PHÂN TÍCH ĐẠO I – PAṬISAMBHIDĀMAGGO VI – GIẢNG VỀ QUYỀN: Bài Kinh thứ ba

IV. GIẢNG VỀ QUYỀN

3. Bài Kinh thứ ba

[Duyên khởi ở  Sāvatthi]

Này các tỳ khưu, đây là năm quyền. Những gì là năm? Tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền.

Và này các tỳ khưu, tín quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn chi phần của Nhập Lưu, tín quyền nên được quan sát ở đây. Và này các tỳ khưu, tấn quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn chánh cần, tấn quyền nên được quan sát ở đây. Và này các tỳ khưu, niệm quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn sự thiết lập niệm, niệm quyền nên được quan sát ở đây. Và này các tỳ khưu, định quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn thiền, định quyền nên được quan sát ở đây. Và này các tỳ khưu, tuệ quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn chân lý cao thượng, tuệ quyền nên được quan sát ở đây.

Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện?

Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện.

Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở bốn chi phần của Nhập Lưu về sự thân cận bậc chân nhân, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức. Ở bốn chi phần của Nhập Lưu về sự lắng nghe Chánh Pháp, …(như trên)… về sự tác ý đúng đường lối, …(như trên)… về sự thực hành đúng pháp và thuận pháp, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, …(như trên)… tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức.

Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở chánh cần nhằm không làm sanh khởi các pháp ác bất thiện chưa được sanh khởi, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết. Ở chánh cần nhằm dứt bỏ các pháp ác bất thiện chưa được sanh khởi, …(nt)… Ở chánh cần nhằm làm sanh khởi các pháp thiện chưa được sanh khởi, …(nt)… Ở chánh cần nhắm đến sự duy trì, sự không bị lẫn lộn, sự tăng trưởng, sự dồi dào, sự phát triển, sự làm tròn đủ các pháp thiện đã được sanh khởi, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền, … tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết.

Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của niệm quyền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức. Ở sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ, …(như trên)… Ở sự thiết lập niệm về quán xét tâm trên tâm, …(như trên)… Ở sự thiết lập niệm về quán xét pháp trên các pháp, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của niệm quyền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, …(như trên)… tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức.

Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở sơ thiền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập. Ở nhị thiền, …(như trên)… Ở tam thiền, …(như trên)… Ở tứ thiền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, …(như trên)… niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập.

Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở chân lý cao thượng về Khổ, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn. Ở chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ, …(như trên)… Ở chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ, …(như trên)… Ở chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, …(như trên)… định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn.

Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chánh cần …(như trên)… ở bốn sự thiết lập niệm …(như trên)… ở bốn thiền …(như trên)… ở bốn chân lý cao thượng, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chánh cần …(như trên)… ở bốn sự thiết lập niệm …(như trên)… ở bốn thiền …(như trên)… ở bốn chân lý cao thượng, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện.  

Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở bốn chi phần của Nhập Lưu về sự thân cận bậc chân nhân, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, hành vi của niệm quyền … theo ý nghĩa thiết lập, hành vi của định quyền … theo ý nghĩa không tản mạn, hành vi của tuệ quyền … theo ý nghĩa nhận thức. Ở bốn chi phần của Nhập Lưu về sự lắng nghe Chánh Pháp, …(như trên)… về sự tác ý đúng đường lối, …(như trên)… về sự thực hành đúng pháp và thuận pháp, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, …(nt)… hành vi của tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức.

Ở bốn chi phần của Nhập Lưu, do nhờ năng lực của tín quyền hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở chánh cần nhằm không làm sanh khởi các pháp ác bất thiện chưa được sanh khởi, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, hành vi của định quyền … theo ý nghĩa không tản mạn, hành vi của tuệ quyền … theo ý nghĩa nhận thức, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết. Ở chánh cần nhằm dứt bỏ các pháp ác bất thiện chưa được sanh khởi, …(như trên)… nhằm làm sanh khởi các pháp thiện chưa được sanh khởi, …(như trên)… nhắm đến sự duy trì, sự không bị lẫn lộn, sự tăng trưởng, sự dồi dào, sự phát triển, sự làm tròn đủ các pháp thiện đã được sanh khởi, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền …(như trên)… hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết.

Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của niệm quyền, hành vi của định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, hành vi của tuệ quyền … theo ý nghĩa nhận thức, hành vi của tín quyền … theo ý nghĩa cương quyết, hành vi của tấn quyền … theo ý nghĩa ra sức. Ở sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ, …(nt)… về quán xét tâm trên tâm, …(nt)… về quán xét pháp trên các pháp, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; …(nt)..

Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở sơ thiền, hành vi của định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, hành vi của tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập. Ở nhị thiền, …(như trên)… Ở tam thiền, …(như trên)… Ở tứ thiền, hành vi của định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, …(như trên)…

Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?

Ở chân lý cao thượng về Khổ, hành vi của tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, hành vi của định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn. Ở chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ, …(như trên)… Ở chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ, …(như trên)… Ở chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ, hành vi của tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, …(như trên)…

Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.

Hành vi và sự an trú là được phát hiện và được thấu triệt. Các bậc trí hành Phạm hạnh có thể xác nhận về những lãnh vực thâm sâu cho người đang hành động như thế ấy, đang an trú như thế ấy rằng: ‘Chắc chắn vị tôn túc này đã đạt đến hoặc sẽ thành tựu.’

Hành vi: Có tám hành vi: hành vi của oai nghi, hành vi của xứ, hành vi của niệm, hành vi của định, hành vi của trí, hành vi của Đạo, hành vi của sự đạt đến, và hành vi vì lợi ích của thế gian.

Hành vi của oai nghi: liên quan đến bốn oai nghi.

Hành vi của xứ: liên quan đến sáu nội ngoại xứ.

Hành vi của niệm: liên quan đến bốn sự thiết lập niệm.

Hành vi của định: liên quan đến bốn thiền.

Hành vi của trí: liên quan đến bốn chân lý cao thượng.

Hành vi của Đạo: liên quan đến bốn Thánh Đạo.

Hành vi của sự đạt đến: liên quan đến bốn Quả vị Sa-môn.

Hành vi vì lợi ích của thế gian: liên quan đến các đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, liên quan một phần đến các vị Phật Độc Giác, liên quan một phần đến các vị Thinh Văn.

Hành vi của oai nghi là của các vị đã thành tựu nguyện vọng, hành vi của xứ là của các vị có sự hộ trì các căn,[4] hành vi của niệm là của các vị an trú vào sự không buông lung, hành vi của định là của các vị gắn bó vào thắng tâm, hành vi của trí là của các vị đã thành tựu sự giác ngộ, hành vi của Đạo là của các vị thực hành đúng đắn, hành vi của sự đạt đến là của các Quả vị đã được chứng đạt, hành vi vì lợi ích của thế gian là của các đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, là một phần đối với các vị Phật Độc Giác, là một phần đối với các vị Thinh Văn; đây là tám hành vi.

Có tám hành vi khác nữa: Trong khi cương quyết là hành xử với tín, trong khi ra sức là hành xử với tấn, trong khi thiết lập là hành xử với niệm, trong khi không tản mạn là hành xử với định, trong khi nhận biết là hành xử với tuệ, trong khi nhận thức là hành xử với hành vi của thức, ‘ở vị thực hành như thế, các thiện pháp được thể hiện’ là hành xử với hành vi của xứ, ‘vị thực hành như thế chứng đắc đặc biệt’ là hành xử với hành vi của chứng đắc; đây là tám hành vi.

Có tám hành vi khác nữa: Hành vi nhận thức của chánh kiến, hành vi gắn chặt (tâm vào cảnh) của chánh tư duy, hành vi gìn giữ của chánh ngữ, hành vi nguồn sanh khởi của chánh nghiệp, hành vi trong sạch của chánh mạng, hành vi ra sức của chánh tinh tấn, hành vi thiết lập của chánh niệm, hành vi không tản mạn của chánh định; đây là tám hành vi.

Sự an trú: Trong khi cương quyết là an trú với tín, trong khi ra sức là an trú với tấn, trong khi thiết lập là an trú với niệm, trong khi hành động không tản mạn là an trú với định, trong khi là nhận biết là an trú với tuệ.

Được phát hiện: Ý nghĩa cương quyết của tín quyền là được phát hiện, ý nghĩa ra sức của tấn quyền là được phát hiện, ý nghĩa thiết lập của niệm quyền là được phát hiện, ý nghĩa không tản mạn của định quyền là được phát hiện, ý nghĩa nhận thức của tuệ quyền là được phát hiện.

Được thấu triệt: Ý nghĩa cương quyết của tín quyền là được thấu triệt, ý nghĩa ra sức của tấn quyền là được thấu triệt, ý nghĩa thiết lập của niệm quyền là được thấu triệt, ý nghĩa không tản mạn của định quyền là được thấu triệt, ý nghĩa nhận thức của tuệ quyền là được thấu triệt.

Đang hành động như thế ấy: đang hành động với tín như thế, đang hành động với tấn như thế, đang hành động với niệm như thế, đang hành động với định như thế, đang hành động với tuệ như thế.

Đang an trú như thế ấy: đang an trú với tín như thế, đang an trú với tấn như thế, đang an trú với niệm như thế, đang an trú với định như thế, đang an trú với tuệ như thế.

Các bậc trí: Các bậc có trí, hiểu biết, nhạy bén, khôn ngoan, đã thành tựu sự giác ngộ.

Có Phạm hạnh: có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau.

Về những lãnh vực thâm sâu: các tầng thiền, các sự giải thoát, các tầng định, các sự chứng đạt, các Đạo, các Quả, các thắng trí, các (trí) phân tích được gọi là những lãnh vực thâm sâu.

Có thể xác nhận: có thể tin tưởng, có thể khẳng định.

Chắc chắn: Đây là lời nói một chiều, đây là lời nói không nghi ngờ, đây là lời nói không hoài nghi, đây là lời nói không có hai nghĩa, đây là lời nói không có hai ý, đây là lời nói quả quyết, đây là lời nói không lập lờ, đây là lời nói xác định: ‘Chắc chắn.’

Vị tôn túc: Đây là lời nói quý mến, đây là lời nói tôn trọng, đây là lời nói văn hoa có sự tôn kính và quy thuận: ‘Vị tôn túc.’

Đã đạt đến: đã chứng đắc. Hoặc sẽ thành tựu: hoặc sẽ chứng đắc.

Phần giải thích về bài Kinh thứ ba.

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *