ĐẠI PHẨM I: CHƯƠNG TRỌNG YẾU – TỤNG PHẨM THỨ BẢY

Đại Phẩm I

Chương Trọng Yếu

Tụng Phẩm Thứ Bảy

Vào lúc bấy giờ, trong khi các vị thầy dạy học và thầy tế độ rời đi, hoàn tục, từ trần, chuyển qua nhóm khác, các vị tỳ khưu không biết các trường hợp đình chỉ sự nương nhờ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, đây là năm trường hợp đình chỉ sự nương nhờ ở thầy tế độ: Thầy tế độ rời đi, hoặc hoàn tục, hoặc từ trần, hoặc chuyển qua nhóm khác, hoặc sự ra lệnh (đuổi đi) là thứ năm. Này các tỳ khưu, đây là năm trường hợp đình chỉ sự nương nhờ ở thầy tế độ.

Này các tỳ khưu, đây là sáu trường hợp đình chỉ sự nương nhờ ở thầy dạy học: Thầy dạy học rời đi, hoặc hoàn tục, hoặc từ trần, hoặc chuyển qua nhóm khác, hoặc sự ra lệnh (đuổi đi) là thứ năm, hoặc đã được gặp lại thầy tế độ. Này các tỳ khưu, đây là sáu trường hợp đình chỉ sự nương nhờ ở thầy dạy học.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không thành tựu vô học giới uẩn, không thành tựu vô học định uẩn, không thành tựu vô học tuệ uẩn, không thành tựu vô học giải thoát uẩn, không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị bản thân không thành tựu vô học giới uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giới uẩn, bản thân không thành tựu vô học định uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học định uẩn, bản thân không thành tựu vô học tuệ uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học tuệ uẩn, bản thân không thành tựu vô học giải thoát uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giải thoát uẩn, bản thân không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị bản thân thành tựu vô học giới uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giới uẩn, bản thân thành tựu vô học định uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học định uẩn, bản thân thành tựu vô học tuệ uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học tuệ uẩn, bản thân thành tựu vô học giải thoát uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giải thoát uẩn, bản thân thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có đức tin, không có sự hổ thẹn (tội lỗi), không có sự ghê sợ (tội lỗi), biếng nhác, có niệm bị quên lãng. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có đức tin, có sự hổ thẹn (tội lỗi), có sự ghê sợ (tội lỗi), có sự nỗ lực tinh tấn, có niệm được thiết lập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới,[4] bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh,[5] bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến cực đoan,[6] ít học hỏi, trí kém. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị không bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, không bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, không bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến cực đoan, nghe nhiều, có trí tuệ. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có khả năng để phục vụ hoặc kiếm người phục vụ cho đệ tử hay học trò bị bệnh, để làm cho dịu đi hoặc nhờ người làm cho dịu đi sự bực bội (ở đệ tử hay học trò), để làm cho tan biến hoặc nhờ người làm cho tan biến đúng theo Pháp nỗi ân hận đã sanh khởi (ở đệ tử hay học trò), không biết về sự phạm tội, không biết cách thoát khỏi tội. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có khả năng để phục vụ hoặc kiếm người phục vụ cho đệ tử hay học trò bị bệnh, để làm cho dịu đi hoặc nhờ người làm cho dịu đi sự bực bội (ở đệ tử hay học trò), để làm cho tan biến hoặc nhờ người làm cho tan biến đúng theo Pháp nỗi ân hận đã sanh khởi (ở đệ tử hay học trò), biết về sự phạm tội, biết cách thoát khỏi tội. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản,[7] để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh,[8] để hướng dẫn về Thắng Pháp, để hướng dẫn về Thắng Luật,[9] để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã sanh khởi cho đệ tử hay học trò. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, để hướng dẫn về Thắng Pháp, để hướng dẫn về Thắng Luật, để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã sanh khởi cho đệ tử hay học trò. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không biết về sự phạm tội, không biết về sự không phạm tội, không biết về sự phạm tội nhẹ, không biết về sự phạm tội nặng, hơn nữa đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha không khéo được truyền thừa một cách chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo thuộc nằm lòng, không khéo được xác định theo từng điều học và từng phần phụ thuộc. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị biết về sự phạm tội, biết về sự không phạm tội, biết về sự phạm tội nhẹ, biết về sự phạm tội nặng, hơn nữa đối với vị này hai bộ giới bổnPātimokkha khéo được truyền thừa một cách chi tiết, khéo được phân tích, khéo thuộc nằm lòng, khéo được xác định theo từng điều và từng phần phụ thuộc. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không biết về sự phạm tội, không biết về sự không phạm tội, không biết về sự phạm tội nhẹ, không biết về sự phạm tội nặng, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị biết về sự phạm tội, biết về sự không phạm tội, biết về sự phạm tội nhẹ, biết về sự phạm tội nặng, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Dứt mười sáu nhóm năm của phần ‘Nên ban phép tu lên bậc trên.’

–ooOoo–

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không thành tựu vô học giới uẩn, không thành tựu vô học định uẩn, không thành tựu vô học tuệ uẩn, không thành tựu vô học giải thoát uẩn, không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị bản thân không thành tựu vô học giới uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giới uẩn, bản thân không thành tựu vô học định uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học định uẩn, bản thân không thành tựu vô học tuệ uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học tuệ uẩn, bản thân không thành tựu vô học giải thoát uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giải thoát uẩn, bản thân không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và không là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị bản thân thành tựu vô học giới uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giới uẩn, bản thân thành tựu vô học định uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học định uẩn, bản thân thành tựu vô học tuệ uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học tuệ uẩn, bản thân thành tựu vô học giải thoát uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giải thoát uẩn, bản thân thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và là người khuyến khích kẻ khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có đức tin, không có sự hổ thẹn (tội lỗi), không có sự ghê sợ (tội lỗi), biếng nhác, có niệm bị quên lãng, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có đức tin, có sự hổ thẹn (tội lỗi), có sự ghê sợ (tội lỗi), có sự nỗ lực tinh tấn, có niệm được thiết lập, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến cực đoan, ít học hỏi, trí kém, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị không bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, không bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, không bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến cực đoan, nghe nhiều, có trí tuệ, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có khả năng để phục vụ hoặc kiếm người phục vụ cho đệ tử hay học trò bị bệnh, để làm cho dịu đi hoặc nhờ người làm cho dịu đi sự bực bội (ở đệ tử hay học trò), để làm cho tan biến hoặc nhờ người làm cho tan biến đúng theo Pháp nỗi ân hận đã sanh khởi (ở đệ tử hay học trò), không biết về tội, không biết cách thoát khỏi tội, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có khả năng để phục vụ hoặc kiếm người phục vụ cho đệ tử hay học trò bị bệnh, để làm cho dịu đi hoặc nhờ người làm cho dịu đi sự bực bội (ở đệ tử hay học trò), để làm cho tan biến hoặc nhờ người làm cho tan biến đúng theo Pháp nỗi ân hận đã sanh khởi (ở đệ tử hay học trò), biết về tội, biết cách thoát khỏi tội, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, để hướng dẫn về Thắng Pháp, để hướng dẫn về Thắng Luật, để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã sanh khởi cho đệ tử hay học trò, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, để hướng dẫn về Thắng Pháp, để hướng dẫn về Thắng Luật, để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã sanh khởi cho đệ tử hay học trò, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không biết về sự phạm tội, không biết về sự không phạm tội, không biết về sự phạm tội nhẹ, không biết về sự phạm tội nặng, hơn nữa đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha không khéo được truyền thừa một cách chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo thuộc nằm lòng, không khéo được xác định theo từng điều và từng phần phụ thuộc, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị biết về sự phạm tội, biết về sự không phạm tội, biết về sự phạm tội nhẹ, biết về sự phạm tội nặng, hơn nữa đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa một cách chi tiết, khéo được phân tích, khéo thuộc nằm lòng, khéo được xác định theo từng điều và từng phần phụ thuộc, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu yếu tố này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Dứt mười bốn mhóm sáu của phần ‘Nên ban phép tu lên bậc trên.’

–ooOoo–

Vào lúc bấy giờ, có người trước đây theo ngoại đạo trong khi được thầy tế độ nói về vấn đề thuộc Giáo Pháp đã bắt bẻ lời dạy của thầy tế độ rồi chuyển qua địa phận của chính ngoại đạo ấy. Người ấy đã quay trở lại lần nữa và cầu xin các tỳ khưu sự tu lên bậc trên. Các tỳ khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, người nào trước đây theo ngoại đạo trong khi được thầy tế độ nói về vấn đề thuộc Giáo Pháp đã bắt bẻ lời dạy của thầy tế độ rồi chuyển qua địa phận của chính ngoại đạo ấy, người ấy đi đến thì không nên cho tu lên bậc trên.

Này các tỳ khưu, còn có hạng người khác, trước đây theo ngoại đạo, mong mỏi sự xuất gia trong Pháp và Luật này, mong mỏi việc tu lên bậc trên, nên ban cho vị ấy bốn thángparivāsa.[10] Này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Trước tiên, nên bảo cạo bỏ râu tóc, bảo khoác lên các tấm vải màu ca-sa, bảo đắp thượng y một bên vai, bảo đảnh lễ ở chân các vị tỳ khưu, bảo ngồi chồm hổm, bảo chắp tay lên, và nên bảo rằng: “Ngươi hãy nói như vầy: ‘Tôi đi đến đức Phật là nơi nương nhờ (Tôi xin quy y Phật). Tôi đi đến Giáo Pháp là nơi nương nhờ (Tôi xin quy y Pháp). Tôi đi đến Hội Chúng là nơi nương nhờ (Tôi xin quy y Tăng). Lần thứ nhì, tôi đi đến đức Phật là nơi nương nhờ. Lần thứ nhì, tôi đi đến Giáo Pháp là nơi nương nhờ. Lần thứ nhì, tôi đi đến Hội Chúng là nơi nương nhờ. Lần thứ ba, tôi đi đến đức Phật là nơi nương nhờ. Lần thứ ba, tôi đi đến Giáo Pháp là nơi nương nhờ. Lần thứ ba, tôi đi đến Hội Chúng là nơi nương nhờ.’”

Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo ấy nên đi đến hội chúng, nên đắp thượng y một bên vai, nên đảnh lễ ở chân các tỳ khưu, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch các ngài, tôi tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo mong mỏi việc tu lên bậc trên trong Pháp và Luật này. Bạch các ngài, tôi đây cầu xin hội chúng bốn tháng parivāsa.” Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba.

Hội chúng cần đưc thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực: “Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo mong mỏi việc tu lên bậc trên trong Pháp và Luật này. Vị ấy cầu xin hội chúng bốn tháng parivāsa. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho vị tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo bốn tháng parivāsa. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo mong mỏi việc tu lên bậc trên trong Pháp và Luật này. Vị ấy cầu xin hội chúng bốn tháng parivāsa. Hội chúng ban cho vị tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo bốn tháng parivāsa. Đại đức nào đồng ý việc ban cho bốn tháng parivāsa đến vị tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Bốn tháng parivāsa đã được hội chúng ban cho vị tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế này là người đạt yêu cầu, như thế này là người không đạt yêu cầu. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế nào là người không đạt yêu cầu? Này các tỳ khưu, trường hợp người trước đây theo ngoại đạo đi vào làng quá sớm và trở về quá trễ. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo lai vãng với đĩ điếm, hoặc lai vãng với góa phụ, hoặc lai vãng với gái lỡ thời, hoặc lai vãng với người vô căn, hoặc lai vãng với tỳ khưu ni. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, có những công việc lớn nhỏ gì đó cần phải làm đối với các vị có Phạm hạnh, trong những trường hợp ấy người trước đây theo ngoại đạo lại không khéo léo, không năng động, không có sự tìm tòi cách giải quyết các vấn đề ấy, không đủ khả năng làm, không đủ khả năng hướng dẫn (người khác làm). Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo không có ước muốn mãnh liệt đối với việc đọc tụng, đối với việc học hỏi, đối với tăng thượng giới, đối với tăng thượng tâm, đối với tăng thượng tuệ.[11] Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo trở nên giận dữ, không hoan hỷ, không hài lòng với lời chê bai nói về vị thầy, về quan điểm, về điều mong mỏi, về điều khao khát, về điều nắm giữ của phái ngoại đạo mà từ đó người ấy đã chuyển sang; trở nên hoan hỷ, phấn chấn, hài lòng với lời chê bai nói về đức Phật, về Giáo Pháp, hoặc về Hội Chúng; trở nên hoan hỷ, phấn chấn, hài lòng với lời khen ngợi nói về vị thầy, về quan điểm, về điều mong mỏi, về điều khao khát, về điều nắm giữ của phái ngoại đạo mà từ đó người ấy đã chuyển sang; trở nên giận dữ, không hoan hỷ, không hài lòng với lời khen ngợi nói về đức Phật, về Giáo Pháp, hoặc về Hội Chúng. Này các tỳ khưu, đây là điểm chủ yếu trong việc không đạt yêu cầu của người trước đây theo ngoại đạo. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo đã đi đến (nếu) là người không đạt yêu cầu như thế ấy thì không nên cho tu lên bậc trên.

Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế nào là người đạt yêu cầu? Này các tỳ khưu, trường hợp người trước đây theo ngoại đạo đi vào làng không quá sớm và trở về không quá trễ. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo không lai vãng với đĩ điếm, không lai vãng với góa phụ, không lai vãng với gái lỡ thời, không lai vãng với người vô căn, không lai vãng với tỳ khưu ni. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, có những công việc lớn nhỏ gì đó cần phải làm đối với các vị có Phạm hạnh, trong những trường hợp ấy người trước đây theo ngoại đạo là khéo léo, năng động, có sự tìm tòi cách giải quyết các vấn đề ấy, có đủ khả năng làm, có đủ khả năng hướng dẫn (người khác làm). Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo có ước muốn mãnh liệt đối với việc đọc tụng, đối với việc học hỏi, đối với tăng thượng giới, đối với tăng thượng tâm, đối với tăng thượng tuệ. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo trở nên hoan hỷ, phấn chấn, hài lòng với lời chê bai nói về vị thầy, về quan điểm, về điều mong mỏi, về điều khao khát, về điều nắm giữ của phái ngoại đạo mà từ đó người ấy đã chuyển sang; trở nên giận dữ, không hoan hỷ, không hài lòng với lời chê bai nói về đức Phật, về Giáo Pháp, hoặc về Hội Chúng; trở nên giận dữ, không hoan hỷ, không hài lòng với lời khen ngợi nói về vị thầy, về quan điểm, về điều mong mỏi, về điều khao khát, về điều nắm giữ của phái ngoại đạo mà từ đó người ấy đã chuyển sang; trở nên hoan hỷ, phấn chấn, hài lòng với lời khen ngợi nói về đức Phật, về Giáo Pháp, hoặc về Hội Chúng. Này các tỳ khưu, đây là điểm chủ yếu trong việc đạt yêu cầu của người trước đây theo ngoại đạo. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo đã đi đến (nếu) là người đạt yêu cầu như thế ấy thì nên cho tu lên bậc trên.

Này các tỳ khưu, nếu người trước đây theo ngoại đạo là trần truồng đi đến, y là trách nhiệm thuộc về thầy tế độ cần được tìm kiếm. Nếu người có tóc chưa được cắt đi đến thì hội chúng nên được thông báo về việc cạo tóc. Này các tỳ khưu, những người nào là các vị thờ lửa là các đạo sĩ bện tóc, (nếu) các vị ấy đã đi đến thì nên cho tu lên bậc trên, không cần ban cho parivāsa đến những người ấy. Lý do của điều ấy là gì? Này các tỳ khưu, những người ấy là những người thuyết về Nghiệp, là những người thuyết về Nhân Quả. Này các tỳ khưu, nếu người trước đây theo ngoại đạo là người thuộc dòng Sakya đi đến, (nếu) người ấy đã đi đến thì nên cho tu lên bậc trên, không cần ban cho parivāsa đến người ấy. Này các tỳ khưu, ta ban cho đặc ân ngoại lệ này đến các thân quyến.”

Dứt phần giảng về người trước đây theo ngoại đạo.

Tụng phẩm thứ bảy.

[6] Tri kiến cực đoan (atidiṭṭhi) là từ bỏ chánh kiến và chấp nhận hữu biên kiến (Sđd.). Xem phần giải thích về hữu biên kiến (antaggāhikā diṭṭhi) ở Paṭisambhidāmagga – Phân Tích Đạo tập 1 (TTPV 37, trang 286-295).

[7] Ngài Buddhaghosa giải thích về các điều học thuộc về phận sự căn bản (abhisamācārikā sikkhā) là các phận sự được quy định ở trong Khandhaka tức là Mahāvagga – Đại PhẩmCullavagga – Tiểu Phẩm(VinA. v, 990).

[8] Còn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh (ādibrahmacariyikā sikkhā) là phần quy định dành cho bậc hữu học, tức là hai phần giới bổn Pātimokkha đã được quy định cho tỳ khưu và tỳ khưu ni (Sđd.).

[9] Hướng dẫn về Thắng Pháp là có khả năng hướng dẫn về sự phân biệt Danh Sắc, và hướng dẫn về Thắng Luật là hướng dẫn về toàn bộ Tạng Luật (Sđd.).

[10] Parivāsa: Trường hợp vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa có che giấu muốn được trong sạch trở lại phải xin hành phạt cũng có tên là parivāsa. Tuy có tên gọi giống nhau nhưng phận sự thực hành không giống nhau (ND).

[11] Ngài Buddhaghosa giải thích về tăng thượng giới (adhisīla) là giới bổn Pātimokkha, tăng thượng tâm (adhicitta) là sự tu tập các loại định hợp thế, tăng thượng tuệ (adhipaññā) là sự tu tập (các tâm) Đạo Siêu Thế (VinA. v, 993).

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *