PHÂN TÍCH ĐẠO I – PAṬISAMBHIDĀMAGGO VIII – GIẢNG VỀ SỰ LẦM LẠC

VIII. GIẢNG VỀ SỰ LẦM LẠC

[Duyên khởi ở  Sāvatthi]

Này các tỳ khưu, đây là bốn sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Bốn là gì? Này các tỳ khưu, về vô thường (quan niệm) là ‘Thường’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, về khổ não (quan niệm) là ‘Lạc’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, về vô ngã (quan niệm) là ‘Ngã’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, về bất tịnh (quan niệm) là ‘Tịnh’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, đây là bốn sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến.

Này các tỳ khưu, đây là bốn sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến. Bốn là gì? Này các tỳ khưu, về vô thường (quan niệm) là ‘Vô thường’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, về khổ não (quan niệm) là ‘Khổ não’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, về vô ngã (quan niệm) là ‘Vô ngã’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, về bất tịnh (quan niệm) là ‘Bất tịnh’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, bốn điều này không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến.

  1. Vô thường tưởng là thường

khổ não tưởng là lạc,

vô ngã cho là ngã,                           

bất tịnh tưởng là tịnh,

tà kiến đánh bại chúng           

tưởng quấy, tâm rối loạn.

 

  1. Bị Ma vương buộc ách,                 

trói buộc không an ổn,

chúng sanh bị luân hồi           

đi đến sanh lão tử.

 

  1. Khi chư Phật quang minh             

hiện khởi ở thế gian

giảng giải Giáo Pháp này                

đưa đến vắng lặng khổ.

 

  1. Bậc trí nghe theo Phật                  

thành tựu tâm, thấy được

vô thường là vô thường,          

khổ não là khổ não,

Vô ngã là vô ngã,

bất tịnh là bất tịnh,

nắm giữ chánh tri kiến, 

xa lìa tất cả khổ.

 

Đối với người được thành tựu về kiến, bốn sự lầm lạc này được dứt bỏ hay chưa được dứt bỏ? Một số được dứt bỏ, một số chưa được dứt bỏ. Sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến về vô thường (quan niệm) là ‘Thường’ được dứt bỏ. Về khổ não (quan niệm) là ‘Lạc,’ tưởng như thế có sanh lên, tâm như thế có sanh lên, còn sự lầm lạc của kiến được dứt bỏ. Sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến về vô ngã (quan niệm) là ‘Ngã’ được dứt bỏ. Về bất tịnh (quan niệm) là ‘Tịnh,’ tưởng như thế có sanh lên, tâm như thế có sanh lên, còn sự lầm lạc của kiến được dứt bỏ.

Về hai sự việc (vô thường, vô ngã), có sáu sự lầm lạc được dứt bỏ. Về hai sự việc (khổ não, bất tịnh), có hai sự lầm lạc được dứt bỏ, bốn sự lầm lạc chưa được dứt bỏ. Về bốn sự việc, có tám sự lầm lạc được dứt bỏ, bốn sự lầm lạc chưa được dứt bỏ.

Phần Giảng về Sự Lầm Lạc được đầy đủ.

–ooOoo–

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *