ĐẠI PHẨM I: CHƯƠNG VÀO MÙA MƯA – MÙA AN CƯ

Đại Phẩm I

Chương vào mùa mưa

Mùa an cư

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc.

Vào lúc bấy giờ, việc cư trú mùa mưa chưa được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu.

Trong trường hợp này, các vị tỳ khưu ấy đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa.

Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa? Các vị đang dẫm đạp lên các loại cỏ xanh, đang hãm hại mạng sống của loài chỉ có một giác quan, và đang gây nên việc giết hại hàng loạt nhiều chúng sanh nhỏ nhoi. Ngay cả các ngoại đạo này có giáo lý được thuyết tồi tệ vẫn bám víu và sống cố định trong mùa cư trú mưa. Ngay cả những con chim này sau khi làm tổ trên các ngọn cây cũng bám víu và sống cố định trong mùa cư trú mưa. Còn các Sa-môn Thích tử này lại đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa. Các vị đang dẫm đạp lên các loại cỏ xanh, đang hãm hại mạng sống của loài chỉ có một giác quan, và đang gây nên việc giết hại hàng loạt nhiều chúng sanh nhỏ nhoi.”

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai.

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

Khi ấy, đức Thế tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các tỳ khưu, ta cho phép vào mùa (an cư) mưa.”

Khi ấy, các tỳ khưu đã khởi ý điều này: “Khi nào thì nên vào mùa (an cư) mưa?”

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép vào mùa (an cư) mưa trong mùa mưa.”

Sau đó, các tỳ khưu đã khởi ý điều này: “Có bao nhiêu thời điểm vào mùa (an cư) mưa?”

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, đây là hai thời điểm vào mùa (an cư) mưa: thời điểm trước và thời điểm sau. Thời điểm trước thì nên vào nhằm ngày kế của (ngày trăng tròn) tháng Āsāḷha, thời điểm sau thì nên vào khi (ngày trăng tròn) tháng Āsāḷha đã trôi qua một tháng.[1] Này các tỳ khưu, đây là hai thời điểm vào mùa (an cư) mưa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi đã vào mùa (an cư) mưa vẫn đi du hành trong mùa (an cư) mưa.

Dân chúng lại phàn nàn, phê phán, chê bai giống y như thế: – “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa? Các vị đang dẫm đạp lên các loại cỏ xanh, đang hãm hại mạng sống của loài chỉ có một giác quan, và đang gây nên việc giết hại hàng loạt nhiều chúng sanh nhỏ nhoi. Ngay cả các ngoại đạo này có giáo lý được thuyết tồi tệ vẫn bám víu và sống cố định trong mùa cư trú mưa, ngay cả những con chim này sau khi làm tổ trên các ngọn cây cũng bám víu và sống cố định trong mùa cư trú mưa; còn các Sa-môn Thích tử này lại đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa. Các vị đang dẫm đạp lên các loại cỏ xanh, đang hãm hại mạng sống của loài chỉ có một giác quan, và đang gây nên việc giết hại hàng loạt nhiều chúng sanh nhỏ nhoi.”

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi đã vào mùa (an cư) mưa vẫn đi du hành trong mùa (an cư) mưa?”

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

Khi ấy, đức Thế tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các tỳ khưu, sau khi đã vào mùa (an cư) mưa, không nên không cư trú ba tháng thuộc thời điểm trước hoặc ba tháng thuộc thời điểm sau, và không nên ra đi du hành; vị nào ra đi thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư không chịu vào mùa (an cư) mưa.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, không nên không vào mùa (an cư) mưa; vị nào không vào thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư có ý định không vào mùa (an cư) mưa nên cố tình bỏ đi khỏi chỗ trú ngụ vào ngày (đầu tiên) của thời điểm vào mùa (an cư) mưa.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, vào ngày (đầu tiên) của thời điểm vào mùa (an cư) mưa vị có ý định không vào mùa (an cư) mưa không nên cố tình bỏ đi khỏi chỗ trú ngụ; vị nào bỏ đi thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha có ý định dời lại mùa (an cư) mưa nên đã phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: – “Nếu các ngài đại đức có thể vào mùa (an cư) mưa nhằm vào ngày rằm sắp đến?”

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép thuận theo các vị vua.”

Sau đó, khi đã ngự tại thành Rājagaha theo như ý thích đức Thế Tôn đã ra đi du hành đến thành Sāvatthi. Trong khi tuần tự du hành, ngài đã ngự đến thành Sāvatthi. Tại nơi đó ở Sāvatthi, đức Thế Tôn ngự tại Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika.

Vào lúc bấy giờ, ở trong xứ Kosala, trú xá được cho xây dựng dành cho hội chúng bởi nam cư sĩ Udena.

Vị ấy đã phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: – “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.”

Các tỳ khưu đã nói như vầy: – “Này đạo hữu, đức Thế Tôn đã quy định rằng: “Sau khi đã vào mùa (an cư) mưa, không nên không an cư ba tháng thuộc thời điểm trước hoặc ba tháng thuộc thời điểm sau, và không nên ra đi du hành.” Nam cư sĩ Udena hãy chờ đợi trong khi các tỳ khưu sống mùa (an cư) mưa, khi đã sống qua mùa (an cư) mưa rồi (các vị) sẽ đi đến. Nếu vị ấy có việc cấp bách cần làm thì hãy cho thiết lập trú xá trong sự hiện diện của các tỳ khưu thường trú ở ngay tại nơi ấy.”

Nam cư sĩ Udena phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao các ngài đại đức khi đã được tôi phái người đi (thỉnh mời) lại không đi đến? Chính tôi là người thí chủ, là người phục vụ, và là người hộ độ hội chúng mà.”

Các tỳ khưu đã nghe được nam cư sĩ Udena phàn nàn, phê phán, chê bai.

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của bảy hạng người là tỳ khưu, tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, sa di, sa di ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Này các tỳ khưu, ta cho phép đi khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của bảy hạng người này, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp trú xá được cho xây dựng dành cho hội chúng bởi vị nam cư sĩ. Nếu vị ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp nhà một mái được cho xây … tòa nhà dài được cho xây … khu nhà lớn được cho xây … hang động được cho xây … phòng ở được cho xây … cổng ra vào được cho xây … nhà phục vụ được cho xây … nhà đốt lửa được cho xây … nhà làm thành được phép được cho xây … nhà vệ sinh được cho xây … đường kinh hành được cho xây … gian nhà ở đường kinh hành được cho xây … giếng nước được cho xây … gian nhà ở giếng nước được cho xây … phòng tắm hơi được cho xây … gian nhà ở phòng tắm hơi được cho xây … hồ trữ nước được cho xây … mái che được cho xây … tu viện được cho xây … khuôn viên của tu viện được cho xây dựng dành cho hội chúng bởi vị nam cư sĩ. Nếu vị ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp trú xá được cho xây, nhà một mái được cho xây, tòa nhà dài được cho xây, khu nhà lớn được cho xây, hang động được cho xây, phòng ở được cho xây, cổng ra vào được cho xây, nhà phục vụ được cho xây, nhà đốt lửa được cho xây, nhà làm thành được phép được cho xây, nhà vệ sinh được cho xây, đường kinh hành được cho xây, gian nhà ở đường kinh hành được cho xây, giếng nước được cho xây, gian nhà ở giếng nước được cho xây, phòng tắm hơi được cho xây, gian nhà ở phòng tắm hơi được cho xây, hồ trữ nước được cho xây, mái che được cho xây, tu viện được cho xây, khuôn viên của tu viện được cho xây dựng dành cho nhiều vị tỳ khưu ―(như trên)― dành cho một vị tỳ khưu bởi vị nam cư sĩ. Nếu vị ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp trú xá được cho xây, nhà một mái được cho xây, tòa nhà dài được cho xây, khu nhà lớn được cho xây, hang động được cho xây, phòng ở được cho xây, cổng ra vào được cho xây, nhà phục vụ được cho xây, nhà đốt lửa được cho xây, nhà làm thành được phép được cho xây, đường kinh hành được cho xây, gian nhà ở đường kinh hành được cho xây, giếng nước được cho xây, gian nhà ở giếng nước được cho xây, hồ trữ nước được cho xây, mái che được cho xây, tu viện được cho xây, khuôn viên của tu viện được cho xây dựng dành cho hội chúng tỳ khưu ni … dành cho nhiều vị tỳ khưu ni … dành cho một vị tỳ khưu ni … dành cho nhiều cô ni tu tập sự … dành cho một cô ni tu tập sự … dành cho nhiều vị sa di … dành cho một vị sa di … dành cho nhiều vị sa di ni … dành cho một vị sa di ni bởi vị nam cư sĩ. Nếu vị ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp căn nhà được cho xây … phòng ngủ được cho xây … kho chứa đồ được cho xây … tháp ngắm được cho xây … tòa nhà bốn góc được cho xây … cửa hiệu được cho xây … gian hàng được cho xây … tòa nhà dài được cho xây … khu nhà lớn được cho xây … hang động được cho xây … phòng ở được cho xây … cổng ra vào được cho xây … nhà phục vụ được cho xây … nhà đốt lửa được cho xây … nhà bếp được cho xây … nhà vệ sinh được cho xây … đường kinh hành được cho xây … gian nhà ở đường kinh hành được cho xây … giếng nước được cho xây … gian nhà ở giếng nước được cho xây … phòng tắm hơi được cho xây … gian nhà ở phòng tắm hơi được cho xây … hồ trữ nước được cho xây … mái che được cho xây … khu vườn được cho xây … khuôn viên của khu vườn được cho xây dựng vì nhu cầu của bản thân bởi vị nam cư sĩ … hoặc có đám cưới của con trai … hoặc có đám cưới của con gái … hoặc vị ấy bị bệnh … hoặc vị ấy đọc lại bài kinh nổi tiếng. Nếu vị ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Các vị sẽ học bài kinh này trước khi bài kinh này bị quên lãng.” Hoặc vị ấy có công việc gì khác cần phải làm. Nếu vị ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp trú xá được cho xây dựng dành cho hội chúng bởi vị nữ cư sĩ. Nếu người nữ ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp nhà một mái được cho xây, tòa nhà dài được cho xây, khu nhà lớn được cho xây, hang động được cho xây, phòng ở được cho xây, cổng ra vào được cho xây, nhà phục vụ được cho xây, nhà đốt lửa được cho xây, nhà làm thành được phép được cho xây, nhà vệ sinh được cho xây, đường kinh hành được cho xây, gian nhà ở đường kinh hành được cho xây, giếng nước được cho xây, gian nhà ở giếng nước được cho xây, phòng tắm hơi được cho xây, gian nhà ở phòng tắm hơi được cho xây, hồ trữ nước được cho xây, mái che được cho xây, tu viện được cho xây, khuôn viên của tu viện được cho xây dựng dành cho hội chúng bởi vị nữ cư sĩ. Nếu người nữ ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp căn nhà được cho xây, phòng ngủ được cho xây, kho chứa đồ được cho xây, tháp ngắm được cho xây, tòa nhà bốn góc được cho xây, cửa hiệu được cho xây, gian hàng được cho xây, tòa nhà dài được cho xây, khu nhà lớn được cho xây, hang động được cho xây, phòng ở được cho xây, cổng ra vào được cho xây, nhà phục vụ được cho xây, nhà đốt lửa được cho xây, nhà bếp được cho xây, nhà vệ sinh được cho xây, đường kinh hành được cho xây, gian nhà ở đường kinh hành được cho xây, giếng nước được cho xây, gian nhà ở giếng nước được cho xây, phòng tắm hơi được cho xây, gian nhà ở phòng tắm hơi được cho xây, hồ trữ nước được cho xây, mái che được cho xây, khu vườn được cho xây, khuôn viên của khu vườn được cho xây dựng dành cho nhiều vị tỳ khưu … dành cho một vị tỳ khưu … dành cho hội chúng tỳ khưu ni … dành cho nhiều vị tỳ khưu ni … dành cho một vị tỳ khưu ni … dành cho nhiều cô ni tu tập sự … dành cho một cô ni tu tập sự … dành cho nhiều vị sa di … dành cho một vị sa di … dành cho nhiều vị sa di ni … dành cho một vị sa di ni … vì nhu cầu của bản thân bởi vị nữ cư sĩ. Hoặc có đám cưới của con trai. Hoặc có đám cưới của con gái. Hoặc vị ấy bị bệnh. Hoặc vị ấy đọc lại bài kinh nổi tiếng. Nếu người nữ ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Các vị sẽ học bài kinh này trước khi bài kinh này bị quên lãng.” Hoặc người nữ ấy có công việc gì khác cần phải làm. Nếu người nữ ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp trú xá được cho xây, nhà một mái được cho xây, tòa nhà dài được cho xây, khu nhà lớn được cho xây, hang động được cho xây, phòng ở được cho xây, cổng ra vào được cho xây, nhà phục vụ được cho xây, nhà đốt lửa được cho xây, nhà làm thành được phép được cho xây, đường kinh hành được cho xây, gian nhà ở đường kinh hành được cho xây, giếng nước được cho xây, gian nhà ở giếng nước được cho xây, hồ trữ nước được cho xây, mái che được cho xây, tu viện được cho xây, khuôn viên của tu viện được cho xây dựng dành cho hội chúng bởi vị tỳ khưu … dành cho hội chúng bởi vị tỳ khưu ni … dành cho hội chúng bởi cô ni tu tập sự … dành cho hội chúng bởi vị sa di … dành cho hội chúng bởi vị sa di ni … dành cho nhiều vị tỳ khưu … dành cho một vị tỳ khưu … dành cho hội chúng tỳ khưu ni … dành cho nhiều vị tỳ khưu ni … dành cho một vị tỳ khưu ni … dành cho nhiều cô ni tu tập sự … dành cho một cô ni tu tập sự … dành cho nhiều vị sa di … dành cho một vị sa di … dành cho nhiều vị sa di ni … dành cho một vị sa di ni … vì nhu cầu của bản thân bởi vị sa di ni. Nếu cô ấy phái sứ giả đến gặp các tỳ khưu nói rằng: “Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi muốn cúng dường vật thí, muốn nghe Pháp, và muốn nhìn thấy các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Vị ấy đã phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.”

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của năm hạng người là tỳ khưu, tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, sa di, sa di ni, ta cho phép đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt. Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của năm hạng người này, ta cho phép đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu bị bệnh. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người nuôi bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm dược phẩm cho người bệnh, hoặc ta sẽ hỏi han, hoặc ta sẽ phục vụ.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp có sự bực bội sanh khởi đến vị tỳ khưu. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Có sự bực bội đã sanh khởi đến tôi. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ làm dịu đi sự bực bội, hoặc ta sẽ nhờ người làm dịu đi, hoặc ta sẽ tiến hành việc giảng Pháp cho vị ấy.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp có nỗi ân hận sanh khởi đến vị tỳ khưu. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Có nỗi ân hận đã sanh khởi đến tôi. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ làm cho tan biến nỗi nghi hoặc, hoặc ta sẽ nhờ người làm cho tan biến, hoặc ta sẽ tiến hành việc giảng Pháp cho vị ấy.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp có tà kiến sanh khởi đến vị tỳ khưu. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Có tà kiến đã sanh khởi đến tôi. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ phân giải tà kiến, hoặc ta sẽ nhờ người phân giải, hoặc ta sẽ tiến hành việc giảng Pháp cho vị ấy.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm tội nặng và là xứng đáng hành phạt parivāsa. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi đã phạm tội nặng, xứng đáng hành phạt parivāsa. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc ban cho hành phạt parivāsa, hoặc ta sẽ đọc tuyên ngôn, hoặc ta sẽ là người làm cho đủ nhóm.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu là xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc ban cho sự (thực hành) trở lại từ đầu, hoặc ta sẽ đọc tuyên ngôn, hoặc ta sẽ là người làm cho đủ nhóm.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu là xứng đáng hành phạt mānatta. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi xứng đáng hành phạt mānatta. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc ban cho hành phạt mānatta, hoặc ta sẽ đọc tuyên ngôn, hoặc ta sẽ là người làm cho đủ nhóm.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu là xứng đáng sự giải tội. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi xứng đáng sự giải tội. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc giải tội, hoặc ta sẽ đọc tuyên ngôn, hoặc ta sẽ là người làm cho đủ nhóm.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp hội chúng có ý định tiến hành hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đến vị tỳ khưu. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Hội chúng có ý định tiến hành hành sự đến tôi. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Làm thế nào để hội chúng có thể khỏi tiến hành hành sự hoặc đổi sang (hành phạt) nhẹ hơn?” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Hoặc là khi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đã được tiến hành đến vị ấy. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Hội chúng đã tiến hành hành sự đến tôi. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Làm thế nào để vị ấy có thể làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, và hội chúng có thể thâu hồi hành sự ấy?” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu ni bị bệnh. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người nuôi bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm dược phẩm cho người bệnh, hoặc ta sẽ hỏi han, hoặc ta sẽ phục vụ.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp có sự bực bội sanh khởi đến vị tỳ khưu ni. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Có sự bực bội đã sanh khởi đến tôi. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ làm dịu đi sự bực bội, hoặc ta sẽ nhờ người làm dịu đi, hoặc ta sẽ tiến hành việc giảng Pháp cho vị ni ấy.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp có nỗi ân hận sanh khởi đến vị tỳ khưu ni. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Có nỗi ân hận đã sanh khởi đến tôi. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ làm cho tan biến nỗi nghi hoặc, hoặc ta sẽ nhờ người làm cho tan biến, hoặc ta sẽ tiến hành việc giảng Pháp cho vị ni ấy.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp có tà kiến sanh khởi đến vị tỳ khưu ni. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Có tà kiến đã sanh khởi đến tôi. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ phân giải tà kiến, hoặc ta sẽ nhờ người phân giải, hoặc ta sẽ tiến hành việc giảng Pháp cho vị ni ấy.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu ni phạm tội nặng, xứng đáng hành phạt mānatta. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi đã phạm tội nặng, xứng đáng hành phạt mānatta. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc ban cho hành phạt mānatta.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu ni là xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc ban cho sự (thực hành) trở lại từ đầu.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu ni là xứng đáng sự giải tội. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi xứng đáng sự giải tội. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc giải tội.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp hội chúng có ý định tiến hành hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đến vị tỳ khưu ni. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Hội chúng có ý định tiến hành hành sự đến tôi. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Làm thế nào để hội chúng có thể khỏi tiến hành hành sự hoặc đổi sang (hành phạt) nhẹ hơn?” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Hoặc là khi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đã được tiến hành đến vị ni ấy. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Hội chúng đã tiến hành hành sự đến tôi. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Làm thế nào để vị ấy có thể làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, và hội chúng có thể thâu hồi hành sự ấy?” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị ni tu tập sự bị bệnh. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người nuôi bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm dược phẩm cho người bệnh, hoặc ta sẽ hỏi han, hoặc ta sẽ phục vụ.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp có sự bực bội sanh khởi đến vị ni tu tập sự. ―(như trên)― có nỗi ân hận sanh khởi đến vị ni tu tập sự. ―(như trên)― có tà kiến sanh khởi đến vị ni tu tập sự. ―(như trên)― các điều học của vị ni tu tập sự bị gián đoạn. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Các điều học của tôi bị gián đoạn. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc thọ trì các điều học.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị ni tu tập sự có ý muốn được tu lên bậc trên. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi có ý muốn được tu lên bậc trên. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc tu lên bậc trên, hoặc ta sẽ đọc tuyên ngôn, hoặc ta sẽ là người làm cho đủ nhóm.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị sa di bị bệnh. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người nuôi bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm dược phẩm cho người bệnh, hoặc ta sẽ hỏi han, hoặc ta sẽ phục vụ.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp có sự bực bội sanh khởi đến vị sa di. … có nỗi ân hận sanh khởi đến vị sa di. … có tà kiến sanh khởi đến vị sa di. … vị sa di có ý muốn hỏi về mùa (an cư) mưa. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi có ý muốn hỏi về mùa (an cư) mưa. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ hỏi hoặc ta sẽ chỉ dạy.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị sa di có ý muốn được tu lên bậc trên. Nếu vị ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi có ý muốn được tu lên bậc trên. Xin các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc tu lên bậc trên, hoặc ta sẽ đọc tuyên ngôn, hoặc ta sẽ là người làm cho đủ nhóm.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị sa di ni bị bệnh. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người nuôi bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm dược phẩm cho người bệnh, hoặc ta sẽ hỏi han, hoặc ta sẽ phục vụ.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp có sự bực bội sanh khởi đến vị sa di ni. ―(như trên)― có nỗi ân hận sanh khởi đến vị sa di ni. ―(như trên)― có tà kiến sanh khởi đến vị sa di ni. ―(như trên)― vị sa di ni có ý muốn hỏi về mùa (an cư) mưa. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi có ý muốn hỏi về mùa (an cư) mưa. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ hỏi hoặc ta sẽ chỉ dạy.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị sa di ni có ý muốn thọ trì điều học. Nếu vị ni ấy phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi có ý muốn thọ trì điều học. Xin các ngài đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các ngài đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ nỗ lực về việc thọ trì các điều học.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Vào lúc bấy giờ, người mẹ của vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Bà ấy đã nhờ sứ giả đi đến gặp người con trai (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Con trai của tôi hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của người con trai.”

