CON ĐƯỜNG CỦA ĐỨC PHẬT LÀ KINH NGHIỆM THỰC TẾ – BUDDHA’S PATH IS TO EXPERIENCE REALITY

Buddha’s Path is to Experience Reality – Con đường của Đức Phật là kinh nghiệm thực tế

(The following has been condensed from a public talk given by S. N. Goenka in Bangkok, Thailand in September, 1989)

(Bài viết sau được cô đọng từ một bài nói trước công chúng được giảng bởi Thiền sư S.N.Goenka tại Bangkok, Thái Lan vào Tháng Chín, 1989)

Most Venerable Bhikkhu Sangha, friends, devotees of Lord Buddha:

Thưa các Tăng Đoàn Tỳ Kheo tôn kính, các bạn hữu, những thiện hữu tôn kính Đức Phật:

You have all assembled here to understand what Vipassana is and how it helps us in our day-to-day lives; how it helps us to come out of our misery, the misery of life and death. Everyone wants to come out of misery, to live a life of peace and harmony. We simply do not know how to do this. It was Siddhattha Gotama’s enlightenment that made him realize the truth: where misery lies, how it starts, and how it can be eradicated.

Quý vị tất cả tập hợp ở đây để hiểu Vipassana là gì và cách Vipassana giúp chúng ta trong đời sống hàng ngày; cách giáo pháp giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau, khổ đau của sống và chết. Mọi người muốn thoát khỏi khổ đau, để sống một cuộc đời an lạc và hòa hợp. Chúng ta đơn giản không biết cách làm điều này. Chính sự giác ngộ của Đức Phật Siddhattha Gotama đã làm ngài ấy nhận ra sự thật: nơi khổ đau tồn tại, cách khổ đau bắt đầu và cách khổ đau có thể đoạn diệt.

There were many techniques of meditation prevailing in those days, as there are today. The Bodhisatta Gotama tried them all, but he was not satisfied because he found that he was not fully liberated from misery. Then he started to do his own research. Through his personal experience he discovered this technique of Vipassana, which eradicated misery from his life and made him a fully enlightened person.

Có nhiều kỹ thuật của thiền phổ biến vào những ngày đó, kể cả tới ngày nay. Đức Bồ Tát Gotama đã thử tất cả, nhưng ngài không hài lòng vì ngài nhận thấy ngài không hoàn toàn giải thoát khỏi khổ đau. Khi đó ngài bắt đầu làm công việc tự tìm kiếm. Thông qua kinh nghiệm cá nhân ngài phát hiện ra kỹ thuật của Vipassana, kỹ thuật diệt trừ khổ đau từ trong đời sống của ngài và làm ngài trở thành một người hoàn toàn giác ngộ.

There are many techniques that give temporary relief. When you become miserable you divert your attention to something else. Then you feel that you have come out of your misery, but you are not totally relieved.

Có nhiều kỹ thuật mang lại sự xoa dịu tạm thời. Khi bạn trở nên khốn khổ bạn chuyển hướng chú ý vào điều khác. Khi đó bạn cảm thấy bạn thoát khỏi đau khổ, nhưng thật sự bạn hoàn toàn không yên ổn.

If something undesirable has happened in life, you become agitated. You cannot bear this misery and want to run away from it. You may go to a cinema or a theater, or you may indulge in other sensual entertainments. You may go out drinking, and so on. All this is running away from misery. Escape is no solution to the problem and indeed the misery is multiplying.

Nếu điều gì không mong muốn xảy ra trong đời sống, bạn trở nên kích động. Bạn không thể chịu đựng được đau khổ này và muốn thoát khỏi nó. Bạn có thể đến rạp xem phim hoặc nhà hát, hoặc có thể chìm đắm vào các thú vui cảm giác khác. Bạn có thể ra ngoài uống rượu, và nhiều thứ khác. Tất cả chỉ là chạy trốn khỏi khổ đau. Chạy trốn không phải là giải pháp cho vấn đề và thực sự khổ đau chỉ đang nhân lên.

In Buddha’s enlightenment he realized that one must face reality. Instead of running away from the problem, one must face it. He found that all the types of meditation existing in his day consisted of merely diverting the mind from the prevailing misery to another object. He found that practicing this, actually only a small part of the mind gets diverted. Deep inside one keeps reacting, one keeps generating sankhāras (reactions) of craving, aversion or delusion, and one keeps suffering at a deep level of the mind. The object of meditation should not be an imaginary object, it should be reality—reality as it is. One has to work with whatever reality has manifested itself now, whatever one experiences within the framework of one’s own body.

Trong sự giác ngộ của Đức Phật ngài nhận ra một người phải đối diện với thực tế. Thay vì chạy trốn khỏi vấn đề, người đó phải đối mặt với nó. Ngài nhận ra tất cả các loại thiền tồn tại trong thời ngài chỉ đơn thuần là chuyển hướng tâm khỏi khổ đau đang xâm chiếm đến các đối tượng khác. Ngài thấy thực hành điều này, thực sự chỉ là một phần nhỏ của tâm bị đánh lạc hướng. Sâu trong tâm người đó tiếp tục phản ứng, người đó vẫn đang tạo ra sankhāras (phản ứng) của tham ái, oán ghét hoặc ảo tưởng, và người đó vẫn đau khổ ở mức độ sâu trong tâm. Đối tượng của thiền không nên là một đối tượng tưởng tượng, đối tượng nên là hiện thực- hiện thực như nó là. Người đó phải làm việc với bất kỳ hiện thực nào biểu lộ ngay lúc này, bất kỳ thứ gì người đó kinh nghiệm trong khuôn khổ của chính thân xác họ.

In the practice of Vipassana one has to explore the reality within oneself—the material structure and the mental structure, the combination of which one keeps calling “I, me, mine.” One generates a tremendous amount of attachment to this material and mental structure, and as a result becomes miserable. To practice Buddha’s path we must observe the truth of mind and matter. Their basic characteristics should be directly experienced by the meditator. This results in wisdom.

Trong thực hành Vipassana người đó phải khám phá hiện thực trong chính mình – cấu trúc vật chất và cấu trúc tinh thần, sự kết hợp của cái người đó cứ mãi gọi là “Tôi, tôi, của tôi.” Một người tạo ra một dính mắc to lớn với cấu trúc vật chất và tinh thần, dẫn đến kết quả là khổ đau. Để thực hành con đường của Đức Phật chúng ta phải quan sát sự thật của tâm và thân. Những đặc tính cơ bản của nó nên được kinh nghiệm trực tiếp bởi các hành giả. Điều này dẫn đến trí tuệ.

Wisdom can be of three types: wisdom gained by listening to others, that which is gained by intellectual analysis, and wisdom developed from direct, personal experience. Before Buddha, and even at the time of Buddha, there were teachers who were teaching morality, were teaching concentration, and who were also talking about wisdom. But this wisdom was only received or intellectualized wisdom. It was not wisdom gained by personal experience. Buddha found that one may play any number of intellectual or devotional games, but unless he experiences the truth himself, and develops wisdom from his personal experience, he will not be liberated. Vipassana is personally experienced wisdom. One may listen to discourses or read scriptures. Or one may use the intellect and try to understand: “Yes, Buddha’s teaching is wonderful! This wisdom is wonderful!” But that is not direct experience of wisdom.

Trí tuệ có thể có ba loại: tuệ có được bằng việc nghe người khác, tuệ nhận được bằng việc phân tích trí thức, và tuệ phát triển từ kinh nghiệm trực tiếp, cá nhân. Trước Đức Phật, và thậm chí vào thời Đức Phật, có nhiều vị thầy dạy về đạo đức, dạy về thiền định, và có những người cũng nói về trí tuệ. Nhưng trí tuệ này chỉ là tuệ thụ nhận hoặc tuệ tri thức. Không có tuệ đạt được qua kinh nghiệm cá nhân. Đức Phật thấy một người có thể chơi với nhiều trò chơi trí thức hay sùng tín, nhưng trừ phi anh tự kinh nghiệm sự thật, và phát triển trí tuệ từ kinh nghiệm bản thân, anh ta sẽ không giải thoát. Vipassana là trí tuệ từ kinh nghiệm cá nhân. Người đó có thể nghe pháp thoại hoặc đọc kinh điển. Hoặc người đó có thể dùng tri thức và cố hiểu: ”Vâng, lời giảng của Đức Phật thật tuyệt diệu! Trí tuệ này thật tuyệt diệu!” Nhưng đó không phải là tuệ từ kinh nghiệm trực tiếp.

The entire field of mind and matter – the six senses and their respective objects – have the basic characteristics of anicca (impermanence), dukkha (suffering) and anattā (egolessness). Buddha wanted us to experience this reality within ourselves. To explore the truth within the framework of the body, he designated two fields. One is the material structure: the corporeal structure, the physical structure. The other is the mental structure with four factors: consciousness; perception; the part of the mind that feels sensation; and the part of the mind that reacts. So to explore both fields he gave us kāyānupassanā (observation of the body) and cittānupassanā (observation of the mind).

Toàn thể phạm trù tâm và thân- sáu giác quan và những đối tượng tương ứng – có những đặc tính căn bản của anicca (vô thường), dukkha (khổ) và anattā (vô ngã). Đức Phật muốn chúng ta kinh nghiệm sự thật này trong chính mình. Để khám phá sự thật trong khuôn khổ của thân, ngài chỉ ra hai phạm trù. Một là phạm trù của vật chất: cấu trúc của thân xác, cấu trúc vật lý. Phần còn lại là cấu trúc của tâm với bốn yếu tố: tâm ý thức, nhận thức; phần của tâm cảm thấy cảm giác; và phần của tâm phản ứng. Vì vậy để khám phá cả hai phạm trù ngài chỉ cho chúng ta  kāyānupassanā (quan sát thân) và cittānupassanā (quan sát tâm).

How can you observe the body with direct experience unless you can feel it? There must be something happening in the body which you feel, which you realize. Then you can say, “Yes, I have practiced kāyānupassanā.” One must feel the sensations on the body: this is vedanānupassanā (observation of body sensations).

Làm thế nào bạn có thể quan sát thân với kinh nghiệm trực tiếp trừ phi bạn có thể cảm thấy nó ? Phải có điều gì xảy ra trong cơ thể điều bạn cảm thấy, điều bạn nhận ra. Khi đó bạn có thể nói, “Vâng, tôi đã thực hành kāyānupassanā.” Người đó phải cảm  thấy cảm giác trên thân: đây là vedanānupassanā (quan sát cảm giác trên thân).

The same is true for cittānupassanā. Unless something arises in the mind, you cannot directly experience it. Whatever arises in the mind is dhamma (mental content). Therefore dhammānupassanā (observation of the contents of the mind) is necessary for cittānupassanā.

Điều này cũng đúng với cittānupassanā. Trừ phi điều gì khởi lên trong tâm, bạn không thể kinh nghiệm trực tiếp nó. Bất kì điều gì khởi lên trong tâm là dhamma (nội dung của tâm). Do vậy dhammānupassanā (quan sát nội dung của tâm) là điều cần thiết cho cittānupassanā.

This is how the Buddha divided these practices. Kāyānupassanā and vedanānupassanā pertain to the physical structure. Cittānupassanā and dhammānupassanā pertain to the mental structure. See from your personal experience how this mind and matter are related to each other. To believe that one understands mind and matter, without having directly experienced it, is delusion. It is only direct experience that will make us understand the reality about mind and matter. This is where Vipassana starts helping us.

Đây là cách Đức Phật phân chia những phép thực hành. Kāyānupassanā và vedanānupassanā thuộc về cấu trúc vật lý. Cittānupassanā và dhammānupassanā thuộc về cấu trúc của tâm. Nhìn từ kinh nghiệm của bản thân thì đây là cách tâm và thân liên hệ với nhau. Để tin rằng một người hiểu được tâm và thân, không có được từ kinh nghiệm trực tiếp, chỉ là ảo tưởng. Chỉ có kinh nghiệm trực tiếp sẽ giúp chúng ta hiểu được sự thật về tâm và thân. Đây là nơi Vipassana bắt đầu giúp chúng ta.

In brief, understand how we practice Vipassana. We start with Anapana, awareness of respiration—natural respiration. We don’t make it a breathing exercise or regulate the breath as they do in prānāyāma. We observe respiration at the entrance of the nostrils. If a meditator works continuously in a congenial atmosphere without any disturbance, within two or three days some subtle reality on this part of the body will start manifesting itself: some sensations—natural, normal bodily sensations. Maybe heat or cold, throbbing or pulsing or some other sensations. When one reaches the fourth or fifth day of practice, he or she will find that there are sensations throughout the body, from head to feet. One feels those sensations, and is asked not to react to them. Just observe; observe objectively, without identifying yourself with the sensations.

Tóm gọn, hiểu cách chúng ta thực hành Vipassana. Chúng ta bắt đầu với Anapana, nhận biết về hơi thở – hơi thở tự nhiên. Chúng ta không biến nó thành bài tập thở hoặc điều hòa hơi thở như trong bài tập thở prānāyāma. Chúng ta quan sát hơi thở tại cửa ống mũi. Nếu một hành giả làm việc liên tục trong môi trường yên bình không có sự quấy nhiễu, trong hai hoặc ba ngày một vài sự thật vi tế ở phần này của cơ thể sẽ tự biểu lộ: vài cảm giác tự nhiên, bình thường của cơ thể. Có thể là nóng hoặc lạnh, nhói lên hoặc có mạch đập hoặc vài cảm giác khác. Khi người đó đạt đến ngày thứ tư hoặc thứ năm của việc thực hành, anh ta hoặc cô ta sẽ thấy rằng những cảm giác thông suốt cơ thể, từ đầu đến chân. Người đó cảm thấy những cảm giác đó, và được yêu cầu không phản ứng với chúng. Chỉ quan sát; quan sát khách quan, không nhận biết bản thân với các cảm giác. 

When you work as Buddha wanted you to work, by the time you reach the seventh day or the eighth day, you will move towards subtler and subtler reality. The Dhamma (natural law) will start helping you. You observe this structure that initially appears to be so solid, the entire physical structure at the level of sensation. Observing, observing you will reach the stage when you experience that the entire physical structure is nothing but subatomic particles: throughout the body, nothing but kalāpas (subatomic particles). And even these tiniest subatomic particles are not solid. They are mere vibration, just wavelets. The Buddha’s words become clear by experience:

Khi bạn làm việc như Đức Phật muốn bạn làm, vào đến ngày thứ bảy hoặc thứ tám, bạn sẽ tiến đến sự thật vi tế hơn vi tế hơn nữa. Dhamma (luật của tự nhiên) sẽ bắt đầu giúp bạn. Bạn quan sát cấu trúc bên trong xuất hiện thật rắn đặc, toàn thể cấu trúc vật lý ở cấp độ cảm giác. Quan sát, quan sát bạn sẽ đến giai đoạn bạn kinh nghiệm toàn thể cấu trúc cảm giác không là gì chỉ là những phần tử hạ nguyên tử: khắp cơ thể, không gì mà là những kalāpas (phần tử hạ nguyên tử). Và thậm chí những phần tử hạ nguyên tử nhỏ nhất cũng không rắn đặc. Chúng là những rung động, chỉ là những gợn sóng lăn tăn. Lời nói của Đức Phật trở nên rõ ràng bằng kinh nghiệm này:

Sabbo pajjalito loko, sabbo loko pakampito.

-The entire universe is nothing but combustion and vibration.

– Toàn thể vũ trụ không có gì chỉ là những sự đốt cháy và rung động.

As you experience it yourself, your kāyānupassanā, your vedanānupassanā, will take you to the stage where you experience that the entire material world is nothing but vibration. Then it becomes very easy for you to practice cittānupassanā anddhammānupassanā.

Khi bạn kinh nghiệm bên trong, kāyānupassanā, vedanānupassanā của bạn, sẽ dẫn bạn đến trạng thái nơi bạn kinh nghiệm được toàn thể thế giới vật chất không là gì chỉ là những rung động. Khi đó nó trở nên rất dễ dàng cho bạn để thực hành cittānupassanā và dhammānupassanā.

Buddha’s teaching is to move from the gross, apparent truth to the subtlest, ultimate truth, from olārika to sukhuma. The apparent truth always creates illusion and confusion in the mind. By dividing and dissecting apparent reality, you will come to the ultimate reality. As you experience the reality of matter to be vibration, you also start experiencing the reality of the mind: viññāna (consciousness), saññā (perception), vedanā (sensation) and sankhāra (reaction). If you experience them properly with Vipassana, it will become clear how they work.

Lời dạy của Đức Phật là chuyển từ sự thật thô thiển, rõ ràng đến sự thật vi tế nhất, từ olārika đến sukhuma. Sự thật rõ ràng luôn tạo ra những ảo tưởng và ngộ nhận trong tâm. Bằng việc phân tách và mổ xẻ sự thật rõ ràng, bạn sẽ đến sự thật tối hậu. Khi bạn kinh nghiệm được sự thật của vật chất là rung động, bạn cũng bắt đầu kinh nghiệm sự thật của tâm: viññāna (ý thức), saññā (nhận thức), vedanā (cảm giác) và sankhāra (phản ứng). Nếu bạn kinh nghiệm chúng đúng với Vipassana, cách chúng hoạt động sẽ trở nên rõ ràng.

Suppose you have reached the stage where you are experiencing that the entire physical structure is just vibration. If a sound has come in contact with the ears you will notice that this sound is nothing but vibration. The first part of the mind, consciousness, has done its job: ear consciousness has recognized that something has happened at the ear sense door. Like a gong which, having been struck at one point, begins vibrating throughout its structure, so a contact with any of the senses begins a vibration which spreads throughout the body. At first this is merely a neutral vibration, neither pleasant nor unpleasant.

Giả sử bạn đã đạt đến giai đoạn nơi bạn đang kinh nghiệm được toàn thể cấu trúc vật lý chỉ là những rung động. Nếu một âm thanh đến thông qua tai bạn sẽ nhận ra rằng âm thanh đó không là gì ngoài những rung động. Phần đầu tiên của tâm, ý thức, hoàn thành công việc của nó: ý thức của tai đã nhận biết rằng điều gì đó đang xảy ra ở cửa cảm giác của tai. Giống như một cái chiêng, khi đánh vào một điểm, bắt đầu một rung động lan ra hết cấu trúc của nó, vì vậy một sự tiếp xúc với bất kì giác quan nào sẽ bắt đầu một rung động lan khắp cơ thể. Đầu tiên đây là một rung đụng đơn thuần trung lập, không có dễ chịu hay khó chịu.

The perception recognizes and evaluates the sound, “It is a word—what word? Praise! Oh, wonderful, very good!” The resulting sensation, the vibration, will become very pleasant. In the same way, if the words are words of abuse, the vibration will become very unpleasant. The vibration changes according to the evaluation given by the perception part of the mind. Next the third part of the mind starts feeling the sensation: pleasant or unpleasant.

Những nhận thức nhận biết và đánh giá âm thanh, “đây là một từ – từ gì nhỉ ? Tán dương! Ồ, thật tuyệt vời, rất tuyệt!” Kết quả những cảm giác, rung động, sẽ trở nên rất dễ chịu. Theo cùng một cách, nếu những từ đó là những từ quấy nhiễu, rung động sẽ không dễ chịu. Rung động thay đổi theo sự đánh giá được đưa ra bởi phần nhận thức của tâm. Kế đến phần thứ ba của tâm bắt đầu cảm thấy cảm giác: dễ chịu hay khó chịu.

Then the fourth part of the mind will start working. This is reaction; its job is to react. If a pleasant sensation arises, it will react with craving. If an unpleasant sensation arises, it will react with aversion. Pleasant sensation: “I like it. Very good! I want more, I want more!” Similarly, unpleasant sensation: “I dislike it. I don’t want it.” Generating craving and aversion is the part played by the fourth factor of the mind—reaction.

Khi đó phần thứ tư của tâm sẽ bắt đầu làm việc. Đây là phản ứng; công việc của nó là phản ứng. Nếu một cảm giác dễ chịu khởi lên, nó sẽ phản ứng với tham ái. Nếu một cảm giác khó chịu khởi lên, nó sẽ phản ứng với oán ghét. Cảm giác thích thú : “Tôi thích nó. Rất tuyệt! Tôi muốn nhiều hơn nữa, tôi muốn nhiều hơn nữa.!” Tương tự, cảm giác khó chịu : “Tôi không thích nó. Tôi không muốn nó.” Tiếp tục tạo ra tham ái và oán ghét là phần này thứ tư của tâm – phản ứng.

Understand that this process is going on constantly at one sense door or another. Every moment something or the other is happening at one of the sense doors. Every moment the respective consciousness cognizes; the perception recognizes; the feeling part of the mind feels; and the reacting part of the mind reacts, with either craving or aversion. This happens continuously in one’s life.

Hiểu được rằng tiến trình đang diễn ra liên tục ở một cửa giác quan hoặc cửa giác quan khác. Mỗi khoảnh khắc điều này hoặc điều kia xảy ra ở một trong các cửa giác quan. Mỗi khoảnh khắc nhận thức tương ứng nhận thức ra; phần nhận biết nhận diện; phần cảm giác của tâm cảm giác; và phần phản ứng của tâm phản ứng; với tham ái hoặc oán ghét. Điều này xảy ra tiếp tục trong đời sống của người đó. 

At the apparent, surface level, it seems that I am reacting with either craving or aversion to the external stimulus. Actually this is not so. Buddha found that we are reacting to our sensations. This discovery was the enlightenment of Buddha. He said:

Tại cấp độ sự thật rõ ràng, bề mặt, có vẻ tôi đang phản ứng với tham ái hoặc oán ghét với các kích thích từ bên ngoài. Thực ra không phải vậy. Đức Phật thấy rằng chúng ta đang phản ứng với các cảm giác của mình. Chính khám phá này là sự chứng ngộ của Đức Phật. Ngài đã nói:

Salāyatana-paccayā phasso;
phassa-paccayā vedanā;
vedanā-paccayā tanhā.

-With the base of the six senses, contact arises;

– Với nền tảng của sáu giác quan, tiếp xúc khởi lên;

-with the base of contact, sensation arises;

– với nền tảng của tiếp xúc, cảm giác khởi lên;

-with the base of sensation, craving arises.

– với nền tảng của cảm giác, tham ái khởi lên.

It became so clear to him: the six sense organs come in contact with objects outside. Because of the contact, a sensation starts in the body that, most of the time, is either pleasant or unpleasant. Then after a pleasant or unpleasant sensation arises, craving or aversion start — not before that. This realization was possible because Buddha went deep inside and experienced it himself. He went to the root of the problem and discovered how to eradicate the cause of suffering at the root level.

Điều này trở nên rõ ràng với ngài:sáu bộ phận giác quan tiếp xúc với đối tượng bên ngoài. Vì tiếp xúc, một cảm giác bắt đầu trong cơ thể, hầu hết thời gian, cảm giác là dễ chịu hoặc khó chịu. Khi đó sau khi một cảm giác dễ chịu hay khó chịu khởi lên, tham ái hoặc oán ghét bắt đầu – không giống như trước đó. Nhận thức này có thể vì Đức Phật đã đi sâu vào bên trong và tự kinh nghiệm. Ngài đến tận gốc rễ của vấn đề và khám phá ra cách diệt trừ nguyên nhân của khổ ở tầng lớp gốc rễ.

Working at the intellectual level of the mind, we try to suppress craving and aversion, but deep inside, craving and aversion continue. We are constantly rolling in craving or aversion. We are not coming out of misery through suppression.

Làm việc ở cấp độ tri thức của tâm, chúng ta cố đàn áp tham ái và oán ghét, nhưng sâu bên trong, tham ái và oán ghét vẫn tiếp tục. Chúng ta luôn lăn lộn trong tham ái hoặc oán ghét. Chúng ta không thoát khỏi đau khổ từ việc đàn áp nó.

Buddha discovered the way: whenever you experience any sensation, due to any reason, you simply observe it:
Đức Phật đã khám phá ra con đường: mỗi khi quý vị kinh nghiệm bất kỳ cảm giác nào, do bất kỳ nguyên nhân nào, bạn chỉ đơn giản quan sát nó:

Samudaya dhammānupassī vā kāyasmim viharati;
vaya dhammānupassī vā kāyasmim viharati;
samudaya-vaya-dhammānupassī vā kāyasmim viharati.

-He dwells observing the phenomenon of arising in the body.

-Ngài an trú quan sát hiện tượng khởi lên trên thân.

-He dwells observing the phenomenon of passing away in the body.

-Ngài an trú quan sát hiện tượng diệt đi trên thân.

-He dwells observing the phenomenon of simultaneous arising and passing   away in the body.

-Ngài an trú quan sát hiện tượng đồng thời khởi lên và diệt đi trong thân.

Every sensation arises and passes away. Nothing is eternal. When you practice Vipassana, you start experiencing this. However unpleasant a sensation may be—look, it arises only to pass away. However pleasant a sensation may be, it is just a vibration—arising and passing. Pleasant, unpleasant or neutral, the characteristic of impermanence remains the same. You are now experiencing the reality of anicca. You are not believing it because Buddha said so, or some scripture or tradition says so, or even because your intellect says so. You accept the truth of anicca because you directly experience it. This is how your received wisdom and intellectual understanding turn into personally experienced wisdom.

Mỗi cảm giác khởi lên và diệt đi. Không có gì là vĩnh cửu. Khi bạn thực hành Vipassana, bạn bắt đầu kinh nghiệm được điều này. Tuy một cảm giác khó chịu có thể, nó khởi lên nhưng sẽ diệt đi. Tuy một cảm giác dễ chịu có thể, chỉ là một rung động- khởi lên nhưng nó sẽ diệt đi. Dễ chịu, khó chịu hoặc trung tính, đặc tính vô thường vẫn giống nhau. Bạn đang kinh nghiệm thực tế của anicca (vô thường). Bạn không tin nó vì Đức Phật nói thế, hoặc vài kinh điển hoặc truyền thống nói thế, hoặc thậm chí vì kiến thức của bạn nói thế. Bạn chấp nhận sự thật về vô thường vì bạn kinh nghiệm trực tiếp nó. Đây là cách bạn nhận được trí tuệ và hiểu biết kiến thức biến thành trí tuệ kinh nghiệm cá nhân.

Only this experience of anicca will change the habit pattern of the mind. Feeling sensation in the body and understanding that everything is impermanent, you don’t react with craving or aversion; you are equanimous. Practicing this continually changes the habit of reacting at the deepest level. When you don’t generate any new conditioning of craving and aversion, old conditioning comes on the surface and passes away. By observing reality as it is, you become free from all your conditioning of craving and aversion.

Chỉ có sự kinh nghiệm vô thường sẽ thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm. Cảm thấy cảm giác trên thân và hiểu rằng mọi thứ là vô thường, bạn không phản ứng với tham ái hoặc oán ghét; bạn quân bình. Thực hành này tiếp tục sẽ thay đổi thói quen phản ứng ở cấp độ sâu nhất. Khi bạn không tạo ra bất kì điều kiện mới nào của tham ái và oán ghét, điều kiện cũ sẽ trồi lên bề mặt và diệt đi. Bằng việc quan sát thực tế này như chính nó, bạn trở nên thoát khỏi mọi tham ái và oán ghét có điều kiện.

Western psychologists refer to the “conscious mind” Buddha called this part of the mind the paritta citta (a very small part of the mind). There is a big barrier between the paritta citta and the rest of the mind at deeper levels. The conscious mind does not know what is happening in the unconscious or half-conscious. Vipassana breaks this barrier, taking you from the surface level of the mind to the deepest level of the mind. The practice exposes the anusaya kilesa (latent mental defilements) that are lying at the deepest level of the mind.

Các nhà tâm lý học Phương Tây chỉ ra “tâm ý thức” Đức Phật gọi đây là phần của tâm paritta citta (một phần rất nhỏ của tâm). Có một rào cản lớn giữa paritta citta và phần còn lại của tâm ở cấp độ sâu hơn. Tâm ý thức không biết điều đang diễn ra trong tâm vô thức hoặc nửa ý thức. Vipassana phá bỏ rào cản đó, đưa bạn từ bề mặt của tâm đến tầng lớp sâu nhất của tâm. Thực hành phơi bày anusaya kilesa (bất tịnh ẩn sâu trong tâm) chúng nằm ở tầng lớp sâu nhất của tâm.

The so-called “unconscious” mind is not unconscious. It is always conscious of body sensations, and it keeps reacting to them. If they are unpleasant, it reacts with aversion. If they are pleasant, it reacts with craving. This is the habit pattern, the behavior pattern, of the so-called unconscious at the depth of the mind.

Tâm “vô thức” như thế không vô thức. Chúng luôn ý thức được cảm giác trên thân, và vẫn tiếp tục phản ứng với chúng. Nếu cảm giác là khó chịu, nó phản ứng với oán ghét. Nếu cảm giác là dễ chịu, chúng phản ứng với tham ái. Đây là khuôn mẫu thói quen, khuôn mẫu hành vi, của cái được gọi là tâm vô thức ở chiều sâu của tâm.

Here is an example to explain how the so-called unconscious mind is reacting with craving and aversion. You are in deep sleep. A mosquito bites you and there is an unpleasant sensation. Your conscious mind does not know what has happened. The unconscious knows immediately that there is an unpleasant sensation, and it reacts with aversion. It drives away or kills the mosquito. But still there is an unpleasant sensation, so you scratch, though your conscious mind is in deep sleep. When you wake up, if somebody asks you how many mosquito bites you got during the night, you won’t know. Your conscious mind was unaware but the unconscious knew, and it reacted.

Đây là ví dụ giải thích cách cái gọi là tâm vô thức phản ứng với tham ái và oán ghét. Bạn đang chìm vào giấc ngủ sâu. Một con muỗi cắn bạn và có một cảm giác khó chịu. Tâm ý thức không biết điều gì xảy ra. Tâm vô thức biết ngay lập tức có một cảm giác khó chịu, và nó phản ứng với oán ghét. Nó xua đi hoặc giết con muỗi. Nhưng cảm giác khó chịu vẫn còn, vì thế bạn gãi, dù cho tâm ý thức vẫn chìm sâu vào giấc ngủ. Khi bạn thức dậy, nếu ai đó hỏi bạn có bao nhiêu con muỗi cắn bạn đêm qua, bạn sẽ không biết. Tâm ý thức không nhận biết nhưng tâm vô thức thì biết, và phản ứng.

Another example: Sitting for about half an hour, some pressure starts somewhere and the unconscious mind reacts: “There is a pressure. I don’t like it!” You change your position. The unconscious mind is always in contact with the body sensations. You make a little movement, and then after some time you move again. Just watch somebody sitting for fifteen to twenty minutes. You will find that this person is fidgeting, shifting a little here, a little there. Of course, consciously he does not know what he is doing. This is because he is not aware of the sensations. He does not know that he is reacting with aversion to these sensations. This barrier is ignorance.

Một ví dụ khác: bạn ngồi khoảng nửa tiếng,vài sự chèn ép bắt đầu ở đâu đó và tâm vô thức phản ứng: “Có một sự chèn ép. Tôi không thích nó.!” Bạn thay đổi tư thế ngồi. Tâm vô thức luôn tiếp xúc với cảm giác trên thân. Bạn chuyển người tí xíu, và sau đó đôi khi bạn lại di chuyển tiếp. Chỉ quan sát ai đó ngồi chừng mười lăm hay hai mươi phút. Bạn sẽ thấy người này bồn chồn, đổi người sáng bên này một xíu, bên kia một xíu. Dĩ nhiên, anh ta không biết một cách ý thức điều anh ta làm. Vì anh ta không nhận biết được cảm giác. Anh ta không biết anh ta đang phản ứng với oán ghét với những cảm giác. Hàng rào này là vô minh.

Vipassana breaks this ignorance. Then one starts understanding how sensations arise and how they give rise to craving or aversion. When there is a pleasant sensation, there is craving. When there is an unpleasant sensation, there is aversion, and whenever there is craving or aversion, there is misery.

Vipassana phá bỏ vô minh. Khi một người bắt đầu hiểu cách các cảm giác khởi lên và cách chúng khởi nên tham ái hoặc oán ghét. Khi có cảm giác dễ chịu, có tham ái. Khi có cảm giác khó chịu, có oán ghét, và khi có tham ái hay oán ghét, có đau khổ.

If one does not break this behavior pattern, there will be continual craving or aversion. At the surface level you may say that you are practicing what Buddha taught, but in fact, you are not practicing what Buddha taught! You are practicing what the other teachers at the time of Buddha taught. Buddha taught how to go to the deepest level where suffering arises. Suffering arises because of one’s reaction of craving or aversion. The source of craving and aversion must be found, and one must change one’s behavior pattern at that level.

Nếu một người không phá vỡ khuôn mẫu hành vi, sẽ có tham ái và oán ghét triền miên. Ở cấp độ bề mặt bạn có thể nói bạn đang thực hành điều Đức Phật dạy, nhưng thực tế, bạn không thực hành điều Đức Phật dạy! Bạn đang thực hành điều những người thầy khác cùng thời Đức Phật dạy. Đức Phật đã dạy cách đi sâu vào tầng lớp sâu nhất nơi đau khổ khởi lên. Đau khổ khởi lên vì phản ứng của người đó đầy tham ái và oán ghét. Nguồn cội của tham ái và oán ghét phải được tìm ra, và người đó phải thay đổi khuôn mẫu hành vi ở cấp độ đó.

Buddha taught us to observe suffering and the arising of suffering. Without observing these two we can never know the cessation of misery. Suffering arises with the sensations. If we react to sensations, then suffering arises. If we do not react we do not suffer from them. However unpleasant a sensation may be, if you don’t react with aversion, you can smile with equanimity. You understand that this is all anicca, impermanence. The whole habit pattern of the mind changes at the deepest level.

Đức Phật dạy chúng ta quan sát khổ và sự sinh ra của khổ. Không quan sát hai việc này chúng ta không bao giờ biết con đường chấm đứt khổ. Khổ khởi lên với những cảm giác. Nếu chúng ta phản ứng với cảm giác, thì khổ khởi lên. Nếu chúng ta không phản ứng chúng ta không chịu khổ từ điều đó. Tuy nhiên bạn có thể có những cảm giác khó chịu, nếu bạn không phản ứng với oán ghét, bạn có thể mỉm cười với sự quân bình. Bạn hiểu được tất cả chỉ là anicca, vô thường. Toàn bộ khuôn mẫu thói quen của tâm thay đổi ở cấp độ sâu nhất.

Through the practice of Vipassana, people start to come out of all kinds of impurities of the mind—anger, passion, fear, ego, and so on. Within a few months or a few years the change in people becomes very evident. This is the benefit of Vipassana, here and now. In this very life you will get the benefit.

Thông qua thực hành Vipassana, mọi người bắt đầu thoát khỏi tất cả những loại bất tịnh trong tâm – giận dữ, đam mê, sợ hãi, bản ngã, và v.v. Trong vòng vài tháng hoặc vài năm thay đổi trong con người trở nên rất rõ ràng. Đây là lợi ích của Vipassana, ở đây và bây giờ. Khi đó cuộc sống của bạn sẽ đạt được lợi lạc.

This is the land of Dhamma, a land of the teaching of Buddha, a land where you have such a large Sangha. Make use of the teaching of Buddha at the deepest level. Don’t just remain at the surface level of the teaching of Buddha. Go to the deepest level where your craving arises:

Đây là vùng đất của Dhamma, một vùng đất của những lời dạy của Đức Phật, vùng đất nơi bạn có một Tăng Đoàn lớn mạnh. Hãy tận dụng lời dạy của Đất Phật ở cấp độ sâu nhất. Đừng chỉ dừng lại ở cấp độ bề mặt những lời dạy của Đức Phật. Hãy đi sâu hơn vào cấp độ sâu nhất nơi tham ái khởi lên:

Vedanā paccayā tanhā;
vedanā-nirodhā tanhā-nirodho;
tanhā-nirodhā dukkha-nirodho.

-Sensations give rise to craving; if sensations cease, craving ceases; when craving ceases, suffering ceases. When one experiences the truth of nibbāna—a stage beyond the entire sensorium—all the six sense organs stop working. There can’t be any contact with objects outside, so sensation ceases. At this stage there is freedom from all suffering.

Khi một người kinh nghiệm sự thật của nibbāna niết bàn- giai đoạn vượt ra ngoài toàn thể cảm giác – tất cả các cơ quan của sáu giác quan ngừng hoạt động. Không có bất kỳ tiếp xúc nào với những đối tượng bên ngoài, vì thế cảm giác đoạn diệt. Ở giai đoạn này có tự do khỏi mọi đau khổ.

First you must reach the stage where you can feel sensations. Only then can you change the habit pattern of your mind. Work on this technique, this process, at the very deepest level. If you work on the surface level of the mind you are only changing the conscious part of the mind, your intellect. You are not going to the root cause, the most unconscious level of the mind; you are not removing the anusaya kilesa—deep-rooted defilements of craving and aversion. They are like sleeping volcanoes that may erupt at any time. You continue to roll from birth to death; you are not coming out of misery.

Đầu tiên bạn phải đến được giai đoạn bạn có thể cảm giác. Chỉ khi đó bạn có thể thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm. Làm việc với kỹ thuật này, tiến trình này, ở cấp độ sâu nhất. Nếu bạn làm việc ở cấp độ bề mặt của tâm bạn chỉ thay đổi được phần tâm ý thức, tri thức của bạn. Bạn không đi vào nguyên nhân gốc rễ, tầng lớp vô thức nhất của tâm; bạn không loại bỏ đi anusaya kilesa – gốc rễ bất tịnh của tham ái và oán ghét. Chúng giống như những ngọn núi lửa đang ngủ có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào. Bạn có thể lăn trong vòng sinh tử; mà vẫn không thoát khỏi khổ đau.

Make use of this wonderful technique and come out of your misery, come out of the bondage and enjoy real peace, real harmony, real happiness.

Hãy tận dụng kỹ thuật này và thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi ràng buộc và tận hưởng an lạc thực sự, hòa hợp thực sự, hạnh phúc thực sự.

May all of you enjoy real peace, real harmony, real happiness.

Nguyện tất cả hưởng được an lạc thực sự, hòa hợp thực sự, hạnh phúc thực sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *