TIỂU BỘ – PHÁP CÚ – 7. PHẨM A-LA-HÁN – TỲ KHƯU INDACANDA DỊCH

7. PHẨM A-LA-HÁN

[90] 1. Đối với người đã trải qua cuộc hành trình, không còn sầu muộn, đã được giải thoát về mọi phương diện, đã dứt bỏ mọi trói buộc, sự bực bội là không được biết đến.

[91] 2. Các vị nỗ lực, có niệm, các vị ấy không thích thú về chỗ ở. Ví như những con thiên nga từ bỏ hồ nước, các vị ấy từ bỏ mọi trú xứ.

[92] 3. Các vị nào không có sự tích lũy, đã hiểu biết toàn diện về vật thực, có không tánh và vô tướng giải thoát là hành xứ của họ, lộ trình của các vị ấy là khó theo dõi, ví như đường bay của những con chim ở trên không trung.

[93] 4. Vị nào có các lậu hoặc đã được hoàn toàn cạn kiệt, và không bị lệ thuộc về vật thực, có không tánh và vô tướng giải thoát là hành xứ của mình, vết chân của vị ấy là khó theo dõi, ví như đường bay của những con chim ở trên không trung.

[94] 5. Vị nào có các giác quan đã đi đến sự yên lặng, giống như những con ngựa đã khéo được huấn luyện bởi người đánh xe, có ngã mạn đã được dứt bỏ, không còn lậu hoặc, ngay cả chư Thiên cũng yêu mến vị có đức hạnh như thế ấy.

[95] 6. Giống như trái đất không chống đối, tựa như cột trụ chống, vị có sự hành trì tốt đẹp như thế ấy ví như hồ nước đã được vét bùn, không còn các việc luân hồi đối với vị như thế ấy.

[96] 7. Đối với vị đã được giải thoát do sự hiểu biết đúng đắn, đã được an tịnh như thế ấy, suy nghĩ của vị ấy là thanh tịnh, lời nói và hành động đều thanh tịnh.

[97] 8. Người nào không tà tín, biết sự không tạo tác (Niết Bàn), cắt đứt sự tiếp nối (tái sanh), đã tiêu diệt duyên cớ, đã buông bỏ niềm ước muốn, chính vị ấy là con người tối thượng.

[98] 9. Cho dầu ở làng, hoặc là ở rừng, cho dầu ở thung lũng hoặc ở cao nguyên, nơi nào các vị A-la-hán cư ngụ, vùng đất ấy thật đáng ưa thích.

[99] 10. Các khu rừng đáng ưa thích là nơi dân chúng không ưa thích. Những vị có tham ái đã lìa sẽ thích thú, họ không có sự tầm cầu dục lạc.

Phẩm A-la-hán là thứ bảy.

[1] tiṇṇamaññataraṃ yāmaṃ: Chú giải giải thích là một trong ba giai đoạn của cuộc đời, chứ không phải một trong ba canh của đêm (DhA. iii, 138).

[2] Không ghi theo nghĩa thông thường của seti là ‘nằm, ngủ.’ Chú Giải giải thích từ setiviharati: ‘sống, sinh hoạt’ (DhA. iii, 165).

[3] Theo Chú Giải, bệnh (ātura) ở đây có nghĩa là ô nhiễm (kilesa), không bệnh nghĩa là không có ô nhiễm (DhA. iii, 257).

[4] atidhonacārinaṃ: ‘kẻ có sự thọ dụng bốn món vật dụng thiếu sự quán xét’ ý nghĩa này được ghi theo lời giải thích của Chú Giải (DhA. iii, 344).

[5] Ba mươi sáu dòng chảy: nói đến sáu ái liên quan nội phần và sáu ái liên quan ngoại phần, ở vào ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai (DhA. iv, 48).

[6] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 108).

[7] Về cả hai pháp: nói đến samathavipassanā, chỉ tịnh và minh sát (DhA. iv, 140).

[8] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 160).

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Pháp Cú“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Pháp Cú” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *