Sammā Samādhi – Định Chân Chánh

If the mind is fixed upon any object, it will become absorbed in meditation, it will become still, it will achieve one-pointed concentration, but mere concentration of mind is not sammā samādhi (right concentration). For sammā samādhi, it is necessary for the mind to be wholesome, it is necessary for the mind to be untainted. Only the one-pointedness of a wholesome mind can be called kusalacitt-ekaggatā samādhi – samādhi free from defilements.

Nếu tâm được cố định vào một điểm nào đó, nó sẽ rơi vào trạng thái thiền định, nó trở nên tĩnh lặng, nó đạt được sự tập trung vào một điểm, nhưng chỉ tập trung tâm trí không phải là sammā samādhi (tập trung đúng đắn). Đối với sammā samādhi, điều cần thiết là phải làm cho tâm lành mạnh, việc này rất cần thiết đối với một tâm trí không được sáng tỏ. Chỉ có một điểm duy nhất của tâm trí lành mạnh được gọi là kusalacitt-ekaggatā samādhi – samādhi  được giải phóng khỏi phiền não.

Samādhi means that the mind is established in equanimity. A mind that is focused upon an external object cannot attain equanimity; it will only disturb the balance of the mind. That is why only the concentration of a wholesome mind should be regarded as sammā samādhi.

Samādhi có nghĩa là tâm thiết lập được trạng thái cân bằng. Một tâm trí tập trung vào đối tượng bên ngoài không thể có được sự tĩnh lặng, nó chỉ làm xáo trộn trạng thái cân bằng của tâm. Đó là lý do tại sao sự tập trung vào phẩm chất toàn thiện trong tâm nên được coi là  sammā samādhi.

A mind filled with craving is not wholesome, a mind filled with aversion is not wholesome, a mind filled with ignorance is not wholesome. When the mind is concentrated with the help of an object of craving, aversion or ignorance, it will achieve concentration, but it will be neither balanced nor equanimous. Such concentration of the mind is not proper, not pure, not conducive to happiness. Concentration that is dependent upon craving, aversion or ignorance is the absorption of an unbalanced mind, how can it be beneficial?

Tâm chứa đầy tham ái, ác cảm và vô minh là tâm không toàn thiện. Khi tâm được sự giúp đỡ của những đối tượng tham ái, ác cảm và vô minh, nó sẽ đạt được sự tập trung, nhưng nó không cân bằng, cũng không bình đẳng. Sự tập trung như vậy là không đúng đắn, không thuần khiết và không có lợi cho hạnh phúc. Sự tập trung phụ thuộc vào tham ái, ác cảm hoặc vô minh là sự hấp thụ của một tâm trí không cân bằng, làm thế nào nó có thể có lợi?

A cat with a fully concentrated mind has its full attention on a mouse-hole, it is fully engrossed in its object. A heron standing on one leg on the bank of a lake in search of fish, focusing its full attention on the water, has a completely concentrated mind. It is not aware of anything else. This is the concentration of a mind filled with craving for the mouse or fish, it is not sammā samādhi. Such a samādhi is not proper, not pure.

Một con mèo với cái đầu tập trung cao độ sẽ có được sự chú ý hoàn toàn vào cái lỗ chuột, nó hoàn toàn chìm đắm trong vật thể đó. Một con diệc đứng trên một chân trên bờ hồ để tìm cá, tập trung toàn bộ sự chú ý của nó vào mặt nước, có một tâm trí hoàn toàn tập trung. Nó không quan tâm đến bất cứ thứ gì khác.  Đây là sự tập trung của một tâm trí tràn đầy sự thèm muốn chuột hoặc cá, nó không phải là sammā samādhi. Thật là một samādhi không đúng đắn, không thuần khiết.

Similarly, a soldier lying in wait for his enemy, with his attention on the enemy’s trench, has a fully concentrated mind. As soon as the enemy raises his head, he will shoot him. In the same way, a hunter with a double-barrelled gun, lying in wait for some dangerous beast, is fully attentive. His mind is fully concentrated. As soon as he sees his prey, he will fire a bullet at it. In this way, the mind is concentrated but it is not a wholesome mind; it is polluted with aversion and violence. Therefore, the concentration of such a mind is not sammā samādhi, is not pure samādhi.

Tương tự, một người lính nằm chờ kẻ thù của mình, với sự chú ý vào chiến hào của kẻ thù, có một tâm trí tập trung hoàn toàn. Ngay khi kẻ thù ngẩng đầu lên, anh ta sẽ bắn hắn. Cũng theo cách như vậy, một người thợ săn với cây súng hai nòng, đang nằm chờ vài con thú nguy hiểm, cũng hoàn toàn tập trung. Đầu óc anh ấy tập trung một cách trọn vẹn. Ngay khi nhìn thấy con mồi, anh sẽ bắn một viên đạn vào nó. Theo cách này, tâm trí tập trung nhưng không phải là tâm lành mạnh, nó bị ô nhiễm bởi ác cảm và bạo lực. Vì vậy, sự tập trung tâm trí đó không phải là  sammā samādhi, không phải samādhi thuần khiết.

A person who is in a stupor after taking an intoxicating substance becomes absorbed in intoxication and attains concentration of the mind. He is insensate like a person in a deep sleep. He is not aware of any external or internal event. Similarly, a person making use of chemicals, such as LSD, experiences hallucinations and becomes completely absorbed in them. In both these conditions, he loses the equanimity of his mind, he loses the balance of his mind. Concentration based upon an unbalanced mind, distorted by ignorance, is not meditation, is not proper samādhi, is not pure samādhi.

Một người đang choáng váng sau khi uống một chất làm say sẽ trở nên say sưa và đạt được sự tập trung tâm trí. Anh ấy vô cảm như một người đang ngủ say. Anh ta không ý thức được bất cứ sự việc nào bên ngoài hay bên trong. Tương tự, một người sử dụng thuốc, chẳng hạn như LSD, sẽ bị ảo giác và hoàn toàn chìm đắm trong nó. Trong cả hai trường hợp, người này mất đi sự bình tĩnh, sự cân bằng trong tâm trí. Sự tập trung dựa trên một tâm trí không cân bằng, bị bóp méo bởi vô minh thì không phải là thiền định, không phải là samādhi đúng đắn, không phải samādhi thuần túy.

For the attainment of pure samādhi, an object based upon any kind of emotional fervour is not suitable. By this, the equanimity of the mind will be lost, the balance of the mind will be disturbed, the mind will become immersed in sentimentality and attachment that is full of craving. Even though the mind will become concentrated, purity will be missing.

Để đạt được samādhi thuần túy, một đối tượng dựa trên bất kỳ cảm xúc nồng nhiệt nào đều không phù hợp. Bằng cách này, sự bình tĩnh của tâm trí bị mất đi, sự cân bằng của tâm bị xáo trộn, tâm trí chìm đắm trong cảm xúc và chứa đầy tham ái. Mặc dù tâm trí trở nên tập trung, nhưng sự thuần khiết sẽ bị đánh mất.  

In order to concentrate the mind, the object should be neither pleasant nor unpleasant; and for which there should be neither craving nor aversion in the mind. At the same time, the object of concentration should help to keep the mind continuously alert and protect us from getting immersed in any kind of delusion; protect us from self-hypnotism and hypnotism by others; protect us from sleep-inducing meditation.

Để tập trung tâm trí, một đối tượng không nên dễ chịu hay khó chịu, và cũng không nên chứa đầy tham ái và ác cảm trong tâm. Cùng lúc đó, đối tượng của sự tập trung nên giúp cho tâm chúng ta liên tục cảnh giác và bảo vệ chúng ta khỏi việc chìm đắm vào bất kỳ loại ảo giác nào; bảo vệ chúng ta khỏi việc tự thôi miên hay bị thôi miên bởi người khác; bảo vệ chúng ta khỏi việc ngủ gật trong quá trình thiền.

We may become absorbed not only in the gross sensual pleasures of the outside world but also in the subtle sensory pleasures of the so-called spiritual field. But this absorption only causes bondage, not liberation. Any samādhi attained while pursuing supernatural experiences only results in bondage. The vision of any pleasing form, colour, shape, or light, seen even with closed eyes; the sound of any pleasing word or sound; the enjoyment of any pleasing fragrance; the enjoyable thrill of ecstasy caused by any pleasurable contact of the body, may enable one to concentrate the mind. But at the subtle level, these supra-sensory experiences only result in craving and the bondage of ignorance. They are not sammā samādhi which alone can take us to liberation.

Chúng ta bị ảnh hưởng không chỉ bởi những thú vui thể xác thô thiển bên ngoài mà còn bởi những cảm giác tế nhị bên trong cảu cái gọi là lĩnh vực tâm linh. Nhưng sự ảnh hưởng này chỉ gây ra dính mắc, không phải sự giải phóng tâm trí. Samādhi nào đạt được khi theo đuổi kinh nghiệm siêu nhiên đều dẫn đến vướng mắc. Bất cứ sự hài lòng nào về hình dáng, màu sắc, hình dạng, độ sáng, cả khi được nhìn với đôi mắt nhắm; âm thanh vui tai, hương thơm yêu thích, sự hồi hộp khi dùng thuốc lắc, đều làm cho một người tập trung tâm trí. Nhưng ở cấp độ tinh tế, những kinh nghiệm siêu giác này chỉ dẫn đến ham muốn và sự tù túng của vô minh. Đó không phải là sammā samādhi, điều duy nhất đưa chúng ta đến giải thoát.

Any meditator, practicing concentration of the mind on a pure object for sammā samādhi, may also experience such supra-sensual experiences. One should regard them as mere milestones, leave them behind and keep on progressing on the path. If we regard them as objects of concentration, we shall again become entangled in craving. We shall not be able to reach the ultimate stage of full liberation of the mind. Therefore, we should be alert at every stage so that we do not cling to any such object of concentration, which will become a fetter for our legs, or a wall obstructing further progress on the path.

Bất kỳ thiền giả nào, tập trung vào một đối tượng thanh tịnh cho việc thực hành sammā samādhi, cũng có thể trải nghiệm những kinh nghiệm siêu cảm giác. Một người nên xem chúng đơn thuần là những cột mốc, bỏ lại chúng phía sau lưng và tiếp tục tiến bước. Nếu ta coi chúng là đối tượng của sự tập trung, ta lại một lần nữa bị vướng vào tham ái. Ta không thể đạt đến giai đoạn cuối cùng của sự giải phóng hoàn toàn tâm trí. Vì vậy, chúng ta nên ý thức rằng ở mỗi giai đoạn ta không nên bám víu vào bất cứ đối tượng nào, nó sẽ trở thành một vật nặng hơn cho đôi chân , hoặc làm một bức tường cản trở trên con đường của bạn.

While searching for a suitable object for the development of pure samādhi, we should also bear in mind that the object of concentration does not restrict the meditator within the bounds of any particular religion; that the object is not a form, colour, or word symbolising a particular religion, which people of other religions may find difficult to accept. This path of sīla, samādhi, paññā, and nibbāna (morality, concentration, wisdom, and liberation) is absolutely universal, and acceptable to all nationalities. Therefore, while walking on this path, the object that is chosen for attaining concentration of the mind, should be universal, eternal, and acceptable to all nationalities. It should be easily grasped by all, acceptable to all.

Trong khi tìm kiếm một đối tượng thích hợp cho sự phát triển samādhi thuần khiết, ta nên nhớ rằng đối tượng của sự tập trung không nên giới hạn thiền giả trong bất cứ một tôn giáo cụ thể nào; đối tượng không nên là một hình dáng, màu sắc, hay biểu tượng tôn giáo, những đối tượng mà những người thuộc tôn giáo khác khó lòng chấp nhận. Con đường này của sīla, samādhi, paññā, nibbāna (đạo đức, tập trung, trí tuệ, và giải thoát) hoàn toàn phổ quát và được chấp nhận bởi tất cả các quốc gia. Do đó, đối tượng được chọn để tập trung tư tưởng phải phổ quát, vĩnh cửu và được chấp nhận bởi tất cả các quốc gia. Nó nên dễ dàng được tất cả mọi người nắm bắt và chấp nhận. 

There are many objects of concentration that fulfil the above essential conditions. We have chosen our own incoming and outgoing breath as the object of concentration, pure incoming and outgoing breath. Pure, in the sense that no word, name, incantation, form or shape is associated with it. The practice of continuous awareness should be only on the coming in and going out of bare breath. This breath should be natural breath, normal breath. If it is long, it is long; if it is short, it is short; if it is deep, it is deep; if it is shallow, it is shallow; if it is gross, it is gross; if it is subtle, it is subtle. While taking the natural breath as our object of concentration, we should understand that we are not doing any breathing exercise. The breath is merely an object of concentration. The more natural the object, the better it is. Any interference with it will cause artificiality, which will produce an obstacle in the observation of the truth. Instead of seeing nature as it is, we will turn away from it, we will become indifferent to it.

Có nhiều đối tượng tập trung đáp ứng các điều kiện thiết yếu trên. Chúng ta chọn hơi thở đến và đi của chính mình làm đối tượng của sự tập trung, hơi thở vào và ra thuần túy. Thuần túy theo ý nghĩa là không có từ ngữ, tên gọi, câu thần chú, hình dáng hay hình dạng nào liên kết với nó. Việc thực hành ý thức liên tục chỉ nên dựa trên hơi thở đi vào đi ra. Hơi thở này phải là hơi thở tự nhiên, hơi thở bình thường. Nếu nó dài thì nó dài; nếu nó ngắn thì nó ngắn; nếu nó sâu thì nó sâu; nếu nó nông thì nó nông; nếu nó thô thiển thì nó thô thiển; nếu nó tinh tế thì nó tinh tế. Khi dùng hơi thở tự nhiên để rèn luyện sự tập trung, ta nên nhớ rằng ta không phải đang thực hành bất cứ bài tập thở nào. Thở chỉ là đối tượng để tập trung. Đối tượng càng tự nhiên càng tốt. Bất kỳ sự can thiệp nào vào hơi thở sẽ gây ra sự giả tạo, làm ra một rào cản cho việc quan sát sự thật. Thay vì nhìn sự tự nhiên như nó vốn có, chúng ta quay lưng lại với nó, chúng ta thờ ơ với nó.

After all, why do we practice concentration of the mind? We practice so that the concentrated mind will become so subtle and sharp that it can pierce and tear the veils that have concealed the ultimate truth of liberation. Therefore, the more natural the object of concentration, the better are the chances that we shall avoid wandering in blind alleys and instead, become established on the straight and high road of Dhamma.

Rốt cuộc, thì tại sao chúng ta lại thực hành tập trung tư tưởng? Chúng ta rèn luyện một tư tưởng tập trung để chúng trở nên tinh tế và sắc bén đến mức có thể xuyên thủng và xé tan những bức màn che giấu sự thật về giải thoát tối thượng. Vì vậy, đối tượng tập trung càng tự nhiên, thì cơ hội càng tốt hơn để ta tránh đi lang thang trong các con hẻm mù và thay vào đó, sẽ trở nên vững vàng trên con đường dài và thẳng tắp của Dhamma. 

Another reason for adopting natural incoming and outgoing breath as the object of concentration is that the rhythm of our respiration has an intimate natural connection with the negativities of the mind. When the mind is polluted and overpowered by any harmful negativity such as anger, fear, lust, envy or any other negativity, we see that the rhythm of our respiration naturally becomes rapid and gross. When these negativities stop polluting the mind, the rhythm of respiration becomes slow and subtle. After developing samādhi, the next step is to enter the field of paññā, where we learn to become free from the bondage of the negativities of our own mind. Therefore, the observation of the reality of the incoming and outgoing natural breath is of great help in the next step of meditation.

Một lý do khác cho việc chấp nhận hơi thở tự nhiên vào và ra như một đối tượng để tập trung là nhịp hô hấp của chúng ta có mối liên hệ tự nhiên mật thiết với những suy nghĩ tiêu cực trong tâm. Khi tâm bị ô nhiễm hoặc áp đảo bởi yếu tố tiêu cực có hại như giận giữ, sợ hãi, ham muốn, đố kỵ, hay bất kỳ điều tiêu cực nào khác, nhịp hô hấp của chúng ta trở nên nhanh và thô. Khi những điều tiêu cực này ngừng làm ô nhiễm tâm trí, nhịp hô hấp trở nên chậm lại và tinh tế. Sau khi phát triển samādhi, bước tiếp theo là bước vào lĩnh vực paññā, nơi chúng ta học cách thoát khỏi trói buộc của những tiêu cực trong tâm. Vì vậy, sự quán sát hơi thở vào và ra một cách tự nhiên giúp ích rất nhiều cho bước tiếp theo của thiền.

As we continue to observe our gross breath, the mind becomes more and more concentrated, and the breath becomes more and more subtle. Sometimes the breath will become extremely subtle, like a fine strand of hair, and as soon as it goes out, it seems to turn back inside. Sometimes it reaches a state of kuṃbhaka – a state where the process of respiration stops completely. Thus it is clear that our chosen object of concentration takes us from gross to subtle states. The unknown and unseen regions that we are likely to witness in the future are even subtler than this state, therefore, even from this point of view, the object of respiration is proper and meaningful. We have to experience the ocean of infinite waves surging within, the river of inner sensations flowing within, the eternal dance of the countless vibrations within every atom of the body. We have to witness our continuously changing nature. All of this is happening at an extremely subtle level. To reach this state, we have to first start observing the gross but ceaseless flow of respiration.

Bằng việc quan sát hơi thở thô của mình, tâm trí ngày càng tập trung, và hơi thở dần dần trở nên tinh tế. Đôi khi hơi thở tinh tế giống như một sợi tóc mịn, ngay khi hơi thở đi ra thì dường như nó cũng trở vào ngay lập tức. Đôi khi nó đạt đến trạng thái kuṃbhaka – một trạng thái mà quá trình hô hấp ngừng lại hoàn toàn. Do đó, rõ ràng là việc chọn đối tượng tập trung đưa chúng ta từ thô thiển đến tinh tế. Những điều chưa biết và chưa thấy chúng ta có thể chứng kiến trong tương lai thậm chí còn tinh tế hơn nữa, do đó, nhìn từ khía cạnh này, đối tượng hô hấp là đúng đắn và ý nghĩa. Chúng ta trải nghiệm dương những con sóng trào dâng bên trong, dòng sông của những cảm xúc tuôn chảy bên trong, vũ điệu vĩnh cửu của vô số những rung động của mỗi nguyên tử của cơ thể. Chúng ta chứng kiến sự thay đổi tự nhiên liên tục. Tất cả chúng xảy ra ở một cấp độ tinh tế cực kỳ cao. Để đạt được trạng thái này, điều trước tiên là ta nên bắt đầu quan sát dòng chảy không ngừng của sự hô hấp.

Whatever is happening within is happening effortlessly. This is the self-regulated uninterrupted flow of body and mind. To be able to observe this involuntary dynamic state of creation and destruction in the inner world, we need an object that is both a voluntary and an involuntary process, so that after observing and understanding its voluntary activity, we can start observing its involuntary activity. Respiration is the only process in the body that can be regulated, that can be made fast or slow voluntarily, but which otherwise is an involuntary, effortless process. In the journey from the voluntary to the involuntary, from the known to the unknown, from the familiar bank of the river to the unfamiliar bank, breath can act as a bridge. For this reason too, it is useful as the object of concentration.

Bất cứ điều gì đang xảy ra bên trong dễ dàng. Đó là dòng chảy không gián đoạn của thân và tâm. Để có thể quan sát cơ chế sinh và diệt của thế giới bên trong, chúng ta cần một đối tượng là một quá trình vừa tự nguyện vừa không tự nguyện, để sau khi quan sát và hiểu các hoạt động tự nguyện, chúng ta có thể quan sát các hoạt động không tự nguyện của chúng. Hô hấp là quá trình duy nhất trong cơ thể có thể được điều hòa, nó có thể được điều chỉnh nhanh hay chậm một cách tự nguyện, hoặc nó có thể được thực hiện một cách không gắng sức khi đóng vai trò là hoạt động không tự nguyện. Trong hành trình từ tự nguyện đến không tự nguyện, từ cái biết đến cái không biết, từ bờ sông quen thuộc đến nhánh sông xa lạ, hơi thở có thể đóng vai trò cầu nối. Vì những lý do này, nó rất hữu ích khi làm đối tượng của sự tập trung.

This path of sīla, samādhi, paññā and nibbāna, on which we have started walking, takes us to those depths in the field of meditation where we can naturally realise the ultimate truth. To walk on this path, we have to start with the observation of the actual, experiential truth because the ultimate truth is the truth of this moment, not of the moments that have passed, nor of the moments that are yet to come. The moments that have passed can only be remembered; the moments that are yet to come can only be imagined or desired. Only the present moment can be experienced, not the moments of the past nor the moments of the future. Thus, for the realisation of the ultimate truth, we will have to attentively observe the gross experiential truth of the present moment. Only then will subtler truths be unveiled and transcending the subtlest state, the ultimate truth of this moment will be realised. For this, the straight royal road of our entire meditation is the practice of being able to live in the tiniest moment of the present. For the practice of living in this moment, we should learn to remain alert to the gross events occurring in the body at this moment, awareness of the incoming breath or the outgoing breath.

Con đường này của sīla, samādhi, paññā nibbāna, chúng ta đang bắt đầu bước đi, đưa chúng ta vào chiều sâu của lĩnh vực thiền định, nơi chúng ta tự nhiên nhận ra chân lý tối thượng. Để bước đi trên con đường này, chúng ta phải bắt đầu quan sát thực tế, bởi vì sự thật tối thượng là sự thật của khoảnh khắc này, không phải những sự việc xảy ra trong quá khứ, hay những việc chưa xảy ra. Những khoảnh khắc đã xảy ra chỉ để ghi nhớ, những khoảnh khắc chưa xảy ra chỉ để tưởng tượng hoặc mong muốn. Chỉ có khoảnh khắc hiện tại mới được trải nghiệm, không phải khoảnh khắc của quá khứ hay tương lai. Do đó, để nhận ra những chân lý tối thượng, ta phải chăm chú quan sát những khoảnh khắc hiện tại. Chỉ sau đó, những sự thật tinh vi hơn sẽ được tiết lộ và vượt qua trạng thái tinh vi nhất, sự thật cuối cùng của khoảnh khắc này sẽ được nhận ra. Để làm điều này, con đường tốt nhất cho quá trình thiền định là thực hành sống trong những khoảnh khắc nhỏ nhất trong hiện tại. Để thực hành sống trong khoảnh khắc hiện tại, ta học cách luôn ý thức về những điều đang xảy ra trong cơ thể ở thời điểm hiện tại, nhận thức được hơi thở vào và ra.   

During this practice, we should not allow any bitter-sweet memories of the past to cast their shadows, like clouds, upon the mind. Nor should any bitter-sweet apprehension or desire about the future be allowed to cast a shadow. We should be aware only of pure breath, aware only of the actual incoming and outgoing breath. Bitter-sweet memories of the past and apprehensions and desires about the future cause craving or aversion because they are either agreeable or disagreeable. As the mind becomes free of these memories of the past and these imaginations about the future, as it becomes more and more established in this present process of the breath coming in or going out, it gains more and more freedom from craving and aversion. The mind is also released from ignorance because it is alert. While observing the incoming and outgoing breath, there is neither any agreeable feeling produced in the mind, nor any disagreeable feeling; neither attraction nor repulsion; neither craving nor aversion.

Trong quá trình thực hành này, đừng để bất kỳ quá khứ cay đắng ngọt ngào nào đổ bóng lên tâm trí ta như giống như những đám mây. Cũng không nên để bất cứ e ngại hay mong muốn nào cho tương lai đổ bóng xuống chúng ta. Ta chỉ nên nhận thức hơi thở đơn thuần, ý thức hơi thở vào và ra. Những quá khứ cay đắng ngọt ngào và sự e sợ hoặc mong muốn cho tương lai chỉ dẫn đến ham muốn và ác cảm bởi vì chúng có thể dễ chịu hoặc không dễ chịu. Khi tâm trí không nghĩ về quá khứ hay tương lai, nó ngày càng vững chắc trong tiến trình hiện tại của hơi thở vào và ra, nó đạt được ngày càng nhiều sự tự do thoát khỏi tham ái và ác cảm. Tâm được giải phóng khỏi trạng thái vô minh vì nó luôn thức tỉnh. Trong quá trình quan sát hơi thở đi vào đi ra, không có bất kỳ sự đồng ý hay bất đồng nào nảy sinh trong tâm trí, không thu hút cũng như không phản cảm, không tham muốn cũng không ác cảm. 

We learn to observe this natural phenomenon of the body merely as a witness. Becoming free from the bondages of the past and future, gaining release from the constraints of craving and aversion, we make our first effort to live in the present moment. This effort, similar to that of an infant trying to learn to walk on unsteady feet, and its ceaseless application in this direction, will, one day, make us worthy of completing our journey with firm, strong and steadfast steps.

Chúng ta học cách quan sát hiện tượng tự nhiên của cơ thể chỉ như một nhân chứng. Khi thoát khỏi những ràng buộc của quá khứ và tương lai, của tham ái và ác cảm, ta có được những cố gắng đầu tiên để sống trong giây phút hiện tại. Nỗ lực này, tương tự như một đứa trẻ bước những bước đi đầu tiên trên đôi chân chưa vững, và bằng những cố gắng không ngừng theo sự dẫn dắt này, một ngày nào đó sẽ cho chúng ta hoàn thành hành trình với những bước đi vững chắc, mạnh mẽ và kiên định. 

Without strong sammā samādhi, we cannot enter the depth of this moment; we cannot set foot in the field of paññā. To strengthen samādhi in the right way, let us give the mind a natural, imagination-free, faultless object of this moment, which is the awareness of the incoming and outgoing breath. On the basis of this awareness, let us learn to live in the present moment. Let us develop the concentration of a wholesome mind free from craving, free from aversion, free from ignorance. Let us develop our ability to avoid unwholesome physical or vocal actions. By becoming strong in paññā and eradicating impure mental defilements, let us develop our ability to avoid unwholesome actions at the mental level.

Không có sammā samādhi mạnh mẽ, ta không thể bước vào chiều sâu của khoảnh khắc hiện tại, không thể đặt chân vào lĩnh vực paññā. Để tăng cường samādhi một cách đúng đắn, hãy cho tâm trí một đối tượng tự nhiên, không tưởng tượng, không sai sót trong khoảnh khắc hiện tại, đó là nhận thức về hơi thở đến  và đi. Nền tảng của việc nhận thức này là sống trong giây phút hiện tại. Chúng ta hãy phát triển sự tập trung của một tâm trí lành mạnh không tham ái, thoát khỏi ác cảm, thoát khỏi vô minh. Chúng ta hãy phát triển khả năng tránh được những hành đồng hoặc lời nói bất thiện. Bằng cách có được paññā mạnh mẽ và diệt trừ phiền não tinh thần, chúng ta hãy phát triển khả năng tránh những điều bất thiện trong suy nghĩ. 

Pure samādhi developed in this way gives happiness. Come, let us develop samādhi by practicing awareness of the incoming and outgoing breath. By strengthening samādhi, sīla will be strengthened and by strengthening samādhi and sīla, paññā will be strengthened. In the strengthening of sīla, samādhi, and paññā, lies the way to liberation: liberation from mental defilements, liberation from sorrow, liberation from delusion and ignorance.

Samādhi thuần khiết được phát triển theo cách này sẽ mang lại hạnh phúc. Hãy đến đây, chúng ta sẽ phát triển samādhi bằng việc nhận thức hơi thở vào và ra. Bằng cách phát triển samādhi, sīla sẽ được phát triển và bằng cách phát triển samādhisīla, paññā sẽ được phát triển, dựa trên con đường của giải thoát : sự giải thoát của tâm trí, giải thoát khỏi khổ đau, ảo tưởng và vô minh.  

Truly, the path of samādhi is the path of well-being, the path of good fortune, the path of peace, the path of liberation.

Quả thật, con đường của samādhi là con đường của hạnh phúc, của sự may mắn, hòa hợp và giải thoát. 

Nguồn VRIDhamma.org

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *