiền, chứ không phải quá khứ hay tương lai.
Paṭṭhāna means getting established. Pa means extensively, which includes the element of paññā, wisdom. The awareness is not merely of the truth of mind and matter, but also of the nature of this truth: how it arises and passes; how it is a source of misery; how it is not “I,” how it is substanceless. Direct experience is required. This is not mere intellectual understanding of an apparent truth. Awareness is established with wisdom, which is the understanding of the true nature of reality. Hence the name Mahā-Satipaṭṭhāna Sutta. Paṭṭhāna” nghĩa là kiến lập hay thiết lập. “Pa” là một cách rộng rãi, nó bao gồm yếu tố trí tuệ, paññā. Niệm không chỉ đơn thuần nhận biết sự thực của tâm và vật chất (danh và sắc), mà cũng còn nhận biết về bản chất của sự thực này nữa; nó sanh và diệt như thế nào; nó là nguồn gốc của khổ ra sao; vì sao nó không phải là “tôi” và vô ngã (không có thực thể). Kinh nghiệm trực tiếp đòi hỏi phải có. Đây không phải là sự hiểu biết thuần tri thức về một sự thực bề ngoài (sự thực chế định). Niệm được thiết lập với trí tuệ, vốn là sự hiểu biết về thực chất của thực tại. Chính vì vậy nó mới có tên là Mahā-satipaṭṭhāna Sutta (Đại niệm xứ kinh).
The discourse starts: Evaṃ me sutaṃ.- This was heard by me. Bài kinh mở đầu bằng: Evaṃ me sutaṃ. – Tôi nghe như vầy – hay điều này đã được tôi nghe.
The words are not those of the Buddha. There is a history behind them, which Vipassana meditators should know. Những lời này dĩ nhiên không phải là những lời của Đức Phật. Có một lịch sử nằm đằng sau chúng, mà những hành giả minh sát cần phải biết.
When the Buddha passed away at the ripened age of eighty, his students then present who were arahants, fully liberated, understood that everyone, a Buddha or an ordinary person, has to pass away. This is a law of nature. Others of his students who were not developed in Dhamma to this extent felt very sad, and some even cried. However one person, a monk, old in age but not wisdom, dissented. He felt very happy that the old man had passed away: now they were free of his clutches and could do what they liked. The Buddha’s own teaching after all was: Attā hi attano nātho—You are your own master. This incident reveals that elements had already entered the Saṅgha who were not interested in Dhamma. They had come for status, a comfortable life, and more alms and respect than they would receive otherwise. Khi Đức Phật nhập diệt ở tuổi 80, các vị đệ tử của Ngài có mặt lúc đó đều là các bậc Alahán, đã giải thoát viên mãn, hiểu rằng mọi người, Đức Phật hay phàm nhân cũng thế, đều phải chết. Đây là quy luật tự nhiên. Trong khi những vị đệ tử khác chưa tu tập Pháp (dhamma) đến mức này (tức đến quả vị Alahán) cảm thấy rất buồn, thậm chí có vị còn khóc lóc thảm thiết. Tuy nhiên có một người, một vị sư, tuổi đã già nhưng không có trí tuệ, không cùng quan điểm với các vị sư kia. Ông cảm thấy rất vui rằng ông già (chỉ Đức Phật) đã chết: giờ đây họ thoát khỏi sự kềm thúc của Ngài và có thể làm những gì họ thích. Suy cho cùng chính lời của Đức Phật là: Attā hi attano nātho – “ta là chủ nhân của ta”, hay “ta là nơi nương tựa của ta”, cơ mà. Sự việc này cho thấy rằng những thành phần gia nhập Tăng đoàn (saṅgha) có những người không quan tâm đến Pháp (dhamma). Họ đến chỉ vì địa vị, vì muốn sống một cuộc sống phong lưu sung túc, được ăn uống đầy đủ và được kính trọng hơn ở những nơi khác.
I feel very grateful to this monk. Why? When Mahākassapa, a wise, elderly monk, an arahant, fully liberated, and one of the chief disciples of the Buddha, heard this, he decided to preserve the actual teachings of the Buddha against future distortion by such elements. For forty-five years, day and night, the Buddha had taught Dhamma, hardly resting two or three hours at night, and even that not in ordinary sleep but with awareness and equanimity, with wisdom. He had given 82,000 discourses, and his leading arahant disciples had given another 2,000. This makes 84,000 in all. Mahākassapa thought that others, like this old monk, would in future misquote the teachings, substituting their own words and removing essential disciplines. Tuy nhiên tôi cảm thấy rất biết ơn vị sư (già) này. Vì sao? Khi Ngài Đại Ca Diếp (MahāKassapa), một vị sư trưởng rất trí tuệ, một bậc Alahán, đã giải thoát viên mãn và là một trong những vị đệ tử quan trọng nhất của Đức Phật, nghe được những lời này, Ngài quyết định bảo tồn những lời dạy chân thực của Đức Phật để chống lại những sự xuyên tạc trong tương lai bởi những phần tử như vậy. Chúng ta biết, trong bốn mươi lăm năm, cả ngày lẫn đêm, Đức Phật đã giảng dạy Pháp (dhamma), họa hoằn lắm mới nghỉ được hai hoặc ba tiếng ban đêm, và ngay cả sự nghỉ ngơi đó cũng không phải ngủ nghỉ bình thường mà với niệm và xả, với trí tuệ. Đức Phật đã thuyết giảng 82.000 pháp môn, các vị đệ tử Alahán của Ngài thuyết 2.000 pháp môn khác. Tổng cộng có 84.000 pháp môn. Ngài Ca Diếp nghĩ rằng những người khác, giống như vị sư già này, trong tương lai sẽ trích dẫn sai lời dạy của Đức Phật, thay thế những lời của họ vào đó và loại bỏ những giới luật thiết yếu ra.
Therefore he decided to call a conference of 500 elderly monks, arahants who were eyewitnesses to the Buddha’s teaching, to recite, compile and authenticate the actual words. Just a few could have done this, but to impress people and ensure acceptance he took 500 immediately after the Buddha’s death. Together they were to recite every word of the Buddha and give it the seal of authenticity. Do đó, Ngài quyết định triệu tập một cuộc hội nghị gồm 500 vị trưởng lão Tỳ khưu, các bậc Alahán đã chính mắt chứng kiến lời dạy của Đức Phật, để đọc tụng, sưu tập và xác nhận những lời dạy đúng đắn của Ngài. Tất nhiên có thể chỉ một vài vị đã làm điều này, song để gây ấn tượng cho mọi người và để bảo đảm sự đồng thuận mà ngài đã triệu tập 500 vị ngay sau khi Đức Phật nhập diệt. Các vị đã cùng nhau trùng tuyên từng lời của Đức Phật và chính thức xác nhận tính xác thực của nó.
Ānanda Ānanda
Ānanda was recommended to him as the 500th member of this gathering. Ānanda was born on the same day as Gotama the Buddha, was his cousin and had spent his childhood and youth with him. When the Buddha became enlightened, Ānanda was one of many family members who renounced the householder’s life and joined him. As the number of followers, and so the work, grew, the Buddha needed an assistant. Some came, but with various motives. The usual one was the hope for a private viewing of miracles, although in public the Buddha discouraged miracles. Another was to hear the answers to certain philosophical questions which he would never answer in public. Such people could not stay long, and they left. Ānanda được tiến cử đến Tôn giả Ca Diếp như thành viên thứ 500 của cuộc đại hội này. Ānanda sanh cùng ngày với Đức Phật Gotama, là anh em họ với ngài và đã trải qua thời thơ ấu của mình với Ngài. Khi Đức Phật chứng đắc giác ngộ, Ānanda là một trong những thành viên trong gia tộc đã từ bỏ đời sống gia chủ để xuất gia theo ngài. Khi con số những người đi theo càng đông, công việc (giảng dạy) cũng tăng lên, Đức Phật cần phải có một người thị giả (hầu cận bên ngài). Một số vị đã đến, nhưng với những động cơ khác. Người thì với hy vọng sẽ được bí mật chứng kiến những phép lạ, mặc dù Đức Phật ngăn cấm việc thi triển thần thông trước công chúng. Người thì mong nghe được những câu đối đáp về một số vấn đề triết lý mà bình thường ngài không trả lời trước công chúng. Những người như vậy không thể ở lại lâu, và họ đã ra đi.
As the Buddha grew in age to fifty-five, the need for a stable personal assistant was accepted. Many senior monks were very eager to serve him so closely, but he was known to prefer Ānanda. Yet Ānanda remained silent. He actually asked the Buddha to agree to some terms. There were seven or eight, very healthy terms, and the Buddha accepted all of them. One was that if ever the Buddha gave a discourse at which Ānanda was not present, the Buddha must, on returning, repeat the discourse to him. Thus he heard every discourse for the last twenty-five years of the Buddha’s life. He had also heard them before that time. Ānanda had a wonderful faculty of memory due to his practice and past good qualities. If he heard something once, he could repeat it any time, word for word, like a computer or tape recorder today. Khi Đức Phật năm mươi lăm tuổi, nhu cầu phải có một người thị giả ổn định đã được ngài chấp nhận. Nhiều vị sư cao niên rất muốn được hầu hạ ngài, nhưng ngài vẫn thích chọn Ānanda hơn. Tuy thế Ānanda vẫn giữ yên lặng. Cuối cùng Ānanda thực lòng thỉnh cầu Đức Phật chấp nhận một số điều khoản. Có bảy hoặc tám điều gì đó, rất lành mạnh, và Đức Phật đã chấp nhận tất cả. Một điều trong đó là nếu khi nào Đức Phật thuyết pháp mà Ānanda không có mặt ở đó, Đức Phật phải lập lại bài pháp ấy cho ngài khi trở về. Như vậy ngài đã nghe được mọi bài pháp trong suốt hai mươi lăm năm cuối đời của Đức Phật. Tất nhiên ngài cũng nghe được cả những bài pháp trước thời gian đó. Ānanda có một khả năng ghi nhớ kỳ diệu do việc thực hành của vị ấy và cũng do những phẩm hạnh tốt ở quá khứ. Nếu được nghe điều gì một lần, ngài có thể lập lại nó bất kỳ lúc nào, đúng từng chữ một, giống như một chiếc máy vi tính hay máy thu băng ngày nay vậy.
Ānanda had served the Buddha for twenty-five years. He had been so close to him, was his great personal devotee, yet he was not an arahant, not fully liberated. He was only a sotāpanna, having reached the first stage of liberation after the initial experience of Nibbāna. Beyond that is the stage of sakadāgāmī, then anāgāmī, then arahant. You should understand from this that a Buddha cannot liberate anyone. Ānanda also knew Dhamma so well: thousands taught by him were arahants, yet he was continually serving the Buddha, without the time to progress himself. Ānanda đã phục vụ Đức Phật suốt hai mươi lăm năm. Tôn giả sống rất gần với Đức Phật và là một người thị giả đắc lực của ngài, thế nhưng tôn giả vẫn chưa phải là một bậc Alahán, bậc đã giải thoát viên mãn. Tôn giả chỉ là một vị thánh Nhập lưu – sotāpanna, đã đạt đến tầng giải thoát thứ nhất sau khi thực chứng Niết Bàn lần đầu tiên. Vượt qua đó là giai đoạn Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī), rồi A-na-hàm (Anāgāmī), và A-la-hán (Arahant). Từ điều này chúng ta cần phải hiểu rằng Đức Phật không thể giải thoát cho ai được cả. Ānanda biết Pháp (dhamma) rất rõ: có thể nói hàng ngàn người do tôn giả dạy đều là bậc Alahán, tuy thế tôn giả vẫn tiếp tục phục vụ Đức Phật, không có thời gian để tự mình thăng tiến.
So Mahākassapa approached him, saying that now that the Buddha had passed away Ānanda had the time, and as a teacher he himself knew the technique so well. He asked him to work to become an arahant and join the gathering since he would be a great asset there. Ānanda gladly agreed; he would practise for a few days, become an arahant, and join them. Vì thế ngài Ca Diếp (Kassapa) đi đến tôn giả, nói rằng bây giờ Đức Phật đã diệt độ rồi, Ānanda có nhiều thời gian (rảnh rỗi), và là một bậc thầy, Ānanda biết kỹ thuật (minh sát) rất rõ. Ngài Ca Diếp yêu cầu tôn giả hãy thực hành để trở thành một bậc Alahán và tham dự cuộc kết tập kinh điển vì tôn giả sẽ là một nhân vật rất cao quý ở đó. Ānanda hoan hỷ chấp nhận; tôn giả hứa sẽ hành trong vài ngày để trở thành một bậc Alahán, và tham gia cùng mọi người.
He started working very vigorously, aiming to become an arahant. As a teacher he advised others not to develop ego, as it was a dangerous obstacle. Often the teacher when he practises forgets his own teaching, and this is what happened. His aim was—”I must become an arahant.” He made no progress. Mahākassapa came and told him that the conference would start the following day, if necessary without him. If he was not an arahant they would take someone else. Tôn giả bắt đầu thực hành rất nhiệt tình, nhắm đến việc trở thành một bậc Alahán. Là một bậc thầy tôn giả thường khuyên người khác không nên để phát triển cái tôi hay bản ngã, vì đó là một chướng ngại rất nguy hiểm. Thường thì người thầy, khi thực hành, bao giờ cũng quên những lời mình dạy, và đây là những gì đã xảy ra với Ānanda. Mục đích của tôn giả là – “Ta phải trở thành một bậc Alahán” và thế là tôn giả chẳng tiến bộ được chút nào cả. MahāKassapa (Ca-Diếp) đi đến và nói với tôn giả rằng cuộc kết tập sẽ bắt đầu vào ngày mai; nếu cần sẽ không có tôn giả. Nếu Ānanda không thành một bậc Alahán đại hội sẽ cử người khác
Again he tried the whole night— “I must become an arahant.” The night passed away and the sun rose. Exhausted from his work, he decided to rest. He didn’t cry, he had that good quality. Now he was not aiming to be an arahant. He just accepted the fact that he was not an arahant, he was only a sotāpanna. Like a good meditator, remaining aware of sensations arising and passing, he took rest. His mind was now no longer in the future, but in the reality of the present moment. Before his head reached the pillow, he became an arahant.

 

. Tôn giả lại cố sức hành cả đêm – “Ta phải trở thành một bậc Alahán”. Đêm đã qua và mặt trời ló rạng. Kiệt quệ vì công việc (thực hành minh sát), tôn giả quyết định đi nghỉ. Tôn giả không than khóc, đó là một phẩm chất tốt của tôn giả. Giờ đây tôn giả không nhắm đến việc trở thành một bậc Alahán nữa. Tôn giả chỉ chấp nhận sự kiện rằng tôn giả không phải là một bậc Alahán, tôn giả chỉ là một vị Nhập Lưu (sotāpanna). Tựa như một hành giả tốt, duy trì chánh niệm trên các cảm thọ đang sanh và diệt, tôn giả nằm xuống nghỉ. Tâm trí tôn giả giờ đây không còn nghĩ đến tương lai, mà chuyên chú vào thực tại của sát-na hiện tiền. Trước khi đầu chạm gối, tôn giả trở thành một bậc Alahán.
It is a middle path. With too much laxity you achieve nothing. With over-exertion the mind is unbalanced. Ānanda joined the conference. Đó là trung đạo. Với sự lơi lỏng quá mức bạn chẳng thành tựu được gì. Còn với nỗ lực quá mức tâm sẽ mất thăng bằng. Ānanda tham dự cuộc kết tập.
Now Ānanda was asked exactly what the Buddha had said, and all the teachings were compiled. Three divisions were made, called Tipiṭaka. Ti means three, piṭaka commonly means basket, though it also refers to scriptures. Bây giờ, Ānanda được hỏi chính xác những gì Đức Phật đã nói, và tất cả những lời dạy (của Đức Phật) đều được sưu tập lại, rồi chia làm ba nhóm gọi là Tipiṭaka hay Tam Tạng. “Ti” có nghĩa là ba. Piṭaka thường gọi là cái giỏ, mặc dù nó cũng nói đến kinh điển..
The first is Sutta-piṭaka, the public discourses. Thứ nhất là Kinh Tạng – Sutta Piṭaka, những bài giảng có tính chất đại chúng.
The second is Vinaya-piṭaka, the discourses to monks and nuns about discipline and sīla. For householders, five precepts, sīlas, are good enough, but for the monks and nuns there were over 200 sīlas, which is why the old monk dissented. Thứ hai là Luật Tạng – Vinaya Piṭaka, những bài giảng dành cho các vị Tỳ khưu và Tỳ khưu ni về luật và giới (Sīla). Đối với những gia chủ, ngũ giới được xem là vừa đủ, song đối với các vị sư và tu nữ có hơn 200 sīla (giới), đó là lý do vì sao vị sư già bất đồng quan điểm
The third is Abhidhamma-piṭaka, higher Dhamma, deeper truths about the laws of nature not easily understood by an ordinary person. It is an analytical study of the entire field of mind and matter with full detail of the reality pertaining to matter (rūpa), mind (citta), and the mental factors, the mental concomitants, the mental contents (cetasika). It fully explains how they interact and influence each other, how matter and mind stimulate the arising of both themselves and each other, and the interconnections, currents, and cross-currents deep inside. This all becomes clear not just by reading Abhidhamma, but only by a deep practice of Vipassana. Ānanda was asked to recite the Suttas and Abhidhamma, and another arahant, perfect in the discipline, Upāli, was asked to recite the Vinaya.

 

Thứ ba là Vi diệu Tạng – Abhidhamma piṭaka, giáo Pháp cao siêu, những sự thực sâu xa hơn về các quy luật của tự nhiên mà đối với người bình thường không dễ hiểu tí nào. Đó là một nghiên cứu phân tích về toàn bộ lĩnh vực của tâm và vật chất (danh và sắc) với đầy đủ chi tiết về thực tại gắn liền sắc (rūpa), tâm (citta) và các tâm sở hay nội dung tâm trí (cetasikas). Vi diệu pháp (abhidhamma) giải thích đầy đủ cách chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào, cách danh và sắc kích thích sự sanh khởi của tự thân và sự sanh khởi của nhau ra sao, nó cũng giải thích những mối quan hệ liên kết, những dòng, và những dòng cắt (hoạt động của tâm) tận sâu bên trong. Tất cả những điều này trở nên rõ ràng, dĩ nhiên không chỉ do đọc Vi diệu pháp, mà do hành thâm Vipassanā (thiền minh sát). Ānanda được đại hội yêu cầu trùng tuyên Kinh (Suttas) và Vi diệu pháp (abhidhamma), trong khi một vị Alahán khác, tinh thông giới luật, tôn giả Upāli (Ưubali), được yêu cầu trùng tuyên Luật Tạng (Vinaya).
This discourse comes in the Sutta-piṭaka.

 

Bài kinh Satipaṭṭhāna này nằm trong Kinh Tạng (Sutta-piṭaka)
Ānanda starts Evaṃ me sutaṃ, “This was heard by me,” because he had heard it directly from the Buddha. He also gives an explanation of the situation in which the Sutta was given. “At one time the Enlightened One was living (viharati) among the Kurūs at Kammāssadhammaṃ, a market town of the Kurū people.” Viharati is used in India usually for very enlightened persons or those practising Dhamma. Kurū was then one of sixteen states in northern India at that time, now called Haryana, somewhere near Delhi and Punjab. The Buddha called the bhikkhus, that is the meditators present, and spoke. Ānanda bắt đầu với Evaṃ me sutaṃ, “Điều này tôi nghe” hay “Tôi nghe như vầy”, bởi vì tôn giả đã trực tiếp nghe điều đó từ Đức Phật. Tôn giả cũng đưa ra lời giải thích về bối cảnh thuyết kinh. “Một thời Đức Thế Tôn đang sống (viharati) giữa những người dân Kurūs tại Kammāssadhammaṃ, một thị tứ của dân chúng Kurū”. Chữ viharati thường được người Ấn dùng để trỏ những người đã giác ngộ hay những người đang thực hành Pháp (dhamma). Kurū lúc đó là một trong mười sáu tiểu quốc ở bắc Ấn, ngày nay gọi là Haryana, một nơi gần Đềly (Delhi) và Punjab. Đức Phật gọi các vị Tỳ khưu (Bhikkhus), đó là những hành giả (nói chung) có mặt ở đó, và nói.
Kurū Kurū
The Buddha gave this discourse in Kurū for a reason. Not only the Buddha but others also had high regard for the people of Kurū. In another Indian tradition, the Bhagavad-Gītā starts with the words: Dharmakśhetre, Kurukśhetre, meaning in “the field of Dhamma, the field of Kurū.” In another discourse the Buddha explains how the Kurūs lived a life of morality, observing sīla, from the king to the lowest subject. This was quite unusual, and what is now called sīla-dhamma had then been called Kurū-dhamma. Morality was their nature. Đức Phật thuyết kinh này ở Kurū vì một lý do. Không riêng gì Đức Phật mà những người khác cũng đánh giá cao người dân xứ Kurū này. Trong một truyền thống Ấn Độ khác, sách Bhagavad Gita [3] bắt đầu với những lời: Dhammarkṣhetre, Kurukṣhetre, nghĩa là trong “lĩnh vực của Pháp (dhamma), lĩnh vực của Kurū”. Ở một bài kinh khác Đức Phật giải thích những người Kurūs đã sống một cuộc đời giới hạnh, từ vua chúa đến thứ dân như thế nào. Điều này hoàn toàn lạ thường, và những gì bây giờ người ta gọi là sīla dhamma (giới – pháp) thì hồi đó gọi là Kurū-dhamma (Kurū pháp). Vì Giới hay đạo đức là bản chất của họ.
At that time, in a past life of the Buddha, the then-bodhisatta was the ruler of Kurū. Kaliṅga, another state now called Orissa, was suffering from drought and famine year after year. It was then believed that such famines happened when people did not lead moral lives, because the ruler himself did not live a moral life. The elders of Kaliṅga advised the king to take five precepts, let all his people do the same, and observe them. It was also important that the precepts were taken from someone perfect in them. They recommended the ruler of Kurū, a perfect person, all of whose subjects lived a moral life. Trong một kiếp quá khứ của Đức Phật, thời đó Bồ tát (Bodhisatta) là người cai trị xứ Kurū. Kaliṅga, một tiểu quốc khác bây giờ gọi là Orissa, lâm vào cảnh hạn hán và đói kém hết năm này đến năm khác. Người ta tin rằng những nạn đói như vậy xảy ra khi con người không còn sống một cuộc sống giới hạnh. Những vị bô lão xứ Kalinga khuyên đức vua nên thọ trì ngũ giới, để tất cả thần dân của ngài bắt chước theo, và giữ ngũ giới như vậy. Điều quan trọng là giới phải được thọ nhận từ một người hoàn hảo trong giới hay giữ giới trong sạch. Về điều này họ đề nghị đức vua nên xin giới nơi vua xứ Kurū, một con người hoàn hảo, mọi thần dân của ông đều sống một cuộc sống giới hạnh.
Two brahmin ambassadors were sent. They told the ruler the whole story and asked him to write the precepts down on a slate: on his behalf they would read it out, and people would start practising and so come out of their misery. The ruler of Kurū refused. Although he had been living a perfect life of sīla, he felt he had committed one slight mistake. He sent them to his elderly mother. She also said she had made one slight mistake. So they were sent to the chief queen; and similarly, successively to the king’s younger brother, to the prime minister, the revenue minister, the chief businessman, down even to the charioteer and the watchman at the gate. All said they had made a slight mistake. Hai sứ giả Bàlamôn được phái đi. Họ tâu với vua Kurū toàn bộ câu chuyện và thỉnh cầu ông viết những giới điều (ngũ giới) trên một tấm bảng đá: thay mặt vua họ sẽ đọc to những giới ấy, và mọi người dân xứ Kaliṅga sẽ bắt đầu thực hành theo và như vậy thoát khỏi đại hạn. Đức vua xứ Kurū từ chối. Mặc dù ông đang sống một cuộc sống hoàn hảo về giới, song ông cảm thấy mình đã phạm một sai lầm nhỏ. Vua gởi họ đến mẫu hậu của mình. Bà cũng nói là bà đã phạm một lỗi nhỏ. Vì thế đoàn sứ giả lại được gởi tới chánh cung hoàng hậu; và tương tự, lần lượt họ đến bào đệ của vua, đến quan thừa tướng, quan thủ khố, thương nhân, thậm chí xuống đến người đánh xe (ngựa) và người gác cổng. Tất cả đều nói họ đã phạm một lầm lỗi nhỏ.
Yet these mistakes were so trivial. For example, the king had been demonstrating his skill in archery. An arrow fell in a pond, and did not float. Perhaps it pierced a fish. Whether it actually did is doubtful. The Kurū people were that careful. Tuy vậy những lầm lỗi này không có gì quan trọng cả. Chẳng hạn, đức vua trong lúc chứng tỏ tài nghệ bắn cung của mình, đã bắn một mũi tên. Mũi tên ấy rơi xuồng hồ, và không nổi lên. Có lẽ nó đã xuyên qua một con cá. Không biết điều này có thực là vậy hay không, vẫn còn là mối hòai nghi. Người dân Kurū là người rất cẩn trọng.
A base of sīla is essential. However, in the gap between one Buddha and another, other parts of Dhamma become lost, and this is what had happened. The Dhamma that a Buddha gives is complete and pure—kevalaparipuṇṇaṃ, kevalaparisuddhaṃ—with nothing to be added or taken out. As time passes important parts get lost. Paññā, the most difficult part, disappears first: only intellectual paññā remains. Then pure samādhi goes: imaginations remain, but the awareness of reality goes. Sīla remains, but when the other steps are lost, it is overemphasised and stretched to such extremes that the mind becomes unbalanced. The same thing happens in India today: people become too unbalanced to practise proper samādhi and paññā.

 

Một nền tảng giới luật là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian giữa một vị Phật này và một vị Phật khác xuất hiện (rất dài, không tính được), các phần khác của Pháp – dhamma bị thất truyền, và đây là những gì đã xảy ra. Thực sự Pháp mà một vị Phật tuyên thuyết là hoàn hảo và thanh tịnh – kevalaparipuṇṇaṃ (đầy đủ và hoàn chỉnh), kevalaparisudhaṃ – (trọn vẹn và thanh tịnh) – không có gì phải thêm vào hoặc lấy ra. Khi thời gian qua đi những phần quan trọng của Pháp lạc mất. Trí tuệ (paññā), phần khó nhất, biến mất trước tiên: chỉ tuệ thế gian còn lại. Rồi định thanh tịnh, thuần khiết mất: những tưởng tượng còn lại, song chánh niệm về thực tại không còn. Giới còn lại, trong khi những bước khác thất lạc, nó bị cường điệu quá mức và bị mở rộng ra đến những cực đoan khiến cho tâm trở nên mất thăng bằng. Điều này đã xảy ra ở Ấn Độ ngày nay: người ta trở nên quá mất quân bình trong việc thực hành định (samādhi) và tuệ (paññā) đúng đắn.
The Buddha kept condemning sīla-vata-parāmāsa. Vata means a vow. Parāmāsa means attachment. Without proper samādhi or paññā, people take a vow, vata, and stretch just one sīla, thinking that it will liberate them. There is nothing wrong in sīla or vata, both are important. A vow not to take meals after midday helps your meditation, or to fast for a day keeps you healthy. But when it becomes stretched people fast for up to a month, just to prove their Dhamma, and the essence, the purpose gets lost. Đức Phật luôn luôn lên án sīla-vata-parāmāsa – chấp thủ giới. Ở đây chữ vata nghĩa là lời thề nguyện, hay phát nguyện, parāmasa là chấp thủ. Không có định (samādhi) hoặc tuệ (paññā) đích thực, người ta liền phát nguyện (vata); và quay qua mở rộng chỉ một giới (sīla), nghĩ rằng nó sẽ giải thoát cho họ. Thực sự thì không có gì sai với giới (sīla) hoặc phát nguyện (vata), cả hai đều quan trọng. Chẳng hạn, phát nguyện không ăn chiều sẽ trợ giúp cho thiền của bạn, hoặc nguyện nhịn ăn một ngày để giữ cho bạn sức khoẻ. Nhưng khi nó được mở rộng ra thành cực đoan thì người ta nhịn ăn đến cả tháng, chỉ để chứng tỏ cái Pháp (nhịn ăn) của họ, và điểm cốt yếu, hay mục đích không thấy đâu nữa.
This was the situation in Kurū at that time. Their sīla was good, but had been stretched. Although that was wrong, still observing sīla is definitely much better than not observing it. What they lacked in Dhamma, could be gained by the technique. The Sutta therefore does not talk of sīla, because this strong background was already there. With such a good base, the people of Kurū would understand the details of this technique much better. Therefore the Buddha gave this Sutta in Kurū. Đây là tình trạng đã xảy ra ở Kurū lúc đó. Giới của họ rất tốt, nhưng đã bị mở rộng ra thành cực đoan. Mặc dù điều đó sai, song giữ giới (sīla) chắc chắn vẫn tốt hơn nhiều so với không giữ giới. Những gì họ thiếu trong Pháp (dhamma), có thể tìm được bằng kỹ thuật (minh sát) này. Bởi thế, bài kinh không nói về giới (sīla) nữa, vì căn bản vững chắc này đã có sẵn ở đó rồi. Với một căn bản tốt như vậy, người dân Kurū chắc chắn sẽ hiểu những chi tiết của kỹ thuật này rõ hơn. Do đó, Đức Phật mới thuyết kinh này ở Kurū.
Then he addressed the bhikkhus. In the ordinary language of India a bhikkhu means a monk, a recluse, but in all of the Buddha’s teachings a bhikkhu means anyone who is practising the teaching of Dhamma. Therefore it means a meditator, whether a householder—man or woman—or a monk or nun. Rồi Ngài (Đức Phật) gọi các vị Tỳ khưu (bhikkhu). Trong ngôn ngữ thông thường của Ấn Độ, bhikkhu có nghĩa là một vị sư (Tỳ khưu), một vị samôn, nhưng trong hầu hết những lời dạy của Đức Phật thì bhikkhu lại có nghĩa là bất kỳ người nào đang thực hành giáo pháp. Do đó, chữ bhikkhu ở đây ngụ ý một người hành thiền, một hành giả, dù đó là nam hay nữ cư sĩ, hoặc một vị sư hay tu nữ.
The Opening Words Những lời mở đầu
Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo- This is the one and only path. Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo – Đây là con đường (đạo lộ) độc nhất.
Sattānaṃ visuddhiyā: to purify individuals. This at the mental level. Washing the body externally will not purify the mind. The results of this purification follow: Sattānaṃ visuddhiyā: để tịnh hóa các chúng sinh. Điều này phải hiểu ở mức tâm, vì tắm gội thân bên ngoài sẽ không làm cho tâm trong sạch. Những kết quả của việc thanh tịnh này là như sau:
Soka-paridevānaṃ samatikkamāya: transcending very deep sorrow, soka, and its manifestation in crying and lamentation, parideva. As you practise, it comes to the surface and observing, you pass beyond it, samatikkamāya. Soka-paridevānaṃ samatikkamāya: vượt qua sự buồn rầu trong thâm tâm (thường dịch là sầu) – soka, và sự thể hiện của nó qua việc than, khóc bi ai – parideva. Khi bạn thực hành, nó trồi lên bề mặt và quan sát, bạn sẽ vượt qua sầu, bi ấy, samatikkamāya.
Dukkha-domanassānaṃ atthaṅgamāya. At a subtler level there is still unpleasant feeling in the mind, domanassa, and unpleasant sensation on the body, dukkha. These also are eradicated, atthaṅgamāya. Dukkha-domanassānaṃ atthaṅgamāya. Ở một mức vi tế hơn vẫn có cảm giác khó chịu trong tâm, domanassa – hay ưu, và cảm thọ khó chịu trên thân, dukkha hay khổ. Những điều này cũng được đoạn trừ, atthaṅgamāya.
Ñāyassa adhigamāya. Ñāya means truth. If you work with contemplation or imagination such results will not come. Only the surface of the mind is purified. The deepest misery can only be taken out when you observe the reality of mind and matter and their interconnection, from gross apparent truth to the subtlest ultimate truth. The truth experienced by the Buddha can only liberate the Buddha. A Buddha can only show the path, you have to walk on it. ñāyassa adhigamāya is the high road of liberation. Ñāyassa adhigamāya. Ñāya nghĩa là sự thực. Nếu bạn hành với sự quán tưởng hay tưởng tượng những kết quả như thế sẽ không đến. Chỉ có bề mặt của tâm được thanh tịnh. Cái khổ thâm sâu nhất chỉ có thể được nhổ bật ra khi bạn quan sát thực tại của tâm và vật chất (danh và sắc) và sự tương quan của chúng, từ sự thực thô bề ngoài đến sự thực tối hậu, vi tế nhất bên trong. Sự thực hay chân lý do Đức Phật kinh nghiệm chỉ giải thoát được một mình ngài. Một vị Phật chỉ có thể chỉ đường, còn bạn phải đi trên con đường đó. Ñāyassa adhigamāya là đạo lộ cao thượng của giải thoát.
Nibbānassa sacchikiriyāya. Nibbāna has to be experienced, realised, sacchikiriyāya, by the observation of truth. You have to reach the subtlest reality of mind and matter and then transcend it to witness something beyond. The entire field of mind and matter is that of anicca, arising and passing. At a gross level it arises, seems to stay for some time, and then passes away. At a subtler level, it passes with great rapidity. At the subtlest level there is merely oscillation. The ultimate truth beyond is where nothing arises or passes. It is beyond mind and matter, beyond the entire sensorium, the sensory field. The experience of nibbāna can be for a few moments, a few minutes, a few hours; it depends, but you come back a changed person. You can’t explain it. Of course people can give long intellectual explanations, but the sense organs stop functioning in nibbāna. They cannot be used to explain it. Thus the last of the six qualities of Dhamma is paccattaṃ veditabbo: it must be experienced directly and personally by each individual within him- or herself. Nibbānassa sacchikiriyāya . Niết Bàn phải được thể nghiệm, phải được thực chứng, sacchikiriyāya, bằng cách quan sát sự thực. Bạn phải đi vào thực tại vi tế nhất của tâm và vật chất (danh – sắc) và rồi vượt qua thực tại ấy để chứng kiến một cái gì đó vượt ngoài nó. Toàn bộ lãnh vực của tâm và vật chất là lãnh vực của vô thường (anicca), lãnh vực của sanh và diệt không ngừng. Ở mức thô, nó sanh lên, dường như dừng lại một lúc, rồi diệt. Ở mức vi tế hơn, nó diệt với vận tốc lớn. Ở mức vi tế nhất chỉ có sự dao động. Sự thực tối hậu vượt ngoài tất cả và ở đây không có sự sanh hay diệt. Nó nằm ngoài tâm và vật chất (danh – sắc), nằm ngoài lãnh vực của giác quan. Sự kinh nghiệm Niết Bàn có thể chỉ trong vài sát-na, vài phút, hay vài giờ; điều đó còn tùy, song chắc chắn là bạn trở lại với một con người đã thay đổi. Bạn không thể giải thích kinh nghiệm ấy. Tất nhiên người ta có thể đưa ra những giải thích thật dài dòng theo lý trí, nhưng trong trạng thái Niết Bàn các giác quan đều ngưng hoạt động, vì thế chúng không thể được dùng để giải thích nó. Ân Đức cuối cùng trong sáu ân đức của Pháp (dhamma) là paccattaṃveditabbo – tức là pháp phải được kinh nghiệm trực tiếp và bởi tự thân mỗi người trong chính (con người) họ.
Ekāyano maggo, “the one and only path,” seems to be narrow-minded. Those who have not walked on the path, or have not walked on it very much, may feel uncomfortable. For those who have walked on it, it is clearly the one and only path. It is after all the universal law of nature. It is to be experienced and understood by everyone, from any religion or country. Fire will burn anyone’s hand. If you don’t like being burnt, you keep your hand away, whether you are a Buddhist or a Christian, an Australian or an American. The law of gravity exists with or without Newton. The law of relativity exists with or without Einstein. Similarly the law of nature remains whether or not there is a Buddha. It is cause and effect. Two parts of hydrogen and one part of oxygen make water. If either is missing on a planet, there will be no water. This is a law of nature. This is Dhamma. As you proceed—and work much deeper—you will understand this. If you don’t want misery, you have to remove the cause. Then the resulting misery is automatically removed. Ekāyamo maggo, “Con đường độc nhất”, có vẻ như hơi thiển cận. Những người không từng bước đi trên con đường đó, hay bước đi nhưng không được nhiều lắm, có thể cảm thấy khó chịu. Nhưng đối với những người đã bước đi trên đạo lộ này, rõ ràng nó là con đường độc nhất. Suy cho cùng, đó là quy luật phổ quát của tự nhiên mà thôi. Nó cần phải được kinh nghiệm và cần phải được hiểu bởi mọi người, từ bất kỳ tôn giáo, hay xứ sở nào. Lửa sẽ đốt cháy tay của bất cứ ai. Nếu bạn không thích bị phỏng, bạn phải tránh tay ra, dù bạn là một Phật tử hay một tín đồ Thiên chúa, một người Úc hay người Mỹ. Có hay không có Newton, định luật hấp dẫn vẫn hiện hữu. Có hay không có Einstein quy luật tương đối vẫn hiện hữu. Tương tự, quy luật của tự nhiên vẫn có mặt dù có hay không có một vị Phật ra đời. Quy luật đó là quy luật nhân – quả. Hai phân tử hydrô (hydrogen) và một phân tử oxy (oxygen) tạo thành nước. Nếu một trong hai (phân tử) vắng mặt trên hành tinh, sẽ không có nước. Đây là một quy luật tự nhiên. Đây là Pháp (dhamma). Khi bạn tiếp tục thực hành vào sâu hơn, bạn sẽ hiểu được điều này. Nếu bạn không muốn khổ, bạn phải loại trừ nhân (sanh khổ). Lúc đó quả khổ sẽ tự động bị loại trừ.
If you think that some supernatural power will liberate you in spite of all your impurities, it is just wishful thinking. It won’t happen. You have to work according to the law of nature. Your present deep habit pattern of reacting out of ignorance, as a result of which you keep experiencing misery, has to be changed.

 

Nếu bạn nghĩ rằng một quyền năng siêu nhiên nào đó sẽ giải thoát cho bạn mặc dù mọi bất tịnh là của bạn, thì điều đó chỉ là chuyện ước mơ. Nó sẽ không bao giờ xảy ra. Bạn phải làm việc theo quy luật của tự nhiên. Mô thức thói quen phản ứng thâm căn cố đế hiện nay của bạn xuất phát từ vô minh, do kết quả của nó bạn cứ nếm trải khổ đau không ngừng, và mô thức này phải được thay đổi, nếu bạn muốn hết khổ.
In this sense it is ekāyano maggo, and the Buddha now describes it further.

yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā: that is to say, the four satipaṭṭhānas.

At this stage note how there are four satipaṭṭhānas, or four ways of establishing awareness with wisdom.

 

Chính theo nghĩa này mà nó là ekāyano maggo – con đường độc nhất, và bây giờ Đức Phật mô tả thêm.

yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā: đó là, bốn niệm xứ (cattāro satipaṭṭhāna).

Ở giai đoạn này hành giả phải chú ý vì sao có bốn satipaṭṭhānas, hay bốn cách thiết lập niệm với trí tuệ.

The first is:

Kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.

Thứ nhất là:

Kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.

Kāye kāyānupassī viharati: to live witnessing the reality of the body in the body. The practice is done ātāpī, very ardently, diligently, sampajāno, with the wisdom of arising and passing, and satimā, with awareness. No imagination is involved, rather direct full awareness, with wisdom. The truth pertaining to the body is observed, experienced within the body itself. This is done vineyya, keeping away from, abhijjhā-domanassaṃ, craving and aversion towards the loke, the mind-matter phenomena. Kāye kāyānupassī viharati : Sống chứng kiến (quán) thực tại của thân trong thân. Việc thực hành được làm rất nhiệt tâm, tinh cần – ātāpī, với trí tuệ – sampajāno (thấy rõ) sự sanh và sự diệt, và với chánh niệm satimā. Không có sự tưởng tượng liên quan ở đây, thay vào đó chánh niệm trực tiếp, với trí tuệ tỉnh giác. Sự thực thuộc về thân phải được quán sát, được kinh nghiệm trong chính thân này. Điều này được làm với vineyya hay viễn ly, abhijjhādomanassaṃ, tham và sân (ưu) đối với thế gian – loke, các hiện tượng tâm – vật chất hay danh – sắc.
Vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajano satimā, vineyya loke abhijjādomanassaṃ.
The second is vedanāsu vedanānupassī viharati: to live witnessing the truth of bodily sensations. Again there is no imagination. The truth is observed within the bodily sensations, by direct experience in the same way. Thứ hai là vedanāsu vedanānupassī viharati: sống chứng kiến hay quán sát sự thực của các cảm thọ thuộc thân. Một lần nữa không có sự tưởng tượng ở đây. Sự thực được quan sát trong những cảm thọ thuộc thân, bằng kinh nghiệm trực tiếp theo cùng cách như trên.
Citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.
Similarly the third is citte cittānupassī viharati: witnessing the reality of mind within mind.

Dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.

Tương tự, thứ ba là citte cittānupassī viharati: chứng kiến hay quán thực tại của tâm trong tâm.

Dhammesu dhammānupasī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.

The fourth is dhammesu dhammānupassī viharati: witnessing the reality of the mental contents, the law of nature, of mind and matter, within the law, within the mental contents. This is done in the same way. Thứ tư là dhammesu dhammānupassī viharati: chứng kiến hay quán thực tại của Pháp hay các nội dung tâm trí, quy luật của tự nhiên, của tâm và vật chất (danh và sắc), trong quy luật (ở đây phải hiểu là Pháp), trong các nội dung tâm trí. Điều này được làm theo cùng cách như trên.
These four satipaṭṭhānas, observing the truth of body, or sensations, or mind, or contents of the mind, all have to be directly experienced. Intellectual understanding will give you inspiration and guidance as to how to practise, but only experience will give results. This is to be understood as we proceed. Bốn niệm xứ (satipaṭṭhāna) này – quán sự thực của thân, hay các cảm thọ, hay tâm, hay các nội dung của tâm (pháp) – tất cả phải được kinh nghiệm trực tiếp. Sự hiểu biết trên phương diện tri thức sẽ cho bạn nguồn cảm hứng và sự hướng dẫn cách làm thế nào để hành đúng, nhưng chỉ có kinh nghệm trực tiếp mới cho bạn những kết quả. Điều này phải được hiểu rõ khi chúng ta tiến hành.
Now you are working with respiration, the reality of this moment, as it is, coming and going, deep or shallow. You try also to maintain awareness of the reality of sensation in this area of the body, below the nostrils above the upper lip, as it manifests from moment to moment. The object is this area of the body. Try to maintain the continuity of awareness day and night, except when you are in deep sleep. Most of the time the mind will wander. You will forget, you can’t help it, but as soon as you realise, bring the mind back. Don’t generate disappointment or depression. Just accept that the mind has wandered away, and start again. Work more seriously, more diligently now. Time is very short. You have come to a course with a very serious atmosphere, undisturbed by new students. Make use of it for your own good, benefit and liberation. Bây giờ bạn đang làm việc với hơi thở, thực tại của sát-na này, đúng như nó là, (hơi thở) đi vào và đi ra, sâu hoặc nông. Bạn cũng cố gắng duy trì chánh niệm về thực tại của cảm thọ trong vùng thân này, tức vùng dưới mũi và trên môi trên, đúng như nó thể hiện từ sát-na này đến sát-na khác. Đối tượng là vùng thân ấy. Cố gắng duy trì tính liên tục của chánh niệm cả ngày lẫn đêm, trừ khi bạn rơi vào giấc ngủ sâu. Phần lớn thời gian, tâm sẽ lang thang. Bạn sẽ quên, bạn không thể không thế được, nhưng ngay khi bạn nhận ra, hãy đem tâm trở lại. Đừng phát sinh thất vọng hay chán nản. Chỉ chấp nhận rằng tâm đã lang thang, và bắt đầu trở lại, vậy thôi. Bạn hãy làm việc một cách nghiêm túc hơn, chuyên cần hơn. Thời gian rất ngắn. Bạn đã đến với một khóa thiền, với một bầu không khí rất nghiêm túc, không bị khuấy động bởi những thiền sinh mới. Hãy tận dụng nó cho lợi ích của bạn cho sự tốt đẹp và giải thoát của bạn.
May you all enjoy real peace, harmony, happiness.

May all beings be happy.

Cầu mong tất cả hưởng được sự bình yên, hài hòa, và hạnh phúc chơn thực.

Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui.

  –ooOoo–

[1] Sutavā: Hán dịch cụ văn giả, tức người được nghe (Pháp) đầy đủ, ở đây chúng tôi tạm dịch là hàng Thanh văn (sāvaka) cho hợp với mạch văn sau – ND.

[2] Kinh niệm xứ (Satipaṭṭhāna) xuất hiện hai lần trong Tạng kinh. Một là kinh số 22 của Trường bộ, hai là kinh số 10 của Trung bộ. Bài kinh trong Trường bộ đề cập chi tiết hơn về phần quán Pháp, nên gọi là Mahāsatipaṭṭhāna. Song nội dung của hai bài kinh đều giống nhau. ND

[3] Bhagavad Gita (hay bài ca của Người Chân Phúc, Krishna) là tác phẩm phổ biến nhất trong văn học tôn giáo ở Ấn Độ. Nó được suy tưởng, bình giải, yêu thích và được dịch ra nhiều thứ tiếng, và đã vượt ra khỏi các biên giới Ấn Độ.

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *