PHÂN TÍCH ĐẠO II – PAṬISAMBHIDĀMAGGO – IX – GIẢNG VỀ CHÂN LÝ

II. GIẢNG VỀ CHÂN LÝ

Đầy đủ phần duyên khởi: Này các tỳ khưu, đây là bốn thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Bốn gì? Này các tỳ khưu, ‘Đây là Khổ,’ điều này là thực thể, điều này là không ngoài thực thể, điều này không phải là dị thể; ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ điều này là thực thể, điều này là không ngoài thực thể, điều này không phải là dị thể; ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ điều này là thực thể, điều này là không ngoài thực thể, điều này không phải là dị thể; ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ điều này là thực thể, điều này là không ngoài thực thể, điều này không phải là dị thể. Này các tỳ khưu, đây là bốn thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể.

Khổ là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn ý nghĩa về khổ của Khổ là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể: Ý nghĩa áp bức, ý nghĩa tạo tác, ý nghĩa nóng nảy, ý nghĩa chuyển biến của Khổ; bốn ý nghĩa này về khổ của Khổ là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Khổ là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) như thế.

Nhân sanh (Khổ) là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể: Ý nghĩa tích lũy (nghiệp), ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa ràng buộc, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ); bốn ý nghĩa này về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Nhân sanh (Khổ) là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) như thế.

Sự diệt tận (Khổ) là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể: Ý nghĩa xuất ly, ý nghĩa viễn ly, ý nghĩa không tạo tác, ý nghĩa bất tử của sự diệt tận (Khổ); bốn ý nghĩa này về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Sự diệt tận (Khổ) là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) như thế.

Đạo là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn ý nghĩa về đạo của Đạo là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể: Ý nghĩa dẫn xuất, ý nghĩa nguyên nhân, ý nghĩa nhận thức, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo; bốn ý nghĩa này về đạo của Đạo là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Đạo là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) như thế.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với bao nhiêu biểu hiện? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với bốn biểu hiện: theo ý nghĩa thực thể, theo ý nghĩa vô ngã, theo ý nghĩa chân lý, theo ý nghĩa thấu triệt; bốn chân lý được tổng hợp chung lại là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với bốn biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về thực thể; bốn chân lý được tổng hợp chung lại theo ý nghĩa thực thể là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa vô ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa vô ngã là với bốn biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về vô ngã, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về vô ngã, ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về vô ngã, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về vô ngã; bốn chân lý được tổng hợp chung lại theo ý nghĩa vô ngã là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa chân lý là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa chân lý là với bốn biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về chân lý, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về chân lý, ý nghĩa diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về chân lý, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về chân lý; bốn chân lý được tổng hợp chung lại theo ý nghĩa chân lý là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thấu triệt là với bốn biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về thấu triệt; bốn chân lý được tổng hợp chung lại theo ý nghĩa thấu triệt là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là (có ý nghĩa) thế nào?  Điều gì là vô thường, điều ấy là khổ não; điều gì là khổ não, điều ấy là vô thường. Điều gì là vô thường và khổ não, điều ấy là vô ngã. Điều gì là vô thường, khổ não, và vô ngã, điều ấy là thực thể. Điều gì là vô thường, khổ não, vô ngã, và thực thể, điều ấy là chân lý. Điều gì là vô thường, khổ não, vô ngã, thực thể, và chân lý, điều ấy là được tổng hợp chung lại. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với bao nhiêu biểu hiện? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với chín biểu hiện: theo ý nghĩa thực thể, theo ý nghĩa vô ngã, theo ý nghĩa chân lý, theo ý nghĩa thấu triệt, theo ý nghĩa biết rõ, theo ý nghĩa biết toàn diện, theo ý nghĩa từ bỏ, theo ý nghĩa tu tập, theo ý nghĩa tác chứng; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với chín biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với chín biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về biết rõ của thắng trí là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về biết toàn diện của toàn trí là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về từ bỏ của sự từ bỏ là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về tu tập của sự tu tập là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng là ý nghĩa về thực thể; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với chín biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa vô ngã … theo ý nghĩa chân lý … theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thấu triệt là với chín biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về biết rõ của thắng trí là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về biết toàn diện của toàn trí là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về từ bỏ của sự từ bỏ là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về tu tập của sự tu tập là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng là ý nghĩa về thấu triệt; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thấu triệt là với chín biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với bao nhiêu biểu hiện? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với mười hai biểu hiện: theo ý nghĩa thực thể, theo ý nghĩa vô ngã, theo ý nghĩa chân lý, theo ý nghĩa thấu triệt, theo ý nghĩa biết rõ, theo ý nghĩa biết toàn diện, theo ý nghĩa hiện tượng, theo ý nghĩa sự kiện, theo ý nghĩa điều đã được biết, theo ý nghĩa tác chứng, theo ý nghĩa chạm đến, theo ý nghĩa lãnh hội; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với mười hai biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với mười sáu biểu hiện: Ý nghĩa áp bức, ý nghĩa tạo tác, ý nghĩa nóng nảy, ý nghĩa chuyển biến của Khổ là ý nghĩa về thực thể; Ý nghĩa tích lũy (nghiệp), ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa ràng buộc, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thực thể; Ý nghĩa xuất ly, ý nghĩa viễn ly, ý nghĩa không tạo tác, ý nghĩa bất tử của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thực thể; Ý nghĩa dẫn xuất, ý nghĩa nguyên nhân, ý nghĩa nhận thức, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo là ý nghĩa về thực thể; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với mười sáu biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa vô ngã … theo ý nghĩa chân lý … theo ý nghĩa thấu triệt … theo ý nghĩa biết rõ … theo ý nghĩa biết toàn diện … theo ý nghĩa hiện tượng … theo ý nghĩa sự kiện … theo ý nghĩa điều đã được biết … theo ý nghĩa tác chứng … theo ý nghĩa chạm đến … theo ý nghĩa lãnh hội là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa lãnh hội là với 16 biểu hiện: Ý nghĩa áp bức, ý nghĩa tạo tác, ý nghĩa nóng nảy, ý nghĩa chuyển biến của Khổ là ý nghĩa về lãnh hội; Ý nghĩa tích lũy (nghiệp), ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa ràng buộc, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về lãnh hội; Ý nghĩa xuất ly, ý nghĩa viễn ly, ý nghĩa không tạo tác, ý nghĩa bất tử của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về lãnh hội; Ý nghĩa dẫn xuất, ý nghĩa nguyên nhân, ý nghĩa nhận thức, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo là ý nghĩa về lãnh hội; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa lãnh hội là với 16 biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.

Có bao nhiêu tướng trạng của chân lý? Có hai tướng trạng của chân lý: tướng trạng hữu vi và tướng trạng vô vi; đây là hai tướng trạng của chân lý.  

Có bao nhiêu tướng trạng của chân lý? Có sáu tướng trạng của chân lý: Đối với các chân lý hữu vi, sự sanh khởi được nhận biết, sự hoại diệt được nhận biết, khi chúng tồn tại trạng thái biến đổi được nhận biết; đối với chân lý vô vi, sự sanh khởi không được nhận biết, sự hoại diệt không được nhận biết, khi tồn tại trạng thái biến đổi không được nhận biết; đây là sáu tướng trạng của chân lý.

Có bao nhiêu tướng trạng của chân lý? Có mười hai tướng trạng của chân lý: Đối với chân lý về Khổ, sự sanh khởi được nhận biết, sự hoại diệt được nhận biết, khi tồn tại trạng thái biến đổi được nhận biết; đối với chân lý về nhân sanh (Khổ), sự sanh khởi được nhận biết, sự hoại diệt được nhận biết, khi tồn tại trạng thái biến đổi được nhận biết; đối với chân lý về Đạo, sự sanh khởi được nhận biết, sự hoại diệt được nhận biết, khi tồn tại trạng thái biến đổi được nhận biết; đối với chân lý về sự diệt tận (Khổ), không sự sanh khởi được nhận biết, không sự hoại diệt được nhận biết, khi tồn tại không trạng thái biến đổi được nhận biết; đây là mười hai tướng trạng của chân lý.

Thuộc về bốn chân lý, có bao nhiêu là thiện, có bao nhiêu là bất thiện, có bao nhiêu là vô ký? Chân lý về nhân sanh (Khổ) là bất thiện, chân lý về Đạo là thiện, chân lý về sự diệt tận là vô ký, chân lý về Khổ có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Có thể ba chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với ba chân lý về phương diện nền tảng theo thứ lớp?

Có thể: Có thể là (có ý nghĩa) thế nào? (Nếu) chân lý về Khổ là bất thiện và chân lý về nhân sanh (Khổ) là bất thiện; như vậy theo ý nghĩa của bất thiện, hai chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với hai chân lý. (Nếu) chân lý về Khổ là thiện và chân lý về Đạo là thiện; như vậy theo ý nghĩa của thiện, hai chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với hai chân lý. (Nếu) chân lý về Khổ là vô ký và chân lý về sự diệt tận (Khổ) là vô ký; như vậy theo ý nghĩa của vô ký, hai chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với hai chân lý. Như vậy, có thể ba chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với ba chân lý về phương diện nền tảng theo thứ lớp.

[Duyên khởi ở Sāvatthī]

Này các tỳ khưu, trước lúc Toàn Giác, khi hãy còn là Bồ Tát chưa thành Chánh Đẳng Giác, điều này đã khởi đến ta: Đối với sắc, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly? Đối với thọ, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly? Đối với tưởng, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly? Đối với các hành, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly? Đối với thức, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly?  

Này các tỳ khưu, điều này đã khởi đến ta đây: Tùy thuận vào sắc, lạc và hỷ tâm sanh lên; điều này là khoái lạc của sắc. Sắc là vô thường, là khổ não, có hiện tượng chuyển biến; điều này là tai hại của sắc. Sự loại bỏ ước muốn và tham ái ở sắc, sự từ bỏ ước muốn và tham ái ở sắc; điều này là xuất ly khỏi sắc. Tùy thuận vào thọ … Tùy thuận vào tưởng … Tùy thuận vào các hành … Tùy thuận vào thức, lạc và hỷ tâm sanh lên; điều này là khoái lạc của thức. Thức là vô thường, là khổ não, có hiện tượng chuyển biến; điều này là tai hại của thức. Sự loại bỏ ước muốn và tham ái ở thức, sự từ bỏ ước muốn và tham ái ở thức; điều này là xuất ly khỏi thức.

Này các tỳ khưu, cho đến khi nào ta chưa biết rõ đúng theo thực thể khoái lạc là khoái lạc, tai hại là tai hại, xuất ly là xuất ly đối với năm thủ uẩn này là như vầy, này các tỳ khưu, cho đến khi ấy ta chưa công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Này các tỳ khưu, và đến khi ta đã biết rõ đúng theo thực thể khoái lạc là khoái lạc, tai hại là tai hại, xuất ly là xuất ly đối với năm thủ uẩn này là như vầy, này các tỳ khưu, khi ấy ta đã công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Hơn nữa, sự biết và thấy đã sanh khởi đến ta rằng: ‘Sự giải thoát của ta là không thể thay đổi. Đây là lần sanh cuối cùng, giờ không còn tái sanh nữa.’

‘Tùy thuận vào sắc, lạc và tâm sanh lên; điều này là sự khoái lạc của sắc,’ như thế sự thấu triệt do dứt bỏ là chân lý về nhân sanh (Khổ). ‘Sắc là vô thường, là khổ não, có hiện tượng chuyển biến; điều này là tai hại của sắc,’ như thế sự thấu triệt do biết toàn diện là chân lý về Khổ. ‘Sự loại bỏ ước muốn và tham ái, sự từ bỏ ước muốn và tham ái ở sắc; điều này là xuất ly khỏi sắc,’ như thế sự thấu triệt do tác chứng là chân lý về sự diệt tận (Khổ). ‘Liên quan ba sự kiện này, có sự nhận thức, suy nghĩ, lời nói, hành động, sự nuôi mạng, sự tinh tấn, niệm, định ,’[1] như thế sự thấu triệt do tu tập là chân lý về Đạo.

‘Tùy thuận vào thọ, …(như trên)… Tùy thuộc vào tưởng, …(như trên)… Tùy thuộc vào các hành, …(như trên)… Tùy thuộc vào thức, lạc và hỷ tâm sanh lên; điều này là sự khoái lạc của thức,’ như thế sự thấu triệt do dứt bỏ là chân lý về nhân sanh (Khổ). ‘Thức là vô thường, là khổ não, có hiện tượng chuyển biến; điều này là tai hại của thức,’ như thế sự thấu triệt do biết toàn diện là chân lý về Khổ. ‘Sự loại bỏ ước muốn và tham ái ở thức, sự từ bỏ ước muốn và tham ái ở thức; điều này là xuất ly khỏi thức,’ như thế sự thấu triệt do tác chứng là chân lý về sự diệt tận (Khổ). ‘Liên quan ba sự kiện này, có sự nhận thức, suy nghĩ, lời nói, hành động, sự nuôi mạng, sự tinh tấn, niệm, định,’ như thế sự thấu triệt do tu tập là chân lý về Đạo.  

Chân lý: Chân lý là theo bao nhiêu biểu hiện? Là theo ý nghĩa tầm cầu, theo ý nghĩa nắm giữ, theo ý nghĩa thấu triệt.

Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) thế nào? Lão tử có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế.

Lão tử có sanh là căn nguyên, có sanh là nhân sanh, có sanh là sanh chủng, có sanh là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết lão tử, nhận biết nhân sanh của lão tử, nhận biết sự diệt tận của lão tử, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của lão tử; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.

Sanh có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Sanh có hữu là căn nguyên, có hữu là nhân sanh, có hữu là sanh chủng, có hữu là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết sanh, nhận biết nhân sanh của sanh, nhận biết sự diệt tận của sanh, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của sanh; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.

Hữu có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Hữu có thủ là căn nguyên, có thủ là nhân sanh, có thủ là sanh chủng, có thủ là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết hữu, nhận biết nhân sanh của hữu, nhận biết sự diệt tận của hữu, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của hữu; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.

Thủ có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Thủ có ái là căn nguyên, có ái là nhân sanh, có ái là sanh chủng, có ái là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết thủ, nhận biết nhân sanh của thủ, nhận biết sự diệt tận của thủ, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thủ; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.

Ái có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Ái có thọ là căn nguyên, có thọ là nhân sanh, có thọ là sanh chủng, có thọ là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết ái, nhận biết nhân sanh của ái, nhận biết sự diệt tận của ái, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của ái; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.  

Thọ có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Thọ có xúc là căn nguyên, có xúc là nhân sanh, có xúc là sanh chủng, có xúc là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết thọ, nhận biết nhân sanh của thọ, nhận biết sự diệt tận của thọ, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thọ; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.

Xúc có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Xúc có sáu xứ là căn nguyên, có sáu xứ là nhân sanh, có sáu xứ là sanh chủng, có sáu xứ là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết xúc, nhận biết nhân sanh của xúc, nhận biết sự diệt tận của xúc, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của xúc; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.

Sáu xứ có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Sáu xứ có danh sắc là căn nguyên, có danh sắc là nhân sanh, có danh sắc là sanh chủng, có danh sắc là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết sáu xứ, nhận biết nhân sanh của sáu xứ, nhận biết sự diệt tận của sáu xứ, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của sáu xứ; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.

Danh sắc có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Danh sắc có thức là căn nguyên, có thức là nhân sanh, có thức là sanh chủng, có thức là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết danh sắc, nhận biết nhân sanh của danh sắc, nhận biết sự diệt tận của danh sắc, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của danh sắc; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.

Thức có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Thức có các hành là căn nguyên, có các hành là nhân sanh, có các hành là sanh chủng, có các hành là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết thức, nhận biết nhân sanh của thức, nhận biết sự diệt tận của thức, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thức; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.  

Các hành có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Các hành có vô minh là căn nguyên, có vô minh là nhân sanh, có vô minh là sanh chủng, có vô minh là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết các hành, nhận biết nhân sanh của các hành, nhận biết sự diệt tận của các hành, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của các hành; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.

Lão tử là chân lý về Khổ, sanh là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Sanh là chân lý về Khổ, hữu là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Hữu là chân lý về Khổ, thủ là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Thủ là chân lý về Khổ, ái là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Ái là chân lý về Khổ, thọ là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Thọ là chân lý về Khổ, xúc là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Xúc là chân lý về Khổ, sáu xứ là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Sáu xứ là chân lý về Khổ, danh sắc là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Danh sắc là chân lý về Khổ, thức là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Thức là chân lý về Khổ, các hành là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Các hành là chân lý về Khổ, vô minh là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo.

Lão tử là chân lý về Khổ, sanh có thể là chân lý về Khổ, có thể là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Sanh là chân lý về Khổ, hữu có thể là chân lý về Khổ, có thể là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo …(như trên)… Các hành là chân lý về Khổ, vô minh có thể là chân lý về Khổ, có thể là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo.

Phần Giảng về Chân Lý được đầy đủ.

Tụng Phẩm.

–ooOoo–

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *