Venerable Webu Sayadaw

Sơ lược tiểu sử Thiền Sư Webu Sayadaw (1896-1977)

Ngài Thiền sư Webu Sayadaw sinh vào ngày 17/2/1896 tại làng Ingyinbin, gần Shwebo miền thượng Miến Ðiện. Ngài thọ giới Sa di lúc 9 tuổi, thọ đại giới lúc 20 tuổi. Ngài đến Mandalay để học tại ngôi chùa nổi tiếng Masoyein, trường Ðại học Phật giáo vào thời đó. Bảy năm sau khi thọ đại giới, Ngài rời chùa Masoyein, đi đến nơi xa vắng hành thiền trong 4 năm. Ngài thực hành hạnh đầu đà bằng cách “không nằm” trong suốt đời tu. Ngài dạy thiền quán niệm hơi thở (anapana sati). Hầu hết những bài giảng được ghi lại trong quyển “The Essential Practice” là từ chuyến đi hoằng pháp tại vùng hạ Miến Ðiện. Những người trả lời các câu hỏi là những người ngồi phía trước gần Thiền sư.

Thiền sư Webu Sayadaw không phải là học giả, Ngài chỉ hướng dẫn pháp hành. Qua sự đối đáp giữa Thiền sư và thính chúng, chúng ta thấy tính tình giản dị, lòng nhẫn nại, tính hài hước và đức tính khiêm nhường của Ngài. Ðây là những điều mà chúng ta không thể cảm nhận bằng cách đọc sách. Cũng như qua những câu vấn đáp giúp chúng ta một ý niệm đại cương về đạo Phật được thực hành như thế nào tại nước Miến Ðiện ngày nay.

Thiền sư Webu Sayadaw viên tịch ngày 26/6/1977 tại thiền viện ở Ingyinbin, quê hương của Ngài. Người Phật tử Miến Ðiện tin tưởng rằng Ngài là một vị A La Hán.

Theo Budsas.org

-ooOoo-

Life of Venerable Webu Sayadaw

Ven. Webu Sayadaw was one of the most highly respected monks of this century in Burma. (Sayadaw is a title used for monks. It means “respected teacher monk.”) He was notable in giving all importance to diligent practice rather than to scholastic achievement. Webu Sayadaw was born in the village of Ingyinpin in upper Burma on 17 February 1896. He underwent the usual monk’s training in the Pāli scriptures from the age of nine, when he became a novice, until he was twenty-seven. In 1923 (seven years after his ordination), he left the monastery and spent four years in solitude.

He practiced (and later taught) the technique of Anapana-sati (awareness of the in-breath and out-breath). He said that by working with this practice to a very deep level of concentration, one is able to develop Vipassana (insight) into the essential characteristics of all experience: anicca (impermanence), anatta (egolessness) and dukkha (unsatisfactoriness).

Webu Sayadaw was famous for his unflagging diligence in meditation and for spending most of his time in solitude. He was reputed to be an arahant (fully enlightened one), and it is said that he never slept. For the first fifty-seven years of his life, Webu Sayadaw stayed in upper Burma, dividing his time among three meditation centres in a small area. After his first trip to Rangoon, at the invitation of Sayagyi U Ba Khin, in 1953, he included southern Burma in his travels, visiting there to teach and meditate from time to time. He also went on pilgrimage to India and Sri Lanka. Webu Sayadaw spent his final days at the meditation centre in the village where he was born. He passed away on 26 June 1977, at the age of eighty-one.

First Meeting with Sayagyi U Ba Khin

The following describes Sayagyi’s first meeting and subsequent contact with this noble person:

At the beginning of 1941, Sayagyi U Ba Khin had been promoted to the post of Chief Accounts Officer, Burma Railways Board. One of his duties was to travel on the Rangoon-Mandalay line auditing the accounts of local stations. He travelled in a special carriage for the Chief Accountant, with full facilities for office work and sleeping overnight. His carriage would be attached to the main train, then detached at various stations. One day in July, by error his carriage was detached at a station in the town of Kyaukse, forty miles south of Mandalay. Although he was not scheduled to audit the accounts here, as an Accounts Officer, he was permitted to check the accounts of any station, and he proceeded to do this. After his work was over, he decided to visit the nearby Shwetharlyaung Hill and set out with the local station master. Sayagyi had heard that a monk named Webu Sayadaw, who had reached a high stage of development, was residing in the area.

From the top of the hill they could see a cluster of buildings in the distance. They recognized this as the monastery of Webu Sayadaw and decided to go there. At about 3:00 p.m. they arrived at the compound. An old nun sat pounding chillies and beans, and they asked her if they could pay respects to the Sayadaw. “This is not the time to see the reverend Sayadaw,” she said. “He is meditating and will not come out of his hut until about six o’clock. This monk does not entertain people. He only comes out of his hut for about half an hour in the evening. If there are people here at this time, he may give a discourse and then return to his hut. He will not meet people at times they may wish to meet him.” U Ba Khin explained that he was a visitor from Rangoon and that he did not have much time. He would like very much to meet Webu Sayadaw. Would it not be possible to pay respects outside? The nun pointed out the hut, a small bamboo structure, and the visitors went there together. Sayagyi knelt on the ground and said, “Venerable Sir, I have come all the way from lower Burma, Rangoon, and wish to pay respects to you.” To everyone’s astonishment, the door to the hut opened and the Sayadaw emerged, preceded by a cloud of mosquitoes. Sayagyi paid respects, keeping his attention in the body with awareness of anicca.

“What is your aspiration, layman?” Webu Sayadaw asked Sayagyi.

“My aspiration is to attain nibbana, sir,” U Ba Khin replied.

“Nibbana? How are you going to attain nibbana?”

“Through meditation and by knowing anicca, sir,” said Sayagyi.

“Where did you learn to be aware of this anicca?” Sayagyi explained how he had studied Vipassana meditation under Saya Thetgyi.

“You have been practicing Vipassana?”

“Yes, sir, I am practicing Vipassana.”

“What sort of Vipassana?” Webu Sayadaw questioned him closely and Sayagyi gave the details.

The Sayadaw was very pleased. He said, “I have been meditating in this jungle alone for years in order to experience such stages of Vipassana as you describe.”

He seemed astonished to encounter a householder who had reached advanced proficiency in the practice without being a monk. Webu Sayadaw meditated with Sayagyi, and after some time said, “You must start teaching now. You have acquired good parami (accumulated merit), and you must teach the Dhamma to others. Do not let people who meet you miss the benefits of receiving this teaching. You must not wait. You must teach – teach now!”

With a Dhamma injunction of such strength from this saintly person, Sayagyi U Ba Khin felt he had no choice but to teach. Back at the railway station, the assistant station master became his first student. Sayagyi instructed him in Anapana meditation in his railway carriage, using the two tables of the dining compartment as their seats. Although Sayagyi did not begin to teach in a formal way until about a decade later, this incident was a watershed. It marked the point at which Sayagyi began to share his knowledge of meditation with others.

Visit to Rangoon

In 1953, at a time when there was much conflict and strife in lower Burma, some government officials suggested that they should invite some of the saintly monks of the country to visit the capital, Rangoon. There was a traditional belief that if a highly developed person visited in a time of trouble, it would have a beneficial effect and the disturbances would calm down. Webu Sayadaw was not well-known in Rangoon because prior to this time he had strictly confined his travels to his three meditation compounds at Kyaukse, Shwebo and Ingyinpin, never leaving this small area of northern Burma. Sayagyi, however, felt strongly that this saintly monk should be invited to visit Rangoon. Even though he had not seen nor communicated with Webu Sayadaw since 1941, Sayagyi felt confident that he would accept the invitation, so he sent one of his assistants to upper Burma to ask the Sayadaw to come and visit his centre in Rangoon for one week.

This was during the time of the monsoon retreat when the monks, according to their monastic rules, must spend their time in meditation rather than in travel. Monks are not ordinarily permitted to travel during the monsoon retreat; however, for a special purpose, a monk may leave his retreat for up to seven days. When U Ba Khin’s messenger reached Mandalay and people heard what his mission was, they scoffed. “Webu Sayadaw never travels,” they told him. “Especially not now during the rainy season. He will not go out for even one night, let alone seven days. You are wasting your time.” Nevertheless, Sayagyi had sent him on this errand, so he persevered. He hired a taxi to Shwebo and sought an audience with the Ven. Sayadaw. When the assistant told Webu Sayadaw that he had been sent by Sayagyi U Ba Khin and extended Sayagyi’s invitation, the monk exclaimed, “Yes, I am ready. Let us go.” This response was a great surprise to everyone.   

Webu Sayadaw, accompanied by some of the monks from his monastery, then paid a visit to the International Meditation Centre. This visit, coming after more than a decade since the two men had first met, demonstrated Webu Sayadaw’s high regard for Sayagyi. Moreover, it was unusual for a monk to stay at the meditation centre of a lay teacher. Between the years of 1954 and his death in 1977, Webu Sayadaw made regular annual visits to towns in southern Burma to teach Dhamma.

During Sayagyi’s lifetime, he periodically visited I.M.C. as well. The Sayadaw was held to have attained high attainments in meditation, and it was a great honour for I.M.C. to receive him. When Webu Sayadaw visited Sayagyi’s centre, he usually gave a short Dhamma talk every day. He once mentioned, “When we first visited this place it was like a jungle, but now what progress has been made in these years. It resembles the time of the Buddha when many benefited! Can one count the number? Innumerable!”

At one time, Sayagyi decided to fulfill the Burmese tradition of becoming a monk at least once in one’s lifetime. Without notifying anyone in advance, he and one of his close disciples, U Ko Lay (then ex-Vice-chancellor of Mandalay University) went to Webu Sayadaw’s centre at Shwebo and, under the Sayadaw’s guidance, took robes for a period of about ten days.

After Sayagyi’s death, Webu Sayadaw visited Rangoon and gave a private interview to about twenty-five students from Sayagyi’s centre. When it was reported to him that Sayagyi had died, he said, “Your Sayagyi never died. A person like your Sayagyi will not die. You may not see him now, but his teaching lives on. Not like some persons who, even though they are alive, are as if dead – who serve no purpose and who benefit none.”

Nguồn VRIDhamma.org

-ooOoo-

 

MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC VỀ NGÀI WEBU SAYADAW

Thiền Sư Webu Sayadaw

Webu Sayadaw: Quý vị đã giữ giới. Bây giờ quý vị cần tự mình làm cho giới được hoàn hảo, đến mức độ cao nhứt. Chỉ khi nào quý vị hoàn toàn giữ giới đến mức tối đa thì lúc đó quý vị mới thành đạt được các ước mơ của quý vị. Quý vị sẽ hạnh phúc bây giờ và trong tương lai.

Không có cách nào khác hơn là những lời Phật dạy mới có thể đem lại cho quý vị hạnh phúc thật sự, trong hiện tại và trong phần còn lại của vòng luân hồi, vòng sinh tử tái diễn mãi mãi. Lời Phật dạy đước trân trọng lưu giữ trong Tam Tạng Kinh. Tam Tạng Kinh rất phong phú. Nếu chọn lấy cốt tủy của Tam Tạng Kinh, chúng ta sẽ tìm thấy ba mươi bảy yếu tố giác ngộ [*]. Cốt tủy của 37 yếu tố giác ngộ là tám chi của Bát Chánh Ðạo. Cốt tủy của Bát Chánh Ðạo là tam học – giới, định và tuệ. Cốt tủy của tam học là một Pháp.

[*] 37 Pháp Bồ Ðề Phần: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Thần Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Ðạo]

Nếu quý vị làm chủ được thân và tâm của quý vị, như hiện giờ, sẽ không có những hành động hay lời nói cộc cằn. Ðây là giới cao thượng.

Nếu giới trở nên vững mạnh, tâm sẽ an định và mất tính thô cứng. Ðây là tâm cao thượng hay tâm định.

Nếu tâm trở nên vững mạnh và trụ vào một điểm một thời gian lâu dài, quý vị sẽ nhận thấy rằng trong một thời điểm cực ngắn, vật chất (sắc) sanh diệt hàng tỉ tỉ lần. Nếu tâm (nama, danh) biết vật chất (rupa, sắc), nó biết rằng vật chất sanh và diệt hàng tỉ và tỉ lần trong một chớp mắt. Tuệ sanh diệt này được gọi là tuệ cao thượng.

Khi chúng ta thở vào hay thở ra, không khí vào và ra đụng vào nơi ở trong hay ở gần lỗ mũi. Giác quan ghi nhận sự xúc chạm của không khí. Sự xúc chạm là sắc, biết sự xúc chạm là danh, Vì vậy đừng đi lòng vòng hỏi thăm người khác về danh và sắc; quan sát hơi thở của quý vị, quý vị sẽ tự mình tìm thấy chúng.

Khi không khí đi vào, nó sẽ đụng (lổ mũi, gần lổ mũi). Khi không khí đi ra, nó sẽ đụng. Nếu quý vị biết sự đụng này một cách liên tục, thì tham, sân, và si không có cơ hội phát sanh. Ngọn lửa phiền não sẽ hạ bớt.

Quý vị không thể biết sự đụng của không khí trước khi nó thật sự xảy ra. Sau khi nó chấm dứt, quý vị không cảm thấy nó nữa. Chỉ khi nào không khí đi vào và đi ra, quý vị mới có thể cảm thấy sư đụng chạm. Ðiều này chúng tôi gọi là phút giây hiện tại.

Khi chúng ta cảm thấy sự đụng chạm của không khí, chúng ta biết rằng chỉ có danh và sắc (tâm và thân, vật chất). Chúng ta biết rằng không có “ta”, không có người khác, không có đàn ông, không có phụ nữ, và chúng ta tự mình chứng ngộ rằng thực vậy, những điều Phật dạy là đúng. Chúng ta không cần phải hỏi người khác. Khi chúng ta biết hơi thở vào và hơi thở ra, không có “ta”, không có “ngã”.

Khi chúng ta biết được như vậy, cái biết của ta trong sáng; đây là Chánh Kiến. Chúng ta biết rằng trong giây phút đó không có gì khác hơn là danh sắc, tâm và vật chất. Chúng ta cũng biết rằng tâm và vật chất là hai thực thể khác nhau. Thật vậy, nếu chúng ta biết phân biệt danh và sắc, chúng ta có tuệ phân tích danh sắc.

Nếu chúng ta biết sự đụng chạm của không khí khi nó xảy ra, tâm chúng ta thanh tịnh và nhờ đó mà chúng có được lợi ích. Ðừng nghĩ rằng những lợi ích mà quý vị có được, dù chỉ trong giây phút, là ít. Ðừng nghĩ rằng những người hành thiền không được lợi ích gì từ sự thực hành của họ. Bây giờ quý vị được sanh cõi hữu phúc, gặp được lời dạy của Phật, quý vị có thể đạt được nhiều lợi ích lớn. Ðừng lo lắng gì về việc ăn uống, mà hãy hết sức tinh tấn.

Hiện giờ có phải là giờ lành không?

Ðệ tử: Dạ phải, thưa Ngài.

Sayadaw: Ðúng vậy! Những người tốt, có tâm cởi mở, tiếp nhận và thực hành lời dạy của đức Phật có thể thành đạt Niết Bàn giống như các thánh nhân trong quá khứ đã thực hành theo lời chỉ dẫn của đức Phật không?

Ðệ tử: Dạ, thưa Ngài, họ có thể làm được.

Sayadaw: Như vậy, lời dạy của đức Phật còn tồn tại bao lâu?

Ðệ tử: Dạ, năm ngàn năm.

Sayadaw: Bây giờ nói cho Sư nghe, bao nhiêu năm trong năm ngàn năm đã trôi qua?

Ðệ tử: Dạ, chừng phân nửa thời gian.

Sayadaw: Vậy còn lại bao nhiêu năm?

Ðệ tử: Thưa Ngài, chừng 2500 năm.

Sayadaw: Bây giờ con người sống chừng bao lâu?

Ðệ tử: Dạ, chừng 100 năm.

Sayadaw: Ông mấy tuổi rồi?

Ðệ tử: Thưa Ngài, tôi được 37 tuổi.

Sayadaw: Vậy ông còn sống bao nhiêu năm nửa?

Ðệ tử: Thưa Ngài, 63 năm.

Sayadaw: Nhưng ông có chắc chắn ông sẽ sống được hết những năm còn lại không?

Ðệ tử: Dạ, tôi không biết.

Sayadaw: Chính ông không biết ông còn sống được bao lâu nữa?

Ðệ tử: Dạ, không thể nào biết rõ điều này chắc chắn được.

Sayadaw: Nhưng khi chúng ta sinh ra thì chúng ta có thể biết chắc là mình phải khổ vì già, bịnh, chết.

Ðệ tử: Dạ phải.

Sayadaw: Chúng ta có thể yêu cầu già, bịnh, chết ngừng lại ít lâu, đi chỗ khác ít lâu được không?

Ðệ tử: Dạ không.

Sayadaw: Không, chúng không bao giờ ngừng nghỉ. Chúng ta có thể nào kêu chúng ngưng hoạt động được không?

Ðệ tử: Dạ thưa không thể được.

Sayadaw: Trong trường hợp đó, chắc chắn là chúng ta phải chết.

Ðệ tử: Dạ, chắc chắn là tất cả chúng ta đều phải chết.

Sayadaw: Chắc chắn tất cả chúng ta đều phải chết. Thế còn sống thì sao?

Ðệ tử: Dạ, chúng ta không chắc chắn biết chúng ta còn sống được bao lâu nữa.

Sayadaw: Người có tuổi thọ là 30 sẽ chết khi tới 30 tuổi. Nếu tuổi thọ của ông là 40 hay 50, ông sẽ chết khi ông được 40 hay 50 tuổi. Khi người nào đó chết, chúng ta có thể làm cho họ sống lại không?

Ðệ tử: Dạ không thể được.

Sayadaw: Tuy nhiên, ông đã sống được nhiều năm rồi, những năm đó đã qua rồi. Có điều gì mà ông chưa hoàn thành không?

Ðệ tử: Niềm hạnh phúc của Ðạo Quả và sự thành đạt Niết bàn.

Sayadaw: Phải rồi, ông chưa đắc Ðạo và Quả, ông đã thất bại. Ông đã sử dụng tốt những năm đã trôi qua không, hay là ông đã hoang phí thời giờ của ông?

Ðệ tử: Tôi đã lãng phí thời giờ của mình.

Sayadaw: Vậy thì đừng lãng phí thời giờ còn lại của ông. Ðây là lúc ông cần hết sức cố gắng không ngừng; ông có thể chắc chắn rằng ông sẽ chết, nhưng ông không biết ông còn sống được bao lâu nữa. Có người sống rất lâu. Vài Ðại đệ tử của đức Phật như Trưởng Lão Ðại Ca Diếp và Trưởng Lão Ðại Kaccayana sống hơn 100 tuổi. Một số vị sống tới 80 tuổi. Ðể có thể sống lâu như vậy, chúng ta phải hết lòng kính trọng những người đáng kính và chúng ta phải rất khiêm nhường. Mấy ông có kính trọng cha mẹ không?

Ðệ tử: Dạ có.

Sayadaw: Quý vị có kính trọng những người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn quý vị không?

Ðệ tử: Dạ, chúng tôi kính trọng những người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn chúng tôi. Chúng tôi cũng kính trọng ngay cả những người lớn hơn chúng tôi chỉ 1 ngày hoặc nửa ngày.

Sayadaw: Khi nào quý vị chào hỏi họ?

Ðệ tử: Vào buổi tối, trước khi đi ngủ, chúng tôi lễ Phật và vào lúc đó chúng tôi cũng kính lễ những người lớn.

Sayadaw: Còn những lúc khác thì sao?

Ðệ tử: Dạ, chúng tôi không làm như vậy vào những lúc khác.

Sayadaw: Quý vị nói rằng quý vị lễ phép chào hỏi những người lớn sau khi lễ Phật. Nhưng quý vị có kính trọng những người sống chung với quý vị và người cùng tuổi với quý vị không? Nếu Sư đặt nhiều túi $1000 dọc đường cho ai lượm lấy cũng được, sao quý vị có lấy một túi tiền không?

Ðệ tử: Dạ, dĩ nhiên chúng tôi lấy thôi.

Sayadaw: Nếu quý vị tìm thấy túi tiền thứ nhì, quý vị có lấy không?

Ðệ tử: Dạ, có.

Sayadaw: Nếu quý vị tìm thấy túi tiền thứ ba, quý vị lấy luôn phải không?

Ðệ tử: Dạ, chúng tôi cũng lấy luôn.

Sayadaw: Sau khi lượm được một túi tiền, quý vị có muốn người khác lượm được tiền không?

Ðệ tử: Dạ, chúng tôi không nghĩ như vậy.

Sayadaw: Nếu ông cùng đi với một người bạn, ông có để cho bạn tìm lấy túi tiền bằng suy nghĩ,“Tôi làm bộ như không thấy túi tiền đó. Ðằng nào mình cũng lượm được một túi tiền rồi”? Ông có để bạn lượm túi tiền hay là ông chụp lấy túi tiền và bỏ chạy?

Ðệ tử: Dạ, con sẽ chụp lấy hết tiền rồi bỏ chạy.

Sayadaw: Phải rồi, phải rồi, quý vị không dễ thương chút nào. Khi nói đến tiền là quý vị không chịu chia cho ai cả.

Nhưng mà quý vị nói quý vị luôn kính trọng và khiêm nhường bởi vì quý vị lễ Phật vào buổi tối. Nếu quý vị ấp ủ trong lòng ý nghĩ như, “Tại sao anh ta khá hơn mình? Sự hiểu biết của anh ta nhiều hơn mình?” thì tâm của quý vị còn đầy dẫy lòng tự hào. Nếu quý vị kính trọng cha mẹ, thầy, cũng như những người lớn tuổi hơn, khôn ngoan hơn hoặc có địa vị hơn, mà không tự hào, thì quý vị sẽ sống hơn 100 tuổi. Nếu quý vị kính trọng những người này, có phải là quý vị chỉ được 1000 đồng? Quý vị chỉ lượm được tiền thôi phải không?

Ðệ tử: Dạ nhiều hơn là tiền nữa.

Sayadaw: Ðúng vậy! Mặc dù quý vị biết điều gì thật sự quan trọng, quý vị không muốn cho ai 1000 đồng, nhưng quý vị chỉ muốn lượm tiền rồi bỏ chạy. Vì lòng thương xót chúng sinh, đức Phật đã dạy Giáo Pháp. Có phải mọi người ai cũng hiểu lời dạy của Phật không?

Ðệ tử: Dạ, thưa Ngài, không phải ai cũng hiểu.

Sayadaw: Tại sao vậy?

Ðệ tử: Dạ, có những người không chịu lắng nghe lời Phật dạy.

Sayadaw: Chỉ khi nào chính quý vị tự mình làm theo lời dạy của Ðức Phật, quý vị mới có thể thành đạt: Phật Toàn Giác, Phật Ðộc Giác, sự giác ngộ của một đệ tử trưởng, của một đại đệ tử, hay của một đệ tử A La Hán thường. Thông qua lời dạy của Phật, quý vị có thể hưởng được hạnh phúc ngay bây giờ, cái hạnh phúc sẽ ở lại với quý vị trong tương lai. Một hột lúa cần bao lâu mới nảy mầm?

Ðệ tử: Dạ, chỉ qua một đêm thôi.

Sayadaw: Chỉ cần một ngày cho hột lúa nảy mầm. Bây giờ, quý vị giữ hột lúa nảy mầm – tất nhiên đây phải là hột giống tốt, nếu quý vị không gieo trồng thì nó có mọc lên không?

Ðệ tử: Dạ thưa không.

Sayadaw: Mặc dầu quý vị có một hột giống chất lượng tốt, nếu quý vị không gieo trồng thì nó không mọc lên được. Lời dạy của Phật cũng giống như vậy, chỉ khi nào quý vi chấp nhận (hành theo) thì quý vị mới hiểu lời dạy của Ngài. Nếu quý vị học cách niệm biết sự phát sinh của thân- tâm (sắc- danh), quý vị biết được điều gì?

Ðệ tử: Dạ, niệm biết này là vijja, là sự hiểu biết chân chánh.

Sayadaw: Người không sống theo lời dạy của Phật, quý vị gọi là gì?

Ðệ tử: Dạ, đó là avijja, vô minh.

Sayadaw: Nếu quý vị sống suốt đời với sự hiểu biết chân chánh về Phật Pháp (vijja), thì sau khi chết quý vị sẽ đi về đâu?

Ðệ tử: Dạ, tới những cảnh giới tốt đẹp.

Sayadaw: Ðiều gì sẽ xảy ra sau khi một người cả đời chỉ sống trong vô minh?

Ðệ tử: Dạ, người đó sẽ xuống những cảnh giới thấp kém.

Sayadaw: Bây giờ, giả sử một người già 70 tuổi đang lễ Phật. Trong lúc lễ như vậy, ông không chú tâm vào Pháp, nhưng ông để tâm phóng đi chỗ này chỗ nọ. Nếu ông cụ này chết ngay vào lúc đó, ông sẽ tái sinh nơi nào?

Ðệ tử: Ông sẽ đi xuống cảnh giới thấp.

Sayadaw: Thật vậy sao? Quý vị hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời. Ông cụ đang lễ Phật và đang hành thiền. Vậy ông sẽ đi đâu nếu ông chết ngay lúc đó?

Ðệ tử: Dạ, ông cụ sẽ đi xuống những cảnh giới thấp.

Sayadaw: Tại sao vậy?

Ðệ tử: Bạch Ngài, bởi vì tâm của ông phóng đi mọi nơi.

Sayadaw: Ðúng vậy. Tâm của một người sống trong vô minh có những chất lượng nào?

Ðệ tử: Ðó là tham, sân, si.

Sayadaw: Tham là gì?

Ðệ tử: Dạ, tham là ham muốn điều chi.

Sayadaw: Tham gồm có thích thú, bị lôi cuốn thu hút, ham muốn. Người chết với tâm ham muốn, ham thích sẽ tái sinh làm ngạ quỷ (ma đói). Còn sân là gì?

Ðệ tử: Dạ, sân là hận thù.

Sayadaw: Ðúng vậy, sân là nguyên nhân khiến quý vị đấu tranh với nhau. Tâm sân phát sinh bởi vì quý vị không đạt được những gì quý vị muốn và những gì có được là những gì quý vị không muốn. Nếu chết với tâm bất mãn, quý vị sẽ tái sinh vào địa ngục. Si là không biết gì về những lợi ích phát sinh nhờ bố thí, giữ giới, tham thiền. Nếu chết với tâm si, quý vị sẽ tái sinh làm thú. Không có ai, không có thượng đế, không có Chư thiên, không có Phạm thiên tạo ra thân và tâm. Chúng phải chịu sự sanh diệt theo định luật thiên nhiên, như Ðức Phật đã dạy. Nếu một người sắp chết chú tâm vào thân và tâm, thấy được sự sanh diệt của thân và tâm (danh sắc), thì theo lời Phật dạy, người đó sẽ tái sinh làm người, làm chư thiên, làm Phạm thiên. Nếu có người đang đi đến nơi họ muốn đi, người đó có cần hỏi đường người khác không?

Ðệ tử: Dạ thưa không.

Sayadaw: Có cần hỏi người khác, “Tôi sống với trí tuệ hay trong vô minh?”.

Ðệ tử: Dạ thưa không.

Sayadaw: Thực vậy, không cần. Do đó, hãy hết sức cố gắng làm cho Ba-la-mật mà quý vị đã tích lũy trong suốt vòng luân hồi trổ thành quả. Hãy tinh tấn không ngừng.

Hãy hành động như những bậc thiện trí thức thời xưa, sau khi được Ðức Phật trực tiếp chỉ dạy, họ đã thực hành đến mục tiêu Niết-bàn. Nên biết rằng quý vị cũng được sinh vào cảnh giới thuận lợi, không gì có thể ngăn cản quý vị thực hành cho đến khi thành đạt Ðạo, Quả và Niết-bàn.

Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mãnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành. Hãy phấn đấu với tâm vui vẻ và khi quý vị thành công, hãy thật sự hạnh phúc./.

Trích: “The Essential Practice, Dhamma Discourses of Venerable Webu Sayadaw”Roger Bischoff dịch từ tiếng Miến Ðiện sang tiếng Anh, Ngài Giác Niệm dịch sang tiếng Việt.

Nguồn Budsas.org

-ooOoo-

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *