HỌC PALI QUA KINH TỤNG – DHAMMAGUṆA – ÂN ÐỨC PHÁP BẢO

DHAMMAGUṆA – ÂN ÐỨC PHÁP BẢO

Dhammaguṇa = Dhamma + guṇa: nhóm từ (loại tappurisa, biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối “guṇa,” nam tánh, nguyên thể

guṇa: danh từ, nam tánh = phẩm chất, đức hạnh.

Nghĩa: Phẩm chất tốt đẹp của giáo pháp.

Svākkhāto bhagavato dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opanayiko paccattaṃ veditabbo viññūhīti.

Svākkhāto = su (trở thành sva) + akkhāto = đã khéo được thuyết giảng.

su: tiếp đầu ngữ = khéo léo, tốt, đẹp.

akkhāto: quá khứ phân từ thể thụ động của động từ “akkhāti=ā + khyā + ti,” được dùng như tính từ bổ nghĩa cho “dhammo,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = đã được thuyết giảng, đã được tuyên bố.

bhagavato: danh từ, nam tánh, cách thứ sáu của “bhagavantu,” số ít = của đức Thế Tôn.

dhammo: danh từ, nam tánh, cách thứ nhất của “dhamma,” số ít = giáo pháp.

sandiṭṭhiko = san + diṭṭhiko: tính từ, bổ nghĩa cho “dhammo,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = hoàn toàn hiển nhiên, được thấy rõ ràng.

san = sam: tiếp đầu ngữ = hoàn toàn.

diṭṭhiko = diṭṭha + iko: tính từ, nam tánh = rõ ràng, có thể thấy được.

akāliko = a + kāla + iko = tính từ, bổ nghĩa cho “dhammo,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = không đợi thời gian, không bị chi phối bởi thời gian.

a: phủ định từ = không.

kāla: danh từ, nam tánh = thời gian.

ehipassiko = ehi + passa + iko: tính từ, bổ nghĩa cho “dhammo,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = hãy đến và hãy thấy.

ehi: động từ “eti,” mệnh lệnh cách, ngôi thứ hai, số ít = hãy đến.

passa: động từ “passati,” mệnh lệnh cách, ngôi thứ hai, số ít = hãy thấy.

ika: tiếp vĩ ngữ, tín hiệu cho biết là tính từ.

opanayiko = opanayiko (phát xuất từ “upa (đến gần) + nayati (dẫn dắt)”): tính từ, bổ nghĩa cho “dhammo,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = dẫn dắt về hướng (Niết-bàn).

paccattaṃ: trạng từ, không đổi = tự cá nhân, riêng rẽ.

veditabbo: tương lai phân từ thể thụ động của động từ “vidati = vid + a + ti,” bổ nghĩa cho “dhammo,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = nên được hiểu biết.

viññūhīti = viññūhi + iti

viññūhi: tính từ, được dùng như danh từ, nam tánh, cách thứ ba, số nhiều = bởi các bậc trí tuệ.

iti: trạng từ, không đổi, dùng để trích dẫn một lời nói = như vầy: “…”

Nghĩa: “Pháp của đức Thế Tôn đã khéo được thuyết giảng, hoàn toàn hiển nhiên, không bị chi phối bởi thời gian, hãy đến và hãy thấy, có khả năng dẫn dắt về hướng (Niết-bàn), và nên được hiểu biết tự cá nhân bởi các bậc trí tuệ.”

 -ooOoo- 

 

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *