DHAMMĀTTAPAṬIÑÑĀ – LỜI BỐ CÁO QUY Y PHÁP BẢO
Nghĩa: Lời khẳng định của cá nhân đối với Pháp bảo.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ dhammo me saraṅaṃ varaṃ
etena saccavajjena hotu me jayamaṅgalaṃ.
Nghĩa: Tôi không nương nhờ một nơi nào khác (= không có nơi nào khác là sự nương nhờ của tôi), Pháp bảo là nơi nương nhờ cao quý của tôi. Do lời chân thật này, xin cho tôi được sự thắng lợi và sự hạnh phúc.
Natthi = na + atthi
na = bất biến từ, có ý nghĩa phủ định = không.
atthi = động từ bất qui tắc “asti,” thì hiện tại, ngôi thứ ba, số ít = là, có.
me: đại từ nhân xưng, cách thứ sáu của “amha“, số ít = của tôi, thuộc về tôi.
saraṇaṃ: danh từ, trung tánh, cách thứ nhất của “saraṇa“, số ít = sự nương tựa, sự quy y.
aññaṃ: tính từ (bổ nghĩa cho “saraṇa“), trung tánh, cách thứ nhất, số ít = cái khác.
varaṃ: tính từ (bổ nghĩa cho “saraṇa“), trung tánh, cách thứ nhất, số ít = quý báu.
etena: đại từ chỉ định (được dùng như tính từ, bổ nghĩa cho “saccavajjena“) trung tánh, cách thứ ba, số ít = với cái này, bằng việc này.
saccavajjena = sacca + vajjena: nhóm từ (loại tappurisa, biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối “vajja“), trung tánh, cách thứ ba, số ít = do việc nói lên sự thật, do lời chân thật.
sacca = danh từ, trung tánh = sự thật.
vajja = danh động từ (“vad” nói), trung tánh = sự nói lên.
hotu = động từ bất qui tắc “hoti,” mệnh lệnh cách, ngôi thứ ba, số ít = hãy là, hãy có, mong là, xin được.
jayamaṅgalaṃ = jaya + maṅgalaṃ: nhóm từ (loại dvanda, biến đổi tùy thuận theo từ cuối “maṅgalaṃ“), trung tánh, cách thứ nhất, số ít = sự thắng lợi và sự hạnh phúc.
jaya = danh từ, nam tánh = sự chiến thắng, sự khuất phục, sự chế ngự.
maṅgalaṃ = danh từ, trung tánh = sự may mắn, thuận lợi, hạnh phúc.
Tôi không nương nhờ một nơi nào khác (= không có nơi nào khác là sự nương nhờ của tôi), Pháp bảo là nơi nương nhờ cao quý của tôi. Do lời chân thật này, xin cho tôi được sự thắng lợi và sự hạnh phúc.
-ooOoo-