Khi ấy, vị tỳ khưu ấy đã khởi ý điều này: “Đức Thế Tôn đã quy định với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của bảy hạng người thì nên đi khi được thỉnh mời, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của năm hạng người thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt,” và đây là mẹ của ta lại bị bệnh. Bà ta không phải là nữ cư sĩ, vậy ta nên thực hành như thế nào?”

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của bảy hạng người là tỳ khưu, tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, sa di, sa di ni, mẹ, và cha thì được đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt. Này các tỳ khưu, ta cho phép với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của bảy hạng người này thì được đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp người mẹ của vị tỳ khưu bị bệnh. Nếu bà ấy nhờ sứ giả đi đến gặp người con trai (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Con trai của tôi hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của người con trai.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người nuôi bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm dược phẩm cho người bệnh, hoặc ta sẽ hỏi han, hoặc ta sẽ phục vụ.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp người cha của vị tỳ khưu bị bệnh. Nếu ông ấy nhờ sứ giả đi đến gặp người con trai (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Con trai của tôi hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của đứa con trai.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt (nghĩ rằng): “Ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm thức ăn cho người nuôi bệnh, hoặc ta sẽ tìm kiếm dược phẩm cho người bệnh, hoặc ta sẽ hỏi han, hoặc ta sẽ phục vụ.” Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp người anh (em) trai của vị tỳ khưu bị bệnh. Nếu người ấy nhờ sứ giả đi đến gặp người con trai (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Anh (em) trai của tôi hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của người anh (em) trai.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi nếu được thỉnh mời, không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp người chị (em) gái của vị tỳ khưu bị bệnh. Nếu cô ấy nhờ sứ giả đi đến gặp vị tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Anh (em) trai của tôi hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của người anh (em) trai.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi nếu được thỉnh mời, không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp thân quyến của vị tỳ khưu bị bệnh. Nếu người ấy nhờ sứ giả đi đến gặp vị tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Đại đức hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của đại đức.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi nếu được thỉnh mời, không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.

Này các tỳ khưu, trường hợp người phụ giúp công việc cho vị tỳ khưu bị bệnh. Nếu người ấy nhờ sứ giả đi đến gặp vị tỳ khưu (nói rằng): “Bởi vì tôi bị bệnh. Các vị tỳ khưu hãy đi đến. Tôi mong muốn sự đi đến của các vị tỳ khưu.” Này các tỳ khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi nếu được thỉnh mời, không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.”

Vào lúc bấy giờ, trú xá lớn của hội chúng bị sụp đổ. Có nam cư sĩ nọ đã cho xẻ một số gỗ ở trong rừng. Người ấy đã phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Nếu các đại đức có thể cho chuyển đi số gỗ ấy thì tôi sẽ dâng số gỗ ấy đến các đại đức.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi với công việc cần phải làm của hội chúng. Việc trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.”

Dứt tụng phẩm về việc cư trú mùa mưa.

–ooOoo–

Vào lúc bấy giờ, tại trú xứ nọ ở trong xứ Kosala, các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bị khuấy nhiễu bởi các thú dữ. Chúng đã vồ lấy, chúng đã giết hại. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, trường hợp các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bị khuấy nhiễu bởi các thú dữ. Chúng vồ lấy, chúng giết hại. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bị khuấy nhiễu bởi các loài rắn. Chúng cắn, chúng giết hại. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bị khuấy nhiễu bởi những kẻ trộm cướp. Chúng cướp đoạt, chúng đánh đập. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bị khuấy nhiễu bởi các yêu tinh. Chúng nhập vào (thân), đoạt lấy thần trí. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp ngôi làng mà các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bị lửa đốt cháy. Các vị tỳ khưu bị khó nhọc bởi đồ ăn khất thực. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ trú ngụ mà các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bị lửa đốt cháy. Các vị tỳ khưu bị khó nhọc về chỗ trú ngụ. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp ngôi làng mà các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bị nước ngập. Các vị tỳ khưu bị khó nhọc bởi đồ ăn khất thực. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ trú ngụ mà các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bị nước ngập. Các vị tỳ khưu bị khó nhọc về chỗ trú ngụ. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Vào lúc bấy giờ, ngôi làng mà các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa ở tại trú xứ nọ đã di chuyển vì bọn trộm cướp. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi đến ngôi làng.”[2] Ngôi làng đã bị tách ra làm hai. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi đến nhóm đông hơn.” Nhóm đông hơn không có đức tin, không lòng mộ đạo. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi đến nhóm có đức tin, có lòng mộ đạo.”

Vào lúc bấy giờ, tại trú xứ nọ trong xứ Kosala các vị tỳ khưu vào mùa (an cư) mưa đã không nhận được sự đầy đủ theo nhu cầu về thức ăn thô thiển hoặc thượng hạng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, trường hợp các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa không nhận được sự đầy đủ theo nhu cầu về thức ăn thô thiển hoặc thượng hạng. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nhận được sự đầy đủ theo nhu cầu về thức ăn thô thiển hoặc thượng hạng, (nhưng) không nhận được các thức ăn thích hợp. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nhận được sự đầy đủ theo nhu cầu về thức ăn thô thiển hoặc thượng hạng, nhận được các thức ăn thích hợp, (nhưng) không nhận được các dược phẩm thích hợp. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nhận được sự đầy đủ theo nhu cầu về thức ăn thô thiển hoặc thượng hạng, nhận được các thức ăn thích hợp, nhận được các dược phẩm thích hợp, (nhưng) không nhận được người phục vụ phù hợp. (Nghĩ rằng): ‘Chính điều này là sự chướng ngại!’ rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp người phụ nữ thỉnh mời vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đến, tôi cho ngài vàng khối, hoặc tôi cho ngài vàng ròng, hoặc tôi cho ngài ruộng, hoặc tôi cho ngài vườn, hoặc tôi cho ngài bò đực, hoặc tôi cho ngài bò cái, hoặc tôi cho ngài tôi trai, hoặc tôi cho ngài tớ gái, hoặc tôi cho ngài con gái ruột để làm vợ, hoặc tôi trở thành vợ của ngài, hoặc tôi đưa đến cho ngài người vợ khác.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Đức Thế Tôn đã nói là tâm thay đổi nhanh chóng. (Việc này) cũng có thể là nguy hiểm cho Phạm hạnh của ta” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp cô gái điếm thỉnh mời ―(như trên)― cô gái lỡ thời thỉnh mời ―(như trên)― kẻ vô căn thỉnh mời ―(như trên)― các thân quyến thỉnh mời ―(như trên)― các vị vua thỉnh mời ―(như trên)― những kẻ trộm cướp thỉnh mời ―(như trên)― những kẻ vô lại thỉnh mời vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa rằng: “Thưa ngài, hãy đến, chúng tôi cho ngài vàng khối, hoặc chúng tôi cho ngài vàng ròng, hoặc chúng tôi cho ngài ruộng, hoặc chúng tôi cho ngài vườn, hoặc chúng tôi cho ngài bò đực, hoặc chúng tôi cho ngài bò cái, hoặc chúng tôi cho ngài tôi trai, hoặc chúng tôi cho ngài tớ gái, hoặc chúng tôi cho ngài con gái ruột để làm vợ, hoặc chúng tôi đưa đến cho ngài người vợ khác.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Đức Thế Tôn đã nói là tâm thay đổi nhanh chóng. (Việc này) cũng có thể là nguy hiểm cho Phạm hạnh của ta” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nhìn thấy của cải chôn giấu không có chủ. Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Đức Thế Tôn đã nói là tâm thay đổi nhanh chóng. (Việc này) cũng có thể là nguy hiểm cho Phạm hạnh của ta” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nhìn thấy nhiều vị tỳ khưu đang ra sức chia rẽ hội chúng. Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng. Hội chúng chớ có bị chia rẽ trong khi ta còn hiện diện” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nghe được rằng: “Nghe nói ở trú xứ kia nhiều vị tỳ khưu ra sức chia rẽ hội chúng.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng. Hội chúng chớ có bị chia rẽ trong khi ta còn hiện diện” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nghe được rằng: “Nghe nói ở trú xứ kia nhiều vị tỳ khưu ra sức chia rẽ hội chúng.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Các vị tỳ khưu ấy là những người bạn của ta. Ta sẽ nói với họ rằng: ‘Này các đại đức, đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng, các đại đức chớ có thích thú với việc chia rẽ hội chúng.’ Họ sẽ làm theo lời nói của ta, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ để vào tai” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nghe được rằng: “Nghe nói ở trú xứ kia nhiều vị tỳ khưu ra sức chia rẽ hội chúng.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Các vị tỳ khưu ấy không phải là những người bạn của ta. Tuy nhiên những người bạn của những người ấy là những người bạn của ta. Vậy ta sẽ nói với những người bạn của ta. Khi họ đã được nói, họ sẽ nói với những người ấy rằng: ‘Này các đại đức, đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng, các đại đức chớ có thích thú với việc chia rẽ hội chúng.’ Họ sẽ làm theo lời nói của ta, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ để vào tai” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nghe được rằng: “Nghe nói ở trú xứ kia nhiều vị tỳ khưu đã chia rẽ hội chúng.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Các vị tỳ khưu ấy là những người bạn của ta. Ta sẽ nói với họ rằng: ‘Này các đại đức, đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng, các đại đức chớ có thích thú với việc chia rẽ hội chúng.’ Họ sẽ làm theo lời nói của ta, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ để vào tai” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nghe được rằng: “Nghe nói ở trú xứ kia nhiều vị tỳ khưu đã chia rẽ hội chúng.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Các vị tỳ khưu ấy không phải là những người bạn của ta, tuy nhiên những người bạn của những người ấy là những người bạn của ta. Vậy ta sẽ nói với những người bạn của ta. Khi họ đã được nói, họ sẽ nói với những người ấy rằng: ‘Này các đại đức, đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng, các đại đức chớ có thích thú với việc chia rẽ hội chúng.’ Họ sẽ làm theo lời nói của ta, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ để vào tai” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nghe được rằng: “Nghe nói ở trú xứ kia nhiều vị tỳ khưu ni ra sức chia rẽ hội chúng.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Các vị tỳ khưu ni ấy là những người bạn của ta, ta sẽ nói với các cô ấy rằng: ‘Này các chị gái, đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng, các chị gái chớ có thích thú với việc chia rẽ hội chúng.’ Họ sẽ làm theo lời nói của ta, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ để vào tai” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nghe được rằng: “Nghe nói ở trú xứ kia nhiều vị tỳ khưu ni ra sức chia rẽ hội chúng.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Các vị tỳ khưu ni ấy không phải là những người bạn của ta, tuy nhiên các cô bạn của những cô ấy là những người bạn của ta. Vậy ta sẽ nói với các cô bạn của ta. Khi họ đã được nói, họ sẽ nói với những cô ấy rằng: ‘Này các chị gái, đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng, các chị gái chớ có thích thú với việc chia rẽ hội chúng.’ Họ sẽ làm theo lời nói của ta, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ để vào tai” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nghe được rằng: “Nghe nói ở trú xứ kia nhiều vị tỳ khưu ni đã chia rẽ hội chúng.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Các vị tỳ khưu ni ấy là những người bạn của ta, ta sẽ nói với các cô ấy rằng: ‘Này các chị gái, đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng, các chị gái chớ có thích thú với việc chia rẽ hội chúng.’ Họ sẽ làm theo lời nói của ta, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ để vào tai” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa nghe được rằng: “Nghe nói ở trú xứ kia nhiều vị tỳ khưu ni đã chia rẽ hội chúng.” Trường hợp ấy, nếu vị tỳ khưu khởi ý như vầy: “Các vị tỳ khưu ni ấy không phải là những người bạn của ta, tuy nhiên các cô bạn của những cô ấy là những người bạn của ta. Vậy ta sẽ nói với các cô bạn của ta. Khi họ đã được nói, họ sẽ nói với những cô ấy rằng: ‘Này các chị gái, đức Thế Tôn đã nói rằng việc chia rẽ hội chúng là nghiêm trọng, các chị gái chớ có vui mừng với việc chia rẽ hội chúng.’ Họ sẽ làm theo lời nói của ta, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ để vào tai” rồi nên ra đi. Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa.”

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ có ý định vào mùa (an cư) mưa ở khu rào gia súc. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép vào mùa (an cư) mưa ở khu rào gia súc.” Khu rào gia súc di chuyển. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép di chuyển theo khu rào gia súc.”

Vào lúc bấy giờ, khi việc vào mùa (an cư) mưa đang đến gần, có vị tỳ khưu nọ có ý định đi theo đoàn xe tải. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép vào mùa (an cư) mưa ở trong xe tải.”

Vào lúc bấy giờ, khi việc vào mùa (an cư) mưa đang đến gần, có vị tỳ khưu nọ có ý định đi theo chiếc thuyền. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, ta cho phép vào mùa (an cư) mưa ở trong chiếc thuyền.”

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu vào mùa (an cư) mưa ở trong bọng cây. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Giống như là các yêu tinh.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, không nên vào mùa (an cư) mưa ở trong bọng cây; vị nào vào thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa ở trên chạc ba của cây. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Giống như là các người săn thú.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, không nên vào mùa (an cư) mưa ở trên chạc ba của cây; vị nào vào thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu vào mùa (an cư) mưa ở ngoài trời. Trong khi trời mưa, các vị chạy đến gốc cây, đến hốc cây nimba. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, không nên vào mùa (an cư) mưa ở ngoài trời; vị nào vào thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu vào mùa (an cư) mưa không có chỗ trú ngụ nên bị khó nhọc bởi vì sự lạnh, bởi vì sự nóng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, vị không có chỗ trú ngụ không nên vào mùa (an cư) mưa; vị nào vào thì phạm tộidukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu vào mùa (an cư) mưa ở nhà quàng tử thi. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Giống như là những người thiêu xác chết.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, không nên vào mùa (an cư) mưa ở nhà quàng tử thi; vị nào vào thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu vào mùa (an cư) mưa ở chiếc lọng che. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Giống như là những người chăn bò.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, không nên vào mùa (an cư) mưa ở chiếc lọng che; vị nào vào thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu vào mùa (an cư) mưa ở trong vại đất nung. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Giống như là những kẻ ngoại đạo.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, không nên vào mùa (an cư) mưa ở trong vại đất nung; vị nào vào thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, hội chúng ở thành Sāvatthi thực hiện điều thỏa thuận là: “Không được cho xuất gia trong mùa (an cư) mưa.” Người cháu trai của bà Visākhā mẹ của Migāra đã đi đến gặp các vị tỳ khưu và cầu xin sự xuất gia. Các vị tỳ khưu đã nói như vầy: – “Này đạo hữu, hội chúng thực hiện điều thỏa thuận là: ‘Không được cho xuất gia trong mùa (an cư) mưa.’ Này đạo hữu, hãy chờ đến khi các vị tỳ khưu trải qua mùa (an cư) mưa; khi đã trải qua mùa (an cư) mưa các vị sẽ cho xuất gia.”

Sau đó, khi đã trải qua mùa (an cư) mưa, các vị tỳ khưu ấy đã nói với người cháu trai của bà Visākhā mẹ của Migāra điều này: – “Này đạo hữu, giờ đây hãy đi đến và hãy xuất gia.” Người ấy đã nói như vầy: – “Thưa các ngài, nếu tôi đã được xuất gia thì tôi còn có thể vui thích. Thưa các ngài, giờ đây tôi sẽ không xuất gia.” Bà Visākhā mẹ của Migāra phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các ngài đại đức lại thực hiện điều thỏa thuận có hình thức như vầy: ‘Không được cho xuất gia trong mùa (an cư) mưa,’ có khi nào mà Giáo Pháp lại không được thực hành?”

Các tỳ khưu đã nghe được bà Visākhā mẹ của Migāra phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, không nên thực hiện điều thỏa thuận có hình thức như vầy: ‘Không được cho xuất gia trong mùa (an cư) mưa.’ Vị nào thực hiện thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, chỗ cư trú mùa mưa của đức vua Pasenadi xứ Kosala đã được đại đức Upananda con trai dòng Sakya nhận lời cho thời điểm trước.

Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vào khoảng giữa đường vị ấy đã nhìn thấy hai trú xứ có nhiều y. Vị ấy đã khởi ý điều này: “Hay là ta nên sống mùa (an cư) mưa ở hai trú xứ này, như thế có nhiều y sẽ được phát sanh đến ta?”

Vị ấy đã sống mùa (an cư) mưa ở hai trú xứ ấy. Đức vua Pasenadi xứ Kosala phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao ngài đại đức Upananda con trai dòng Sakya sau khi nhận lời chỗ cư trú mùa mưa của chúng tôi lại nuốt lời? Không phải rằng đức Thế Tôn bằng nhiều phương thức đã khiển trách việc nói láo và khen ngợi việc tránh xa sự nói láo hay sao?”

Các tỳ khưu đã nghe được đức vua Pasenadi xứ Kosala phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao đại đức Upananda con trai dòng Sakya sau khi nhận lời chỗ cư trú mùa mưa của đức vua Pasenadi xứ Kosala lại nuốt lời? Không phải rằng đức Thế Tôn bằng nhiều phương thức đã khiển trách việc nói láo và khen ngợi việc tránh xa sự nói láo hay sao?”

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi đại đức Upananda con trai dòng Sakya rằng: – “Này Upananda, nghe nói ngươi sau khi nhận lời chỗ cư trú mùa mưa của đức vua Pasenadi xứ Kosala lại nuốt lời, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: – “Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi sau khi nhận lời chỗ cư trú mùa mưa của đức vua Pasenadi xứ Kosala lại nuốt lời? Này kẻ rồ dại, không phải ta bằng nhiều phương thức đã khiển trách việc nói láo và khen ngợi việc tránh xa sự nói láo hay sao? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Sau khi khiển trách, ngài đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

– “Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vào khoảng giữa đường vị ấy nhìn thấy hai trú xứ có nhiều y. Vị ấy khởi ý như vầy: “Hay là ta nên sống mùa (an cư) mưa ở hai trú xứ này, như thế có nhiều y sẽ được phát sanh đến ta?” Vị ấy sống mùa (an cư) mưa ở hai trú xứ ấy. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu ấy thời điểm trước không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng.[3] Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Rồi ngay ngày hôm ấy, vị ấy ra đi, không vì công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu ấy thời điểm trước không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Rồi ngay ngày hôm ấy, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu ấy thời điểm trước không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, không vì công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu ấy thời điểm trước không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu ấy thời điểm trước không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, bởi công việc có thể giải quyết trong bảy ngày. Vị ấy vượt quá (thời hạn) bảy ngày ấy ở bên ngoài. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu ấy thời điểm trước không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, bởi công việc có thể giải quyết trong bảy ngày. Vị ấy thực hiện việc trở về trong (thời hạn) bảy ngày ấy. Này các tỳ khưu, thời điểm trước của vị tỳ khưu ấy được ghi nhận và vô tội ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Bảy ngày trước lễ Pavāraṇā, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy có thể trở lại chỗ cư trú ấy hoặc không có thể trở lại.,[4] này các tỳ khưu, thời điểm trước của vị tỳ khưu ấy được ghi nhận và vô tội ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Vị ấy sau khi đi đến chỗ cư trú ấy, thực hiện lễ Uposatha, và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Rồi ngay ngày hôm ấy, vị ấy ra đi, không vì công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu ấy thời điểm trước không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Vị ấy sau khi đi đến chỗ cư trú ấy, thực hiện lễ Uposatha, và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Rồi ngay ngày hôm ấy, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. ―(như trên)― Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, không vì công việc cần thiết. ―(như trên)― Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. ―(như trên)― Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, bởi công việc có thể giải quyết trong bảy ngày. Vị ấy vượt quá (thời hạn) bảy ngày ấy ở bên ngoài. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu ấy thời điểm trước không được ghi nhận và tộidukkaṭa ở sự nhận lời. ―(như trên)― Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, bởi công việc có thể giải quyết trong bảy ngày. Vị ấy thực hiện việc trở về trong (thời hạn) bảy ngày ấy. Này các tỳ khưu, thời điểm trước của vị tỳ khưu ấy được ghi nhận và vô tội ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm trước. Vị ấy sau khi đi đến chỗ cư trú ấy, thực hiện lễ Uposatha, và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Bảy ngày trước ngày lễ Pavāraṇā, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy có thể trở lại chỗ cư trú ấy hoặc không có thể trở lại, này các tỳ khưu, thời điểm trước của vị tỳ khưu ấy được ghi nhận và vô tội ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Rồi ngay ngày hôm ấy, vị ấy ra đi, không vì công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Rồi ngay ngày hôm ấy, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, không vì công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, bởi công việc có thể giải quyết trong bảy ngày. Vị ấy vượt quá (thời hạn) bảy ngày ấy ở bên ngoài. Này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, bởi công việc có thể giải quyết trong bảy ngày. Vị ấy thực hiện việc trở về trong (thời hạn) bảy ngày ấy. Này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy được ghi nhận và vô tội ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Trong khi đi đến chỗ cư trú ấy, vị ấy thực hiện lễ Uposatha ở bên ngoài và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Bảy ngày trước ngày trăng tròn tháng Kattika là ngày lễ hội Cātumāsinī,[5] vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy có thể trở lại chỗ cư trú ấy hoặc không có thể trở lại, này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy được ghi nhận và vô tội ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Vị ấy sau khi đi đến chỗ cư trú ấy, thực hiện lễ Uposatha, và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Rồi ngay ngày hôm ấy, vị ấy ra đi, không vì công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Vị ấy sau khi đi đến chỗ cư trú ấy, thực hiện lễ Uposatha, và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Rồi ngay ngày hôm ấy, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. ―(như trên)― Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, không vì công việc cần thiết. ―(như trên)― Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, có công việc cần thiết. ―(như trên)― Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, bởi công việc có thể giải quyết trong bảy ngày. Vị ấy vượt quá (thời hạn) bảy ngày ấy ở bên ngoài. Này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy không được ghi nhận và tội dukkaṭa ở sự nhận lời. ―(như trên)― Sau khi sống hai ba ngày, vị ấy ra đi, bởi công việc có thể giải quyết trong bảy ngày. Vị ấy thực hiện việc trở về trong (thời hạn) bảy ngày ấy. Này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy được ghi nhận và vô tội ở sự nhận lời.

Này các tỳ khưu, trường hợp chỗ cư trú mùa mưa đã được vị tỳ khưu nhận lời cho thời điểm sau. Vị ấy sau khi đi đến chỗ cư trú ấy, thực hiện lễ Uposatha, và đến được trú xá vào ngày đầu tháng. Vị ấy sắp đặt chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng ốc. Bảy ngày trước ngày trăng tròn tháng Kattika là ngày lễ hội Cātumāsinī, vị ấy ra đi do công việc cần thiết. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy có thể trở lại chỗ cư trú ấy hoặc không có thể trở lại, này các tỳ khưu, thời điểm sau của vị tỳ khưu ấy được ghi nhận và vô tội ở sự nhận lời.”

Dứt chương Vào Mùa Mưa là chương thứ ba.

–ooOoo–

Trong chương này có năm mươi hai sự việc.

Tóm lược chương này 

(Cho phép) vào mùa (an cư mưa), và luôn cả khi nào? bao nhiêu (thời điểm)? và trong mùa (an cư) mưa, các vị không muốn và cố tình (bỏ đi), (muốn) dời lại, người nam cư sĩ.

Vị bị bệnh, mẹ và cha, anh (em) trai, và thân quyến, người làm công việc cho các tỳ khưu, trú xá, các thú dữ, và các loại rắn nữa.

Những kẻ trộm cướp, luôn cả các yêu tinh, với cả hai đều bị cháy, vì nước ngập, (ngôi làng) đã đi chuyển, nhóm đông hơn, và các thí chủ.

(Thức ăn) thô thiển hoặc hảo hạng, dược phẩm thích hợp, với người phục vụ, phụ nữ, gái điếm, cô gái lỡ thời, kẻ vô căn, cùng thân quyến.

Đức vua, các kẻ cướp, bọn bất lương, của cải chôn giấu, và sự các chia rẽ với tám trường hợp, bãi nhốt thú, và đoàn xe tải, chiếc thuyền, ở bọng cây, và ở chạc ba cây.

Sự cư trú mùa mưa ở ngoài trời, và với vị không chỗ trú ngụ, các nhà quàng tử thi, ở chiếc lọng che, và các vị vào mùa (an cư) mưa ở vại đất nung.

Điều thỏa thuận, sau khi nhận lời, và các lễ Uposatha ở bên ngoài, các thời điểm trước và các thời điểm sau nên kết hợp theo cách thức như thế.

Vị ra đi không vì công việc cần thiết, và có công việc cần thiết là tương tự như thế ấy, sau khi sống hai ba ngày, và bởi công việc trong bảy ngày.

Và bảy ngày sắp đến, vị có thể trở lại, hoặc không có thể. Về các khoảng giữa ở phần tóm lược các sự việc, thì nên xem xét đường lối của mạch văn.”

–ooOoo–

  

 

[1] Tính theo âm lịch của Việt Nam nếu không có tháng nhuần thì thời điểm trước là ngày 16 tháng 6, thời điểm sau là ngày 16 tháng 7 (ND).

[2] Nếu ngôi làng di chuyển không xa thì vẫn nên cư trú tại chính trú xá ấy và đi đến chỗ ở mới của ngôi làng để khất thực, nếu xa thì có thể đi theo trường hợp bảy ngày, nếu không thể làm vậy thì có thể  trú ngụ cùng dân làng tại chỗ ở mới (VinA. v, 1070).

[3] Tức là ngày mười sáu tháng sáu theo âm lịch của Việt Nam nếu không có tháng nhuần. Việc tính âm lịch theo nửa tháng trăng hiện đang được sử dụng ở một số quốc gia (ND).

[4] “… na vā āgaccheyya” là ‘không có thể trở lại’ không nên hiểu ‘có thể không trở lại’ (ND).

[5] Tức là rằm tháng mười âm lịch (ND).

 

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *