HỌC PALI QUA KINH TỤNG – SAṄGHAGUṆA – ÂN ÐỨC TĂNG BẢO

SAṄGHAGUṆA – ÂN ÐỨC TĂNG BẢO

Saṅghaguṇa = Saṅgha + guṇa: nhóm từ (loại tappurisa, biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối “guṇa,” nam tánh, nguyên thể (dùng cho tiêu đề), số ít.

guṇa: danh từ, nam tánh = phẩm chất, đức hạnh.

Nghĩa: Phẩm hạnh thánh thiện của Tăng chúng.

Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ujupaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho
ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho sāmīcipaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho
yadidaṃ cattāri purisayugāṇi atthapurisapuggalā esa bhagavato sāvakasaṅgho
āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaranīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassāti.

Supaṭipanno = su + paṭipanno = đã khéo được huấn luyện

su: tiếp đầu ngữ = khéo léo, tốt, đẹp.

paṭipanno = paṭi + panno: quá khứ phân từ thể thụ động của động từ “paṭipajjati = paṭi + pad + a + ti,” được dùng như tính từ bổ nghĩa cho “sāvakasaṅgho,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = đã được huấn luyện.

bhagavato: danh từ, nam tánh, cách thứ sáu của “bhagavantu“, số ít = của đức Thế Tôn.

sāvakasaṅgho = sāvaka + saṅgho: nhóm từ (loại kammadhāraya, biến đổi tùy thuận theo từ cuối “saṅgho “), nam tánh, số ít = Tăng chúng đệ tử.

sāvaka = su(=sav) + aka = danh từ, nam tánh = người nghe, đệ tử.

saṅgho: danh từ, nam tánh = Tăng chúng.

ujupaṭipanno: uju + paṭipanno = đã được huấn luyện đúng đắn.

ñāyapaṭipanno: ñāya + paṭipanno = đã được huấn luyện có phương pháp.

ñāya: danh từ, nam tánh = phương pháp

sāmīcipaṭipanno = sāmīci + paṭipanno: đã được huấn luyện làm tròn nhiệm vụ.

sāmīci: danh từ, nữ tánh: nhiệm vụ, sự chính xác.

yadidaṃ = yad + idaṃ = điều trên (yad) có nghĩa là thế này (idaṃ).

yad idaṃ: đại từ chỉ định, trung tánh, số ít.

cattāri: tính từ, bổ nghĩa cho “yugāṇi,” trung tánh, số nhiều = bốn (số đếm).

purisayugāṇi = purisa + yugāṇi:: nhóm từ (loại kammadhāraya, biến đổi tùy thuận theo từ cuối “yugāṇi “), trung tánh, cách thứ nhất, số nhiều = (bốn) cặp hạng người.

purisa: danh từ, nam tánh = người nam, người (nói chung).

yugāṇi: danh từ, trung tánh = đôi, cặp, hai cái.

atthapurisapuggalā: attha + purisapuggalā: nhóm từ (loại digu là một thể đặc biệt với số đếm của kammadhāraya, biến đổi tùy thuận theo từ cuối “puggalā “), nam tánh, số nhiều = tám hạng người tính đơn.

attha: tính từ = tám (số đếm).

purisapuggalā = purisa + puggalā: nhóm từ (loại kammadhāraya, biến đổi tùy thuận theo từ cuối “puggalā “), nam tánh, số nhiều = (tám) hạng người tính đơn.

esa = eso: đại từ chỉ định được dùng như tính từ bổ nghĩa cho “sāvakasaṅgho,” nam tánh, số ít = nhóm người ấy, nhóm người đã nói ở trên.

bhagavato: danh từ, nam tánh, cách thứ sáu của “bhagavantu“, số ít = của đức Thế Tôn.

sāvakasaṅgho = sāvaka + saṅgho: nhóm từ (loại kammadhāraya, biến đổi tùy thuận theo từ cuối “saṅgho “), nam tánh, số ít = Tăng chúng đệ tử.

āhuneyyo = ā + huneyyo: tương lai phân từ thể thụ động của động từ “ā + huti,” được dùng như tính từ, bổ nghĩa cho “sāvakasaṅgho,” nam tánh, số ít = đáng được cung kính.

pāhuneyyo = pā + huna + eyyo: tương lai phân từ thể thụ động của động từ “pā + huti,” được dùng như tính từ, bổ nghĩa cho “sāvakasaṅgho,” nam tánh, số ít = đáng được thân cận.

dakkhiṇeyyo = dakkhiṇa + eyyo: tính từ, bổ nghĩa cho “sāvakasaṅgho,” nam tánh, số ít = đáng được cúng dường.

añjalikaranīyo = añjali + karanīyo: nhóm từ (loại tappurisa, biến đổi tùy thuận theo từ cuối “karanīyo “), nam tánh, số ít = đáng được chắp tay, đáng được lễ bái.

añjali: danh từ, nam tánh = tư thế chắp tay đưa lên trán tỏ ý cung kính.

karanīyo: tương lai phân từ thể thụ động của động từ “karoti,” được dùng như tính từ, bổ nghĩa cho “sāvakasaṅgho,” nam tánh, số ít = đáng được làm.

anuttaraṃ: an + ud + taraṃ (đã giải thích ở trên) = tĩnh từ bổ nghĩa cho “puññakkhettaṃ,” trung tánh, số ít = không gì hơn được, vô thượng.

puññakkhettaṃ = puñña + (k) + khettaṃ: nhóm từ (loại kammadhāraya, biến đổi tùy thuận theo từ cuối “khettaṃ“), trung tánh, cách thứ nhất, số ít = nơi để gieo nhân phước báu, phước điền.

puñña: danh từ, trung tánh = phước báu, điều thiện.

khettaṃ: danh từ, trung tánh = thửa ruộng.

lokassāti = lokassa + iti

lokassa: danh từ, nam tánh, cách thứ sáu của “loka,” số ít = của thế gian.

iti: trạng từ, bất biến, thường dùng để trích dẫn một lời nói = như vầy: “…”

Nghĩa: “Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã khéo được huấn luyện. Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện đúng đắn. Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện có phương pháp. Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện làm tròn nhiệm vụ. Điều trên có nghĩa là thế này: bốn cặp hạng người (bốn đôi Đạo Quả), tám hạng người tính đơn (bốn Đạo và bốn Quả là tám). Tăng chúng đệ tử ấy của đức Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được thân cận, đáng được cúng dường, đáng được lễ bái, là nơi để gieo nhân phước báu của thế gian không gì hơn được.”

 -ooOoo- 

 

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *