PHÂN TÍCH ĐẠO I – PAṬISAMBHIDĀMAGGO VI – GIẢNG VỀ QUYỀN: Bài Kinh thứ nhì

IV. GIẢNG VỀ QUYỀN

2. Bài Kinh thứ nhì

[Duyên khởi ở  Sāvatthi]

Này các tỳ khưu, đây là năm quyền. Những gì là năm? Tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền.

Này các tỳ khưu, chính các vị Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào không nhận biết đúng theo thực thể về sự sanh khởi, về sự biến mất, về sự khoái lạc, về sự tai hại, và về sự xuất ly của năm quyền này, này các tỳ khưu, đối với ta các Sa-môn hoặc Bà-la-môn ấy không được xem là Sa-môn trong số các Sa-môn, hoặc không được xem là Bà-la-môn trong số các Bà-la-môn; hơn nữa các vị tôn túc ấy ngay trong thời hiện tại không tự mình tác chứng bằng thắng trí, đạt đến và an trú vào mục đích của Sa-môn hạnh hoặc mục đích của Bà-la-môn hạnh.

Này các tỳ khưu, chính các vị Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào nhận biết đúng theo thực thể về sự sanh khởi, về sự biến mất, về sự khoái lạc, về sự tai hại, và về sự xuất ly của năm quyền này, này các tỳ khưu, đối với ta các Sa-môn hoặc Bà-la-môn ấy được xem là Sa-môn trong số các Sa-môn, hoặc được xem là Bà-la-môn trong số các Bà-la-môn; hơn nữa các vị tôn túc ấy ngay trong thời hiện tại tự mình tác chứng bằng thắng trí, đạt đến và an trú vào mục đích của Sa-môn hạnh hoặc mục đích của Bà-la-môn hạnh.

Sự sanh khởi của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự sanh khởi của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện? Sự biến mất của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự biến mất của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện? Sự khoái lạc của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự khoái lạc của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện? Sự tai hại của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự tai hại của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện? Sự xuất ly của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự xuất ly của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện?

Sự sanh khởi của năm quyền là với 40 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự sanh khởi của năm quyền bằng 40 biểu hiện. Sự biến mất của năm quyền là với 40 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự biến mất của năm quyền bằng 40 biểu hiện. Sự khoái lạc của năm quyền là với 25 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự khoái lạc của năm quyền bằng 25 biểu hiện. Sự tai hại của năm quyền là với 25 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự tai hại của năm quyền bằng 25 biểu hiện. Sự xuất ly của năm quyền là với 180 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự xuất ly của năm quyền bằng 180 biểu hiện.

Sự sanh khởi của năm quyền là với 40 biểu hiện gì? Nhận biết sự sanh khởi của năm quyền bằng 40 biểu hiện gì?

Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tín quyền là sự sanh khởi của tín quyền. Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tấn quyền là sự sanh khởi của tấn quyền. Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của niệm quyền là sự sanh khởi của niệm quyền. Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của định quyền là sự sanh khởi của định quyền. Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tuệ quyền là sự sanh khởi của tuệ quyền.

Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền. Sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền.

Sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền. Sự thiết lập của nhất thể do tác động của tín quyền là sự sanh khởi của tín quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tấn quyền là sự sanh khởi của tấn quyền. sự thiết lập của nhất thể do tác động của niệm quyền là sự sanh khởi của niệm quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của định quyền là sự sanh khởi của định quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tuệ quyền là sự sanh khởi của tuệ quyền.

Sự sanh khởi của năm quyền là với 40 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự sanh khởi của năm quyền bằng 40 biểu hiện này.

Sự biến mất của năm quyền là với 40 biểu hiện gì? Nhận biết sự biến mất của năm quyền bằng 40 biểu hiện gì?

Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tín quyền là sự biến mất của tín quyền.

Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tấn quyền là sự biến mất của tấn quyền.

Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của niệm quyền là sự biến mất của niệm quyền.

Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của định quyền là sự biến mất của định quyền.

Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tuệ quyền là sự biến mất của tuệ quyền.

Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền.

Sự biến mất của ước muốn do tác động của sự cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền.

Sự biến mất của tác ý do tác động của sự cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền.

Sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tín quyền là sự biến mất của tín quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tấn quyền là sự biến mất của tấn quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của niệm quyền là sự biến mất của niệm quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của định quyền là sự biến mất của định quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tuệ quyền là sự biến mất của tuệ quyền.

Sự biến mất của năm quyền là với 40 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự biến mất của năm quyền bằng 40 biểu hiện này.

Sự khoái lạc của năm quyền là với 25 biểu hiện gì? Nhận biết sự khoái lạc của năm quyền bằng 25 biểu hiện gì?

Sự không thiết lập của sự không có đức tin là sự khoái lạc của tín quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do không có đức tin là sự khoái lạc của tín quyền, sự tự tín của hành vi cương quyết là sự khoái lạc của tín quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh[3] là sự khoái lạc của tín quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào tín quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của tín quyền.

Sự không thiết lập của biếng nhác là sự khoái lạc của tấn quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do biếng nhác là sự khoái lạc của tấn quyền, sự tự tín của hành vi ra sức là sự khoái lạc của tấn quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh là sự khoái lạc của tấn quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào tấn quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của tấn quyền.

Sự không thiết lập của buông lung là sự khoái lạc của niệm quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do buông lung là sự khoái lạc của niệm quyền, sự tự tín của hành vi thiết lập là sự khoái lạc của niệm quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh là sự khoái lạc của niệm quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào niệm quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của niệm quyền.

Sự không thiết lập của phóng dật là sự khoái lạc của định quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do phóng dật là sự khoái lạc của định quyền, sự tự tín của hành vi không tản mạn là sự khoái lạc của định quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh là sự khoái lạc của định quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào định quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của định quyền.

Sự không thiết lập của vô minh là sự khoái lạc của tuệ quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do vô minh là sự khoái lạc của tuệ quyền, sự tự tín của hành vi nhận thức là sự khoái lạc của tuệ quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh là sự khoái lạc của tuệ quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào tuệ quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của tuệ quyền.

Sự khoái lạc của năm quyền là với 25 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự khoái lạc của năm quyền bằng 25 biểu hiện này.

Sự tai hại của năm quyền là với 25 biểu hiện gì? Nhận biết sự tai hại của năm quyền bằng 25 biểu hiện gì?

Sự thiết lập của sự không có đức tin là sự tai hại của tín quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do không có đức tin là sự tai hại của tín quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của tín quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của tín quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của tín quyền.

Sự thiết lập của sự biếng nhác là sự tai hại của tấn quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do biếng nhác là sự tai hại của tấn quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của tấn quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của tấn quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của tấn quyền.

Sự thiết lập của sự buông lung là sự tai hại của niệm quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do buông lung là sự tai hại của niệm quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của niệm quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của niệm quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của niệm quyền.

Sự thiết lập của phóng dật là sự tai hại của định quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do phóng dật là sự tai hại của định quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của định quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của định quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của định quyền.

Sự thiết lập của vô minh là sự tai hại của tuệ quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do vô minh là sự tai hại của tuệ quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của tuệ quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của tuệ quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của tuệ quyền.

Sự tai hại của năm quyền là với 25 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự tai hại của năm quyền bằng 25 biểu hiện này.

Sự xuất ly của năm quyền là với 180 biểu hiện gì? Nhận biết sự xuất ly của năm quyền bằng 180 biểu hiện gì?

Với ý nghĩa cương quyết, tín quyền được xuất ly khỏi sự không có đức tin, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do không có đức tin, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi tín quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu tín quyền thù thắng hơn.

Với ý nghĩa ra sức, tấn quyền được xuất ly khỏi sự biếng nhác, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do biếng nhác, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi tấn quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu tấn quyền thù thắng hơn.

Với ý nghĩa thiết lập, niệm quyền được xuất ly khỏi sự buông lung, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do buông lung, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi niệm quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu của niệm quyền thù thắng hơn.

Với ý nghĩa không tản mạn, định quyền được xuất ly khỏi sự phóng dật, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do phóng dật, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi định quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu của định quyền thù thắng hơn.

Với ý nghĩa nhận thức, tuệ quyền được xuất ly khỏi vô minh, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do vô minh, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi tuệ quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu của tuệ quyền thù thắng hơn.

Do nhờ năng lực của sơ thiền, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở giai đoạn trước đây. Do nhờ năng lực của nhị thiền, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sơ thiền. Do nhờ năng lực của tam thiền, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở nhị thiền. Do nhờ năng lực của tứ thiền, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở tam thiền. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt không vô biên xứ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở tứ thiền. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt thức vô biên xứ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt không vô biên xứ. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt vô sở hữu xứ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt thức vô biên xứ. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt vô sở hữu xứ. Do nhờ năng lực của sự quán xét về vô thường, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Do nhờ năng lực của sự quán xét về khổ não, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về vô thường. Do nhờ năng lực của sự quán xét về vô ngã, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về khổ não. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự nhàm chán, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về vô ngã. Do nhờ năng lực của sự quán xét về ly tham ái, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự nhàm chán. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự diệt tận, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về ly tham ái. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự từ bỏ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự diệt tận. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự đoạn tận, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự từ bỏ. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự biến hoại, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự đoạn tận. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự chuyển biến, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự biến hoại. Do nhờ năng lực của sự quán xét về vô tướng, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự chuyển biến. Do nhờ năng lực của sự quán xét về vô nguyện, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về vô tướng. Do nhờ năng lực của sự quán xét về không tánh, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về vô nguyện. Do nhờ năng lực của sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về không tánh. Do nhờ năng lực của sự biết và thấy đúng theo thực thể, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự tai hại, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự biết và thấy đúng theo thực thể. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự phân biệt rõ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự tai hại. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự ly khai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự phân biệt rõ. Do nhờ năng lực của Đạo Nhập Lưu, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự ly khai. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt Quả Nhập Lưu, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở Đạo Nhập Lưu. Do nhờ năng lực của Đạo Nhất Lai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt Quả Nhập Lưu. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt Quả Nhất Lai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở Đạo Nhất Lai. Do nhờ năng lực của Đạo Bất Lai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt Quả Nhất Lai. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt Quả Bất Lai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở Đạo Bất Lai. Do nhờ năng lực của Đạo A-la-hán, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt Quả Bất Lai. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt Quả A-la-hán, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở Đạo A-la-hán.  

Năm quyền ở sự thoát ly được xuất ly khỏi ước muốn trong các dục. Năm quyền ở sự không sân độc được xuất ly khỏi sự sân độc. Năm quyền ở sự nghĩ tưởng đến ánh sáng được xuất ly khỏi sự lờ đờ buồn ngủ. Năm quyền ở sự không tản mạn được xuất ly khỏi sự phóng dật. Năm quyền ở sự xác định pháp được xuất ly khỏi sự hoài nghi. Năm quyền ở trí được xuất ly khỏi vô minh. Năm quyền ở sự hân hoan được xuất ly khỏi sự không hứng thú.

Năm quyền ở sơ thiền được xuất ly khỏi các pháp ngăn che. Năm quyền ở nhị thiền được xuất ly khỏi tầm và tứ. Năm quyền ở tam thiền được xuất ly khỏi hỷ. Năm quyền ở tứ thiền được xuất ly khỏi lạc và khổ. Năm quyền ở sự chứng đạt không vô biên xứ được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về trạng thái khác biệt. Năm quyền ở sự chứng đạt thức vô biên xứ được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ. Năm quyền ở sự chứng đạt vô sở hữu xứ được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ. Năm quyền ở sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ.

Năm quyền ở sự quán xét về vô thường được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về thường còn. Năm quyền ở sự quán xét về khổ não được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về lạc. Năm quyền ở sự quán xét về vô ngã được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về ngã. Năm quyền ở sự quán xét về sự nhàm chán được xuất ly khỏi sự vui thích. Năm quyền ở sự quán xét về ly tham ái được xuất ly khỏi tham ái. Năm quyền ở sự quán xét về sự diệt tận được xuất ly khỏi nhân sanh khởi. Năm quyền ở sự quán xét về sự từ bỏ được xuất ly khỏi sự tai hại. Năm quyền ở sự quán xét về sự đoạn tận được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về tiếp diễn. Năm quyền ở sự quán xét về sự biến hoại được xuất ly khỏi (nghiệp) tích lũy. Năm quyền ở sự quán xét về sự chuyển biến được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về bền vững. Năm quyền ở sự quán xét về vô tướng được xuất ly khỏi hiện tướng. Năm quyền ở sự quán xét về vô nguyện được xuất ly khỏi sự nguyện ước. Năm quyền ở sự quán xét về không tánh được xuất ly khỏi sự cố chấp. Năm quyền ở sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ được xuất ly khỏi sự cố chấp về thực chất (của thường còn, của tự ngã). Năm quyền ở sự biết và thấy đúng theo thực thể được xuất ly khỏi cố chấp vào sự lầm lẫn. Năm quyền ở sự quán xét về sự tai hại được xuất ly khỏi sự cố chấp vào sự lệ thuộc. Năm quyền ở sự quán xét về sự phân biệt rõ được xuất ly khỏi sự không phân biệt rõ. Năm quyền ở sự quán xét về sự ly khai được xuất ly khỏi sự cố chấp vào sự ràng buộc.  

Năm quyền ở Đạo Nhập Lưu được xuất ly khỏi các phiền não thuần về tà kiến, năm quyền ở Đạo Nhất Lai được xuất ly khỏi các phiền não thô thiển, năm quyền ở Đạo Bất Lai được xuất ly khỏi các phiền não có tính chất vi tế, năm quyền ở Đạo A-la-hán được xuất ly khỏi toàn bộ phiền não; trong mọi trường hợp, năm quyền của chính tất cả các bậc Lậu Tận không những là được xuất ly, mà còn được xuất ly tốt đẹp, được tịnh lặng, và được tịnh lặng tốt đẹp.

Sự xuất ly của năm quyền là với 180 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự xuất ly của năm quyền bằng 180 biểu hiện này.

Phần giải thích về bài Kinh thứ nhì.

Tụng Phẩm thứ nhất.

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *