PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU II – CHƯƠNG PĀCITTIYA: PHẨM NÓI DỐI – ĐIỀU HỌC VỀ TUYÊN BỐ SỰ THỰC CHỨNG

Phân Tích Giới Tỳ Khưu II

Chương Pācittiya

Điều học về tuyên bố sự thực chứng

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra. Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu thân thiết đồng quan điểm đã vào mùa (an cư) mưa ở bờ sông Vaggumudā. Vào lúc bấy giờ, xứ Vajjī có sự khó khăn về vật thực, đời sống khổ cực, dịch bệnh hoành hành, vật thực được phân phối theo thẻ, không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực.

Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã khởi ý điều này: “Hiện nay, xứ Vajjī có sự khó khăn về vật thực, đời sống khổ cực, dịch bệnh hoành hành, vật thực được phân phối theo thẻ, không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực. Còn chúng ta có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ nhau, vậy bằng phương thức nào chúng ta có thể sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực?”

Một số vị đã nói như vầy: – “Này các đại đức, chúng ta hãy quyết định làm công việc cho các người tại gia đi; như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.”

Một số vị đã nói như vầy: – “Này các đại đức, thôi đi! Việc gì lại quyết định làm công việc cho các người tại gia? Này các đại đức, chúng ta hãy đưa tin tức cho các người tại gia đi; như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.”

Một số vị đã nói như vầy: – “Này các đại đức, thôi đi! Việc gì lại quyết định làm công việc cho các người tại gia? Việc gì lại đưa tin tức cho các người tại gia? Này các đại đức, chúng ta sẽ nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia rằng: ‘Vị tỳ khưu như vầy đạt sơ thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt nhị thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt tam thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt tứ thiền, vị tỳ khưu như vầy là vị Nhập Lưu, vị tỳ khưu như vầy là vị Nhất Lai, vị tỳ khưu như vầy là vị Bất Lai, vị tỳ khưu như vầy là vị A-la-hán, vị tỳ khưu như vầy có ba Minh, vị tỳ khưu như vầy có sáu Thắng Trí;’ như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.”

– “Này các đại đức, chính điều này là tốt hơn hết tức là việc chúng ta nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia.” Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia: – “Vị tỳ khưu như vầy đạt sơ thiền, ―(như trên)― vị tỳ khưu như vầy có sáu Thắng Trí.”

Khi ấy, những người dân ấy (nghĩ rằng): “Quả thật điều lợi ích đã có cho chúng ta! Quả thật chúng ta đã đạt được điều tốt! Chúng ta có được các tỳ khưu như vầy trong số họ vào mùa (an cư) mưa! Quả thật từ trước đến nay không có các tỳ khưu như vầy vào mùa (an cư) mưa như là các vị tỳ khưu có giới có thiện pháp này vậy!” Họ cúng dường đến các tỳ khưu những vật thực loại mềm mà họ không ăn cho chính bản thân, không dâng đến cha mẹ, không cho đến vợ con, không cho đến các tôi tớ và người làm công, không cho đến bạn bè và các quan lại, không cho đến các thân quyến cùng huyết thống. Họ cúng dường đến các tỳ khưu những vật thực loại cứng, những thức nếm, những thức uống mà họ không uống cho chính bản thân, không dâng đến cha mẹ, không cho đến vợ con, không cho đến các tôi tớ và người làm công, không cho đến bạn bè và các quan lại, không cho đến các thân quyến cùng huyết thống.

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã có được tướng mạo, căn quyền sung mãn, sắc diện rạng rỡ, sắc thân an tịnh. Điều này đã trở thành thông lệ cho các tỳ khưu đã trải qua mùa (an cư) mưa là đi đến diện kiến đức Thế Tôn. Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy trải qua ba tháng mùa (an cư) mưa đã thu xếp chỗ trú ngụ, cầm y bát, ra đi về phía thành Vesālī. Trong khi tuần tự du hành, các vị đã đi đến thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ở các phương thì ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân; trái lại các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā có được tướng mạo, căn quyền sung mãn, sắc diện rạng rỡ, sắc thân an tịnh. Điều này đã trở thành thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở đối với các tỳ khưu đi đến.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với vị các tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā điều này: – “Này các tỳ khưu, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không? Các ngươi có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ nhau đã sống qua mùa (an cư) mưa có được thoải mái không? Và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực?” – “Bạch Thế Tôn, sức khoẻ khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc đều tốt đẹp. Và bạch ngài, chúng con có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ nhau đã sống qua mùa (an cư) mưa được thoải mái, và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.” Các đấng Như Lai dầu biết vẫn hỏi, dầu biết các vị vẫn không hỏi, biết đúng thời các vị mới hỏi, biết đúng thời các vị vẫn không hỏi. Các đấng Như lai hỏi có liên quan đến lợi ích và không (hỏi việc) không có liên quan đến lợi ích, khi không có liên quan đến lợi ích các đấng Như Lai có cách để cắt đứt vấn đề. Chư Phật Thế Tôn hỏi các tỳ khưu bởi hai lý do: “Chúng ta sẽ thuyết Pháp hoặc sẽ quy định điều học cho các đệ tử.”

Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā điều này: – “Này các tỳ khưu, các ngươi có sự hợp nhất, thân thiện, không cãi cọ nhau đã sống qua mùa (an cư) mưa được thoải mái và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực như thế nào?” Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. – “Này các tỳ khưu, các ngươi có thực chứng không?” – “Bạch Thế Tôn, có thực chứng.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các ngươi lại ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia vì lý do của bao tử vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu nào tuyên bố pháp thượng nhân đến người chưa tu lên bậc trên (nếu) đã thực chứng thì phạm tội pācittiya.”

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Người chưa tu lên bậc trên nghĩa là trừ ra tỳ khưu và tỳ khưu ni, (các người) còn lại là người chưa tu lên bậc trên.

Pháp thượng nhân nghĩa là thiền, sự giải thoát, định, sự chứng đạt, trí tuệ và sự thấy biết, sự tu tập về Đạo, sự thực chứng về Quả, sự dứt bỏ phiền não, sự không còn bị che lấp của tâm, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng. Thiền: là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Sự giải thoát: là vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát.[7] Định: là vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định. Sự chứng đạt: là sự chứng đạt về vô phiền não, sự chứng đạt về vô tướng, sự chứng đạt về vô nguyện.

Trí tuệ và sự thấy biết: là ba Minh.

Sự tu tập về Đạo: là bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy giác chi, Thánh Đạo tám chi phần.

Sự thực chứng về Quả: là sự thực chứng quả vị Nhập Lưu, sự thực chứng quả vị Nhất Lai, sự thực chứng quả vị Bất Lai, sự thực chứng phẩm vị A-la-hán.

Sự dứt bỏ phiền não: là sự dứt bỏ tham ái, sự dứt bỏ sân, sự dứt bỏ si.

Sự không còn bị che lấp của tâm: nghĩa là tâm không còn bị che lấp bởi tham ái, tâm không còn bị che lấp bởi sân, tâm không còn bị che lấp bởi si.

Sự thỏa thích ở nơi thanh vắng: là sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với sơ thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với nhị thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với tam thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với tứ thiền.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền” thì phạm tội pācittiya. Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi chứng sơ thiền” thì phạm tội pācittiya. Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng được sơ thiền” thì phạm tội pācittiya. Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi có đạt sơ thiền” thì phạm tội pācittiya. Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi có trú sơ thiền” thì phạm tội pācittiya. Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng ngộ sơ thiền” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được nhị thiền, … tam thiền, … tứ thiền, … tôi có đạt tứ thiền … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ tứ thiền” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được vô phiền não giải thoát, … vô tướng giải thoát, … vô nguyện giải thoát, … vô phiền não định, … vô tướng định, … vô nguyện định, … tôi có đạt vô nguyện định … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ vô nguyện định” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sự chứng đạt về vô phiền não, … sự chứng đạt về vô tướng, … sự chứng đạt về vô nguyện, … tôi có đạt sự chứng đạt về vô nguyện … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sự chứng đạt về vô nguyện” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được ba Minh, … tôi có đạt ba Minh … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ ba Minh” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được bốn sự thiết lập niệm, … bốn chánh cần, … bốn nền tảng của thần thông, … tôi có đạt bốn nền tảng của thần thông, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ bốn nền tảng của thần thông” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được năm quyền, … năm lực, … tôi có đạt năm lực … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ năm lực” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được bảy giác chi, … tôi có đạt bảy giác chi, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ bảy giác chi” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được Thánh Đạo tám chi phần, … tôi có đạt Thánh Đạo tám chi phần, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ Thánh Đạo tám chi phần” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được quả vị Nhập Lưu, … quả vị Nhất Lai, … quả vị Bất Lai, … phẩm vị A-la-hán, … tôi có đạt phẩm vị A-la-hán, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ phẩm vị A-la-hán” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã từ bỏ tham ái, … tôi đã từ bỏ sân, … tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, … tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, … tâm của tôi không bị che lấp bởi si” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền, … nhị thiền, … tam thiền, … tứ thiền ở nơi thanh vắng, … tôi có đạt tứ thiền ở nơi thanh vắng, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ tứ thiền ở nơi thanh vắng” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và nhị thiền, … tôi có đạt sơ thiền và nhị thiền, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và nhị thiền” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và tam thiền, … sơ thiền và tứ thiền, … tôi có đạt sơ thiền và tứ thiền, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và tứ thiền” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và vô phiền não giải thoát, … và vô tướng giải thoát, … và vô nguyện giải thoát, … và vô phiền não định, … và vô tướng định, … và vô nguyện định, … tôi có đạt sơ thiền và vô nguyện định, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và vô nguyện định” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và sự chứng đạt về vô phiền não, … và sự chứng đạt về vô tướng, … và sự chứng đạt về vô nguyện, … tôi có đạt sơ thiền và sự chứng đạt về vô nguyện, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và sự chứng đạt về vô nguyện” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và ba Minh, … tôi có đạt sơ thiền và ba Minh, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và ba Minh” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và bốn sự thiết lập niệm, … sơ thiền và bốn chánh cần, … sơ thiền và bốn nền tảng của thần thông, … tôi có đạt sơ thiền và bốn nền tảng của thần thông, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và bốn nền tảng của thần thông” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và năm quyền, … sơ thiền và năm lực, … tôi có đạt sơ thiền và năm lực, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và năm lực” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và bảy giác chi, … tôi có đạt sơ thiền và bảy giác chi, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và bảy giác chi” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và Thánh Đạo tám chi phần, … tôi có đạt sơ thiền và Thánh Đạo tám chi phần, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và Thánh Đạo tám chi phần” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và quả vị Nhập Lưu, … và quả vị Nhất Lai, … và quả vị Bất Lai, … và phẩm vị A-la-hán, … tôi có đạt sơ thiền và phẩm vị A-la-hán, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ sơ thiền và phẩm vị A-la-hán” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và tôi đã từ bỏ tham ái, … và tôi đã từ bỏ sân, … và tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền và tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, … và tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, … và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được nhị thiền và tam thiền, … nhị thiền và tứ thiền, … tôi có đạt nhị thiền và tứ thiền, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ nhị thiền và tứ thiền” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền ―(như trên)― và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” thì phạm tội pācittiya. ―(như trên)―

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được nhị thiền và sơ thiền, … tôi có đạt nhị thiền và sơ thiền, … tôi có trú … tôi đã chứng ngộ nhị thiền và sơ thiền” thì phạm tội pācittiya. ―(như trên)―

[Phần căn bản đã được tóm lược]

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si và tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền. … tâm của tôi không bị che lấp bởi si và tôi có đạt sơ thiền, … tôi có trú … tâm của tôi không bị che lấp bởi si và tôi đã chứng ngộ sơ thiền” thì phạm tội pācittiya. ―(như trên)―

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si và và tâm của tôi không bị che lấp bởi sân” thì phạm tội pācittiya. ―(như trên)―

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng … tôi chứng … tôi đã chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định, sự chứng đạt về vô phiền não, sự chứng đạt về vô tướng, sự chứng đạt về vô nguyện, ba Minh, bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy giác chi, Thánh Đạo tám chi phần, quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, và phẩm vị A-la-hán, … Tôi đã từ bỏ tham ái, … Tôi đã từ bỏ sân … Tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si, tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” thì phạm tội pācittiya.

Tuyên bố: Vị có ý định nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền” lại nói: “Tôi đã chứng nhị thiền,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa.

Tuyên bố: Vị có ý định nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền” lại nói: “Tôi đã chứng tam thiền, … tứ thiền, … vô phiền não giải thoát, … vô tướng giải thoát, … vô nguyện giải thoát, … vô phiền não định, … vô tướng định, … vô nguyện định, … sự chứng đạt về vô phiền não, … sự chứng đạt về vô tướng, … sự chứng đạt về vô nguyện, … ba Minh, … bốn sự thiết lập niệm, … bốn chánh cần, … bốn nền tảng của thần thông, … năm quyền, … năm lực, … bảy giác chi, … Thánh Đạo tám chi phần, … quả vị Nhập Lưu, … quả vị Nhất Lai, … quả vị Bất Lai, … phẩm vị A-la-hán, … tôi đã từ bỏ tham ái, … tôi đã từ bỏ sân, … tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si, tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, … tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, … và tâm của tôi không bị che lấp bởi si,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa.

Tuyên bố: Vị có ý định nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền” … lại nói: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa.

Tuyên bố: Vị có ý định nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền” lại nói: “Tôi đã chứng sơ thiền,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. ―(như trên)―

[Phần căn bản đã được tóm lược]

Tuyên bố: Vị có ý định nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” lại nói: “Tôi đã chứng sơ thiền,” (người nghe) hiểu được thì phạm tộipācittiya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. ―(như trên)―

Tuyên bố: Vị có ý định nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” lại nói: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi sân,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. ―(như trên)―

Tuyên bố: Vị có ý định nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền” ―(như trên)― Vị có ý định nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi sân” lại nói: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. ―(như trên)―

Tuyên bố: Vị có ý định nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền” … “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” lại nói: “Tôi đã chứng sơ thiền,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội pācittiya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. ―(như trên)―

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng … chứng … đã chứng được sơ thiền, vị tỳ khưu ấy có đạt … có trú sơ thiền, sơ thiền đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng … chứng … đã chứng được nhị thiền, tam thiền, tứ thiền; vị tỳ khưu ấy có đạt … có trú tứ thiền; tứ thiền đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa. ―(như trên)―

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng … chứng … đã chứng được vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định; vị tỳ khưu ấy có đạt … có trú vô nguyện định; vô nguyện định đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng sự chứng đạt về vô phiền não, … sự chứng đạt về vô tướng, … sự chứng đạt về vô nguyện, vị tỳ khưu ấy có đạt … có trú sự chứng đạt về vô nguyện định; sự chứng đạt về vô nguyện định đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa. ―(như trên)―

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng … chứng … đã chứng được ba Minh, … bốn sự thiết lập niệm, … bốn chánh cần, … bốn nền tảng của thần thông, … năm quyền, … năm lực, … bảy giác chi, … Thánh Đạo tám chi phần, … quả vị Nhập Lưu, … quả vị Nhất Lai, … quả vị Bất Lai, … phẩm vị A-la-hán, vị tỳ khưu ấy đã từ bỏ tham ái, … đã từ bỏ sân … đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si, vị tỳ khưu ấy có tâm không bị che lấp bởi tham ái, có tâm không bị che lấp bởi sân, và có tâm không bị che lấp bởi si” thì phạm tội dukkaṭa.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ khưu) nào đã cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng … chứng… đã chứng được sơ thiền, … nhị thiền, … tam thiền, … tứ thiền ở nơi thanh vắng; vị tỳ khưu ấy có đạt … có trú tứ thiền ở nơi thanh vắng, tứ thiền ở nơi thanh vắng đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy ở nơi thanh vắng” thì phạm tội dukkaṭa.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ khưu) nào đã thọ dụng trú xá của đạo hữu, … Vị (tỳ khưu) nào đã thọ dụng y của đạo hữu, … Vị (tỳ khưu) nào đã thọ dụng vật thực của đạo hữu, … Vị (tỳ khưu) nào đã thọ dụng chỗ trú ngụ của đạo hữu, … Vị (tỳ khưu) nào đã thọ dụng vật dụng là thuốc men trị bệnh của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng … chứng … đã chứng được tứ thiền ở nơi thanh vắng; vị tỳ khưu ấy có đạt … có trú tứ thiền ở nơi thanh vắng, tứ thiền ở nơi thanh vắng đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Trú xá của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị (tỳ khưu) nào, y của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị (tỳ khưu) nào, … Vật thực của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị (tỳ khưu) nào, … Chỗ trú ngụ của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị (tỳ khưu) nào, … Vật dụng là thuốc men trị bệnh của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị (tỳ khưu) nào, vị tỳ khưu ấy đã chứng … chứng … đã chứng được tứ thiền ở nơi thanh vắng; vị tỳ khưu ấy có đạt … có trú tứ thiền ở nơi thanh vắng, tứ thiền ở nơi thanh vắng đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa.

Tuyên bố: Vị nói với người chưa tu lên bậc trên rằng: “Vị (tỳ khưu) nào đạo hữu đã đi đến và đã dâng trú xá, … và đã dâng y, … đã dâng vật thực, … đã dâng chỗ trú ngụ, … đã dâng vật dụng là dược phẩm trị bệnh, vị tỳ khưu ấy đã chứng … chứng … đã chứng được tứ thiền ở nơi thanh vắng; vị tỳ khưu ấy có đạt … có trú tứ thiền ở nơi thanh vắng, tứ thiền ở nơi thanh vắng đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” thì phạm tội dukkaṭa.

Vị tuyên bố sự thực chứng đến người đã tu lên bậc trên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học về tuyên bố sự thực chứng là thứ tám.

[7] Vô phiền não giải thoát là nội tâm không còn tham sân si, vô tướng giải thoát là nội tâm không còn các biểu hiện của tham sân si, vô nguyện giải thoát là không còn trạng thái mong mỏi về tham sân si (VinA. ii, 492).

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *