TẬP YẾU I – PHẦN QUY ĐỊNH TẠI ĐÂU: CHƯƠNG SAṄGHĀDISESA

Tập Yếu I

Phần Quy Định Tại Đâu

Chương Saṅghādisesa

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch đã được quy định tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni), (hay) là điều quy định riêng? Là điều quy định cho một (hội chúng), (hay) là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? Sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Thuộc về sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp (tranh tụng)? Ở đấy, điều gì gọi là Luật? Ở đấy, điều gì gọi là Thắng Luật? Ở đấy, điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Ở đấy, điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha? Điều gì là sự phạm tội? Điều gì là sự thành tựu? Điều gì là sự thực hành? Điều saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch đã được đức Thế Tôn quy định vì bao nhiêu lợi ích? Những ai học tập (điều ấy)? Những ai có việc học tập đã học tập xong? (Điều ấy) được tồn tại ở đâu? Những ai duy trì (điều ấy)? Là lời dạy của ai? Do ai truyền đạt lại?

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Seyyasaka.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Seyyasaka đã gắng sức bằng tay và làm xuất ra tinh dịch.

Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? – Là điều quy định cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni), (hay) là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu).

Là điều quy định cho một (hội chúng), (hay) là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng).

(Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp? – Điều ấy được làm lắng dịu bởi hai cách dàn xếp: Hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Ở đấy điều gì gọi là Luật? Ở đấy điều gì gọi là Thắng Luật? – Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

Ở đấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Ở đấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổnPātimokkha? – Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội? – Việc không tự kiềm chế là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu? – Việc tự kiềm chế là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành? – ‘Tôi sẽ không làm việc như thế,’ sau khi thọ trì vị ấy học tập về các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Điều saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch đã được đức Thế Tôn quy định vì bao nhiêu lợi ích? – Điều saṅghādisesa đến vị đã gắng sức và làm xuất ra tinh dịch đã được đức Thế Tôn quy định vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc kiềm chế những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, (và) nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những ai học tập (điều ấy)? – Các bậc Thánh hữu học và các thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những ai có việc học tập đã học tập xong? – Các bậc A-la-hán có việc học tập đã học tập xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu? – Được tồn tại ở các vị có sự ưa thích việc học tập.

Những ai duy trì (điều ấy)? – Những vị nào rành rẽ, những vị ấy duy trì.

Là lời dạy của ai? – Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão). Vị Upāli, luôn cả vị Dāsaka, ―(như trên)― Tạng Luật ở Tambapaṇṇi.

Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều saṅghādisesa đến vị thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị nói với người nữ bằng những lời thô tục đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã nói với người nữ bằng những lời thô tục.

Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ.

Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị tiến hành việc mai mối đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã tiến hành việc mai mối.

Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị tự mình xin (vật liệu) rồi cho xây dựng cốc liêu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Āḷavī.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī sau khi tự mình xin (vật liệu) rồi đã cho xây dựng các cốc liêu.

Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị cho xây dựng trú xá lớn đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi cho dọn sạch khu đất của trú xá đã bảo người đốn ngã cội cây nọ vốn được dùng làm nơi thờ phượng.

Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị bôi nhọ tỳ khưu với tội pārājika không có nguyên cớ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta với tội pārājika không có nguyên cớ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến Devadatta.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Devadatta đã ra sức cho việc chia rẽ hội chúng hợp nhất.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo việc chia rẽ (hội chúng) và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu xu hướng theo Devadatta, là kẻ đang ra sức cho việc chia rẽ hội chúng, đã trở thành những kẻ chủ trương phe nhóm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu khó dạy và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi được các vị tỳ khưu nói đúng theo Pháp đã tỏ ra ương ngạnh.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu làm hư hỏng các gia đình và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka.

Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka khi được hội chúng thực thi hànƠh sự xua đuổi đã nói xấu các tỳ khưu là có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―

Dứt mười ba điều saṅghādisesa.

*****

Tóm lược phần này

Việc xuất ra (tinh dịch), sự xúc chạm thân thể, lời thô tục, nhục dục cho bản thân, việc mai mối, và luôn cả cốc liêu, trú xá, và không có nguyên cớ.

Và điều nhỏ nhặt nào đó, và sự chia rẽ, những kẻ xu hướng theo chính vị ấy, vị khó khuyên bảo, và việc làm hư hỏng các gia đình, là mười ba điều saṅghādisesa.

–ooOoo–

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *