PHÁP THOẠI KHOÁ SATIPATTHANA – NGÀY 5 | THIỀN SƯ S.N. GOENKA

 

AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT: 

AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG ANH: 

NỘI DUNG BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT & TIẾNG ANH (SƯ PHÁP THÔNG DỊCH VIỆT): 

The fifth day of the Satipaṭṭhāna course is over. We have covered kāyānupassanā. Ngày thứ năm của khóa thiền Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) đã qua. Chúng ta đã đi hết phần quán thân – kāyānupassanā.
Kāyānupassanā is not complete without vedanānupassanā, because anupassanā means to continuously experience the truth, which means to feel the body. Actually vedanā is central in all four satipaṭṭhānas. Mind and mental contents also have to be felt. Without feeling, the practice is just an intellectual game. This tradition emphasises vedanā because it gives us a tangible understanding of anicca, of arising and passing, samudaya, vaya. This understanding at the level of vedanā is absolutely essential because without it there is no sampajañña. Without sampajañña there is no paññā. Without paññā there is no Vipassana. Without Vipassana there is no Satipaṭṭhāna, and no liberation. Quán thân sẽ không hoàn tất nếu không quán thọ – vedanānupassanā, bởi vì “tùy quán” – anupassanā có nghĩa là thể nghiệm liên tục sự thực, điều này hàm ý phải cảm giác được thân. Thực sự ra vedanā hay thọ là trọng tâm trong cả bốn niệm xứ – saṭtipaṭṭhāna. Tâm và Pháp hay các nội dung tâm trí cũng phải được cảm nhận. Không cảm nhận được, việc thực hành chẳng qua chỉ là trò chơi của tri thức. Truyền thống này nhấn mạnh đến thọ vì nó cho chúng ta một sự hiểu biết cụ thể về tính chất vô thường – anicca, của sanh và diệt – samudaya, vaya. Sự hiểu biết ở mức cảm thọ này là tuyệt đối quan trọng vì không có nó sẽ không có tỉnh giác – sampajañña. Không có sampajañña sẽ không có trí tuệ – paññā. Không có trí tuệ sẽ không có minh sát – vipassanā. Không có minh sát sẽ không có Niệm xứ – satipaṭṭhāna, và cũng không có sự giải thoát.
Deep samādhi can be gained using any object of concentration. For instance the breath coming and going, as in the first paragraph of the Ānāpāna section, can be used to gain the deep absorption of the first jhāna, then the deeper absorption of the second jhāna and then the third and fourth jhānas. It is quite possible that along with the awareness of respiration, sensation may also be felt; but without the appreciation of arising and passing, it is not Vipassana. Then from the fifth to the eighth jhānas the body is forgotten. These work with the mind only, and imagination is used. Có thể dùng bất kỳ đối tượng của sự tập trung nào để đạt đến định sâu. Chẳng hạn hơi thở vô – ra, như đã giới thiệu ở đoạn đầu của phần niệm hơi thở – Ānāpāna, có thể được dùng để đạt đến sự an chỉ của sơ thiền (jhāna), rồi an chỉ của nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Cùng với niệm hơi thở, cảm thọ cũng được cảm nhận là điều hoàn toàn khả dĩ; nhưng nếu không tuệ tri tính chất sanh – diệt của nó, đó không phải là minh sát – vipassanā. Rồi từ thiền thứ năm đến thiền thứ tám (các bậc thiền vô sắc) thân đã bị quên đi. Các thiền này chỉ làm việc với tâm, và do đó sự tưởng tượng được sử dụng.
Before his enlightenment, the Buddha had already learnt the seventh and eighth jhānas from Āḷāra Kālāma and Uddaka Rāmaputta, and certainly attained much purification. However he still found deep-rooted impurities inside, which he called anusaya kilesa. Saya means sleeping. Anu indicates that they follow with the mind from birth to birth. Like dormant volcanoes they can erupt at any time, and one of them always arises at the time of death. Trước khi đạt đến giác ngộ, Đức Phật đã học thiền thứ bảy (vô sở hữu xứ thiền) và thiền thứ tám (phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền) từ Āḷāra kālāmaUddaka Rāmaputta và chắc chắn ở các thiền chứng này ngài đã có được sự thanh tịnh rất nhiều. Tuy nhiên ngài vẫn thấy còn những bất tịnh ăn rễ sâu xa ở bên trong, những bất tịnh mà ngài gọi là phiền não tùy miên hay phiền não ngủ ngầm anusaya kilesa. Saya có nghĩa là ngủ. Anu chỉ ra rằng chúng (phiền não) đi theo với tâm từ kiếp này sang kiếp khác. Tựa như những ngọn núi lửa đang ngủ chúng có thể phun lên bất cứ lúc nào, và một trong những tùy miên phiền não ấy luôn luôn khởi lên vào lúc chết.
The others just follow on to the next life. For this reason, though he had perfected the eight jhānas, he did not accept himself as liberated. Những phiền não còn lại cũng tiếp tục đi theo vào đời sống kế. Vì lý do này, mặc dù ngài đã hoàn thiện tám thiền chứng, Đức Phật vẫn không chấp nhận là mình đã giải thoát.
Bodily torture also produced no result. He continued to investigate. From respiration he started observing sensation, and from this he gained the understanding of arising and passing. The key to liberation was found. The jhānas which he had practised previously now had Vipassana, sampajañña, added to them. Previously they were called lokiya jhānas because they still resulted in new birth and so rotation in the loka, the planes of the universe. Now they were called lokuttara jhānas, because with the experience of arising and passing they gave the fruit of nibbāna, beyond the loka. This is the Buddha’s contribution to humankind, and it is attained with vedanā, which is why vedanā is so important for us. Hành hạ thân xác (khổ hạnh) cũng không đem lại kết quả. Ngài tiếp tục khảo sát. Từ niệm hơi thở ngài bắt đầu quan sát cảm thọ, và từ đây ngài có được sự hiểu biết về tính chất sanh – diệt. Chiếc chìa khóa đi đến giải thoát đã được tìm ra. Các bậc thiền mà ngài đã hành trước đây bây giờ có minh sát – vipassanā, cộng thêm vào. Trước đây các bậc thiền này được gọi là lokiya jhānas – các thiền hiệp thế bởi vì chúng vẫn còn đưa đến một sanh hữu mới và vì thế còn phải xoay lăn trong thế gian – loka, còn luân chuyển trong các cảnh giới của vũ trụ. Giờ đây chúng được gọi là lokuttara jhānas – các thiền siêu thế, vì với sự kinh nghiệm tính chất sanh – diệt này chúng sẽ cho quả Niết Bàn, vượt ra ngoài thế gian – loka. Đây là sự đóng góp vô song của Đức Phật cho nhân loại, và nó được đạt đến với cảm thọ – vedanā, đó là lý do vì sao thọ lại rất quan trọng đối với chúng ta.
Vedanānupassanā – Observation of Sensations Vedanānupassanā – Quán các cảm thọ
vedanāsu vedanānupassī viharati Vedanāsu vedanānupassī viharati – sống quán thọ trong các cảm thọ.
How are sensations observed in sensations? Thọ được quán hay quan sát trong các cảm thọ như thế nào?
No imagination is involved. It is not as if the meditator is outside and thus examining his or her feelings. No one is standing outside. You must have direct experience. The same applies to kāya, and later to citta and dhammā. The observation must be without any separation of observer and observed, or the imagination of any outside examiner. Ở đây không dính líu gì đến sự tưởng tượng, vì điều đó chẳng khác gì người hành thiền đứng ở bên ngoài và đang khảo sát các cảm xúc của mình vậy. Không có ai đứng ở ngoài cả. Bạn phải tự mình kinh nghiệm trực tiếp. Đối với quán thân (kāya) và sau đó quán tâm (citta) và pháp (dhamma) cũng áp dụng như vậy. Việc quan sát phải không có bất kỳ một sự tách rời nào giữa người quan sát và (hành động) quan sát, hoặc không có một sự tưởng tượng về bất kỳ một người khảo sát ở bên ngoài nào cả.
…sukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti… …sukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti…
Experiencing a pleasant sensation (sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno) the meditator understands this as the experience of a pleasant sensation. Kinh nghiệm hay cảm giác một cảm thọ lạc (sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno) người hành thiền tuệ tri (pajānāti) đây như là sự cảm giác về một cảm thọ lạc.
…dukkhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti; adukkhamasukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. …dukkhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti; adukkhamasukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti.
The same applies to unpleasant (dukkha vedanā) sensation, such as pain; and neutral sensation (adukkhamasukha vedanā), which is neither pleasant nor unpleasant. The words sukha and dukkha refer to bodily feelings. For pleasant or unpleasant mental feelings, the Buddha used somanassa and domanassa. Sukha and dukkha vedanā therefore refer to sensation on the body. Body by itself cannot feel them, and they are felt by a part of the mind; nevertheless the body is the base. Đối với cảm thọ khổ (dukkha vedanā), như đau đớn; và cảm thọ trung tính hay không khổ không lạc (adukkhamasukha vedanā) cũng áp dụng như vậy. Những chữ sukha (lạc hay dễ chịu) và dukkha (khổ hay khó chịu) nói đến những cảm thọ về thân. Đối với những cảm xúc tâm lý dễ chịu (lạc) hay khó chịu (khổ), Đức Phật dùng somanassa (hỷ) và domanassa (ưu). Sukhadukkha vedanā vì thế nói đến cảm thọ trên thân. Mặc dù thân tự nó không thể cảm giác (lạc, khổ), mà chúng được cảm giác bởi một phần của tâm; tuy thế thân vẫn là nền tảng (phát sinh cảm thọ).
Sāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘sāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti; nirāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘nirāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Sāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘sāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti; nirāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘nirāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti.
A pleasant sensation is understood properly as being with craving or attachment (sāmisa) or without craving or attachment (nirāmisa). In today’s India nirāmisa means vegetarian and sāmisa means non-vegetarian food. The meaning here is pure or impure. Một cảm thọ lạc được tuệ tri hay hiểu đúng như đang đi kèm với tham ái (sāmisa) hay không đi kèm với tham ái (nirāmisa). Ở Ấn Độ ngày nay chữ nirāmisa có nghĩa là thực phẩm chay và sāmisa có nghĩa là thực phẩm không phải chay (tức mặn). Song ở đây, ý nghĩa của chúng lại là thanh tịnh hay bất tịnh.
A pleasant sensation arising as result of proper Vipassana meditation, if it is observed without craving or attachment, leads to purity. The same pleasant sensation, perhaps encountered through involvement in some sensual pleasure, if it is reacted to with craving and attachment, with an attempt to increase it, is unwholesome and leads to impurity. It leads to rotation in misery. In this sense, a pleasant sensation may be pure or impure. A sāmisa sensation is just to be observed, so that the reaction weakens and stops. Một cảm thọ lạc phát sinh do hành thiền minh sát đúng, nếu nó được quan sát không có tham ái hoặc chấp thủ, sẽ dẫn đến sự thanh tịnh. Cũng cảm thọ lạc, có thể bắt gặp do dính líu đến dục lạc, nếu nó được phản ứng với ái và thủ, hay với một cố gắng muốn làm tăng trưởng nó, là bất thiện và sẽ dẫn đến bất tịnh. Cảm thọ này sẽ dẫn đến sự luân chuyển trong khổ đau. Theo nghĩa này, một cảm thọ lạc có thể là tịnh hay bất tịnh. Một cảm thọ đi kèm với tham ái (sāmisa) chỉ cần quan sát, nhờ thế sự phản ứng sẽ yếu đi và dừng lại.
A nirāmisa sensation, towards which there is equanimity, and no reaction, is also just observed. Then naturally according to the law, this faculty of objective observation increases. You do nothing. Pajānāti is mere observation, based in wisdom. Một cảm thọ không đi kèm với tham ái (nirāmisa), đối với cảm thọ ấy chỉ có thái độ xả, và không phản ứng, cũng chỉ cần quan sát. Tất nhiên theo quy luật, khả năng quan sát khách quan này sẽ tăng trưởng. Bạn không phải làm gì cả. Pajānāti (tuệ tri) là sự quan sát thuần túy, dựa trên trí tuệ.
Sāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ… nirāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ… pajānāti. Sāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ …nirāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ… pajānāti.
Sāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ… nirāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘nirāmisaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Sāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ… nirāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘niramisaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti.
Similarly whether the unpleasant (dukkha) sensation experienced is pure or impure depends on whether there is a reaction to it. It also is just observed, understood and accepted as it is. The neutral (adukkhamasukha) sensation is understood in the same way. Tương tự, thọ khổ (dukkha vedanaṃ) được kinh nghiệm là bất tịnh do có hay không có sự phản ứng với nó. Thọ ấy cũng chỉ được quan sát, tuệ tri và chấp nhận đúng như nó là. Đối với thọ không khổ không lạc hay trung tính cũng hiểu theo cách như vậy.
Iti ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati, bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati. Iti ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati,bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati.
As in every section, similar stations now follow. The sensations are felt inside and on the surface of the body, and then simultaneously throughout the entire physical structure. Cũng như trong mỗi đoạn, những trạm tương tự giờ đây được nối tiếp theo sau. Các cảm thọ được cảm giác ở bên trong và trên bề mặt của thân, và rồi cảm giác cả bên trong lẫn bề mặt cùng một lúc ở khắp toàn bộ cấu trúc vật lý (thân).
Another tradition interprets ajjhattaṃ as the feeling on one’s own body, bahiddhā as the feeling on someone else’s body, and ajjhatta-bahiddhā as switching between the two. As before, our tradition does not accept this. The meditator is working alone, whether in the forest, under a tree, or in a cell. It is argued that when begging for food the monk encounters others and has this opportunity to feel their breath or sensations. However the eyes of serious meditators are downcast (okkhitta-cakkhu) and at most they might see someone else’s legs as they walk: so this interpretation seems illogical. Of course, at a very high stage of observation the meditator becomes very sensitive to the sensations of others also, and to the vibrations of the surrounding atmosphere and of animate and inanimate objects. Possibly it could be understood in this way. Otherwise to practise on someone else’s breath or sensations is unworkable. It is better therefore to take ajjhattaṃ as “inside” and bahiddhā as “on the surface of one’s own body.” Truyền thống khác giải thích ajjhattaṃ này là sự cảm giác trên thân mình, bahiddha là cảm giác trên thân người khác, còn ajjhatta-bahiddhā là lúc thì cảm giác trên thân mình và lúc thì cảm giác trên thân người khác. Như trước, truyền thống (thiền) của chúng ta không chấp nhận điều này. Người hành thiền đang hành thiền một mình, hoặc trong rừng, hoặc dưới một gốc cây, hay trong một căn phòng. Người ta lý luận rằng, khi đi khất thực vị sư gặp những người khác và có cơ hội cảm giác hơi thở và cảm thọ của họ này. Tuy nhiên, phải nhớ rằng khi đi ra ngoài mắt của người hành thiền nghiêm túc luôn luôn ngó xuống (okkhitta-cakkhu) và quá lắm họ cũng chỉ thấy được chân của người khác khi họ đi mà thôi: vì thế sự giải thích này dường như không hợp lý. Dĩ nhiên, ở một giai đoạn rất cao của sự quan sát người hành thiền cũng sẽ rất nhạy cảm đối với các cảm thọ của người khác, với những rung động của môi trường chung quanh và của những vật hữu tình và vô tình khác. Có thể hiểu ý nghĩa của đoạn kinh theo cách này cũng được. Ngoài ra thì để thực hành trên hơi thở hay cảm thọ của người khác là điều không thể làm được. Bởi thế tốt hơn hết hãy xem ajjhattaṃ như “bên trong” và bahiddhā như “trên bề mặt của thân bạn”.
…samudayadhammānupassī… vayadhammānupassī… samudayavayadhammānupassī vā vedanāsu viharati… …Samudayadhammānupassī… vayadhammānupassī … samudayavajadhammānupassī vā vedanāsu viharati…
This and the following stations, which occur in every section, are very important. The meditator has to pass through them. The arising of vedanā, the passing of vedanā, and the arising and instant passing of vedanā are felt. Trạm này và những trạm sau, được thấy ở mỗi đoạn kinh, rất là quan trọng. Người hành thiền phải trải qua những trạm ấy. Sự sanh khởi của thọ, sự diệt của thọ, và sự sanh và diệt tức thời của thọ phải được cảm giác.
…‘atthi vedanā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti. …’atthi vedanā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti.
In kāyānupassanā the stage of ‘atthi kāyo’ ti came when the body became merely a mass of subatomic particles, with no valuation or judgement: saññā no longer recognised it as human or animal, male or female, beautiful or ugly. It became just body as body, beyond differentiation. Similarly sensations, vedanā, are now seen just as sensations, vedanā, neither pleasant nor unpleasant. There is no judgement, no evaluation, no saññā. The awareness now established is of sensations as just sensations. Then the same stations follow to the final goal. Trong phần quán thân – kāyānupassanā – giai đoạn ‘atthi kāyo’ti – “ đây là thân ” xảy đến khi thân trở thành chỉ thuần một khối các hạt hạ nguyên tử hay kalapas (tổng hợp sắc), không có sự đánh giá hay phán xét; tưởng (saññā) không còn nhận thức nó (thân) như người hay thú, giống đực hay giống cái, đẹp hay xấu nữa. Thân chỉ là thân, không có sự phân biệt nào cả. Tương tự, thọ – vedanā – giờ đây được thấy chỉ như thọ, không lạc cũng không khổ. Không có sự phán xét, không có sự đánh giá, không có tưởng tri (saññā). Niệm lúc này được thiết lập về thọ kể như các cảm thọ. Sau đó các trạm tương tự cũng diễn ra cho đến mục tiêu cuối cùng.
Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
The role of vedanā was the Buddha’s great discovery for humanity. It is the important junction from which two roads start: either dukkha-samudaya-gāminī paṭipadā, the road in which misery is continuously generated, or dukkha-nirodha-gāminī paṭipadā, the road in which misery becomes totally eradicated. He discovered that every reaction, every saṅkhāra can be generated only with the feeling of sensation—pleasant, unpleasant or neutral. At the deepest level the mind constantly reacts to vedanā throughout the body, in every particle, all the time, wherever there is life. Unless sensations, vedanā, are experienced, any freedom from craving or aversion is only at the surface of the mind. It is an illusion of non-reaction because it is only in relation to outside objects: to the outside world of sound, vision, smell, touch-feeling or taste. What is missed is the reality of your reaction because every contact of an object with a sense door is bound to produce a sensation on the body, pleasant, unpleasant or neutral. This is missed. Vai trò của thọ – vedanā được xem là khám phá vĩ đại của Đức Phật cho nhân loại. Nó là giao lộ quan trọng từ đó hai con đường khởi sự: hoặc dukkha-samudaya-gāminī paṭipadā – khổ tập đạo, con đường trong đó khổ đau được tạo ra liên tục, hoặc dukkha-nirodha gāminī paṭidanā – khổ diệt đạo, con đường trong đó khổ đau hoàn toàn bị diệt trừ. Ngài đã khám phá ra rằng mọi phản ứng, mọi hành (saṅkhāra) chỉ có thể phát sinh với việc cảm giác một cảm thọ – dù cho đó là lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ. Ở mức thâm sâu tâm luôn luôn phản ứng lại với cảm thọ ở khắp toàn thân, trong từng phân tử, bất cứ chỗ nào có sự sống. Trừ phi thọ – vedanā – được kinh nghiệm, bằng không bất kỳ sự giái thoát nào khỏi tham ái hay sân hận cũng chỉ là ở bề mặt của tâm. Đó chẳng qua là ảo tưởng về sự không phản ứng mà thôi bởi vì nó chỉ liên quan đến các đối tượng bên ngoài, đến ngoại trần – sắc, thinh, hương, vị, xúc. Cái bị bỏ quên là thực tại về phản ứng của bạn bởi vì mỗi xúc chạm của đối tượng với một căn môn chắc chắn phải tạo ra một cảm thọ trên thân, có thể đó là lạc, khổ hay trung tính. Điều này đã bị bỏ quên.
You must go to that depth where you feel sensations and yet do not react. Only when you are aware of sensations and equanimous towards them can the habit pattern of the mind be changed at the deepest level. Deep-rooted saṅkhāras like lines drawn on rock with chisel and hammer—the anusaya kilesa—can then come up and pass away. Otherwise the process of multiplication continues. Therefore vedanā plays such an important role in Satipaṭṭhāna.  Bạn phải đi vào chiều sâu, nơi mà bạn cảm giác các cảm thọ và vẫn chưa phản ứng đó. Chỉ khi bạn chánh niệm về các cảm thọ và giữ thái độ xả đối với chúng, bạn mới có thể thay đổi được lề thói quen của tâm ở mức thâm sâu nhất. Các hành – saṅkhāra ăn rễ sâu xa giống như những đường khắc trên đá do búa và đục tạo ra vậy – các phiền não tùy miên (anusaya kilesa) này lúc đó có thể trồi lên và diệt. Ngược lại tiến trình sinh sôi nảy nở (của tùy miên phiền não) sẽ tiếp tục. Do đó, thọ (vedanā) đóng một vai trò rất quan trọng trong niệm xứ – sati paṭṭhāna.
Cittānupassanā-Observation of Mind Cittānupassanā – Quán tâm
citte cittānupassī viharati citte cittānupassī viharati
How does a meditator practise observation of mind in mind? Người hành thiền thực hành quán tâm trong tâm như thế nào?
“In mind” (citte) means by direct experience, as “in body” and “in sensations.” To avoid any imagination about the mind something must happen in it, because as something happens and then passes away, it can be felt as sensation. “Trong tâm” (citte) có nghĩa là bằng kinh nghiệm trực tiếp, như “trong thân” và “trong thọ” vậy. Để tránh bất kỳ một sự tưởng tượng nào có thể có về tâm thì một điều gì đó phải xảy ra trong tâm bởi vì khi một điều gì xảy ra và rồi diệt, nó có thể được cảm giác như một cảm thọ.
sarāgaṃ vā cittaṃ ‘sarāgaṃ cittaṃ’ti pajānāti, vītarāgaṃ vā cittaṃ ‘vītarāgaṃ cittaṃ’ti pajānāti. Sarāgaṃ vā cittaṃ ‘sarāgaṃ cittaṃ’ti pajānāti, vītarāgaṃ vā cittaṃ ‘vītarāgaṃ cittaṃ’ti pajānāti.
Sarāgaṃ means with craving, sa-rāga. If craving has arisen in the mind, this is just observed. When it passes away, and the mind is free of it (vīta-rāgaṃ) this is just observed: the craving arose and passed away. Sarāgaṃ nghĩa là với tham hay có tham, sa-rāga. Nếu tham ái đã khởi lên trong tâm, tham ái này chỉ được quan sát. Khi nó diệt, và tâm thoát khỏi hay không có tham ái (vīta-rāgaṃ) điều này cũng chỉ được quan sát, tham ái sanh lên và diệt.
sadosaṃ vā cittaṃ… vītadosaṃ vā cittaṃ ‘vitadosaṃ cittaṃ’ti pajānāti,

samohaṃ vā cittaṃ ‘samohaṃ cittaṃ’ ti pajānāti, vītamohaṃ vā cittaṃ ‘vītamohaṃ cittaṃ’ti pajānāti.

Sadosaṃ vā cittaṃ … vītadosaṃ vā cittaṃ ‘vitadosaṃ cittaṃ’ti pajānāti.

Samohaṃ vā cittaṃ ‘samohaṃ cittaṃ’ti pajānāti, vītamohaṃ vā cittaṃ ‘vītamohaṃ cittaṃ’ti pajānāti.

The reality of a mind with or without aversion (dosa) is observed and when the aversion passes away the mind is free of it. Similarly moha (illusion, delusion, confusion, ignorance) is observed: when it has gone the mind is free of it. Thực tại của một cái tâm có hay không có sân (dosa) được quan sát và khi sân diệt tâm thoát khỏi nó. Tương tự moha (si, ảo tưởng, lầm lẫn, vô minh) được quan sát: khi si diệt tâm thoát khỏi nó.
Saṅkhittaṃ vā cittaṃ… vikkhittaṃ vā cittaṃ…

mahaggataṃ vā cittaṃ… amahaggataṃ vā cittaṃ… sa-uttaraṃ vā cittaṃ… anuttaraṃ vā cittaṃ… samāhitaṃ vā cittaṃ… asamāhitaṃ vā cittaṃ… vimuttaṃ vā cittaṃ… avimuttaṃ vā cittaṃ ‘avimuttaṃ cittaṃ’ti pajānāti.

Saṅkhittaṃ vā cittaṃ … vikkhittaṃ vā cittaṃ … mahaggataṃ vā cittaṃ … amahaggataṃ vā cittaṃ … sa­-uttaraṃ vā cittaṃ … anuttaraṃ vā cittaṃ …samāhitaṃ vā cittaṃ … asamāhitaṃ vā cittaṃ …vimuttaṃ vā cittaṃ … avimuttaṃ vā cittaṃ ‘avimuttaṃ cittaṃ’ti pajānāti.
Whether the mind is collected and concentrated (saṅkhitta) or vikkhitta (scattered)—this is just observed and accepted. In deeper jhānas when the mind is expanded, using imagination, to a limitless area, it is called mahaggata, big. Whether or not it is mahaggata—this is just observed. Sa-uttara means there are higher minds, or scope for development. Anuttara is when there is nothing higher: mind has reached the highest stage. This also is observed. Whether the mind is deeply absorbed in samādhi (samāhita) or not is observed. Whether the mind is liberated (vimutta) or in bondage is also observed. Dù cho tâm được tập trung và thâu nhiếp (saṅkhitta) hay tán loạn (vikkhitta) điều này chỉ được quan sát và chấp nhận. Trong các bậc thiền sâu hơn khi tâm được mở rộng ra, bằng cách dùng sự tưởng tượng, đến một vùng không giới hạn, nó được gọi là đại hành tâm (mahaggata). Dù đại hành hay không đại hành – tâm cũng chỉ được quan sát đúng như nó là. Sa-uttara nghĩa là có những tâm cao thượng hơn, hoặc có những phạm vi cho sự phát triển. Anuttara là khi không có gì cao hơn (vô thượng): tâm đã đạt đến giai đoạn cao tột nhất. Điều này cũng được quan sát. Dù tâm có định (samādhita) hay không có định cũng được quan sát. Dù tâm được giải thoát (vimutta) hay trong trói buộc cũng được quan sát.
Iti ajjhattaṃ vā… bahiddhā vā…ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati. Iti ajjhattaṃ vā…bahiddhā vā…ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati.
The same stations follow. Mind is observed inside and outside. Again, this tradition does not accept bahiddhā as the mind of someone else. At a high stage of purification the meditator does develop the psychic power to read the minds of others, but this is not a final station. Cũng những trạm tương tự tiếp theo sau. Tâm được quan sát bên trong và bên ngoài. Ở đây một lần nữa, truyền thống này không chấp nhận bahiddha như tâm của một người khác. Tất nhiên ở một giai đoạn thanh tịnh cao hơn người hành thiền phát triển năng lực thần thông có thể đọc được tâm của người khác, song đây không phải là trạm cuối cùng.
Mind inside (ajjhattaṃ) is a mind experiencing something within the framework of the body. Mind is taken as outside when it experiences an object from outside: when it feels a sound coming into contact with the ear, a shape with the eye, a smell with the nose, a taste with the tongue, something tangible with the body, or a thought of something outside. However the whole process is still within the framework of the body. Mind itself always remains inside the body, even when its object is outside. Tâm bên trong (ajjhattaṃ) là tâm đang kinh nghiệm một điều gì đó trong cơ cấu của thân. Tâm được xem như bên ngoài khi nó kinh nghiệm một đối tượng từ bên ngoài, tức là khi nó cảm nhận một âm thanh tiếp xúc với tai, một hình thể với mắt, một mùi với mũi, một vị với lưỡi, một cái gì đó xúc chạm với thân, hoặc một tư duy về điều gì ở bên ngoài. Tuy nhiên toàn bộ tiến trình vẫn nằm trong cơ cấu của thân. Tâm tự nó luôn luôn ở trong thân, ngay cả khi đối tượng của nó là ở bên ngoài.
Then arising and passing is experienced and the stage of ‘atthi cittaṃ’ ti is reached: it is just viññāṇa, just mind, not “I” or “my” mind. The awareness gets established in this. Then there is mere wisdom or understanding, mere observation. There is nothing to support or to grasp. Sau đó hành giả kinh nghiệm sự sanh – diệt và đạt đến giai đoạn ‘atthi cittam’: chỉ có thức (viññāṇa), chỉ có tâm, không có “Tôi” hay “tâm của tôi”. Niệm được thiết lập theo cách này. Rồi chỉ có trí tuệ hay chỉ có sự hiểu biết thuần túy, chỉ có sự quan sát thuần túy. Không có gì để xác nhận hay để nắm giữ.
‘atthi cittaṃ’ti…na ca kiñci loke upādiyati. ‘atthi cittaṃ’ti … na ca kiñci loke upādiyati.
A Vipassana meditator understands how, when there is mere awareness, only cognition (viññāṇa) functions. There is no process of multiplication of misery. Recall the words spoken to the old hermit who came all the way from near Bombay to Sāvatthi to meet the Buddha. These words were sufficient, in that the hermit had already practised eight jhānas: diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati… “In seeing there is only seeing,” nothing beyond it, because there is no evaluation or reaction. “There is just hearing as hearing, smelling as smelling, tasting as tasting, touching as touching, and …viññāte viññātamattaṃ… cognising as cognising.” This high stage takes time. But it must be reached to experience nibbāna. Người hành thiền Minh sát (vipassanā) hiểu vì sao và khi nào chỉ thuần có chánh niệm, chỉ thuần có sự nhận thức vận hành. Không có tiến trình sinh sôi nảy nở của khổ. Hãy nhớ lại những lời Đức Phật đã nói với vị đạo sĩ già, người đã đi suốt chặng đường xa từ Bombay đến Sāvatthi để gặp Đức Phật. Những lời này là đủ: diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati… “Trong cái thấy chỉ có cái thấy”, không có gì ngoài nó, vì không có sự đánh giá hay phản ứng ở đây. “Nghe chỉ là nghe, ngửi chỉ là ngửi, nếm chỉ là nếm, xúc chạm chỉ là xúc chạm, và …viññāte viññātamattaṃ… nhận thức chỉ là nhận thức”. Dĩ nhiên để đạt đến giai đoạn cao này phải có thời gian. Nhưng nó phải đạt đến để kinh nghiệm Niết Bàn.
The practice is to understand this process. All the sense doors are on the body, so the body is central. There is a contact with the eye, ear, nose, tongue, body touch, or mind. Viññāṇa cognises that something has happened. Then saññā evaluates it as good or bad, and the sensation that results is pleasant or unpleasant. Saṅkhāra reacts, and bondage, misery starts. These other aggregates overpower viññāṇa. Saṅkhāra has become so strong and viññāṇa so weak. As a result, misery and bondage have become so strong. The practice is to weaken saṅkhāra and saññā, and to strengthen viññāṇa, until there is nothing else but mere understanding and awareness—yāvadeva ñāṇamattāya paṭissati-mattāya. Việc thực hành là để hiểu tiến trình này. Tất cả các giác quan hay căn môn đều ở trên thân, vì thế thân là trung tâm. Có một sự xúc chạm với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hoặc tâm. Thức (viññāṇa) nhận biết rằng có một cái gì đó đã xảy ra. Rồi tưởng (saññā) đánh giá nó là tốt hoặc xấu, và thọ trở thành lạc hay khổ. Hành (saṅkhāra) phản ứng lại, và mối ràng buộc đã trở nên rất mạnh. Việc thực hành là để làm yếu đi hành (saṅkhāra) và tưởng (saññā) đồng thời làm cho thức (viññāṇa) mạnh thêm, cho đến khi không có cái gì khác ngoài trí hiểu biết và chánh niệm thuần túy – yāvadeva ñaṇamattāya paṭissati-mattāya.
The Buddha practised eight jhānas before his enlightenment. The name of the eighth jhāna is nevasaññā-nāsaññāyatana: in this jhāna, saññā cannot be said either to exist or not exist. Although it has become so feeble, it does still exist, so the Buddha did not yet call himself a liberated person. Using Vipassana he developed the lokuttara jhānas, leading to nibbāna, and introduced the “ninth jhāna,” which he called saññā-vedayita-nirodha: where saññā and vedanā stop. So long as saññā functions, however feebly, it will produce a reaction, a saṅkhāra. Saññā must be totally eradicated to experience the stage of viññāṇa as viññāṇa. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã hành tám thiền chứng. Thiền thứ tám gọi là nevasaññāsaññāyatana – phi tưởng phi phi tưởng – trong thiền này, tưởng (saññā) không thể nói là có hiện hữu hay không hiện hữu. Mặc dù tưởng đã trở nên rất yếu, nó vẫn hiện hữu, vì thế Đức Phật vẫn chưa tự gọi mình là một bậc giải thoát. Sử dụng minh sát (vipassanā) ngài phát triển các thiền siêu thế (lokuttara jhānas), dẫn đến Niết Bàn, và đã giới thiệu “thiền thứ chín”, mà Ngài gọi là “diệt thọ tưởng” (saññā-vedayita-nirodha). Ở đây tưởng (saññā) và thọ (vedanā) dừng hẳn. Bao lâu tưởng còn vận hành, dù yếu ớt, nó vẫn sẽ tạo ra một phản ứng – saṅkhāra. Để kinh nghiệm được giai đoạn thức (viññāṇa) chỉ là thức, tưởng phải hoàn toàn đoạn diệt.
Dhammānupassanā – Observation of Mental Contents Dhammānupassanā – Quán Pháp (Quan sát các nội dung tâm trí)
dhammesu dhammānupassi viharati

 

dhammesu dhammānupassi viharati

Sống quán pháp trong các pháp

Just as kāyānupassanā is incomplete without vedanānupassanā, so cittānupassanā is incomplete without dhammānupassanā. For the mind and body be felt, something must arise on them; otherwise the practice is just imagination. Therefore citta can only be experienced when something arises and passes away, such as rāga, dosa, or moha. Cũng giống như quán thân (kāyanupassanā) sẽ được xem là chưa hoàn chỉnh nếu không quán thọ (vedanānupassanā) thế nào thì quán tâm (cittānupassanā) cũng sẽ chưa hoàn chỉnh nếu không quán pháp (dhammānupassanā) như vậy. Để cảm giác được tâm và thân, một điều gì đó phải phát sinh trên tâm và thân, nếu không thì việc thực hành chỉ là sự tưởng tượng. Do đó tâm chỉ có thể được kinh nghiệm khi có điều gì phát sinh và diệt ở đó, chẳng hạn như tham (rāga), sân (dosa), hoặc si (moha).
What mind contains is called dhamma. Những gì tâm chứa đựng là dhamma (pháp).
Many words used by the Buddha are difficult to translate, because they have no equivalents in other languages. Of these, dhamma is the most difficult. Its range of meaning is vast. Its root meaning is dhāretī’ti dhammo: that which is contained. It is what is contained in the mind. Nhiều từ Đức Phật dùng rất khó dịch, bởi vì chúng không có những tương đương trong các ngôn ngữ khác. Trong số đó, từ Dhamma là khó nhất. Tầm ý nghĩa của pháp rất rộng lớn. Nghĩa gốc của nó là dhāreti’ti dhammo: cái được chứa đựng. Đó là những gì được chứa đựng trong tâm.
A further meaning became the nature or the characteristic of whatever arises in the mind: Theo một nghĩa khác, pháp trở thành tính chất hay đặc tính của bất cứ những gì phát sinh trong tâm:
Attano sabhāvaṃ attano lakkhaṇaṃ dhāretī’ti dhammo. Attano sabhāvaṃ attano lakkhaṇaṃ dhāreti’ti dhammo.
Dhamma means the self-nature, the self-characteristic that is contained. Dhamma ở đây là tự tính (seft nature), đặc tính riêng được chứa đựng (trong nó).
Sometimes in the languages of India today, it is said that the dhamma of fire is to burn. Burning is its characteristic, otherwise it is not fire. The dhamma of ice is to cool, or it is not ice. Similarly rāga (craving) contains its own dhamma or characteristic, which is to create agitation and misery. The dhamma of love and compassion is calmness, harmony and peace. So dhamma became the nature or the quality. Đôi khi trong cách diễn đạt ở Ấn Độ ngày nay, người ta nói rằng pháp (dhamma) của lửa là đốt cháy. Đốt cháy là đặc tính của lửa, nếu không thì nó không phải là lửa. Pháp (dhamma) của nước đá là làm cho mát, nếu không nó không phải là nước đá. Tương tự, tham ái (rāga) chứa đựng pháp (dhamma) riêng hoặc đặc tính riêng của nó, đặc tính ấy là để tạo ra sự kích động và khổ đau. Pháp của từ ái và bi mẫn là an tịnh, hòa hợp và bình yên. Như vậy, pháp trở thành bản chất hay tính chất của một vật.
After a few centuries the term dhamma, or nature, was divided into kusala (wholesome) and akusala (unwholesome), referring to its fruit. Impurities contained in the mind—such as anger, hatred, animosity, passion, fear, and ego, which give unwholesome fruit—were called akusala. Qualities which were to one’s credit and gave a better life—such as compassion, goodwill and selfless service—were called kusala. Thus in the old literature we find dhamma divided into “pure” and “impure.” Sau một vài thế kỷ, từ Pháp (dhamma) hay bản chất, đã chia thành thiện (kusala) và bất thiện (akusala), nói đến quả của nó. Những bất tịnh chứa trong tâm – như nóng giận, sân hận, thù hận, dục vọng, sợ hãi, tự kỷ, vốn cho quả bất thiện – được gọi là akusala (bất thiện). Những phẩm chất đáng khen của một người và những phẩm chất đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn – như lòng bi mẫn, thiện chí và vị tha phục vụ – được gọi là kusala (thiện). Như vậy, trong văn chương cổ chúng ta thấy Dhamma đã chia thành “tịnh” và “bất tịnh” rồi.
Slowly akusala became adhamma or pāpa, anti-Dhamma or sin, that which causes rotation in misery. Then Dhamma became used for anything wholesome, contained in a person, which leads to liberation. Dần dần, akusala (bất thiện) trở thành adhamma – phi pháp hoặc pāpa – ác pháp hay tội, những gì khiến cho phải xoay lăn trong đau khổ. Khi đó, Dhamma (pháp) được dùng để chỉ bất cứ điều gì thuộc về thiện, chứa đựng trong một người, vốn đưa đến giải thoát.
The meaning of dhamma continued to expand. As the result of a mental content is observed – say what happens as result of anger or compassion – the law of cause and effect, that is the law of nature, starts to be understood. Therefore dhamma can be whatever is contained in the mind, or the characteristic of that which is contained, or the law of nature – that is, the law of the universe. Ý nghĩa của Pháp (dhamma) tiếp tục được mở rộng ra. Theo đó, Pháp bắt đầu được hiểu như kết quả của việc quan sát một nội dung tâm trí – chẳng hạn những gì xảy ra như kết quả của sân hận hay kết quả của lòng bi mẫn – quy luật của nhân và quả hay quy luật của tự nhiên. Do đó, dhamma có thể là bất cứ những gì được chứa đựng trong tâm, hay đặc tính của cái được chứa đựng, hay quy luật của tự nhiên – đó là, quy luật của vũ trụ.
How does a meditator practise observation of the dhammas? Người hành thiền quán pháp như thế nào?
Nīvaraṇapabbaṃ—The Hindrances Nīvaraṇapabbaṃ – Các triền cái
dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu. dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaranesu- Sống quán pháp trong các pháp dưới hình thức năm triền cái.
Nīvaraṇa means a “curtain” or “cover”: that which prevents the reality from being seen. In the ten-day courses we refer to the nīvaraṇas as the five enemies: craving, aversion, drowsiness, agitation, and doubt. An example is given. At that time there were no mirrors, and people used to look at the reflection of their faces in a pot of clean water with a light. If the water is dirty, coloured, or agitated, you can’t see properly. Similarly, these nīvaraṇas are enemies to your progress on the path of observing reality because they colour or prevent you from seeing it. Nīvaraṇa có nghĩa là “bức màn” hay “vật che phủ”, tức cái ngăn không cho thấy thực tại. Trong những khóa thiền mười ngày chúng tôi thường nói về năm triền cái này như năm kẻ thù: tham, sân, hôn trầm, trạo cử, và nghi. Xin nêu ra một ví dụ. Vào cái thời không có gương soi, người ta thường nhìn hình ảnh phản chiếu của mặt mình trong một lu nước trong có đủ ánh sáng. Nếu như nước đó dơ bẩn, có màu, hay xao động, bạn không thể thấy hình ảnh trung thực của mình được. Tương tự, năm triền cái (nīvaraṇa) này là những kẻ thù đối với tiến bộ của bạn trên con đường quan sát thực tại bởi vì chúng làm méo mó hay ngăn không cho bạn thấy thực tại.
Again there is no imagination involved: dhamma is experienced in dhamma (dhammesu). Nor does this section involve any contemplation. How then are these hindrances observed? Ở đây cũng vậy, không liên quan đến sự tưởng tượng: pháp (dhamma) phải được kinh nghiệm trực tiếp trong các pháp (dhammesu). Nó cũng không liên quan đến bất kỳ sự suy tưởng nào. Vậy những triền cái này được quán như thế nào?
santaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti,

asantaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti

santaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti,

asantaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ ‘nathi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti

When a craving for sensual pleasures (kāmacchanda) is present inside, this is just accepted. There is just awareness of this fact. When it is not present, this is understood: just awareness of the reality as it is, from moment to moment. Khi một khát khao dục lạc hay tham dục (kāmacchanda) có mặt ở trong tâm, điều này chỉ cần chấp nhận. Chỉ có chánh niệm về sự kiện này. Khi tham dục không có mặt, điều này được tuệ tri: chỉ chánh niệm về thực tại đúng như nó là; từ sátna này sang sátna khác.
…yathā ca anuppannassa kāmacchandassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa kāmacchandassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa kāmacchandassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti. …yathā ca anuppannassa kāmacchandassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa kāmacchanda pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa kāmacchandassa ayatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.
Then those kāmacchandas which were lying deep inside and had not previously come to the surface (anuppanna) now do so (uppāda). This is also understood (pajānāti). Things arise and sooner or later pass away, samudayavaya; similarly this craving arises and passes away. As layers after layers arise and are observed, they are eradicated (pahāna). The layers that have been eradicated (pahīna) do not come back again (āyatiṃ anuppādo). All this is just observed and understood (pajānāti). Rồi những tham dục (kāmacchandas) vốn nằm sâu bên trong ấy trước đây chưa trồi lên (anuppanna) nay trồi lên (uppāda). Điều này cũng cần hiểu rõ hay tuệ tri (pajānāti). Các pháp sanh, không sớm thì muộn sẽ diệt, samudayavaya; tương tự tham ái này sanh và sẽ diệt. Khi hết lớp này đến lớp khác sanh lên và được quan sát, chúng sẽ bị đoạn trừ (pahāna). Các lớp (tham dục) đã bị đoạn trừ (pahāna) không còn khởi lên trở lại (āyatiṃ anuppādo). Tất cả sự kiện này chỉ được quan sát và tuệ tri (pajānāti) đúng như nó là.
When all the accumulated craving has been eradicated, full liberation is reached. The mental habit of generating craving is gone, and no such saṅkhāra can be generated now. Khi tất cả tham dục tích luỹ đã bị đoạn trừ, sự giải thoát viên mãn được đạt đến. Thói quen phát ra tham ái đã chấm dứt, và giờ đây không một hành (saṅkhāra) nào như vậy có thể được tạo thêm nữa.
Santaṃ vā ajjhattaṃ byāpādaṃ…

Santaṃ vā ajjhattaṃ thinamiddhaṃ…

Santaṃ vā ajjhattaṃ uddhaccakukkuccaṃ…

Santaṃ vā ajjhattaṃ vicikicchaṃ… tañca pajānāti.

santaṃ vā ajjhattaṃ byāpādaṃ …

santaṃ vā ajjhattaṃ thinamiddhaṃ …

santaṃ vā ajjhattaṃ uddhaccakukkuccam …

santaṃ vā ajjhattaṃ vicikicchaṃ … tañca pajānāti.

In the same way the meditator understands aversion (byāpādaṃ) to be present or absent. The whole process of Vipassana is described in these paragraphs. Whatever past aversion was lying low, like a dormant volcano deep inside, arises. This is also observed and eradicated. Unless the habit pattern is totally changed, saṅkhāras of aversion of the same type will start anew. When all are eradicated at the root level, nothing comes back. This is the final goal. It is impossible for an arahant to generate any new craving or aversion. Cũng theo cách ấy, người hành thiền tuệ tri sân (byāpādaṃ) có mặt hay không có mặt. Toàn bộ tiến trình minh sát (vipassanā) được mô tả trong những đoạn này. Bất cứ sân tùy miên nào (sân ngủ sâu trong tâm thức), giống như ngọn núi lửa ngủ ngầm bên trong phát sinh. Sự kiện này cũng được quan sát và đoạn trừ. Nếu lề thói quen này không hoàn toàn thay đổi, các hành (saṇkhāra) thuộc sân hận cùng loại sẽ phát sinh trở lại. Khi tất cả đã đã được đoạn trừ tận gốc rễ, không sân nào có thể trở lại. Đây là mục tiêu cuối cùng. Đối với một vị Alahán, việc phát ra tâm tham hay sân mới là điều không thể có.
Similarly thīna-midda (drowsiness of the mind and body), uddhacca-kukkucca (agitation) and vicikicchā (doubts, scepticism) are eradicated. Tương tự, hôn trầm – thụy miên hay trạng thái buồn ngủ của tâm và thân (thīna – middha); trạo cử, hối quá hay sự giao động không yên (uddhaca-kukkucca) và hòai nghi, do dự (vicikicchā) được đoạn trừ.
It should be clear that every dhamma, anything that arises on the mind-even a slight thought-starts flowing with a sensation on the body: vedanā samosaraṇā sabbe dhammā. This law of nature was realised but not created by the Buddha. Whatever arises-anger, passion, or anything else-if the sensation is observed the meditator is working properly. Otherwise it is an intellectual game. Anger may have gone away at the surface level, but deep inside the sensation remains, and the mind continues to react with anger to this sensation without the meditator even knowing. Therefore, so far as this tradition is concerned, the sensation on the body cannot be missed. The words of the Buddha are so clear: sampajaññaṃ na riñcati. Every moment there must be awareness of sensation arising and passing. Hiển nhiên rằng mọi Pháp (dhamma), hay bất cứ điều gì phát sinh trong tâm – ngay cả một ý tưởng thóang qua – cũng bắt đầu chảy cùng với một cảm thọ trong thân: vedanā samosaraṇā sabbe dhammā (tất cả pháp phát sinh trong tâm đều kèm theo bởi cảm thọ). Quy luật tự nhiên này được Đức Phật thực chứng chứ không phải tạo ra nó. Bất cứ điều gì phát sinh, dù đó là sân hận, tham dục hay một trạng thái tâm nào khác – nếu cảm thọ được quan sát thì người hành thiền đang đam làm việc đúng. Bằng không, đó chỉ là một trò chơi của tri thức. Ở trên bề mặt sân hận có thể đã ra đi, nhưng tận sâu bên trong cảm thọ vẫn còn, và tâm tiếp tục phản ứng lại cảm thọ ấy với sân hận mà người hành thiền thậm chí không biết được. Do đó, đối với truyền thống (thiền niệm thọ) này, cảm thọ trong thân không thể bị bỏ quên. Những lời dạy của Đức Phật đã quá rõ ràng: sampajaññaṃ na riñcati. Mỗi sátna phải là (sátna) chánh niệm về cảm thọ đang sanh diệt.
Whether you are practising any section of kāyānupassanā or vedanānupassanā, or cittānupassanā or dhammānupassanā, without the understanding of arising and passing of sensation, the accumulated impurities at the depth of the mind can be neither reached nor eradicated. The practice will just be a surface game. Dù bạn đang thực hành bất cứ phần nào của quán thân, hay quán thọ, hay quán tâm hay quán pháp, nếu không có sự tuệ tri tính chất sanh – diệt của cảm thọ, bạn chẳng thể nào đi vào cũng như đoạn trừ những bất tịnh đã tích luỹ ở tận sâu trong tâm. Việc thực hành của bạn sẽ chỉ là một trò chơi trên bề mặt.
The same stations follow: Những trạm tương tự tiếp nối theo sau:
Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati…‘atthi dhammā’ti…na ca kiñci loke upādiyati Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati …’atthi dhammā’ti … na ca kiñci loke upādiyati.
Observing inside and on the surface, and then arising and passing, the stage of ‘atthi dhammā’ti, is reached: neither good nor bad, mine nor yours, just the law of nature, mere mental contents and their nature. The same stations follow until there is nothing to grasp. Quan sát bên trong và trên bề mặt, rồi quán sự sanh và diệt, giai đoạn ‘atthi dhammā’ti (đây là Pháp, hay có pháp đây), đã đạt đến: không tốt cũng không xấu, không của tôi cũng không của anh, (pháp) chỉ là quy luật của tự nhiên, chỉ là những nội dung tâm trí và tính chất của chúng thuần túy mà thôi. Những trạm y như trước diễn tiến theo nhau cho đến khi không còn gì để chấp thủ.
When craving has arisen, you can’t take it out with aversion; otherwise you generate a new saṅkhāra of aversion. If you just accept that there is craving in the mind, then you are just observing, and the reaction, which is the nature of craving, is not being multiplied. It is weakened and becomes feeble. Any mental impurity is similarly observed. Even the practice of intellectually contemplating the body as repulsive, as in some opening paragraphs of kāyānupassanā, was given by the Buddha merely as a beginning to bring people on the right path. Once Vipassana starts, there is no aversion to this ugly body; it is just observed as it is with the wisdom of arising and passing –yathābhūta-ñāṇa-dassanaṃ. The ñāṇa, as in pajānāti, is just awareness with the understanding of anicca. Whatever arises – whether good or bad, pure or impure – there is mere observation, no attempt to retain or push it out. This is the proper path to the final goal. Khi tham ái đã khởi, bạn không thể đẩy nó ra với sân hận; nếu không bạn sẽ phát ra một hành (saṅkhāra) thuộc sân hận mới. Nếu bạn chỉ chấp nhận rằng có tham ái trong tâm, và quan sát nó, lúc đó phản ứng, vốn là bản chất của tham ái, sẽ không sanh sôi nảy nở được. Nó sẽ yếu đi và biến mất. Bất cứ bất tịnh nào trong tâm cũng được quan sát như thế. Ngay cả việc thực hành quán thân bất tịnh, như trong những đoạn mở đầu của phần kāyanupassanā (quán thân), cũng đã được Đức Phật giới thiệu chỉ như một bước đầu để mang người hành thiền vào trong đạo lộ chân chính mà thôi. Một khi việc minh sát (vipassanā) đã khởi sự, phải không còn ác cảm hay tâm sân đối với tấm thân xấu xí này nữa; lúc đó thân chỉ được quan sát đúng như nó là với trí tuệ (thấy rõ) sự sanh và diệt – yathābhūta-ñāṇa-dassanaṃ. Chữ ñāṇa (trí), như trong pajānāti (tuệ tri), chỉ là chánh niệm hợp với sự hiểu biết về tính chất vô thường (anicca). Bất cứ cái gì sanh dù tốt hay xấu, tịnh hay bất tịnh – cũng chỉ có sự quan sát, không cố gắng ngăn chặn hay đẩy nó ra. Đây là đạo lộ chân chánh đi đến mục tiêu cuối cùng.
The path is long, but it starts with the first step. Don’t be disheartened if the final goal is far away. No effort is wasted on this path. Whatever effort you make gives you benefit. You have started on the right path to the final goal. Step by step, as you come nearer and nearer, you are bound to reach the final goal. Đạo lộ dù dài, nhưng nó khởi sự với bước chân đầu tiên. Đừng thối chí nếu như mục tiêu cuối cùng còn xa xăm vạn dặm. Trên đạo lộ (giải thoát) này không có nỗ lực nào uổng phí cả. Bất cứ nỗ lực nào bạn bỏ ra đều đem lại cho bạn sự lợi ích. Bạn đã khởi sự bước đi trên đạo lộ chân chánh hướng đến mục tiêu cuối cùng. Từng bước, từng bước một, khi bạn càng lúc càng đến gần hơn, chắc chắn bạn sẽ đạt đến mục tiêu cuối cùng.
May all of you keep walking on this path, step by step. Make use of the time and the facility. Understanding the direct words of the Buddha, make use of this wonderful technique. As much as possible try not to miss sampajañña in any situation. Excepting only the time of deep sleep, try to be aware with sampajañña in every physical activity, for your own good, benefit and liberation. Cầu mong các bạn giữ vững từng bước, từng bước đi trên đạo lộ này. Hãy tận dụng thời gian và phương tiện. Hiểu rõ những lời dạy trực tiếp của Đức Phật, khai thác triệt để kỹ thuật tuyệt diệu này. Cho đến mức có thể hãy cố đừng quên tỉnh giác (sampajaññā) trong bất kỳ tình huống nào. Ngoại trừ lúc ngủ say, còn ra hãy cố gắng chánh niệm với trí tuệ tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân, vì sự tốt đẹp, sự lợi ích và giải thoát của bạn.
May you all be liberated from the bondages, the miseries.

May all beings be happy.

Cầu mong tất cả các bạn được giải thoát khỏi mọi ách phước, mọi khổ đau.

Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui.

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *