SAṄGHARATANAPAṆĀMA – LỄ BÁI TĂNG BẢO
Nghĩa: Sự khom mình làm lễ Tăng bảo. (Xem giải thích ở phần Phật bảo).
Saṅgho visuddho varadakkhiṇeyyo santindriyo sabbamalappahīno
guṇehinekehi samiddhipatto anāsavo taṃ paṇamāmi saṅghaṃ.
Saṅgho: danh từ, nam tánh, cách thứ nhất của “saṅgha,” số ít = Tăng chúng.
visuddho: quá khứ phân từ thể thụ động của “visujjhati = vi + sudh + a + ti,” được dùng như tính từ bổ nghĩa cho “saṅgho“, nam tánh, cách thứ nhất, số ít = đã được thanh tịnh, đã được làm cho trong sạch.
varadakkhiṇeyyo = vara + dakkhiṇeyyo: nhóm từ (loại dvanda, bổ nghĩa cho “saṅgho“), nam tánh, cách thứ nhất, số ít = cao quý (vara) và đáng được cúng dường (dakkhiṇeyyo).
santindriyo = santa + indriyo: nhóm từ (có bản chất là loại kammadhāraya nhưng làm nhiệm vụ của loại bahubbīhi, có nhiệm vụ như tính từ bổ nghĩa cho “saṅgho,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít. (Danh từ trung tánh “indriya” được biến đổi như là danh từ nam tánh).
santa: quá khứ phân từ thể thụ động của “sammati = sam + (m) + a + ti,” = đã được thanh tịnh, đã được trong sạch.
indriya: danh từ, trung tánh = giác quan, căn,quyền.
sabbamalappahīno = sabba + mala + (p) + pahīno: nhóm từ (loại kammadhāraya – sabba + mala và tappurisa – sabbamala + (p) + pahīno) = đã đoạn trừ tất cả điều ô nhiễm.
pahīno: quá khứ phân từ thể thụ động của “pajahati = pa + hā + ti,” được dùng như tính từ bổ nghĩa cho “saṅgho,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = đã được dứt bỏ, đã được trừ diệt.
sabba: đại từ (được sử dụng như tính từ bổ nghĩa cho “mala,” trung tánh = tất cả, mọi thứ.
mala: danh từ, trung tánh = tội lỗi, điều ô nhiễm.
guṇehinekehi = guṇehi + na + ekehi: nhóm từ (loại kammadhāraya, biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối “ekehi “), nam tánh, cách thứ ba, số nhiều = với vô số đức hạnh.
guṇehi: danh từ, nam tánh, cách thứ ba của “guṇa,” số nhiều = với nhiều đức hạnh.
na + ekehi: (eka = một) = không phải một, nhiều, vô số.
samiddhipatto = sam + iddhi + patto: nhóm tính từ (loại tappurisa), bổ nghĩa cho “saṅgho,” nam tánh, cách thứ ba, số ít = đã được thành đạt nhiều thần thông.
sam: tiếp đầu ngữ, bất biến = với, hoàn toàn.
iddhi: danh từ, nữ tánh = thần thông, quyền lực siêu nhiên.
patto: quá khứ phân từ thể thụ động của “pāpuṇāti = pa + āp + ti,” được dùng như tính từ bổ nghĩa cho “saṅgho,” nam tánh, cách thứ nhất, số ít = đã được chứng đạt, đã được thành tựu.
anāsavo = an + āsavo: nhóm từ (loại bahubbīhi), có nhiệm vụ như tính từ bổ nghĩa cho “saṅgho“), nam tánh, cách thứ nhất, số ít = không còn lậu hoặc, không còn phiền não.
taṃ: đại từ (được sử dụng như tính từ bổ nghĩa cho “saṅghaṃ“), nam tánh, cách thứ hai của “ta “, số ít = vật ấy, cái ấy.
paṇamāmi: động từ “paṇamati=pa + nam + a + ti,” nhóm thứ nhất, thì hiện tại, ngôi thứ nhất, số ít = tôi xin cúi chào, đảnh lễ.
saṅghaṃ: danh từ, nam tánh, cách thứ hai của “saṅgha,” số ít = Tăng chúng.
Nghĩa: Tăng chúng đã được trong sạch, đã đoạn trừ tất cả điều ô nhiễm, có các giác quan đã được thanh tịnh, với vô số đức hạnh, đã thành đạt được nhiều thần thông, không còn phiền não, là bậc cao quý và đáng được cúng dường Tôi xin đảnh lễ Tăng chúng ấy.
Ye ca saṅghā atītā ca ye ca saṅghā anāgatā
paccuppannā ca ye saṅghā ahaṃ vandāmi sabbadā.
Nghĩa: Tôi luôn luôn đảnh lễ chư Tăng thời quá khứ, chư Tăng thời vị lai, và chư Tăng thời hiện tại. (Xem giải thích ở phần Phật bảo).
-ooOoo-