PHÂN TÍCH ĐẠO II – PAṬISAMBHIDĀMAGGO – XII – GIẢNG VỀ SỰ VIỄN LY

IV. GIẢNG VỀ SỰ VIỄN LY

[Duyên khởi ở Sāvatthī]

Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ các hành động gì được thực hiện bằng sức lực tất cả các hành động ấy được thực hiện sau khi đã nương tựa vào trái đất, sau khi đã thiết lập ở trên trái đất; các hành động được thực hiện bằng sức lực này được thực hiện như vậy. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế, sau khi nương tựa vào giới sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu tu tập Thánh Đạo tám chi phần, làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần.

Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu tu tập Thánh Đạo tám chi phần, làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu tu tập chánh kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến diệt tận, có sự hướng đến xả ly; tu tập chánh tư duy … tu tập chánh ngữ … tu tập chánh nghiệp … tu tập chánh mạng … tu tập chánh tinh tấn … tu tập chánh niệm … tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến diệt tận, có sự hướng đến xả ly. Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu tu tập Thánh Đạo tám chi phần, làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần là (có ý nghĩa) như thế.

Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ các hạt giống và các loài thảo mộc nào đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển, tất cả các loài ấy (đạt được) sau khi đã nương tựa vào trái đất, sau khi đã thiết lập ở trên trái đất; các hạt giống và các loài thảo mộc này đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển là như vậy. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập Thánh Đạo tám chi phần, trong khi làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp.

Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập Thánh Đạo tám chi phần, trong khi làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu tu tập chánh kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến sự diệt tận, có sự hướng đến xả ly; tu tập chánh tư duy … tu tập chánh ngữ … tu tập chánh nghiệp … tu tập chánh mạng … tu tập chánh tinh tấn … tu tập chánh niệm …  tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến sự diệt tận, có sự hướng đến xả ly. Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập Thánh Đạo tám chi phần, trong khi làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp là (có ý nghĩa) như thế.

Đối với chánh kiến, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ. Đối với chánh tư duy … Đối với chánh ngữ … Đối với chánh nghiệp … Đối với chánh mạng … Đối với chánh tinh tấn … Đối với chánh niệm … Đối với chánh định, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ.

Đối với chánh kiến, có năm sự viễn ly gì? Sự viễn ly do áp chế, sự viễn ly do thay thế, sự viễn ly do đoạn trừ, sự viễn ly do tịnh lặng, sự viễn ly do xuất ly. Và sự viễn ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự viễn ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự viễn ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự viễn ly do tịnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự viễn ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh kiến, có năm sự viễn ly này. Ở năm sự viễn ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.

Đối với chánh kiến, có năm sự ly tham ái gì? Sự ly tham ái do áp chế, sự ly tham ái do thay thế, sự ly tham ái do đoạn trừ, sự ly tham ái do tịnh lặng, sự ly tham ái do xuất ly. Và sự ly tham ái do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự ly tham ái do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự ly tham ái do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự ly tham ái do tịnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự ly tham ái do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh kiến, có năm sự ly tham ái này. Ở năm sự ly tham ái này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.

Đối với chánh kiến, có năm sự diệt tận gì? Sự diệt tận do áp chế, sự diệt tận do thay thế, sự diệt tận do đoạn trừ, sự diệt tận do tịnh lặng, sự diệt tận do xuất ly. Và sự diệt tận do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự diệt tận do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự diệt tận do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự diệt tận do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự diệt tận do xuất ly là bản thể bất tử. Đối với chánh kiến, có năm sự diệt tận này. Ở năm sự diệt tận này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.

Đối với chánh kiến, có năm sự xả ly gì? Sự xả ly do áp chế, sự xả ly do thay thế, sự xả ly do đoạn trừ, sự xả ly do tịnh lặng, sự xả ly do xuất ly. Và sự xả ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự xả ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự xả ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự xả ly do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự xả ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh kiến, có năm sự xả ly này. Ở năm sự xả ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định. Đối với chánh kiến, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ này.

Đối với chánh tư duy … Đối với chánh ngữ … Đối với chánh nghiệp … Đối với chánh mạng … Đối với chánh tinh tấn … Đối với chánh niệm … Đối với chánh định, có năm sự viễn ly gì? Sự viễn ly do áp chế, sự viễn ly do thay thế, sự viễn ly do đoạn trừ, sự viễn ly do tịnh lặng, sự viễn ly do xuất ly. Và sự viễn ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự viễn ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự viễn ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự viễn ly do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự viễn ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh định, có năm sự viễn ly này. Ở năm sự viễn ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.

Đối với chánh định, có năm sự ly tham ái gì? Sự ly tham ái do áp chế, sự ly tham ái do thay thế, sự ly tham ái do đoạn trừ, sự ly tham ái do tịnh lặng, sự ly tham ái do xuất ly. Và sự ly tham ái do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự ly tham ái do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự ly tham ái do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự ly tham ái do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự ly tham ái do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh định, có năm sự ly tham ái này. Ở năm sự ly tham ái này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.

Đối với chánh định, có năm sự diệt tận gì? Sự diệt tận do áp chế, sự diệt tận do thay thế, sự diệt tận do đoạn trừ, sự diệt tận do tịnh lặng, sự diệt tận do xuất ly. Và sự diệt tận do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự diệt tận do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự diệt tận do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự diệt tận do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự diệt tận do xuất ly là bản thể bất tử. Đối với chánh định, có năm sự diệt tận này. Ở năm sự diệt tận này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.

Đối với chánh định, có 5 sự xả ly gì? Sự xả ly do áp chế, sự xả ly do thay thế, sự xả ly do đoạn trừ, sự xả ly do tịnh lặng, sự xả ly do xuất ly. Và sự xả ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự xả ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự xả ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự xả ly do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự xả ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh định, có 5 sự xả ly này. Ở 5 sự xả ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định. Đối với chánh định, có 5 sự viễn ly, 5 sự ly tham ái, 5 sự diệt tận, 5 sự xả ly, 12 sự liên hệ này.

Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ các hành động gì được thực hiện bằng sức lực tất cả các hành động ấy đều được thực hiện sau khi đã nương tựa vào trái đất, sau khi đã thiết lập ở trên trái đất; các hành động được thực hiện bằng sức lực này đều được thực hiện như vậy. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu tu tập bảy giác chi, làm sung mãn bảy giác chi. …(nt)… trong khi tu tập bảy giác chi, trong khi làm sung mãn bảy giác chi, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp. …(nt)… tu tập năm lực, làm sung mãn năm lực …(nt)… trong khi tu tập năm lực, trong khi làm sung mãn năm lực, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp. …(nt)… tu tập năm quyền, làm sung mãn năm quyền …(nt)…

Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ các hạt giống và các loài thảo mộc nào đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển, tất cả các loài ấy (đạt được) sau khi đã nương tựa vào trái đất, sau khi đã thiết lập ở trên trái đất; các hạt giống và các loài thảo mộc này đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển là như vậy. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập năm quyền, trong khi làm sung mãn năm quyền, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp.

Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập năm quyền, trong khi làm sung mãn năm quyền, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu tu tập tín quyền liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến sự diệt tận, có sự hướng đến xả ly; tu tập tấn quyền … tu tập niệm quyền … tu tập định quyền … tu tập tuệ quyền liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến sự diệt tận, có sự hướng đến xả ly. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới …(như trên)… đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp là (có ý nghĩa) như thế.

Đối với tín quyền, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ. Đối với tấn quyền … Đối với niệm quyền … Đối với định quyền … Đối với tuệ quyền, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ.

Đối với tín quyền, có năm sự viễn ly gì? Sự viễn ly do áp chế, sự viễn ly do thay thế, sự viễn ly do đoạn trừ, sự viễn ly do tịnh lặng, sự viễn ly do xuất ly. Và sự viễn ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự viễn ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự viễn ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự viễn ly do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự viễn ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với tín quyền, có năm sự viễn ly này. Ở năm sự viễn ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định. …(như trên)… Đối với tín quyền, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ này.

Đối với tấn quyền … Đối với niệm quyền … Đối với định quyền … Đối với tuệ quyền, có năm sự viễn ly gì? Sự viễn ly do áp chế, sự viễn ly do thay thế, sự viễn ly do đoạn trừ, sự viễn ly do tịnh lặng, sự viễn ly do xuất ly. …(nt)… Đối với tuệ quyền, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ này.

Phần Giảng về sự Viễn Ly được đầy đủ.

–ooOoo–

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *