PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU I – CHƯƠNG PĀRĀJIKA: ĐIỀU PĀRĀJIKA THỨ TƯ PHẦN 1

Phân Tích Giới Tỳ Khưu I

Chương Pārājika

Điều Pārājika Thứ Tư

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu đồng quan điểm, thân thiết đã vào mùa (an cư) mưa ở bờ sông Vaggumudā. Vào lúc bấy giờ, xứ Vajjī có sự khan hiếm về vật thực, khó kiếm ăn, có dịch bệnh, thẻ vật thực được phân phối, không dễ sinh sống bằng sự ra sức khất thực.

Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã khởi ý rằng: “Hiện nay, xứ Vajjī có sự khan hiếm về vật thực, khó kiếm ăn, có dịch bệnh, thẻ vật thực được phân phối, không dễ sinh sống bằng sự ra sức khất thực. Còn chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau, vậy bằng phương thức nào chúng ta có thể sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực?”

Một số vị đã nói như vầy: – “Này các đại đức, chúng ta hãy quyết định làm công cho các người tại gia đi; như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.

Một số vị đã nói như vầy: – “Này các đại đức, thôi đi! Việc gì lại quyết định làm công cho các người tại gia? Này các đại đức, chúng ta hãy đưa tin tức cho các người tại gia đi; như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.

Một số vị đã nói như vầy: – “Này các đại đức, thôi đi! Việc gì lại quyết định làm công cho các người tại gia? Việc gì lại đưa tin tức cho các người tại gia? Này các đại đức, chúng ta hãy nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia rằng: ‘Vị tỳ khưu như vầy đạt sơ thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt nhị thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt tam thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt tứ thiền, vị tỳ khưu như vầy là vị Nhập Lưu, vị tỳ khưu như vầy là vị Nhất Lai, vị tỳ khưu như vầy là vị Bất Lai, vị tỳ khưu như vầy là vị A-la-hán, vị tỳ khưu như vầy có ba Minh, vị tỳ khưu như vầy có sáu Thắng Trí;’ như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.” – “Này các đại đức, chính điều này là tốt hơn hết tức là việc chúng ta nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia.”

Sau đó, các tỳ khưu ấy đã nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia rằng: – “Vị tỳ khưu như vầy đạt sơ thiền, ―(như trên)― vị tỳ khưu như vầy có sáu Thắng Trí.”

Khi ấy, những người dân ấy (nghĩ rằng): “Quả thật điều lợi ích đã có cho chúng ta! Quả thật chúng ta đã đạt được điều tốt! Chúng ta có được các tỳ khưu như vầy trong số các tỳ khưu có giới có thiện pháp vào mùa (an cư) mưa! Quả thật từ trước đến nay chúng ta không có các tỳ khưu như vầy vào mùa (an cư) mưa!” Họ dâng đến các tỳ khưu những vật thực loại mềm mà họ không ăn bởi chính mình, không dâng đến cha mẹ, không cho đến vợ con, không cho đến các tôi tớ và người làm công, không cho đến bạn bè và các quan lại, không cho đến các thân quyến cùng huyết thống. Họ dâng đến các tỳ khưu những vật thực loại cứng ―(như trên)― những thức nếm ―(như trên)― những thức uống mà họ không uống bởi chính mình, không dâng đến cha mẹ, không cho đến vợ con, không cho đến các tôi tớ và người làm công, không cho đến bạn bè và các quan lại, không cho đến các thân quyến cùng huyết thống. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã có sắc tướng, căn quyền sung mãn, sắc diện rạng rỡ, sắc thân an tịnh.

Điều này đã là thông lệ cho các tỳ khưu trải qua mùa (an cư) mưa là đi đến diện kiến đức Thế Tôn. Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy trải qua ba tháng mùa (an cư) mưa đã thu xếp chỗ trú ngụ, cầm y bát, ra đi về phía Vesālī. Theo tuần tự các vị đã đi đến thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ở các phương thì ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân; trái lại các tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā thì có sắc tướng, căn quyền sung mãn, sắc diện rạng rỡ, sắc thân an tịnh. Điều này đã là thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở đối với các tỳ khưu đi đến.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā điều này: – “Này các tỳ khưu, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không? Các ngươi có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau, chắc hẳn đã sống qua mùa (an cư) mưa được thoải mái, và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực?” – “Bạch Thế Tôn, sức khoẻ khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc đều tốt đẹp. Và bạch ngài, chúng con có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau đã sống qua mùa (an cư) mưa được thoải mái, và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.” Các đấng Như Lai dầu biết vẫn hỏi, dầu biết các vị vẫn không hỏi, biết đúng thời các vị mới hỏi, biết đúng thời các vị vẫn không hỏi. Các đấng Như lai hỏi có liên quan đến lợi ích và không (hỏi việc) không có liên quan đến lợi ích, khi không có liên quan đến lợi ích các đấng Như Lai có cách để cắt đứt vấn đề.

Chư Phật Thế Tôn hỏi các tỳ khưu bởi hai lý do: “Chúng ta sẽ thuyết Pháp hoặc sẽ quy định điều học cho các đệ tử.” Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với các tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā điều này: – “Này các tỳ khưu, các ngươi có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau, đã sống mùa (an cư) mưa được thoải mái và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực như thế nào?” Khi ấy, các tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, các ngươi có thực chứng không?” – “Bạch Thế Tôn, không thực chứng.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: – “Này những kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp Sa-môn, không được phép, không nên làm! Này những kẻ rồ dại, tại sao các ngươi vì lý do bao tử lại nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia? Này những kẻ rồ dại, thà các ngươi bị mổ banh bụng bởi dao giết trâu sắc bén còn là điều cao thượng, chớ vì lý do bao tử mà nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia là không (cao thượng). Điều ấy có lý do như thế nào? Này những kẻ rồ dại, bởi vì do nguyên nhân kia[5] các ngươi có thể đi đến cái chết hoặc khổ gần như chết, nhưng không vì nguyên nhân kia, khi tan rã thân xác và chết đi, các ngươi lại có thể bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Này những kẻ rồ dại, quả thật do nguyên nhân này,[6] khi tan rã thân xác và chết đi, các ngươi có thể bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin ―(như trên)― Sau khi khiển trách, ngài đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

– “Này các tỳ khưu, đây là năm kẻ cướp lớn được biết đến ở thế gian? Thế nào là năm?

(1) Này các tỳ khưu, ở đây có kẻ cướp lớn khởi ý như vầy: ‘Đến khi nào được tháp tùng bởi một trăm hay một ngàn, ta sẽ vừa đi quanh làng mạc phố thị kinh thành vừa giết vừa ra lệnh giết, vừa chém vừa ra lệnh chém, vừa hành hạ vừa ra lệnh hành hạ.’ Một thời gian sau, được tháp tùng bởi một trăm hay một ngàn, kẻ ấy vừa đi quanh làng mạc phố thị kinh thành vừa giết vừa ra lệnh giết, vừa chém vừa ra lệnh chém, vừa hành hạ vừa ra lệnh hành hạ. Này các tỳ khưu, tương tợ như thế, ở đây có hạng ác tỳ khưu khởi ý như vầy: ‘Đến khi nào được tùy tùng bởi một trăm hay một ngàn, ta sẽ đi quanh làng mạc phố thị kinh thành và được tiếp rước, được cung kính, được nể sợ, được cúng dường, được tôn trọng, và có được lợi lộc về các vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh của các gia chủ và các bậc xuất gia.’ Một thời gian sau, được tùy tùng bởi một trăm hay một ngàn, vị ấy đi quanh làng mạc phố thị kinh thành và được tiếp rước, được cung kính, được nể sợ, được cúng dường, được tôn trọng, và có được lợi lộc về các vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh của các gia chủ và các bậc xuất gia. Này các tỳ khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ nhất được biết đến ở thế gian.

 (2) Này các tỳ khưu, hơn nữa ở đây có hạng ác tỳ khưu sau khi đã học tập Pháp và Luật được công bố bởi Như Lai lại xem là của chính bản thân. Này các tỳ khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ nhì được biết đến ở thế gian.

(3) Này các tỳ khưu, hơn nữa ở đây có hạng ác tỳ khưu bôi nhọ vị trong sạch, có Phạm hạnh, đang thực hành Phạm hạnh thanh tịnh bằng điều phi Phạm hạnh không có nguyên cớ. Này các tỳ khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ ba được biết đến ở thế gian.

(4) Này các tỳ khưu, hơn nữa ở đây có hạng ác tỳ khưu chiêu dụ mua chuộc các người tại gia bằng các trọng vật là các vật dụng chủ yếu của hội chúng như là tu viện, vùng đất của tu viện, trú xá, vùng đất của trú xá, gường, ghế, nệm, gối, chum đồng, chậu đồng, hũ đồng, vại đồng, rìu, búa, cuốc, xẻng, lưỡi đục, dây leo, tre, cỏ muñja, cỏ pabbaja, cỏ tiṇa, đất sét, đồ gỗ, đồ gốm. Này các tỳ khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ tư được biết đến ở thế gian.

(5) Này các tỳ khưu, trong thế gian bao gồm cõi chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, và loài người, kẻ cướp lớn đứng hàng đầu là kẻ khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng. Điều ấy có lý do thế nào? Này các tỳ khưu, các ngươi đã ăn thức ăn của xứ sở theo lối trộm cướp.

Vị tuyên bố thế này, bản thân như thế khác,

ăn cơm kiểu dối lường, như cờ gian bạc lận.

Nhiều kẻ cổ quấn y, ác pháp, không thu thúc,

kẻ ác vì nghiệp ác, phải sanh vào địa ngục.[7]

Kẻ ác giới buông lung thà ăn vào sắt cục,

cháy đỏ có lửa ngọn, hơn đồ ăn xứ sở.”[8]

Khi ấy, đức Thế Tôn đã khiển trách các tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào trong khi chưa biết rõ về pháp thượng nhân, là pháp thể nhập của bản thân, là pháp thuộc về trí tuệ và sự thấy biết xứng đáng bậc Thánh, lại tuyên bố rằng: ‘Tôi biết như vầy, tôi thấy như vầy.’ Sau đó vào lúc khác, trong khi được hỏi hay trong khi không được hỏi, vị đã phạm tội có ước muốn được trong sạch lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi đã không biết như vầy lại nói biết, đã không thấy lại nói thấy, tôi đã nói điều phù phiếm, điều dối trá;’ vị ấy cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú.”

Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

[Sự quy định căn bản]

Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu trong khi không thấy tưởng là đã thấy, trong khi không đạt tưởng là đã đạt, trong khi không đắc chứng tưởng là đã đắc chứng, trong khi không chứng ngộ tưởng là đã chứng ngộ, đã nói một cách thái quá về trí giải thoát. Một thời gian sau, các vị lại có tâm thiên về tham ái, lại có tâm lại thiên về sân hận, lại có tâm lại thiên về si mê. Các vị ấy đã có nỗi nghi hoặc rằng: “Điều học đã được đức Thế Tôn quy định; và chúng ta trong khi không thấy tưởng là đã thấy, trong khi không đạt tưởng là đã đạt, trong khi không đắc chứng tưởng là đã đắc chứng, trong khi không chứng ngộ tưởng là đã chứng ngộ, đã nói một cách thái quá về trí giải thoát, phải chăng chúng ta đã phạm tội pārājika?” Các vị ấy đã kể lại sự việc ấy cho đại đức Ānanda. Đại đức Ānanda đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

“Này Ānanda, có các vị tỳ khưu trong khi không thấy tưởng là đã thấy, trong khi không đạt tưởng là đã đạt, trong khi không đắc chứng tưởng là đã đắc chứng, trong khi không chứng ngộ tưởng là đã chứng ngộ, đã nói với sự tự tin thái quá về trí giải thoát; điều ấy vốn không thuộc về trường hợp này. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào trong khi chưa biết rõ về pháp thượng nhân, là pháp thể nhập của bản thân, là pháp thuộc về trí tuệ và sự thấy biết xứng đáng bậc Thánh, lại tuyên bố rằng: ‘Tôi biết như vầy, tôi thấy như vầy.’ Sau đó vào lúc khác, trong khi được hỏi hay trong khi không được hỏi, vị đã phạm tội có ước muốn được trong sạch lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi đã không biết như vầy lại nói biết, đã không thấy lại nói thấy, tôi đã nói điều phù phiếm, điều dối trá,’ ngoại trừ vì sự tự tin thái quá; vị này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú.”

[Sự quy định lần hai]

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu ―(như trên)― [đã được tu lên bậc trên … bằng hành sự có lời thông báo đến lần thứ tư]. Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Trong khi chưa biết rõ: là không có, không thực chứng, trong khi không tự biết, trong khi không hiểu, trong khi không thấy thiện pháp ở nơi mình (lại nói): “Tôi có thiện pháp.”

Pháp thượng nhân nghĩa là thiền, sự giải thoát, định, sự chứng đạt, trí tuệ và sự thấy biết, sự tu tập về Đạo, sự chứng ngộ về Quả, sự dứt bỏ phiền não, sự không còn bị che lấp của tâm, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng.

Là pháp thể nhập của bản thân: hoặc là thể nhập các thiện pháp ấy vào bản thân, hoặc là thể nhập bản thân vào các thiện pháp ấy.

Trí tuệ: là ba Minh.

Thấy biết: điều gì là trí tuệ điều ấy là sự thấy biết. Điều gì là sự thấy biết điều ấy là trí tuệ.

Tuyên bố: vị nói ra đến người nữ, hoặc đến người nam, hoặc đến người tại gia, hoặc đến vị xuất gia.

 Tôi biết như vầy, tôi thấy như vầy: Tôi biết các pháp này, tôi thấy các pháp này, các pháp này có ở tôi, các pháp này được thuần thục ở tôi, và tôi thuần thục trong các pháp này.

Sau đó vào lúc khác: được thực hiện trong giây phút nào, thì đã trải qua giây phút ấy, khoảng thời gian ấy, thời điểm ấy.

Trong khi được hỏi: Sự việc gì đã cho biết thì đang được hỏi về việc ấy: “Điều gì đã được đại đức đắc chứng? Được đại đức đắc chứng như thế nào? Được đại đức đắc chứng vào lúc nào? Được đại đức đắc chứng ở đâu? Các phiền não nào đã được đại đức dứt bỏ? Đại đức đã đạt được các pháp nào?”

Trong khi không được hỏi: không được bất cứ ai đề cập đến.

Vị đã phạm tội: vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng thì phạm tội pārājika.

Có ước muốn được trong sạch: hoặc là có ước muốn trở thành người gia chủ, hoặc là có ước muốn trở thành nam cư sĩ, hoặc là có ước muốn trở thành người phụ việc cho tu viện, hoặc là có ước muốn trở thành vị sa di.

Này các đại đức, tôi đã không biết như vầy lại nói biết, đã không thấy lại nói thấy: Tôi không biết các pháp này, tôi không thấy các pháp này, các pháp này có ở tôi, các pháp này được thuần thục ở tôi, và tôi thuần thục trong các pháp này.

Tôi đã nói điều phù phiếm, điều dối trá: Điều phù phiếm đã được tôi nói ra, điều dối trá đã được tôi nói ra, điều không thực đã được tôi nói ra, trong lúc tôi không biết tôi lại nói ra.

Ngoại trừ vì sự tự tin thái quá: trừ ra sự tự tin thái quá.

Vị này cũng: được đề cập liên quan đến các vị trước đây.

Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như cây thốt nốt bị chặt ở ngọn không thể tăng trưởng được nữa, tương tợ như thế vị tỳ khưu có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, khi đã khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng, thì không phải là Sa-môn, không phải là Thích tử; vì thế, được gọi là ‘vị phạm tội pārājika.’

Không được cộng trú: cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là cộng trú. Vị ấy không có được điều ấy, vì thế được gọi là ‘không được cộng trú.’

Pháp thượng nhân nghĩa là thiền, sự giải thoát, định, sự chứng đạt, trí tuệ và sự thấy biết, sự tu tập về Đạo, sự chứng ngộ về Quả, sự dứt bỏ phiền não, sự không còn bị che lấp của tâm, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng.

Thiền: là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.

Sự giải thoát: là vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát.[9]

Định: là vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định.

Sự chứng đạt: là sự chứng đạt về vô phiền não, sự chứng đạt về vô tướng, sự chứng đạt về vô nguyện.

Trí tuệ: là ba Minh.

Sự tu tập về Đạo: là bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy giác chi, Thánh Đạo tám chi phần.

Sự chứng ngộ về Quả: là sự chứng ngộ quả Nhập Lưu, sự chứng ngộ quả Nhất Lai, sự chứng ngộ quả Bất Lai, sự chứng ngộ quả vị A-la-hán.

Sự dứt bỏ phiền não: là sự dứt bỏ tham ái, sự dứt bỏ sân, sự dứt bỏ si.

Sự không còn bị che lấp của tâm: nghĩa là tâm không còn bị che lấp bởi tham ái, tâm không còn bị che lấp bởi sân, tâm không còn bị che lấp bởi si.

Sự thỏa thích ở nơi thanh vắng: là sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với sơ thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với nhị thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với tam thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với tứ thiền.

*****

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói.’

Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm.

Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi.

Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát.

Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát, đã che giấu ý định.

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói.’

Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm.

Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi.

Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát.

Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát, đã che giấu ý định.

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói.’

Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm.

Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi.

Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát.

Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát, đã che giấu ý định.

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có đạt sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói.’

Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có đạt sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm.

Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có đạt sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi.

Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có đạt sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát.

Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có đạt sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát, đã che giấu ý định.

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có trú sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói.’

Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có trú sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm.

Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có trú sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi.

Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có trú sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát.

Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi có trú sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát, đã che giấu ý định.

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ngộ sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói.’

Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ngộ sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm.

Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ngộ sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi.

Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ngộ sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát.

Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ngộ sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát, đã che giấu ý định.

(Phần sơ thiền này đã được giải chi tiết như thế nào,

toàn bộ nên được giải chi tiết như thế).

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … tôi chứng … Tôi đã chứng được nhị thiền … tam thiền … tứ thiền … Tôi có đạt tứ thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ tứ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát, đã che giấu ý định.

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được vô phiền não giải thoát … vô tướng giải thoát … vô nguyện giải thoát … Tôi có đạt vô nguyện giải thoát … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ vô nguyện giải thoát” bị phạm tội pārājika―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được vô phiền não định … vô tướng định … vô nguyện định … Tôi có đạt vô nguyện định … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ vô nguyện định” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sự chứng đạt về vô phiền não … sự chứng đạt về vô tướng … sự chứng đạt về vô nguyện … Tôi có đạt sự chứng đạt về vô nguyện … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sự chứng đạt về vô nguyện” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được ba Minh, … Tôi có đạt ba Minh … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ ba Minh” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được bốn sự thiết lập niệm … bốn chánh cần … bốn nền tảng của thần thông … Tôi có đạt bốn nền tảng của thần thông … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ bốn nền tảng của thần thông” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được năm quyền … năm lực … Tôi có đạt năm lực … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ năm lực” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được bảy giác chi … Tôi có đạt bảy giác chi … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ bảy giác chi” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được Thánh Đạo tám chi phần … Tôi có đạt Thánh Đạo tám chi phần … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ Thánh Đạo tám chi phần” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được quả Nhập Lưu … quả Nhất Lai … quả Bất Lai … phẩm vị A-la-hán … Tôi có đạt phẩm vị A-la-hán … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ phẩm vị A-la-hán” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã từ bỏ tham ái, đã quăng bỏ tham ái, đã thoát khỏi tham ái, đã dứt bỏ tham ái, đã xa rời tham ái, đã khai trừ tham ái, đã đoạn trừ tham ái” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã từ bỏ sân, đã quăng bỏ sân, đã thoát khỏi sân, đã dứt bỏ sân, đã xa rời sân, đã khai trừ sân, đã đoạn trừ sân” bị phạm tội pārājika―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã từ bỏ si, đã quăng bỏ si, đã thoát khỏi si, đã dứt bỏ si, đã xa rời si, đã khai trừ si, đã đoạn trừ si” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi sân” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói.’

Với bốn yếu tố ―(như trên)― Với năm yếu tố ―(như trên)― Với sáu yếu tố ―(như trên)― Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát, đã che giấu ý định.

Dứt phần đơn giản.

*****

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và nhị thiền, … Tôi có đạt sơ thiền và nhị thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và nhị thiền” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và tam thiền, … Tôi có đạt sơ thiền và tam thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và tam thiền” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và tứ thiền, … Tôi có đạt sơ thiền và tứ thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và tứ thiền” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và vô phiền não giải thoát … sơ thiền và vô tướng giải thoát … sơ thiền và vô nguyện giải thoát … Tôi có đạt sơ thiền và vô nguyện giải thoát … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và vô nguyện giải thoát” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và vô phiền não định … sơ thiền và vô tướng định … sơ thiền và vô nguyện định … Tôi có đạt sơ thiền và vô nguyện định … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và vô nguyện định” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và sự chứng đạt về vô phiền não … sơ thiền và sự chứng đạt về vô tướng … sơ thiền và sự chứng đạt về vô nguyện … Tôi có đạt sơ thiền và sự chứng đạt về vô nguyện … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và sự chứng đạt về vô nguyện” bị phạm tội pārājika―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và ba Minh … Tôi có đạt sơ thiền và ba Minh … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và ba Minh” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và bốn sự thiết lập niệm … sơ thiền và bốn chánh cần … sơ thiền và bốn nền tảng của thần thông … Tôi có đạt sơ thiền và bốn nền tảng của thần thông … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và bốn nền tảng của thần thông” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và năm quyền … sơ thiền và năm lực … Tôi có đạt sơ thiền và năm lực … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và năm lực” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và bảy giác chi … Tôi có đạt sơ thiền và bảy giác chi … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và bảy giác chi” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và Thánh Đạo tám chi phần … Tôi có đạt sơ thiền và Thánh Đạo tám chi phần … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền và Thánh Đạo tám chi phần” bị phạm tội pārājika―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền và quả Nhập Lưu … sơ thiền và quả Nhất Lai … sơ thiền và quả Bất Lai … sơ thiền và phẩm vị A-la-hán … Tôi có đạt sơ thiền và phẩm vị A-la-hán … Tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và phẩm vị A-la-hán” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền … Tôi có đạt sơ thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền … và tôi đã từ bỏ tham ái … và tôi đã từ bỏ sân … và tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố … Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được sơ thiền … Tôi có đạt sơ thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ sơ thiền … và tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái … và tâm của tôi không bị che lấp bởi sân … và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” bị phạm tội pārājika: Trước đó, vị ấy khởi ý rằng: ‘Ta sẽ nói điều dối trá,’ trong khi nói (biết rằng): ‘Ta đang nói điều dối trá,’ đã nói xong (biết rằng): ‘Điều dối trá đã được ta nói,’ đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều mong mỏi, đã che giấu điều khao khát, đã che giấu ý định.

Dứt sự luân phiên từng phần.

*****

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được nhị thiền và tam thiền … Tôi có đạt nhị thiền và tam thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ nhị thiền và tam thiền” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được nhị thiền và tứ thiền … Tôi có đạt nhị thiền và tứ thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ nhị thiền và tứ thiền” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được nhị thiền và vô phiền não giải thoát … và vô tướng giải thoát … và vô nguyện giải thoát … và vô phiền não định … và vô tướng định … và vô nguyện định … và sự chứng đạt về vô phiền não … và sự chứng đạt về vô tướng … và sự chứng đạt về vô nguyện … và ba Minh … và bốn sự thiết lập niệm … và bốn chánh cần … và bốn nền tảng của thần thông … và năm quyền … và năm lực … và bảy giác chi … và Thánh Đạo tám chi phần … và quả Nhập Lưu … và quả Nhất Lai … và quả Bất Lai … và phẩm vị A-la-hán ―(như trên)―Tôi có đạt nhị thiền và phẩm vị A-la-hán … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ nhị thiền và phẩm vị A-la-hán” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được nhị thiền … Tôi có đạt nhị thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ nhị thiền … và tôi đã từ bỏ tham ái … và tôi đã từ bỏ sân … và tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si, và tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái … và tâm của tôi không bị che lấp bởi sân … và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Với ba yếu tố … Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng … Tôi chứng … Tôi đã chứng được nhị thiền và sơ thiền … Tôi có đạt nhị thiền và sơ thiền … Tôi có trú … Tôi đã chứng ngộ nhị thiền và sơ thiền” bị phạm tội pārājika ―(như trên)―

Sự luân phiên kết hợp.

Sau khi thực hiện mỗi một nhân tố như thế, sự luân phiên kết hợp nên được tiến hành viên mãn.

****

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *