Pháp Thoại Về Đức Phật – The Buddha – Người Thầy Thuốc Cao Quý
(The following has been adapted from the opening talk by Goenkaji at the Vipassana and Ayurveda Conference at Dhamma Giri on 15 October 2005 and discourses given during the 30-day course.)
(Bài viết sau đây đã được chuyển thể từ bài nói chuyện khai mạc của Goenkaji tại Hội nghị Vipassana và Ayurveda tại Dhamma Giri vào ngày 15 tháng 10 năm 2005 và các bài phát biểu được đưa ra trong khóa học 30 ngày.)
The Buddha was called a great physician, a great doctor. He was also called a surgeon (sallakatto). It is essential for every physician to develop compassion towards his patients:
Đức Phật được ca ngợi là một thầy thuốc vĩ đại, một bác sĩ vĩ đại. Ngài cũng được gọi là một bác sĩ phẫu thuật (sallakatto). Điều cần thiết cho mỗi thầy thuốc là phát triển lòng từ bi đối với bệnh nhân của mình.
A sick person has come to me; I have to cure him. The nationality, religion, race, gender, caste or philosophical belief of the patient is of no importance to the physician; the only thing that matters is that the patient is a human being and is suffering.
Một người bệnh đến với tôi; tôi phải chữa cho người đó. Quốc tịch, tôn giáo, chủng tộc, giai cấp hay niềm tin triết lý của bệnh nhân thì không quan trọng với thầy thuốc. Chỉ có một điều quan trọng là bệnh nhân đó là một người đang đau khổ.
Similarly, the patient also does not ask the doctor his religion, caste or philosophical belief-these are irrelevant to the treatment of his illness. Anything that is not related to the illness, the cause of the illness, the eradication of the cause of the illness and the treatment of the illness is irrelevant to the doctor.
Tương tự, bệnh nhân cũng không hỏi bác sĩ về tôn giáo, đẳng cấp hay niềm tin triết học – những điều này không liên quan đến việc điều trị bệnh của người đó. Bất cứ điều gì không liên quan đến bệnh tật, nguyên nhân gây bệnh, diệt trừ nguyên nhân gây bệnh và điều trị căn bệnh đều không liên quan đến bác sĩ.
Prince Siddhattha Gotama left the household life in search of liberation from all suffering. First, he went to two renowned meditation teachers and learned deep absorption meditation (jhanas) from them. In those days, they were called the seventh and eighth jhanas and were the highest meditation states in those days.
Thái tử Siddhattha Gotama rời bỏ cuộc sống gia đình để tìm kiếm sự giải thoát khỏi mọi đau khổ. Trước tiên, Ngài đến học với hai thiền sư nổi tiếng và học thiền sâu (jhanas- thiền định) từ họ. Trong những ngày đó, chúng được gọi là tầng thiền định thứ bảy và thứ tám và là trạng thái thiền cao nhất vào những ngày đó.
After mastering them, Siddhattha realized that he had not attained the ultimate stage of full liberation. So he continued his search. It was a common belief of those days that liberation can be gained only through torturing the body. He tried the practice of extreme torture of the body but did not achieve anything.
Sau khi thành thạo chúng, Siddhattha nhận ra rằng mình chưa đạt được trạng thái giải thoát hoàn toàn. Vì vậy, Ngài tiếp tục cuộc tìm kiếm của mình. Một niềm tin phổ biến thời đó là giải thoát chỉ có thể đạt được thông qua việc hành hạ thân thể. Ngài đã thử thực hành phép tu hành xác (tu khổ hạnh) cực đoan nhưng không đạt được gì.
Finally, because of the pāramīs of innumerable past lives, he found the middle path, discovered Vipassana meditation and became fully enlightened.
Cuối cùng, vì công đức pāramī từ vô số kiếp trước, Ngài đã tìm được con đường trung đạo, khám phá ra thiền Vipassana và trở nên giác ngộ hoàn toàn.
Then the Buddha taught the Dhamma for the first time to his five companions. This discourse is called the Dhammacakkappavattana Sutta. He rotated the wheel of Dhamma, not the wheel of a particular religion or philosophical belief. He called it Dhamma. Religions, philosophical beliefs, festivals, rites and rituals may be different but Dhamma is always universal.
The Buddha explained the Four Noble Truths:
Sau đó, Đức Phật đã dạy Dhamma lần đầu tiên cho năm người bạn đồng tu của mình. Bài giảng này được gọi là Kinh Dhammacakkappavattana (Kinh Chuyển Pháp Luân). Ngài xoay bánh xe của Dhamma, không phải là bánh xe của một tôn giáo hay tín ngưỡng triết học cụ thể. Ngài gọi đó là Dhamma. Tôn giáo, tín ngưỡng triết học, lễ hội, nghi lễ có thể khác nhau nhưng Dhamma luôn luôn phổ quát.
Đức Phật đã giải thích Bốn Sự Thật Cao Quý:
The First Noble Truth/ Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất
There is suffering, dukkhā. Suffering starts from birth itself. Birth is suffering; old age is suffering, illness is suffering, death is suffering. Throughout life, undesirable things happen, desirable things do not happen-this is suffering.
Đây là khổ đau, dukkhā. Khổ đau bắt đầu từ khi sinh. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. Trong suốt cuộc đời, những điều không mong muốn xảy ra, những điều mong muốn không xảy ra – đây là đau khổ.
The Buddha not only understands that there is suffering but also gains full knowledge of it. Anyone can understand the superficial aspects of suffering but this is not true enlightenment. One has to understand the entire field of suffering at the experiential level.
Đức Phật không chỉ hiểu rằng có khổ đau mà còn đạt được kiến thức đầy đủ về nó. Bất cứ ai cũng có thể hiểu các khía cạnh bề mặt của khổ đau nhưng đây không phải là sự giác ngộ thực sự. Người đó phải hiểu toàn bộ lĩnh vực đau khổ ở cấp độ kinh nghiệm.
The knowledge of the first Noble Truth is complete only when its three aspects are accomplished. The first aspect: dukkhā – this is suffering. But this alone did not make him a Buddha.
Kiến thức về Sự Thật Cao Quý đầu tiên chỉ hoàn thành khi ba khía cạnh của nó được hoàn thành. Khía cạnh thứ nhất: dukkhā – đây là đau khổ. Nhưng chỉ điều này không làm cho Ngài thành một vị Phật.
Then, the second aspect: pariññeyyā – one understands that this truth of misery must be fully understood at the experiential level. The entire field of suffering, the totality of suffering, must be experienced. One can say that the entire field of dukkhā has been experienced only after attaining the first experience of nibbāna.
Sau đó, khía cạnh thứ hai: pariññeyyā – một người hiểu rằng sự thật khổ đau này phải được hiểu đầy đủ ở cấp độ kinh nghiệm. Toàn bộ lĩnh vực khổ đau phải được kinh nghiệm. Một người có thể nói rằng toàn bộ lĩnh vực dukkhā chỉ được kinh nghiệm sau khi đạt được kinh nghiệm đầu tiên về niết bàn.
Even those few moments before nibbāna are moments of dukkhā. The entire field before nibbāna is dukkhā, so the entire field must be explored. Even this did not make him a Buddha.
Then the third aspect of the first truth, pariññātam – one has explored the entire field of dukkhā. Nothing remains unknown to him about dukkhā-pariññāna. The totality of dukkhā is realized – pariññātam.
Ngay cả những khoảnh khắc trước niết bàn cũng là những khoảnh khắc của dukkhā. Toàn bộ lĩnh vực trước niết bàn là dukkhā, vì vậy toàn bộ lĩnh vực này phải được khám phá. Ngay cả điều này cũng không làm cho Ngài thành một vị Phật.
Sau đó, khía cạnh thứ ba của sự thật đầu tiên, pariññātam – ngài đã khám phá toàn bộ lĩnh vực dukkhā. Ngài vẫn chưa biết gì về dukkhā-pariññāna. Toàn bộ dukkhā được nhận thức- pariññātam.
The Second Noble Truth/ Sự Thật Cao Quý Thứ Hai
What is the cause of suffering? There are many superficial causes: undesirable things happen, desirable things do not happen. There is separation from dear ones and association with unpleasant ones. This is the apparent reality: one feels that one has become miserable because of these undesirable incidents.
Đâu là nguyên nhân của khổ đau? Có rất nhiều nguyên nhân nông cạn: điều không mong muốn xảy ra, điều mong muốn không xảy ra. Có sự chia cắt với những người thân yêu và có sự giao thiệp với những người khó chịu. Thực tế rõ ràng rằng: một người cảm thấy rằng một người đã trở nên khốn khổ vì những sự cố không mong muốn này.
But the truth is that the real cause of one’s suffering is within and not the result of any external event. So the root cause of suffering has to be uprooted. Only then will one gain true liberation from suffering. So one has to go to the root and understand the real cause of suffering.
Nhưng sự thật là nguyên nhân thực sự khổ đau của một người nằm ở bên trong và không phải là kết quả của bất kỳ sự kiện bên ngoài nào. Vì vậy, nguyên nhân gốc rễ của khổ đau phải được nhổ bỏ. Chỉ khi đó, một người mới có được sự giải thoát thực sự khỏi mọi khổ đau. Vì vậy, người đó phải đi đến gốc rễ và hiểu nguyên nhân thực sự của khổ.
It became clear that one becomes miserable if one’s desires, cravings, longings are not fulfilled. Further, whatever one has obtained, one worries about how to keep it secure. If it is lost, one becomes miserable. Until the cause of suffering is completely uprooted, one is not free from misery.
Điều trở nên rõ ràng rằng một người trở nên khổ đau nếu một ham muốn,tham ái, mong đợi của họ không được đáp ứng. Xa hơn, dù họ đạt được mong muốn, họ lại lo lắng làm sao có thể giữ được nó an toàn. Nếu nó bị mất, họ trở nên đau khổ. Cho đến khi nguyên nhân của khổ đau hoàn toàn được nhổ bỏ, một người vẫn chưa giải thoát được khỏi khổ đau.
Witnessing the truth at the experiential level, one understands that whenever any defilement arises in the mind, misery arises along with that defilement. The defilement and misery arise together. It is impossible for a mental defilement to arise without being accompanied by misery; misery is certain to arise. Understanding this truth at the experiential level, one has to ensure that defilements do not arise at all. When there is no defilement, there is no misery.
Chứng kiến sự thật ở cấp độ kinh nghiệm, người đó sẽ hiểu rằng bất cứ khi nào bất kỳ bất tịnh nào xuất hiện trong tâm trí sự khốn khổ đều xuất hiện cùng với bất tịnh đó. Bất tịnh và khổ đau cùng nhau phát sinh. Không thể để một bất tịnh tinh thần phát sinh mà không đi kèm với sự khổ đau; khổ đau nhất định phải phát sinh. Hiểu được sự thật này ở cấp độ kinh nghiệm, một người phải đảm bảo rằng bất tịnh không phát sinh nữa. Khi không có bất tịnh thì không có khổ.
Therefore, the second Noble Truth also consists of three parts: first, tanhā – craving is the cause of suffering. Second, pahātabbam – understanding that this cause of suffering should be destroyed. Third, pahīnam – the cause of suffering has been destroyed at the root. If all these three aspects are accomplished, the second Noble Truth is fulfilled.
Do đó, sự thật Cao Quý thứ hai cũng bao gồm ba phần: thứ nhất, tanhā – tham ái là nguyên nhân của đau khổ. Thứ hai, pahātabbam – hiểu rằng nguyên nhân đau khổ này nên bị tiêu diệt. Thứ ba, pahīnam – nguyên nhân của sự đau khổ đã bị phá hủy tận gốc. Nếu tất cả ba khía cạnh này được thực hiện, thì sự thật cao quý thứ hai được hoàn thành.
The Third Noble Truth/ Sự Thật Cao Quý Thứ Ba
The complete cessation of suffering so that it cannot arise again. The first aspect of the third Noble Truth: dukkhā-nirodhā – the eradication of suffering. Secondly, sacchikātabbam – one understands that one has to directly experience the eradication of suffering. Merely accepting the fact that there is a stage free from misery, a stage which is beyond mind and matter, does not help. One has to witness it. Thirdly, sacchikatam – one directly experiences that suffering has been eradicated and cannot arise again. When these three parts are accomplished, the third Noble Truth is accomplished.
Sự chấm dứt hoàn toàn của khổ để nó không thể phát sinh trở lại. Khía cạnh thứ nhất của sự thật Cao Quý thứ ba: dukkhā-nirodhā – sự diệt khổ. Thứ hai, sacchikātabbam – một người hiểu rằng phải trực tiếp kinh nghiệm sự diệt trừ đau khổ. Chỉ chấp nhận thực tế rằng có một trạng thái thoát khỏi đau khổ, một trạng thái vượt ra ngoài tâm trí và vật chất, là không đủ. Một người phải chứng kiến điều đó. Thứ ba, sacchikatam -người đó trực tiếp trải nghiệm rằng đau khổ đã bị loại bỏ và không thể phát sinh trở lại. Khi ba phần này được hoàn thành, sự thật thứ ba được hoàn thành.
The Fourth Noble Truth/ Sự Thật Cao Quý thứ tư
What is the way to eradicate all suffering? Merely wishing is not enough, one has to exert effort. First, dukkhā-nirodhā-gāminī patipadā – the path to eradicate all suffering. Secondly, bhāvetabbam – intellectual understanding that every part of the Noble Eightfold Path has to be understood at the experiential level. Thirdly, bhāvitam – one experiences every part of this Noble Eightfold Path; one develops it to the fullest extent.
Đâu là con đường diệt trừ những khổ đau? Chỉ mong muốn thì chưa đủ, người đó phải thật sự nỗ lực. Trước tiên, dukkhā-nirodhā-gāminī patipadā – con đường diệt trừ khổ đau. Thứ hai, bhāvetabbam hiểu một cách tri thức rằng mỗi phần của bát chánh đạo phải được hiểu ở cấp độ kinh nghiệm. Thứ ba, bhāvitam người đó trải nghiệm mọi phần của Bát Chánh đạo, người đó phát triển nó ở mức tối đa.
Thus, when each Noble Truth was fulfilled in three ways and the four Noble Truths were fulfilled in twelve ways, Siddhattha attained perfect enlightenment. He accepted the truth not merely at the intellectual or devotional level but directly experienced it. Only then did he announce I am a Buddha, I am liberated. Anyone who wants to become liberated has to accomplish the three parts of each of these four Noble Truths.
Do đó, khi mỗi Sự thật Cao Quý được hoàn thành theo ba cách và bốn sự thật Cao Quý được hoàn thành theo mười hai cách, Siddhattha đã đạt được giác ngộ hoàn toàn. Ngài chấp nhận sự thật không chỉ ở cấp độ tri thức hay sùng tín mà trực tiếp trải nghiệm nó. Chỉ sau đó, Ngài tuyên bố ngài là một vị Phật, ngài được đã giải thoát. Bất cứ ai muốn trở nên được giải thoát đều phải hoàn thành ba phần của mỗi bốn Sự thật Cao Quý này.
Imesu catūsu ariyasaccesu evam tiparivattam dvādasākāram yathā-bhūtam ñāna-dassanam suvisuddham ahosi.
-By practicing these Four Noble Truths, each in these three aspects, my yathā-bhūtam ñāna-dassanam became pure.
-Bằng cách thực hành Bốn Sự Thật Cao Quý, mỗi sự thật ở 3 khía cạnh, yathā-bhūtam ñāna-dassanam trở nên thanh tịnh.
What is yathā-bhūtam ñāna-dassanam? Yathā-bhūtā means whatever is happening now, at this moment. The reality of every Noble Truth; the reality of the First Noble Truth-dukkha-at this moment one is experiencing dukkhā. This is dukkhā. One understands yathā-bhūtā – this is dukkhā. One understands even the most pleasant sensation is dukkhā by dassanā, by observing it objectively. Ñānā: with this experience, wisdom arises. Observing the reality objectively, the wisdom that arises is ñānā, sammā-ñānā. The dassanā becomes sammā-dassanā. Yathā-bhūtam ñāna-dassanam is no longer a philosophy, it has become suvisuddham ahosi. It has become free from all the philosophical beliefs, and bondage, free from the impurities of all kinds of beliefs. It is experienced now. Unless that is done then his teaching will also become a philosophy, a ditthi. The ditthi, should become sammā-ditthi, it should become yathā-bhūtam ñāna-dassanam suvisuddham ahosi. That is his teaching. Simply accepting the teaching of Buddha at the devotional level or at the intellectual level cannot liberate us. It is only the direct experience which will liberate us.
Yathā-bhūtam ñāna-dassanam là gì? Yathā-bhūtā có nghĩa là bất cứ điều gì đang xảy ra bây giờ, tại thời điểm này. Thực tế của mọi Sự Thật Cao quý; thực tại của Sự thật Cao Quý thứ nhất – dukkha – tại thời điểm này, người này đang kinh nghiệm dukkhā. Đây là dukkhā. Người đó hiểu yathā-bhūtā – đây là dukkhā. Người đó hiểu thậm chí cả cảm giác dễ chịu nhất là dukkhā bởi dassanā (sự nhận thức), bằng cách quan sát cảm giác một cách khách quan. Ñānā: với kinh nghiệm này, trí tuệ phát sinh. Quan sát thực tế một cách khách quan, trí tuệ phát sinh là ñānā, sammā-ñānā. Dassanā trở thành sammā-dassanā. Yathā-bhūtam ñāna-dassanam không còn là một triết lý, nó đã trở thành suvisuddham ahosi. Nó đã trở nên giải thoát khỏi tất cả các niềm tin triết học, và sự ràng buộc, thoát khỏi các pha nhiễm của tất cả các loại tín ngưỡng. Nó được kinh nghiệm ở hiện tại. Trừ khi điều đó được thực hiện bằng không thì việc giảng dạy của Ngài cũng sẽ trở thành một triết lý, một ditthi. Ditthi, nên trở thành sammā-ditthi, nó sẽ trở thành yathā-bhūtam ñāna-dassanam suvisuddham ahosi. Đó là lời dạy của Ngài. Chỉ đơn giản chấp nhận lời dạy của Đức Phật ở cấp độ sùng đạo hoặc ở cấp độ tri thức không thể giải thoát chúng ta. Chỉ có kinh nghiệm trực tiếp sẽ giải thoát chúng ta.
Philosophical beliefs or dogmas are not going to help. However correct a belief may be, if one just depends on one’s belief, this alone will not help. One must experience the truth. Direct experience of the truth will make it sammā-ditthi. Otherwise, it will just remain a philosophical belief and every philosophical belief is a bondage. A Buddha becomes a Buddha because he understands how these philosophies create bondage for people. He himself came out of all these bondage and then gave the path, which is free from such bondage. His only goal was to get rid of the suffering of all beings.
Niềm tin triết học hay giáo điều không có giúp ích. Tuy nhiên sửa đổi một niềm tin thì có thể, nếu một người tin sâu sắc vào niềm tin nào đó, chỉ điều này không có ích , người đó phải chứng nghiệm sự thật. Trải nghiệm trực tiếp sự thật sẽ làm nó thành sammā-ditthi. Nếu không, nó sẽ chỉ là niềm tin triết học, mà mọi niềm tin triết học là sự ràng buộc. Một Đức Phật trở thành Phật bởi vì Ngài hiểu thế nào những niềm tin triết học này trói buộc con người thế nào. Chính ngài thoát khỏi mọi sự trói buộc này sau đó đưa ra con đường, thứ mà thoát khỏi mọi trói buộc . Mục đích của ngài là giải thoát mọi khổ đau của chúng sinh
Every person has the illness of mental defilements. Each person is afflicted by the illness of ignorantly generating defilements. When one experiences a pleasant sensation, however slight, one develops craving: I want more of it, I want more of it. When one experiences an unpleasant sensation, however slight, one develops aversion: I don’t want this, I don’t want this. One generates craving for the pleasant and aversion for the unpleasant and loses the balance of the mind, loses equanimity, loses peace of mind and loses happiness. This is the illness.
Mọi người đều có bệnh tật do bất tịnh của tâm. Mỗi người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh của vô minh tạo ra phiền não bất tịnh. Khi một người trải nghiệm một cảm giác dễ chịu,tuy thoáng qua, người đó phát triển sự thèm muốn: tôi muốn nhiều hơn về nó, tôi muốn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, khi một người trải qua cảm giác khó chịu, người đó sẽ nảy sinh ghét bỏ: Tôi không muốn điều này, tôi không muốn điều này. Một người tạo ra một sự thèm muốn sự dễ chịu ghét bỏ cho sự khó chịu và mất đi sự cân bằng của tâm trí, mất bình tĩnh, mất đi sự bình tâm và mất hạnh phúc. Đây là một căn bệnh.
One is freed from craving, from aversion and from the ignorance of the truth within when one understands the truth – a pleasant sensation has arisen, and simultaneously, craving has arisen in the mind; an unpleasant sensation has arisen, and simultaneously, aversion has arisen in the mind. When one develops this awareness, ignorance is being eradicated.
Một người được giải thoát khỏi sự thèm muốn, khỏi sự ghét bỏ và vô minh về sự thật bên trong khi người đó hiểu được sự thật – một cảm giác dễ chịu khởi lên, và đồng thời, sự tham ái đã nảy sinh trong tâm trí; một cảm giác khó chịu đã nảy sinh, và đồng thời, ghét bỏ đã nảy sinh trong tâm trí. Khi một người phát triển nhận thức này, sự vô minh đang bị xóa bỏ.
However pleasant the sensation, it is not eternal; however unpleasant the sensation, it is not eternal. It arises and sooner or later passes away. The entire field of mind and matter is impermanent, transient, inconstant, changing. This is not mere philosophy, it is experiential truth. As long as we are in this impermanent, transient, changing field, we are in the field of suffering. How to go beyond this field?
Tuy nhiên cảm giác dễ chịu không phải là vĩnh cửu; cảm giác khó chịu không phải là vĩnh cửu. Nó sinh và sớm muộn gì cũng diệt đi. Toàn bộ lĩnh vực của tâm trí và vật chất là vô thường, nhất thời, thoáng qua, và biến đổi. Đây không chỉ là triết lý, nó là sự thật chứng nghiệm. Chừng nào chúng ta còn ở trong sự vô thường, thoáng qua, và biến đổi này, chúng ta đang ở trong sự đau khổ. Làm thế nào để vượt ra điều này?
The Buddha taught the technique to go beyond this field of mind and matter. Every wise energetic person can walk on the path and get liberated from all sorrows. Vipassana, the great meditation technique of India, arises from time to time. It is rediscovered by a perfectly self-enlightened Buddha (sammāsambuddhā) and is again lost after some time. It is rediscovered and lost again and again.
Đức Phật đã dạy kỹ thuật vượt ra khỏi lĩnh vực của tâm trí và vật chất này. Mỗi người có nghị lực và trí tuệ có thể đi trên con đường và được giải thoát khỏi mọi đau khổ. Vipassana, kỹ thuật thiền tuyệt vời của Ấn Độ, được sinh ra từ xa xưa. Kỹ thuật này được tái khám phá bởi một vị Phật tự chứng ngộ (sammāsambuddhā) và một lần nữa bị thất lạc sau một thời gian. Kỹ thuật lại được tái khám phá và mất đi một lần nữa.
About 2500 years ago, Gotama the Buddha rediscovered the technique of Vipassana and taught it to the people of India. Within 500 years, it was lost in India but fortunately the neighboring country of Myanmar preserved it in its pristine purity. Now, 2500 years after the Buddha, Vipassana has returned to India and intelligent people here have readily accepted it. From India, it has spread throughout the world and people everywhere are accepting it.
Khoảng 2500 năm trước, Đức Phật Gotama đã khám phá lại kỹ thuật của Vipassana và dạy kỹ thuật này cho người dân Ấn Độ. Trong vòng 500 năm, kỹ thuật này đã bị mất ở Ấn Độ nhưng may mắn thay, quốc gia láng giềng của Myanmar đã bảo tồn kỹ thuật trong sự thanh tịnh nguyên bản của nó. Bây giờ, 2500 năm sau thời Đức Phật, Vipassana đã trở lại Ấn Độ và những người trí tuệ ở đây đã sẵn sàng chấp nhận nó. Từ Ấn Độ, kỹ thuật đã lan rộng khắp thế giới và mọi người ở khắp mọi nơi đang chấp nhận nó.
Every doctor should practice Vipassana themselves and become proficient in it. Then they will find that their therapy will be very successful, very beneficial, very rewarding.
Mỗi bác sĩ nên tự thực hành Vipassana và thành thạo về nó. Sau đó, họ sẽ thấy rằng liệu pháp của họ sẽ rất thành công, rất lợi lạc, rất bổ ích.
May all beings be happy!
Nguyện tất cả chúng sinh được hạnh phúc!
Nguồn Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org