Spread of Vipassana in Modern Times – Sự lan tỏa Vipassana trong thời hiện đại
In the modern era, the spread of Vipassana started from 1969 when Mr. S. N. Goenka, a dhamma messenger of modern times, returned to India – the country of origin of Vipassana, where Buddha’s teachings were totally lost and ‘Vipassana’ was a foreign word. Long ago, the Ganges of Dhamma flowed from India to Burma; the time was ripe for it to return to its native land.
Trong thời kỳ hiện đại, sự lan truyền của Vipassana bắt đầu từ năm 1969 khi thiền sư Goenka, một sứ giả Dhamma thời hiện đại, trở về Ấn Độ – cái nôi của thiền Vipassana, nơi giáo lý của Đức Phật hoàn toàn bị mất và ‘Vipassana’ là một từ xa lạ. Từ lâu, dòng sông của Dhamma đã chảy từ Ấn Độ đến Miến Điện; thời gian đã chín muồi để nó trở về quê hương.
After initial difficulties, Mr. Goenka conducted his first Vipassana course in Mumbai for his parents and few family friends. On the completion of the first course, another course was immediately organized in Madras. Courses started being conducted one after the other – the clock of Vipassana had well and truly struck.
Sau những khó khăn ban đầu, thiền sư Goenka đã hướng dẫn khóa thiền Vipassana đầu tiên của mình ở Mumbai cho cha mẹ và một vài người bạn của gia đình. Khi hoàn thành khóa thiền đầu tiên, một khóa thiền khác ngay lập tức được tổ chức tại Madras. Các khóa thiền bắt đầu được tiến hành lần lượt – đồng hồ của Vipassana đã hoạt động tốt và đúng đắn.
Students who benefited from these initial courses, enthusiastically came forward to arrange future courses. People started offering places to conduct Vipassana courses – Dharamshalas (rest houses for pilgrims), college or school buildings, the hostels of universities and research institutes, library buildings, stadiums, prison buildings, royal palaces and crumbling ruins. It was as if all gates opened to welcome Dhamma wholeheartedly.
Những thiền sinh được hưởng lợi từ các khóa thiền ban đầu này đã nhiệt tình, mạnh dạn sắp xếp các khóa thiền mới. Mọi người bắt đầu cung cấp các địa điểm để thực hiện các khóa thiền Vipassana – Dharamshalas (nhà nghỉ cho khách hành hương), các tòa nhà đại học hoặc trường học, ký túc xá của các trường đại học và viện nghiên cứu, tòa nhà thư viện, sân vận động, nhà tù, cung điện hoàng gia và tòa nhà hư cũ. Như thể tất cả các cánh cổng đều mở ra để nồng nhiệt chào đón Dhamma.
People of every background were drawn to the bank of the Ganges of Dhamma to quench their thirst: The miserable inhabitants of luxurious skyscrapers in the great cities, people living in huts and even the homeless who sleep on the footpaths, have-nots of the lowest strata of society, professionals and urban intellectuals, illiterate villagers, people overwhelmed with pride at belonging to a high caste, people suffering from discrimination and from their own sense of inferiority at belonging to a low caste, Hindus, Muslims, Buddhists, Jains, Sikhs, Christians, Parsis, Jews, Indians and non-Indians.
Mọi người ở mọi tầng lớp đều bị kéo đến bờ sông Hằng của Dhamma để giải tỏa cơn khát: Những cư dân khốn khổ của những tòa nhà chọc trời sang trọng ở những thành phố lớn, những người sống trong những túp lều và cả những người vô gia cư ngủ trên lối đi bộ, những người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chuyên gia và trí thức đô thị, dân làng mù chữ, người dân tràn ngập niềm kiêu hãnh thuộc về một đẳng cấp cao, những người bị phân biệt đối xử và từ ý thức đầy tự ti thuộc về một đẳng cấp thấp, Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo, đạo Xích, Cơ Đốc giáo, Parsis (Bái hỏa giáo), đạo Do Thái, người Ấn Độ và người nước ngoài.
From 1969 to 1975, Vipassana courses were held across 11 Indian states and 37 towns and cities. By 1979, there were three centres in India, and the nucleus of the meditation pagoda was built at Dhamma Giri. The first course to be conducted in the West was in France, in 1979. After that the floodgates of Dhamma opened there as well.
Từ năm 1969 đến 1975, các khóa thiền Vipassana được tổ chức trên 11 tiểu bang Ấn Độ và 37 thị trấn và thành phố. Đến năm 1979, có ba trung tâm ở Ấn Độ và bộ phận trung tâm của chùa thiền được xây dựng tại Dhamma Giri. Khóa thiền đầu tiên được tiến hành ở phương Tây là ở Pháp, vào năm 1979. Sau đó, cánh cửa của Dhamma cũng được mở ra tại khu vực này.
Since 1969, the pure stream of Dhamma has swelled into a mighty river, bringing happiness to people across the world. Today, there are 170 centers and 129 non-centers around the world. Hundreds of assistant teachers are conducting the courses on behalf of Mr. Goenka with the help of selfless service of grateful old students. Like ancient times, the volition of these dhamma servers is the same – ‘For the benefit of many…for the welfare of many.’ For more details regarding rise and spread of Dhamma in India, please click here.
Từ năm 1969, dòng suối Dhamma thanh tịnh đã phát triển thành dòng sông hùng vĩ, mang lại hạnh phúc cho mọi người trên khắp thế giới. Ngày nay, có 170 trung tâm và 129 không phải trung tâm trên toàn thế giới. Hàng trăm thầy cô phụ tá đang thực hiện các khóa thiền thay mặt thiền sư Goenka với sự giúp đỡ và phục vụ tận tụy của những thiền sinh cũ. Giống như thời cổ đại, mong muốn thiện lành của những người phục vụ tận tụy với Dhamma là như nhau – ‘Vì lợi ích của nhiều người … vì phúc lợi của nhiều người’. Để biết thêm chi tiết về sự phát triển và lan toả của Dhamma ở Ấn Độ, xin vui lòng bấm vào đây.
Vipassana courses conducted in the prisons of India, Nepal, Thailand, England and America have played an important role in improving lives of prisoners. Courses were conducted in India for leprosy patients bringing about an improvement in their attitude to life. They did not suffer from an inferiority complex, as much as they did in the past. Vipassana brought smiles on their faces. Vipassana courses were conducted in India and Nepal for the visually impaired too. Those addicted to gambling, tobacco and other intoxicants, including drugs, have become free of their addictions by the practice of Vipassana. With the help of the Government of Switzerland and Australia, a lot of work has been done in this direction.
Các khóa thiền Vipassana được thực hiện trong các nhà tù ở Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, Anh và Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống của các tù nhân. Các khóa thiền được tổ chức ở Ấn Độ cho bệnh nhân phong giúp cải thiện trong thái độ sống của họ. Họ đã không còn mặc cảm tự ti như trước đây. Vipassana mang lại nụ cười trên khuôn mặt họ. Các khóa thiền Vipassana cũng được tổ chức ở Ấn Độ và Nepal cho người khiếm thị. Những người nghiện cờ bạc, thuốc lá và các chất kích thích khác, bao gồm cả ma túy, đã thoát nghiện nhờ thực hành thiền Vipassana. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Sĩ và Úc, rất nhiều chương trình đã được thực hiện vì mục đích thiện lành này.
In India and other countries, thousands of students from the elementary to high school level and college students have benefited from Ānāpāna and Vipassana respectively. It has resulted in an increased number of children Anapana courses and Teenagers’ Vipassana courses. In addition, the Maharashtra Government has started a MITRA project through which the teachers of all the Government schools are taught Vipassana and the students are taught Ānāpāna.
Ở Ấn Độ và các quốc gia khác, hàng ngàn thiền sinh từ cấp tiểu học đến trung học và sinh viên đại học đã được hưởng lợi từ Ānāpāna và Vipassana. Kết quả là ngày càng gia tăng số lượng các khóa thiền Anapana dành cho trẻ em và các khóa thiền Vipassana dành cho Thanh thiếu niên. Ngoài ra, Lãnh đạo bang/chính quyền bang Maharashtra đã bắt đầu một dự án MITRA, qua đó các giáo viên của tất cả các trường công lập được học về thiền Vipassana và các học sinh được học về Ānāpāna.
This is an inspiring journey of Mr. S. N. Goenka and his students in carrying forward the torch of pure Dhamma, history of Vipassana centers and the milestones in the spread of Vipassana.
Đây là một hành trình đầy cảm hứng của thiền sư Goenka và các thiền sinh của ông trong việc thắp sáng ngọn đuốc Dhamma thanh tịnh, viết nên lịch sử của các trung tâm Vipassana và những bước ngoặt trong sự lan tỏa của Vipassana.
The Beginning – 1969 – Sự khởi đầu – Năm 1969
On June 22, 1969, Mr. S. N. Goenka arrived in India from Myanmar and with him, Vipassana, the priceless jewel of Dhamma, returned to the land of its birth after a gap of nearly two millennia. The first Vipassana course was arranged in the country of its origin in Mumbai, from July 3 to 13, 1969 with 14 students. Soon after, the second course was organized in Madras. Courses started being conducted one after the other – the clock of Vipassana had well and truly struck. -By Mr. S. N. Goenka
Vào ngày 22 tháng 6 năm 1969, từ Myanmar, Thiền sư Goenka đã đến Ấn Độ và cùng với ông, Vipassana, viên ngọc vô giá của Dhamma, đã trở về vùng đất khai sinh của nó sau gần hai thiên niên kỷ. Khóa thiền Vipassana đầu tiên được tổ chức ở Mumbai, từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 7 năm 1969 với 14 thiền sinh. Ngay sau đó, khóa thiền thứ hai được tổ chức tại Madras. Các khóa thiền bắt đầu được tiến hành lần lượt – đồng hồ của Vipassana đã được điểm và hoạt động tốt và đúng đắn. -Bởi Thiền sư Goenka
20 June 1969 was an extremely important day in my life. On that day my revered teacher Sayagyi U Ba Khin appointed me a Vipassana teacher, entrusting me with a great responsibility. In the preceding years he had trained me as his assistant so that I might undertake this responsibility; now the time had come to fulfil it. The next day I was to leave Myanmar (Burma), my birthplace, and set out for India, the land of my ancestors. Vipassana had come to Myanmar from India about 2,500 years before. In its adopted land it had been preserved by an unbroken chain of teachers, down to Sayagyi U Ba Khin. In India, however, the technique had been completely lost and people had even forgotten the name of Vipassana.
Ngày 20 tháng 6 năm 1969 là một ngày cực kỳ quan trọng trong cuộc đời tôi. Vào ngày đó, người thầy đáng kính của tôi, ngài Sayagyi U Ba Khin đã bổ nhiệm tôi làm giáo viên Vipassana, giao cho tôi một trách nhiệm to lớn. Trong những năm trước, ngài ấy đã đào tạo tôi làm trợ lý cho ngài vì vậy tôi có thể đảm nhận trách nhiệm này; bây giờ đã đến lúc để thực hiện nó. Ngày hôm sau, tôi đã rời Myanmar (Miến Điện), nơi tôi sinh ra và lên đường đến Ấn Độ, vùng đất của tổ tiên tôi. Vipassana đã du nhập sang Myanmar từ Ấn Độ khoảng 2.500 năm trước. Tại vùng đất này Vipassana được nuôi dưỡng, bảo tồn và duy trì liên tục bởi những người thầy tận tụy và cho đến thời của Ngài Sayagyi U Ba Khin. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, phương pháp thiền này đã hoàn toàn bị mất và mọi người thậm chí đã quên cái tên Vipassana.
Now Sayagyi U Ba Khin wished Vipassana to return to India, its country of origin. This would benefit the people of India and also enable Myanmar to repay its debt to India for this liberating technique. It was his strong Dhamma wish that this priceless spiritual teaching should not only return to India but, after becoming established there, spread throughout the world for the welfare of many. I had assured him that I would do my best to fulfil his noble wish.
Giờ đây, ngài Sayagyi U Ba Khin mong muốn Vipassana trở về Ấn Độ, đất nước sinh ra nó. Điều này sẽ có lợi cho người dân Ấn Độ và cũng để cho Myanmar trả món nợ cho Ấn Độ kỹ thuật giải phóng tâm trí này. Đây là ước nguyện Dhamma mạnh mẽ của Ngài rằng giáo Pháp vô giá này không chỉ trở lại Ấn Độ mà sau khi được thiết lập ở đó, nó được lan rộng khắp thế giới vì lợi lạc của nhiều người. Tôi đã bảo đảm với ngài ấy rằng tôi sẽ làm hết sức mình để thực hiện ước nguyện cao cả của ngài ấy.
Sayagyi U Ba Khin firmly believed that India would readily accept its lost treasure. He often used to say that many people had been born in India at this time endowed with abundant pāramitā (merits), and that their previous meritorious deeds would naturally draw them to Vipassana.
Ngài Sayagyi U Ba Khin tin chắc rằng Ấn Độ sẽ sẵn sàng chấp nhận kho báu bị mất của mình. Ngài thường nói rằng nhiều người đã được sinh ra ở Ấn Độ vào thời điểm này được ban cho pāramitā (công đức) dồi dào, và những công đức trước đây của họ sẽ đưa họ đến với Vipassana một cách tự nhiên.
Again and again my teacher’s voice, filled with mettā, would ring in my ears:”The clock of Vipassana has struck. Its revival is bound to come in India and it will happen now.” This was the prophecy not only of my teacher but also that of saints thousands of years ago. For me, his blessings and this confident prophecy were like nourishing provisions sustaining me on my journey.
Lặp đi lặp lại bên tôi, giọng nói của thầy tôi tràn đầy mettā tâm từ: “Đồng hồ của Vipassana đã điểm. Sự hồi sinh của nó chắc chắn sẽ đến ở Ấn Độ và nó sẽ xảy ra ngay bây giờ.” Đây là lời tiên tri không chỉ của thầy tôi mà còn của các vị Thánh từ hàng ngàn năm trước. Đối với tôi, phước lành của Ngài và lời tiên tri tự tin này giống như những nguồn năng thiện lành giúp tôi luôn vững tin trên hành trình của mình.
In the first days after coming to India, however, I found myself surrounded by difficulties and began to doubt whether I would succeed. Where should a course be held? How would it be organised? Who would organise it? Who would be prepared to leave family and household to spend ten days with me? How few knew me in this country with such a vast population!
Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên sau khi đến Ấn Độ, tôi thấy mình bị bao vây bởi những khó khăn và bắt đầu nghi ngờ liệu mình có thành công hay không. Một khóa thiền nên được tổ chức ở đâu? Làm thế nào nó sẽ được tổ chức? Ai sẽ tổ chức khóa thiền này? Ai sẽ có thể sẵn sàng rời khỏi gia đình và người thân để dành mười ngày học thiền với tôi? Số người biết đến tôi thật quá quá ít ỏi tại một quốc gia đông dân cư thế này!
Closest to me were the members of my own family living in India. I had come with high hopes of help from them, but just before my arrival several of them had become followers of another path, Ananda Marg. I had learned of this even while I was in Myanmar. What I hadn’t known was that those family members had become so extreme in their support for Ananda Marg that they would not even listen to explanations about Vipassana. The possibility seemed remote that they would join a Vipassana course and give the technique a try; and I could not see any possibility of their help in organising a course.
Gần nhất với tôi là các thành viên trong gia đình tôi sống ở Ấn Độ. Tôi đã đến với đầy hy vọng về sự giúp đỡ từ họ, nhưng ngay trước khi tôi đến, một vài người trong số họ đã trở thành tín đồ của một con đường khác, Ananda Marg. Tôi đã biết về điều này ngay cả khi lúc tôi còn ở Myanmar. Điều mà tôi đã biết là những thành viên trong gia đình đã trở nên cực kỳ ủng hộ Ananda Marg đến nỗi họ thậm chí không nghe lời giải thích về Vipassana. Việc họ sẽ tham gia khóa thiền và thử thực hành Vipassana là điều có vẻ xa vời; và tôi không thể thấy bất kỳ khả năng nào về sự giúp đỡ của họ trong việc tổ chức một khóa thiền.
At the same time, family members who had earlier come from Myanmar and were Vipassana meditators were feeling dispirited because they had lost everything due to economic changes. I felt sure that none of them could help organise a course. Even more dire was the situation of some other Vipassana meditators who had recently come from Myanmar.
Cũng vào thời gian này, các thành viên gia đình trước đó đến từ Myanmar và là thiền sinh Vipassana đã cảm thấy chán nản vì họ đã mất tất cả mọi thứ do những thay đổi kinh tế. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng không ai trong số họ có thể giúp tổ chức một khóa thiền. Thậm chí còn tệ hơn là tình trạng của một số thiền sinh Vipassana khác gần đây đến từ Myanmar.
My mother faced her own dilemma. A Vipassana course was to be organised for her benefit, to enable her to free herself from mental distress. It was specifically for this purpose that I had come to India and for which the Burmese government had taken the then-unprecedented step of granting me a passport. After my arrival in India, my mother would frequently sit with me and meditate, and the experience made her eager to join a course if it could be organised. She did not want to disappoint her son who had come all the way from Myanmar, but she also did not wish to anger her other sons in India who followed the Ananda Marg path. In a very sad voice she would say, “You will have to see how I can sit the course.”
Mẹ tôi phải đối mặt với tình trạng khó xử của riêng mình. Một khóa thiền Vipassana đã được tổ chức vì lợi ích của bà, để giúp bà giải thoát bản thân khỏi sự suy sụp tinh thần. Điều đặc biệt là vì mục đích này mà tôi đã đến Ấn Độ và chính phủ Miến Điện đã thực hiện bước đi chưa từng có trước đây là cấp hộ chiếu cho tôi. Sau khi tôi đến Ấn Độ, mẹ tôi thường xuyên ngồi thiền cùng tôi, và trải nghiệm này khiến bà háo hức tham gia một khóa thiền nếu có thể được tổ chức. Bà không muốn làm thất vọng con trai mình, người trở về từ Myanmar, nhưng bà cũng không muốn chọc giận những đứa con trai khác của mình ở Ấn Độ, những người đã đi theo con đường Ananda Marg. Với một giọng rất buồn, bà nói, “Con sẽ phải xem làm thế nào mẹ có thể tham gia khóa thiền.”
The atmosphere was filled with disappointment and frustration. I thought that I would have to return to Myanmar without success. Despite my teacher’s confident prediction, a cloud of despair had cast its shadow; and although I thought that the clock of Vipassana had struck, it seemed the work of its revival would have to be done by other, fitter hands.
Bầu không khí tràn ngập sự thất vọng và bối rối. Tôi đã nghĩ rằng sẽ phải bỏ cuộc và trở về Myanmar. Mặc dù thầy của tôi đã tự tin dự đoán, một đám mây tuyệt vọng đã đổ bóng xuống, và mặc dù thời khắc của Vipassana đã đến, nhưng có lẽ việc hồi sinh nó sẽ được thực hiện bởi những người thiện xảo khác.
Sometimes, even in this unhappy atmosphere, there would be a ray of hope. Sayagyi had said that on my arrival in India, nature would give a sign of my future success. I travelled by air from Yangon (Rangoon) and, as it happened, when I descended from the plane in Calcutta, there was an earth tremor. The next day I read in the newspapers that it had affected a large area of northern India. To me it was as if the country was thrilled to regain the long-lost jewel of the Dhamma.
Đôi khi, cũng có một tia hy vọng trong bầu không khí chán chường đó. Thầy Sayagi từng nói rằng trong chuyến đi Ấn Độ này, thiên nhiên báo cho tôi dấu hiệu của sự thành công. Một cơn địa chấn đã xảy ra khi tôi di chuyển bằng máy bay từ Yangon (Rangoon) đến Calcutta. Ngày hôm sau đó, báo chí đưa tin rằng cơn địa chấn đó đã gây ảnh hưởng cho một vùng rộng lớn phía bắc Ấn Độ. Đối với tôi, nó như thể đất nước quá vui mừng khi lấy lại được viên ngọc Dhamma đã mất từ lâu.
Signs of this kind had occurred in the time of the Buddha. Was this nature’s way of expressing joy at the rebirth of the Buddha’s teaching through the return of Vipassana? However, when I recalled the present difficulties, I felt that perhaps the earthquake had just been a coincidence and that it was senseless to give it importance. I needed to understand and accept the existing situation, which was bleak.
Dấu hiệu này cũng đã xảy ra vào thời Đức Phật. Phải chăng đây là cách thể hiện niềm hân hoan cho sự tái sinh giáo lý của Đức Phật qua sự trở lại của Vipassana? Tuy nhiên, khi nhớ lại những khó khăn hiện tại, tôi cảm giác trận động đất xảy ra như một sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên và thật vô nghĩa khi gán cho nó một tầm quan trọng như vậy. Tôi cần phải hiểu và chấp nhận tình trạng hiện tại, vốn ảm đạm.
Such storms of hope and despair raged in my mind. As the days passed, a sense of despondency became heavier and deeply affected me. One evening I sat to meditate in this frame of mind. The meditation was very strong. Just a short while before its end, I found that dense clouds had gathered inside and there was total darkness in all directions. The atmosphere around was filled with doubts and tension but, when I examined the state of my mind, I found that it was not affected at all. Instead, it was firmly established in equanimity. Suddenly my mind was filled with a strong resolve: “What is to be will be. I am dedicated to Dhamma. Let Dhamma do as Dhamma wishes. If I am a worthy vessel of Dhamma and if I have a sufficient store of previous pāramitā, the darkness will dissipate. If it does not, I shall accept my unworthiness and return to Myanmar after meeting my family and friends.”
Những cơn bão hy vọng và tuyệt vọng cứ hoành hành tâm trí tôi. Ngày qua ngày, cảm giác tuyệt vọng trở nên nặng nề hơn và ảnh hưởng sâu sắc đến tôi. Một buổi tối, tôi ngồi thiền trong tâm trí như vậy. Thiền sâu. Chỉ một lúc trước khi kết thúc buổi thiền, tôi thấy rằng những đám mây dày đặc đã tụ lại bên trong và bóng tối bao phủ mọi hướng. Bầu không khí xung quanh đầy nghi ngờ và căng thẳng, nhưng khi tôi kiểm tra lại tâm trí, tôi thấy nó không bị ảnh hưởng chút nào. Thay vào đó, nó thiết lập một sự bình tĩnh vững chãi. Đột nhiên, tâm trí tôi tràn ngập một quyết tâm mạnh mẽ :”Việc gì xảy ra sẽ phải xảy ra. Tôi đã được dành riêng cho Dhamma. Hãy để Dhamma làm những gì Dhamma muốn. Nếu tôi là một con tàu đáng giá của Dhamma và có đủ paramita, bóng tối sẽ tan biến. Còn nếu không, tôi phải chấp nhận sự vô dụng của mình và trở về Myanmar sau khi gặp gỡ gia đình và bè bạn.”
As soon as I made this resolve, I felt strong mettā toward my brothers who were deeply involved in Anand Marg: “May they be happy. May they be successful.” My mind was suffused with these emotions. Suddenly the darkness started to dissolve and within a few seconds was gone. In its place a stream of joy arose and enthusiasm started to overflow. No trace of despair remained anywhere.
Khi vừa đưa ra quyết tâm này, tự nhiên tôi cảm thấy một tình thương mạnh mẽ với những người anh em, những người có liên quan sâu sắc đến Anand Marg : “Chúc họ hạnh phúc. Chúc họ thành công”. Đầu óc tôi tràn ngập những cảm xúc này. Bóng tối đột nhiên biến mất chỉ sau vài giây. Thay vào đó, dòng chảy niềm vui và nhiệt huyết bắt đầu tràn về. Không còn dấu vết của sự tuyệt vọng.
After my meditation, I saw that a young man was waiting to see me: Vijay Adukia, the son of Dayanand Adukia and grandson of Mangalchand Adukia. Mangalchandji was the father-in-law of my younger brother and my associate in social service in Myanmar. He had also done a Vipassana course there. Vijay said, “If you wish to conduct a ten-day course, I shall arrange for a place. A portion of the Pancayatiwadi Dharmashala can be made available. I have already spoken to the management. If you wish, you can come and inspect it.”
Sau buổi thiền, có một người đàn ông trẻ đang chờ gặp tôi : Vijay Adukia, con trai của Dayanand Adukia và là cháu trai của Mangalchand Adukia. Mangalchandji là bố vợ của em trai tôi và là cộng sự của tôi trong các công tác xã hội ở Myanmar. Ông cũng đã tham gia một khóa thiền Vipassana ở đó. Vijay nói :”nếu anh muốn tổ chức một khóa thiền 10 ngày, tôi sẽ sắp xếp địa điểm. Một phần của Pancayatiwadi Dharmashala có thể được thực hiện. Tôi đã nói chuyện với quản lý. Nếu muốn, anh có thể đi kiểm tra.”
I cheerfully went to the course site but found it totally unsuitable for meditation. Aside from the noise and din of the city, there was filth everywhere. However, to find a vacant place for ten days in a large, densely populated city like Bombay was an impossibility. Therefore, expressing gratitude toward the management of the dharmashala, I immediately gave my acceptance.
Tôi vui vẻ đi đến đó nhưng thấy rằng nó hoàn toàn không phù hợp cho việc hành thiền. Ngoài sự ồn ào náo nhiệt của thành phố, nơi đây còn rất bẩn. Tuy nhiên, tìm một chỗ trống trong 10 ngày ở một thành phố lớn và đông dân như Bombay là điều không thể. Do đó, để bày tỏ lòng biết ơn đến người quản lý của dharmashala, tôi ngay lập tức chấp nhận.
Now the question was who would join the course. But I was confident that, just as a site had been found, a few people would also be prepared to participate.
Bây giờ câu hỏi đặt ra là ai sẽ tham gia khóa thiền. Nhưng tôi đã tự tin rằng : khi chỗ thiền định được thiết lập, một vài người sẽ sẵn sàng tham gia.
Vijay himself said with great enthusiasm, “I shall be one of the students. I had wished to take charge of arranging the course but my father can do it. I’ll sit the course instead.”
Vijay nói với sự nhiệt tình : “Tôi sẽ là một trong số những thiền sinh của anh. Tôi đã dự định đảm nhận việc sắp xếp khóa học này nhưng cha tôi có thể làm được điều đó. Nên thay vào đó, tôi sẽ tham gia khóa học”.
My old friend and associate from Myanmar, Kantibhai G. Shah, had come to my home to see me. When he heard about the course he also said with great enthusiasm, “I’ll be a student and our friend B.C. Shah will be another. I’ll bring him along.”
Bạn cũ và cũng là cộng sự của tôi từ Myanmar, Kantibhai G. Shah, đã đến nhà tìm tôi. Khi anh ấy nghe về khóa học, anh rất nhiệt tình nói rằng: “Tôi sẽ là học viên của anh, và bạn của chúng ta B.C. Shah cũng vậy. Tôi sẽ mời anh ta đi cùng tôi.”
“Now the course will certainly be held,” I said, “even if only two or three people participate.”
“Bây giờ khóa học sẽ chắc chắn được tổ chức”, tôi nói, “cho dù chỉ có hai hay ba người tham gia”
My mother was sitting nearby. Her face, which always used to be so cheerful, looked forlorn. The waves of her sorrow tugged at my mind. When I lay down to sleep at night, her image came before my eyes again and again. I could understand her frame of mind only too well. She was torn between conflicting emotions. On the one hand, her son had come for her sake from far away to conduct a Vipassana course in which she wished to participate. On the other hand, her younger son would feel hurt if she did so.
Mẹ tôi đang ngồi gần đó. Gương mặt bà, vốn vui vẻ thường lệ giờ trở nên đăm chiêu. Những cơn sóng đau khổ của bà đã xâm chiếm tâm trí tôi. Mỗi tối khi đi ngủ, hình ảnh bà cứ xuất hiện lặp đi lặp lại trước mắt tôi. Tôi hiểu bà rất rõ. Bà bị giằng xé giữa những cảm xúc mâu thuẫn. Một mặt, con trai bà đã tổ chức một khóa thiền cho bà tham gia, vì lợi ích của chính bà. Mặt khác, người con trai nhỏ hơn của bà sẽ bị tổn thương khi bà tham gia khóa thiền đó.
I too was sad. One reason was that the prophecies made long ago appeared to be coming true: after perhaps 2,000 years a Vipassana course was about to be held in India. I had hoped that, by taking part in this historic Dhamma mission and helping to organise it, my entire family in India would share the merits. Now there did not seem to be the slightest possibility that this would happen.
Tôi cũng buồn. Lý do thứ nhất là lời tiên tri cách đây rất lâu sẽ sắp thành hiện thực: rằng sau 2000 năm nữa một khóa thiền Vipassana sẽ được tổ chức ở Ấn Độ. Tôi đã hy vọng rằng, bằng việc thực hiện sứ mệnh Dhamma lịch sử và lan tỏa nó, cả gia đình tôi có thể chia sẻ công đức này. Bây giờ dường như điều nhỏ nhất này cũng không thể thực hiện được.
Another reason for my sadness was that I wished to repay my debt of gratitude to my parents. In their old age I wished to make the effort to put them on the path of Dhamma. But I could not see any possibility of their joining the course. What could I do? I had only the strength ofmettā to rely on. During that night I sent strong mettā to my parents and brothers. The next day I felt that the entire atmosphere was vibrating with enthusiasm. Early in the morning another old friend from Myanmar, Motilal Chaudhary, and Bharat, the son of Balchand Poddar, came to see me. Both were old students. When they heard about the course they said that they were ready to join it and assured me that they would also ask others to take part. I phoned Madras. Family members who had settled there were delighted when they heard the news about the upcoming course, and three of them decided to come to Bombay to participate.
Một lý do nữa cho nỗi buồn của tôi là tôi muốn đền đáp ân tình cho cha mẹ. Ở tuổi xế chiều của họ, tôi muốn đưa họ vào con đường Dhamma. Nhưng tôi không thấy một chút khả năng nào rằng họ sẽ tham gia khóa học. Tôi có thể làm gì đây? Tôi chỉ có thể dựa vào lòng nhân từ (mettā). Đêm đó, tôi đã rải tâm từ đến với cha mẹ và các anh em của mình. Ngày hôm sau, tôi cảm thấy bầu không khí nhiệt tình rung động. Sáng sớm hôm sau đó, một người bạn cũ khác từ Myanmar, Motilal Chaudhary, và Bharat, con trai của Balchand Poddar, đã đến gặp tôi. Cả hai đều là học viên cũ. Khi nghe về khóa học, họ nói rằng họ sẵn sàng tham gia và đảm bảo với tôi rằng họ cũng sẽ vận động được những người khác tham gia. Tôi gọi điện thoại cho Madras. Những thành viên gia đình định cư ở đó rất vui mừng khi nghe tin về khóa thiền sắp tới, và ba người trong số họ quyết định đến Bombay để tham gia.
My mother and father were observing all this. I could understand my mother’s difficulties very well, but in the present situation I could not find the courage to say anything to her. And I knew only too well my father’s stubbornness. He had joined Ananda Marg even though he was not greatly influenced by it. While living in Myanmar, he had completed a Vipassana course with Sayagyi U Ba Khin, in which his Anapana had been very powerful. Sayagyi had been very satisfied with him. There was only one difficulty barring him from taking part in the course: he did not wish to give up the performance of his daily religious rituals. I suggested to him that, just as someone else had been found to perform the rituals for him during the course he did in Myanmar, the same arrangement could be made here also. To my pleasant surprise, he accepted my suggestion at once. At this my mother summoned up her courage and said, “If you are going to meditate, I shall also meditate, if not for ten days then at least for five.”
Cha mẹ nhìn thấy hết những điều tôi làm. Tôi hiểu rõ những khó khăn của mẹ, nhưng trong tình huống hiện tại tôi không đủ can đảm nói điều gì với bà. Và tôi cũng hiểu rõ sự bướng bỉnh của cha. Ông đã gia nhập Ananda Marg mặc dù ông không bị nó ảnh hưởng nhiều. Trong thời gian sống ở Myanmar, ông đã hoàn tất một khóa thiền Vipassana với Ngài Sayagyi U Ba Khin, ở đó Anapana của ông vô cũng mạnh mẽ. Ngài Sayagyi rất hài lòng về cha tôi. Chỉ một khó khăn duy nhất ngăn cản ông tham gia khóa học : ông không muốn vắng mặt trong những nghi lễ tôn giáo thường ngày của mình. Tôi đề xuất với ông, tìm người thay thế ông thực hiện những nghi lễ tôn giáo như ông đã làm ở Myanmar, và một giải pháp tương tự cũng có thể được sắp xếp vào lúc này. Ông đã chấp nhận đề xuất của tôi ngay lập tức trước sự ngạc nhiên của tôi. Lúc này mẹ tôi cũng lấy hết can đảm và nói “Nếu ông đi thiền thì tôi cũng sẽ tham gia, nếu không được mười ngày thì ít nhất cũng được năm ngày”.
My happiness was limitless. Here was the chance for me to repay my debt to my parents. “Who knows,” I thought, “the remaining family members who are Ananda Marg followers may experience the benefits of Vipassana at some time in the future, but these two have reached old age; they should sit now.” And so it happened. Both parents participated in the first course from July 3 to 13, 1969, along with twelve other students. My mother remained for the full ten days of the course and benefited greatly.
Hạnh phúc vô biên. Đây là cơ hội cho tôi đền đáp công ơn với cha mẹ. “Ai biết được”, tôi nghĩ, “những thành viên còn lại trong gia đình, những bông hoa của Ananda Marg có thể trải nghiệm những lợi ích của Vipassana trong tương lai, nhưng cha mẹ thì đã già rồi, họ nên sớm thực hành thiền”. Và điều này đã diễn ra. Cả cha và mẹ tôi đã tham gia khóa thiền đầu tiên từ ngày 3 đến 13 tháng 7 năm 1969, cùng tham gia với họ là mười hai học viên khác. Cha mẹ tôi tham gia trọn vẹn khóa thiền 10 ngày và thu được những lợi lạc lớn lao.
I was surprised to see that, although my Ananda Marg brothers did not offer to help on this first course, they did not put any obstacles in the way of this meritorious endeavor, nor did they express any opposition or feel the slightest annoyance. All our apprehensions proved to have been unfounded. My mind was suffused with feelings of gratitude toward them. At the conclusion of the course, I mentally shared the merits of this great Dhamma undertaking and made the Dhamma wish that sooner or later their merits would also bear fruit, so that they may also taste the nectar of Vipassana and be happy.
Tôi rất ngạc nhiên rằng, mặc dù những người anh em Ananda Marg không giúp đỡ tôi tổ chức khóa thiền đầu tiên này, nhưng họ cũng không gây bất cứ trở ngại cũng như không bày tỏ bất cứ phiền toái nào với nó. Tất cả sự e ngại của chúng tôi là không có cơ sở. Tâm trí tôi tràn ngập cảm giác biết ơn đối với họ. Vào cuối khóa thiền, tôi đã chia sẻ rằng họ đã góp nhiều công đức cho Dhamma và không sớm thì muộn công đức của họ cũng đơm hoa kết trái. Họ sẽ sớm được nếm mật ngọt của Vipassana và sẽ được hạnh phúc.
These difficulties were only for the first course. Immediately afterwards, students who had taken part and experienced the benefits began to organise and to serve courses, one after another. Thus, after 2,000 years, the pure stream of Dhamma again began to flow in India. Since 1969 it has swelled into a mighty river, bringing happiness to people in India and around the world. The doors of liberation were opened for many, allowing them to realise true happiness.
Những khó khăn chỉ đến (xuất hiện) ở khóa học đầu tiên. Ngay lập tức sau đó, những học viên đã nhận được lợi ích từ khóa thiền (này) bắt đầu tổ chức và phục vụ những khóa học tiếp theo, một cách tuần tự. Như vậy, sau 2000 năm, dòng Dhamma thanh khiết lại bắt đầu chảy ở Ấn Độ. Từ năm 1969, nó đã chảy thành một dòng sông hùng vĩ, mang hạnh phúc đến nhiều người ở Ấn Độ và khắp thế giới. Cánh cửa giải thoát đã được mở ra cho nhiều người, cho phép họ nhận ra hạnh phúc chân thực.
May the Dhamma-Ganges of Vipassana gain more and more strength, and continue to benefit people throughout the world.
Nguyện cho giáo pháp của Vipassana ngày càng lớn mạnh, và tiếp tục mang lại lợi ích cho nhiều người trên khắp thế giới.
Nguồn VRIDhamma.org