PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU II – CHƯƠNG PĀCITTIYA: PHẨM (NÓI) THEO PHÁP

Phân Tích Giới Tỳ Khưu II

Chương Pācittiya: Phẩm (nói) theo pháp

Điều học về (nói) theo pháp

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Kosambī, tu viện Ghosita. Vào lúc bấy giờ, đại đức Channa hành xử sai nguyên tắc. Các tỳ khưu đã nói như vầy: – “Này đại đức Channa, chớ có hành động như thế, điều này không được phép.” Vị ấy nói như vầy: – “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật.”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao khi được các tỳ khưu nói theo Pháp đại đức Channa lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật’?” ―(như trên)― “Này Channa, nghe nói khi được các tỳ khưu nói theo Pháp ngươi lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật,’ có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao khi được các tỳ khưu nói theo Pháp ngươi lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật’? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào khi được các tỳ khưu nói theo Pháp lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật’ thì phạm tội pācittiya.’ Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu trong lúc học tập nên hiểu rõ, nên thắc mắc, nên suy xét. Đây là sự đúng đắn trong trường hợp ấy.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

(Bởi) các tỳ khưu: (bởi) các vị tỳ khưu khác.

Theo Pháp nghĩa là điều gì đã được đức Thế Tôn quy định là điều học, điều ấy gọi là theo Pháp, nên được nói với điều ấy.

Lại nói như vầy: “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật, còn chưa hỏi vị Pháp sư thông thái, kinh nghiệm, trí tuệ, nghe nhiều;” vị nói thì phạm tội pācittiya.

Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị nói như thế thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nói như thế thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị nói như thế thì phạm tội pācittiya.

Khi được nói về điều không được quy định (nghĩ rằng): “Thực hành điều này không đưa đến sự đoạn trừ, không đưa đến sự từ khước, không đưa đến sự hoan hỷ, không đưa đến sự giảm thiểu, không đưa đến sự ra sức nỗ lực” rồi nói như vầy: “Này đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm, rành rẽ về Luật, vị Pháp sư thông thái, trí tuệ, nghe nhiều;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa.

Khi được người chưa tu lên bậc trên nói về điều đã được quy định hoặc không được quy định (nghĩ rằng): “Thực hành điều này không đưa đến sự đoạn trừ, không đưa đến sự từ khước, không đưa đến sự hoan hỷ, không đưa đến sự giảm thiểu, không đưa đến sự ra sức nỗ lực” rồi nói như vầy: “Này đạo hữu, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm, rành rẽ về Luật, vị Pháp sư thông thái, trí tuệ, nghe nhiều;” vị nói thì phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

(Với) vị trong lúc học tập: (với) vị có ý muốn học tập.

Nên hiểu rõ: nên biết rõ.

Nên thắc mắc: ‘Thưa ngài, điều này là thế nào, ý nghĩa của điều này là gì?’

Nên suy xét: nên suy nghĩ, nên cân nhắc.

Đây là sự đúng đắn trong trường hợp ấy: đây là sự hợp lý trong trường hợp ấy.

Vị nói rằng: ‘Tôi sẽ biết, tôi sẽ học tập,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về (nói) theo Pháp là thứ nhất.

–ooOoo–

Điều học về việc gây ra sự rối bời 

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bằng nhiều phương thức thuyết giảng về Luật cho các tỳ khưu, ngợi khen về Luật, ngợi khen sự nghiên cứu về Luật, ngợi khen đại đức Upāli như thế này như thế khác. Các tỳ khưu (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn bằng nhiều phương thức thuyết giảng về Luật, ngợi khen về Luật, ngợi khen về sự nghiên cứu Luật, ngợi khen đại đức Upāli như thế này như thế khác. Này các đại đức, vậy chúng ta hãy học thông thạo về Luật từ đại đức Upāli.” Và các vị ấy gồm nhiều tỳ khưu trưởng lão, mới tu, và trung niên học thông thạo về Luật từ đại đức Upāli.

Khi ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bàn bạc điều này: “Này các đại đức, hiện nay nhiều vị tỳ khưu trưởng lão, mới tu, và trung niên học thông thạo về Luật từ đại đức Upāli. Nếu các vị này được thành tựu kiến thức về Luật, họ sẽ lôi và quay chúng ta theo cách thức như ý thích, vào thời điểm như ý thích, lâu mau như ý thích. Này các đại đức, vậy chúng ta hãy chê bai Luật.” Sau đó, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đi đến gặp các tỳ khưu và nói như vầy: – “Được việc gì với các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng được đọc tụng này? Chúng chỉ đem lại sự ăn năn, sự bực bội, sự bối rối thôi!”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại chê bai Luật?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi chê bai Luật, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― “Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại chê bai Luật ? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Khi giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, vị tỳ khưu nào nói như vầy: ‘Được việc gì với các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng được đọc tụng này? Chúng chỉ đem lại sự ăn năn, sự bực bội, sự bối rối thôi!’ Khi có sự chê bai điều học thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Khi giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng: trong khi đang đọc tụng, hoặc trong khi đang bảo (người khác) đọc tụng, hoặc trong khi đang học.

Nói như vầy: Vị chê bai Luật đến vị đã tu lên bậc trên rằng: “Được việc gì với các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng được đọc tụng này? Chúng chỉ đem lại sự ăn năn, sự bực bội, sự bối rối thôi! Những ai học thông thạo việc này các vị ấy có sự ăn năn, có sự bực bội, có sự bối rối. Những ai không học thông thạo việc này các vị ấy không có sự ăn năn, không có sự bực bội, không có sự bối rối. Phần này là không được đọc tụng, phần này là không được học tập, phần này là không được học thông thạo, phần này là không được duy trì, Luật hãy biến mất hay là các tỳ khưu này hãy là những người không được thành tựu kiến thức” thì phạm tộipācittiya.

Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị chê bai Luật thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị chê bai Luật thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị chê bai Luật thì phạm tội pācittiya.

Vị chê bai Pháp khác thì phạm tội dukkaṭa. Vị chê bai Luật hoặc Pháp khác đến người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

Vị không có ý định chê bai rồi nói rằng: “Này, đến khi nào ngươi học thông thạo về các bài Kinh hoặc các bài kệ hoặc Vi Diệu Pháp rồi sẽ học thông thạo về Luật sau,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về việc gây ra sự bối rối là thứ nhì.

–ooOoo–

Điều học về sự giả vờ ngu dốt

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi hành xử không đúng nguyên tắc (nghĩ rằng): “Hãy để các vị hay biết rằng: ‘Chúng ta đã phạm tội vì không biết,’” rồi trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng lại nói như vầy: – “Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng.”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng lại nói như vầy: ‘Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng’?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng các ngươi nói như vầy: ‘Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng,’ có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng các ngươi lại nói như vầy: ‘Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng’? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng vào mỗi nửa tháng lại nói như vầy: ‘Ngay giờ đây tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng.’ Nếu các vị tỳ khưu khác biết rõ về vị tỳ khưu ấy rằng: ‘Vị tỳ khưu này trước đây đã có ngồi hai hoặc ba lần trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, nói nhiều hơn nữa làm gì.’ Vị tỳ khưu ấy không có được sự vô tội vì không biết. Và trong trường hợp đó, (vị ấy) đã vi phạm tội nào thì nên được hành xử theo pháp về tội ấy. Hơn nữa, sự ngu dốt nên được khẳng định đối với vị ấy rằng: ‘Này đại đức, ngươi đây không có sự lợi ích, ngươi đây đã nhận lãnh điều xấu là việc trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng ngươi lại không khéo chăm chú và tác ý.’ Đây là tội pācittiya trong sự ngu dốt ấy.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Vào mỗi nửa tháng: vào mỗi kỳ lễ Uposatha.

Trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng: trong khi (vị đọc giới bổn) đang đọc tụng.

Nói như vầy: Sau khi hành xử không đúng nguyên tắc, vị (nghĩ rằng): “Hãy để các vị hay biết rằng: ‘Ta đã phạm tội vì không biết,’” rồi trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng lại nói như vầy: “Ngay giờ đây tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng” thì phạm tội dukkaṭa.

Nếu các vị tỳ khưu khác biết rõ về vị tỳ khưu có ý định giả vờ ngu dốt ấy rằng: “Vị tỳ khưu này trước đây đã có ngồi hai hoặc ba lần trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, nói nhiều hơn nữa làm gì.” Vị tỳ khưu ấy không có được sự vô tội vì không biết. Và trong trường hợp đó, (vị ấy) đã vi phạm tội nào thì nên được hành xử theo pháp về tội ấy. Hơn nữa, sự ngu dốt của vị ấy nên được khẳng định. Và này các tỳ khưu, nên khẳng định như vầy. Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) không khéo chăm chú và tác ý trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên khẳng định về sự ngu dốt của vị tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) không khéo chăm chú và tác ý trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng. Hội chúng khẳng định về sự ngu dốt của vị tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc khẳng định về sự ngu dốt của vị tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Sự ngu dốt của vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng khẳng định. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Khi sự ngu dốt chưa được khẳng định, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội dukkaṭa. Khi sự ngu dốt đã được khẳng định, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội pācittiya.

Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội pācittiya.

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp thì vô tội.

Vị chưa được nghe (giới bổn được đọc tụng) một cách chi tiết, vị đã được nghe (giới bổn được đọc tụng) một cách chi tiết chưa tới hai hoặc ba lần, vị không có ý định giả vờ ngu dốt, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về sự giả vờ ngu dốt là thứ ba.

–ooOoo–

Điều học về cú đánh

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nổi giận, bất bình rồi tung cú đánh vào các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư. Các vị ấy khóc lóc. Các tỳ khưu đã nói như vầy: – “Này các đại đức, vì sao các vị khóc lóc vậy?” – “Thưa các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư này nổi giận, bất bình rồi tung cú đánh vào chúng tôi.”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư khi nổi giận, bất bình lại tung cú đánh vào các tỳ khưu?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nổi giận, bất bình rồi tung cú đánh vào các tỳ khưu, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi khi nổi giận, bất bình lại tung cú đánh vào các tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào nổi giận, bất bình rồi tung cú đánh vào vị tỳ khưu thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Vào vị tỳ khưu: vào vị tỳ khưu khác.

Nổi giận, bất bình: không được hài lòng, có tâm bực bội, nảy sanh lòng cay cú.

Tung cú đánh: vị tung cú đánh bằng thân, hoặc bằng vật gắn liền với thân, hoặc vật ném ra, ngay cả bằng lá sen thì phạm tội pācittiya.

Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị nổi giận bất bình rồi tung cú đánh thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nổi giận bất bình rồi tung cú đánh thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị nổi giận bất bình rồi tung cú đánh thì phạm tội pācittiya.

Vị nổi giận bất bình rồi tung cú đánh vào người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

Khi bị hãm hại bởi bất cứ người nào vị có ý định thoát thân rồi tung cú đánh, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về cú đánh là thứ tư.

–ooOoo–

Điều học về sự giá tay (dọa đánh)

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nổi giận, bất bình rồi giá tay dọa đánh[1] các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư. Các vị ấy dầu được thoát khỏi cú đánh vẫn khóc lóc. Các tỳ khưu đã nói như vầy: – “Này các đại đức, vì sao các vị khóc lóc vậy?” – “Thưa các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư này nổi giận, bất bình rồi giá tay dọa đánh chúng tôi.”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư khi nổi giận, bất bình lại giá tay dọa đánh các tỳ khưu?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nổi giận, bất bình rồi giá tay dọa đánh các tỳ khưu, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― “Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi khi nổi giận, bất bình lại giá tay dọa đánh các tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào nổi giận, bất bình rồi giá tay dọa đánh vị tỳ khưu thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỳ khưu: vị tỳ khưu khác.

Nổi giận, bất bình: không được hài lòng, có tâm bực bội, nảy sanh lòng cay cú.

Giá tay dọa đánh: vị đưa lên (phần) thân (của mình), hoặc vật gắn liền với thân, ngay cả bằng lá sen thì phạm tội pācittiya.

Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị nổi giận bất bình rồi giá tay dọa đánh thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nổi giận bất bình rồi giá tay dọa đánh thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị nổi giận bất bình rồi giá tay dọa đánh thì phạm tội pācittiya.

Vị nổi giận bất bình rồi giá tay dọa đánh người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

Khi bị hãm hại bởi bất cứ người nào vị có ý định thoát thân rồi giá tay dọa đánh, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về sự giá tay (dọa đánh) là thứ năm.

–ooOoo–

Điều học về không có nguyên cớ 

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư bôi nhọ vị tỳ khưu về tộisaṅghādisesa không có nguyên cớ.

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỳ khưu: vị tỳ khưu khác.

Không có nguyên cớ nghĩa là không được thấy, không được nghe, không bị nghi ngờ.

Về tội saṅghādisesa: về bất cứ tội nào thuộc nhóm mười ba tội.

Bôi nhọ: vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội thì phạm tội pācittiya.

Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị bôi nhọ về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị bôi nhọ về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị bôi nhọ về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ thì phạm tội pācittiya.

Vị bôi nhọ với sự hư hỏng về hạnh kiểm hoặc với sự hư hỏng về tri kiến thì phạm tội dukkaṭa. Vị bôi nhọ người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

Vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội theo sự nhận biết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về không có nguyên cớ là thứ sáu.

–ooOoo–

Điều học về cố ý

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư (nói rằng): – “Này các đại đức, điều học đã được đức Thế Tôn quy định rằng: ‘Không được cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi.’ Và các ngươi chưa đủ hai mươi tuổi đã được tu lên bậc trên, không lẽ các ngươi là người chưa được tu lên bậc trên?” Các vị ấy khóc lóc. Các tỳ khưu đã nói như vầy: – “Này các đại đức, vì sao các vị khóc lóc vậy?” – “Thưa các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư này cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi chúng tôi.”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi các tỳ khưu?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi các tỳ khưu, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi các tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi vị tỳ khưu (nghĩ rằng): ‘Như thế sẽ làm cho vị này không được thoải mái dầu chỉ trong chốc lát,’ sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Ở nơi vị tỳ khưu: ở nơi vị tỳ khưu khác.

Cố ý: sự vi phạm trong khi biết, trong khi có ý định, sau khi đã suy nghĩ, sau khi đã khẳng định.

Gợi lên nỗi nghi hoặc: Vị gợi lên nỗi nghi hoặc (nói rằng): ‘Ta nghĩ rằng ngươi chưa đủ hai mươi tuổi mà đã được tu lên bậc trên, ta nghĩ rằng ngươi đã thọ thực lúc sái thời, ta nghĩ rằng ngươi đã uống men say, ta nghĩ rằng ngươi đã ngồi với người nữ ở chỗ kín đáo’ thì phạm tộipācittiya.

Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác: không có bất cứ nguyên nhân nào khác để gợi lên nỗi nghi hoặc.

Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc thì phạm tộipācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc thì phạm tộipācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc thì phạm tội pācittiya.

Vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

Vị không có ý định gợi lên nỗi nghi hoặc rồi nói rằng: ‘Ta nghĩ rằng ngươi chưa đủ hai mươi tuổi mà đã được tu lên bậc trên, ta nghĩ rằng ngươi đã thọ thực lúc sái thời, ta nghĩ rằng ngươi đã uống men say, ta nghĩ rằng ngươi đã ngồi với người nữ ở chỗ kín đáo. Này ngươi hãy biết lấy, ngươi chớ có nghi hoặc về sau này,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về cố ý là thứ bảy.

–ooOoo–

Điều học về việc nghe lén

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư xung đột với các tỳ khưu hiền thiện. Các tỳ khưu hiền thiện nói như vầy: – “Này các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư này không có liêm sỉ, không có thể xung đột với các vị này được.” Các tỳ khưu nhóm Lục Sư nói như vầy: – “Này các đại đức, vì sao các vị lại lên án chúng tôi bằng cách nói là không có liêm sỉ?” – “Này các đại đức, các vị đã nghe ở đâu?” – “Chúng tôi đã đứng nghe lén các đại đức.”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại đứng nghe lén các tỳ khưu đã nảy sanh sự xung đột, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi đứng nghe lén các tỳ khưu đã nảy sanh sự xung đột, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại đứng nghe lén các tỳ khưu đã nảy sanh sự xung đột, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào đứng nghe lén các tỳ khưu đã nảy sanh sự xung đột, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận (nghĩ rằng): ‘Những người này nói điều gì, ta sẽ nghe lời ấy,’ sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

(Của) các tỳ khưu: (của) các vị tỳ khưu khác.

Đứng nghe lén: “Sau khi lắng nghe những người này, ta sẽ quở trách, ta sẽ nhắc nhở, ta sẽ làm cho hối lỗi, ta sẽ làm cho nhớ lại, ta sẽ làm cho xấu hổ” rồi đi đến thì phạm tội dukkaṭa. Tại nơi nào, vị (ấy) đứng và nghe được thì phạm tội pācittiya. Trong khi đang đi ở phía sau, vị đi nhanh hơn (nghĩ rằng): “Ta sẽ lắng nghe” thì phạm tội dukkaṭa. Tại nơi nào, vị (ấy) đứng và nghe được thì phạm tội pācittiya. Trong khi đang đi ở phía trước, vị đi chậm lại (nghĩ rằng): “Ta sẽ lắng nghe” thì phạm tội dukkaṭa. Tại nơi nào, vị (ấy) đứng và nghe được thì phạm tội pācittiya. Sau khi đi đến chỗ đứng hoặc chỗ ngồi hoặc chỗ nằm của vị tỳ khưu, nên tằng hắng, nên báo hiệu cho vị đang nói biết. Nếu không tằng hắng hoặc báo hiệu cho biết thì phạm tội pācittiya.

Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác: không có bất cứ nguyên nhân nào khác để đứng nghe lén.

Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị đứng nghe lén thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị đứng nghe lén thì phạm tội pācittiya. Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị đứng nghe lén thì phạm tội pācittiya.

Vị đứng nghe lén người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tộidukkaṭa.

(Nghĩ rằng): ‘Sau khi lắng nghe những người này, ta sẽ hạn chế, ta sẽ kềm chế, ta sẽ dập tắt (sự việc), ta sẽ tự mình thoát ra’ rồi đi đến, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về việc nghe lén là thứ tám.

–ooOoo–

Điều học về việc ngăn cản hành sự

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi hành xử sai nguyên tắc lại phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện cho từng vị một.

Vào lúc bấy giờ, hội chúng đã tụ họp lại do công việc cần làm nào đó. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong lúc đang làm y đã trao ra sự tùy thuận đến một vị. Khi ấy, hội chúng (bàn bạc rằng): “Này các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chỉ có mỗi một vị đã đi đến, vậy chúng ta hãy thực hiện hành sự cho vị ấy” rồi đã thực hiện hành sự cho vị ấy. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã đi đến gặp các tỳ khưu nhóm Lục Sư. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này: – “Này đại đức, hội chúng đã làm gì?” – “Này các đại đức, hội chúng đã thực thi hành sự đến tôi.” – “Này đại đức, chúng tôi đã không trao ra sự tùy thuận vì mục đích của việc ấy (là việc): ‘Sẽ thực hiện hành sự cho đại đức.’ Và này đại đức, nếu chúng tôi biết rằng: ‘Sẽ thực hiện hành sự cho đại đức’ thì chúng tôi đã không trao ra sự tùy thuận.”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Hành sự đúng pháp nghĩa là hành sự công bố, hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư được thực hiện theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư; việc này gọi là hành sự đúng pháp. Sau khi trao ra sự tùy thuận, vị phê phán thì phạm tội pācittiya.

Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị sau khi trao ra sự tùy thuận rồi phê phán thì phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị sau khi trao ra sự tùy thuận rồi phê phán thì phạm tội dukkaṭa. Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị sau khi trao ra sự tùy thuận rồi phê phán thì vô tội.

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp thì vô tội.

Vị phê phán trong khi biết rằng: ‘Hành sự đã được thực hiện sai pháp hoặc theo phe nhóm hoặc đến vị không đáng bị hành sự,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về việc ngăn cản hành sự là thứ chín.

–ooOoo–

Điều học về việc bỏ đi không trao ra sự tùy thuận

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, hội chúng đã tụ họp lại do công việc cần làm nào đó. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong lúc đang làm y đã trao ra sự tùy thuận cho một vị. Khi ấy, hội chúng (bàn bạc rằng): “Hội chúng đã tụ hội lại vì mục đích của hành sự nào thì chúng ta sẽ thực hiện hành sự ấy” rồi đã thiết lập lời đề nghị. Khi ấy, vị tỳ khưu ấy (nói rằng): – “Các vị này thực hiện hành sự đến từng vị một giống y như vầy. Các đại đức sẽ thực hiện hành sự đến vị nào đây?” Sau khi không trao ra sự tùy thuận rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi.

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng vị tỳ khưu không trao ra sự tùy thuận lại từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi?” ―(như trên)― “Này tỳ khưu, nghe nói trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng ngươi không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng, ngươi không trao ra sự tùy thuận lại từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào, trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng, không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Trong khi lời quyết định (đang được tuyên bố) ở hội chúng nghĩa là sự việc đã được kể ra nhưng chưa được quyết định, hoặc là lời đề nghị vừa mới được thiết lập, hoặc là tuyên ngôn của hành sự chưa được hoàn thành.

(Sau khi) không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi: (Nghĩ rằng): “Làm cách nào để hành sự này là không thể duy trì, là theo phe nhóm, không thể thực hiện” rồi đi thì phạm tội dukkaṭa. Vị lìa xa khỏi tập thể một tầm tay (1 mét 25) thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã lìa khỏi thì phạm tội pācittiya.

Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi thì phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi thì phạm tội dukkaṭa. Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi thì vô tội.

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp thì vô tội.

Vị (nghĩ rằng): ‘Sẽ có sự xung đột, hoặc sự cãi cọ, hoặc sự tranh luận, hoặc sự tranh cãi đến hội chúng’ rồi đi, (nghĩ rằng): ‘Sẽ có sự chia rẽ hội chúng hoặc là sự bất đồng trong hội chúng’ rồi đi, (nghĩ rằng): ‘Hội chúng sẽ thực hiện hành sự hoặc là sai pháp, hoặc là theo phe nhóm, hoặc là đến vị không xứng đáng với hành sự’ rồi đi, vị bị bệnh rồi đi, vị đi vì công việc cần làm đối với vị bị bệnh, vị bị khó chịu vì đại tiện hoặc tiểu tiện rồi đi, vị không có ý định làm xáo trộn hành sự (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ quay trở lại’ rồi đi, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về việc bỏ đi không trao ra sự tùy thuận là thứ mười.

–ooOoo–

Điều học về vị Dabba

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, đại đức Dabba Mallaputta phân bố chỗ cư ngụ và sắp xếp các bữa ăn cho hội chúng. Và vị đại đức ấy có y đã tàn tạ. Vào lúc bấy giờ, có một y được phát sanh đến hội chúng. Khi ấy, hội chúng đã cho y ấy đến đại đức Dabba Mallaputta. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Các tỳ khưu trao phần lợi lộc thuộc về hội chúng thuận theo sự quen biết.”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư cùng với hội chúng hợp nhất đã cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi cùng với hội chúng hợp nhất đã cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi cùng với hội chúng hợp nhất đã cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào cùng với hội chúng hợp nhất đã cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán rằng: ‘Các tỳ khưu trao phần lợi lộc thuộc về hội chúng thuận theo sự quen biết’ thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Hội chúng hợp nhất nghĩa là có sự đồng cộng trú được thiết lập trong cùng ranh giới.

Y nghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y (có kích thước) tối thiểu cần phải chú nguyện để dùng chung.

(Sau khi) đã cho: sau khi đích thân cho.

Thuận theo sự quen biết nghĩa là thuận theo tình bạn bè, thuận theo sự đồng quan điểm, thuận theo sự thân thiết, thuận theo sự có chung thầy tế độ, thuận theo sự có chung thầy dạy học.

Thuộc về hội chúng nghĩa là đã được dâng đến, đã được giao hẳn cho hội chúng.

Lợi lộc nghĩa là các vật dụng như là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và dược phẩm trị bệnh, ngay cả cục bột tắm, gỗ chà răng, nắm chỉ rời.

Sau đó lại tiến hành việc phê phán: Khi y đã được cho đến vị đã tu lên bậc trên được hội chúng chỉ định làm vị phân bố chỗ trú ngụ hoặc làm vị sắp xếp bữa ăn hoặc làm vị phân chia cháo hoặc làm vị phân chia trái cây hoặc làm vị phân chia thức ăn khô hoặc làm vị phân chia vật linh tinh, vị phê phán thì phạm tội pācittiya.

Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, khi y đã được cho, vị phê phán thì phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, khi y đã được cho, vị phê phán thì phạm tộipācittiya. Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, khi y đã được cho, vị phê phán thì phạm tội pācittiya.

Khi vật dụng khác đã được cho, vị phê phán thì phạm tội dukkaṭa. Khi y hoặc vật dụng khác đã được cho đến vị đã tu lên bậc trên không được hội chúng chỉ định làm vị phân bố chỗ trú ngụ hoặc làm vị sắp xếp bữa ăn hoặc làm vị phân chia cháo hoặc làm vị phân chia trái cây hoặc làm vị phân chia thức ăn khô hoặc làm vị phân chia vật linh tinh, vị phê phán thì phạm tội dukkaṭa.

Khi y hoặc vật dụng khác đã được cho đến người chưa tu lên bậc trên được chỉ định hoặc không được chỉ định bởi hội chúng làm vị phân bố chỗ trú ngụ hoặc làm vị sắp xếp bữa ăn hoặc làm vị phân chia cháo hoặc làm vị phân chia trái cây hoặc làm vị phân chia thức ăn khô hoặc làm vị phân chia vật linh tinh, vị phê phán thì phạm tội dukkaṭa.

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp, phạm tộidukkaṭa.

Vị phê phán (hội chúng) đang hành động theo thói thường vì ưa thích, vì sân hận, vì si mê, vì sợ hãi rằng: ‘Lợi ích gì với việc cho đến vị ấy? Thậm chí khi nhận được rồi (vị ấy) sẽ phí phạm, sẽ không bảo quản đúng đắn;’ vị bị điên; vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về vị Dabba là thứ mười một.

–ooOoo–

Điều học về việc thuyết phục dâng

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, ở thành Sāvatthī có bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng của phường hội nọ đã được chuẩn bị (thông báo rằng): “Sau khi mời thọ thực, chúng tôi sẽ dâng y.” Khi ấy, các tỳ khưu nhóm Lục sư đã đi đến gặp phường hội ấy, sau khi đến đã nói với phường hội ấy điều này: – “Này các đạo hữu, hãy dâng các y này cho các vị tỳ khưu này.” – “Thưa các ngài, chúng tôi sẽ không dâng. Bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng hàng năm của chúng tôi đã được thông báo.” – “Này các đạo hữu, hội chúng có nhiều thí chủ, hội chúng có nhiều cơ hội. Các vị này sống ở đây nương nhờ vào quý vị, trông ngóng nơi quý vị. Nếu quý vị sẽ không bố thí đến các vị này, giờ còn ai sẽ bố thí cho các vị này? Này các đạo hữu, hãy dâng các y này cho các vị tỳ khưu này.”

Khi ấy, trong lúc bị các tỳ khưu nhóm Lục Sư ép buộc phường hội ấy đã dâng y được chuẩn bị như thế đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư rồi dâng vật thực đến hội chúng. Các vị tỳ khưu biết được bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng đã được chuẩn bị mà không biết rằng: “(Y) đã được dâng đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư,” các vị ấy đã nói như vầy: – “Này các đạo hữu, hãy cống hiến y đến hội chúng.” – “Thưa các ngài, không có y như đã chuẩn bị; các ngài đại đức nhóm Lục Sư đã thuyết phục dâng cho các ngài đại đức nhóm Lục Sư.”

Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong khi biết lợi lộc đã được khẳng định là dành riêng cho hội chúng lại thuyết phục dâng cho cá nhân?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi trong khi biết lợi lộc đã được khẳng định là dành riêng cho hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho cá nhân, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi trong khi biết lợi lộc đã được khẳng định là dành riêng cho hội chúng lại thuyết phục dâng cho cá nhân vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào trong khi biết lợi lộc đã được khẳng định là dành riêng cho hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho cá nhân thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác nói cho vị ấy, hoặc là vị kia nói.

Dành riêng cho hội chúng nghĩa là đã được dâng đến, đã được giao hẳn cho hội chúng.

Lợi lộc nghĩa là các vật dụng như là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và dược phẩm trị bệnh, ngay cả cục bột tắm, gỗ chà răng, nắm chỉ rời.

Đã được khẳng định nghĩa là lời nói đã được phát ra rằng: ‘Chúng tôi sẽ dâng, chúng tôi sẽ làm.’ Vị thuyết phục dâng vật ấy cho cá nhân thì phạm tội pācittiya. Khi đã được khẳng định, nhận biết là đã được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho cá nhân thì phạm tội pācittiya. Khi đã được khẳng định, có sự hoài nghi, vị thuyết phục dâng cho cá nhân thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã được khẳng định, (lầm) tưởng là chưa được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho cá nhân thì vô tội.

Khi đã được khẳng định là dành riêng cho hội chúng, vị thuyết phục dâng đến hội chúng khác hoặc bảo tháp thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã được khẳng định là dâng đến bảo tháp, vị thuyết phục dâng đến bảo tháp khác, hoặc hội chúng, hoặc cá nhân thì phạm tội dukkaṭa. Khi đã được khẳng định là dâng cho cá nhân, vị thuyết phục dâng cho cá nhân khác, hoặc hội chúng, hoặc bảo tháp thì phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa được khẳng định, (lầm) tưởng là đã được khẳng định, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa được khẳng định, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa được khẳng định, nhận biết là chưa được khẳng định thì vô tội.

Trong khi được hỏi rằng: ‘Chúng tôi dâng nơi nào?’ vị nói rằng: ‘Nơi nào mà pháp bố thí của quý vị có thể đạt được sự hữu dụng, hoặc có thể được làm vật sửa chữa, hoặc có thể tồn tại lâu dài, hoặc nơi nào tâm của quý vị được hoan hỷ thì hãy dâng nơi đó,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về việc thuyết phục dâng là thứ mười hai.

Phẩm (Nói) Theo Pháp là thứ tám.

–ooOoo–

Tóm lược phẩm này

Theo Pháp, và sự chê bai, sự giả vờ ngu dốt, cú đánh, việc giá tay dọa đánh, không có nguyên cớ, cố ý, và sự nghe lén, việc ngăn cản, và sự tùy thuận, vị Dabba, và việc thuyết phục dâng.

–ooOoo–

[1] Được ghi nghĩa theo Chú Giải, “pahāradānākāraṃ dassetvā …” (VinA. iv, 878). Dịch sát từ thì hành động này là ‘giá tay để tát tai’ (tala: lòng bàn tay, sattika: cây thương, con dao nhỏ).

[2] Một số vật dụng trên được đề cập ở Cullavagga 2 – Tiểu Phẩm 2, TTPV tập 07: khóa thắt lưng (vīṭha, tr. 93), hộp đựng thuốc cao (añjanī, tr. 91), que bôi thuốc cao (añjanisalākā, tr. 91), đồ gạt nước (udakapuñchanī, tr. 55).

[3] Sugataṅgulena: theo ngón tay của đức Thiện Thệ. Theo từ điển của Childers, aṅgula là bề rộng của ngón tay, tương dương 1 inch =2,54 cm; vậy 8 aṅgula = 2,54 x 8 = 20,32 cm. Tài liệu The Buddhist Monsatic Code cho biết chiều dài của 8 aṅgula vào khoảng 16,6 cm; đó là nói về chân giường (pādakaṃ). Tuy nhiên, do câu sau: “ngoại trừ phần khung giường ở bên dưới” nên chân giường được tính từ dưới đất lên phần bên dưới mối nối của thanh ngang và chân giường, hay nói cách khác 8 aṅgulachính là khoảng hở giữa mặt đất và thanh ngang của khung giường. Hiểu theo cách này thì chỗ nằm cách mặt đất bao nhiêu cũng không được xác định rõ, có thể là 40 cm hoặc 50 cm tùy theo bề rộng của thanh ngang (độ cao như vậy xét ra cũng hợp lý). Nếu tính ngón tay của đức Thiện Thệ có chiều dài gấp ba lần ngón tay của người bình thường thì giường nằm có vẻ hơi cao (tối thiểu là 70 cm nếu tính thanh ngang của giường có bề rộng là 20 cm).

[4] Gang tay của đức Thiện Thệ (sugatavidatthi): Với những kích thước của tấm lót ngồi, y đắp ghẻ, và y tắm mưa, độ dài gang tay của đức Thiện Thệ nên lấy số đo là 25 cm, tức là độ dài gang tay của người nam bậc trung thay vì gấp ba lần (xem thêm điều saṅghādisesa thứ sau về làm cốc liêu). Như thế, kích thước các cạnh của tấm lót ngồi căn bản không đường viền sẽ là 50 cm x 37,5 cm, và đức Phật cho phép thêm vào đường viền 25 cm. Chúng tôi nghĩ là đường viền sẽ bao bọc cả bốn cạnh; tuy nhiên khi đọc lời trình bày về tấm lót ngồi có kèm theo hình vẽ của ngài Mahāsamaṇa Chao trong tài liệu Vinayamukha thì vấn đề xem ra phức tạp hơn nhiều, quý vị nên tìm đọc để suy nghiệm.

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *