TIỂU BỘ – TRƯỞNG LÃO NI KỆ – MỤC LỤC & GIỚI THIỆU

TAM TẠNG PĀLI – VIỆT tập 31

TRƯỞNG LÃO NI KỆ

Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

MỤC LỤC

*****

LỜI GIỚI THIỆU

1. NHÓM MỘT

1.   Kệ ngôn của một trưởng lão ni nào đó 

2.   Kệ ngôn của trưởng lão ni Muttā                

3.   Kệ ngôn của trưởng lão ni Puṇṇā                   

4.   Kệ ngôn của trưởng lão ni Tissā                     

5.   Kệ ngôn của trưởng lão ni Tissā                     

6.   Kệ ngôn của trưởng lão ni Dhīrā                    

7.   Kệ ngôn của trưởng lão ni Vīrā                       

8.   Kệ ngôn của trưởng lão ni Mittā                    

9.   Kệ ngôn của trưởng lão ni Bhadrā                 

10. Kệ ngôn của trưởng lão ni Upasamā              

11. Kệ ngôn của trưởng lão ni Muttā                   

12. Kệ ngôn của trưởng lão ni Dhammadinnā    

13. Kệ ngôn của trưởng lão ni Visākhā                

14. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sumanā                

15. Kệ ngôn của trưởng lão ni Uttarā                  

16. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sumanā, vị xuất gia ở tuổi già 

17. Kệ ngôn của trưởng lão ni Dhammā              

18. Kệ ngôn của trưởng lão ni Saṅghā                 

***

2. NHÓM HAI

19. Kệ ngôn của trưởng lão ni Abhirūpanandā  

20. Kệ ngôn của trưởng lão ni Jentā

21. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sumaṅgalamātā  

22. Kệ ngôn của trưởng lão ni Aḍḍhakāsī            

23. Kệ ngôn của trưởng lão ni Cittā                      

24. Kệ ngôn của trưởng lão ni Mettikā                 

25. Kệ ngôn của trưởng lão ni Mettā                    

26. Kệ ngôn của trưởng lão ni Abhayamātā         

27. Kệ ngôn của trưởng lão ni Abhayā                  

28. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sāmā

***

3. NHÓM BA

29. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sāmā                  

30. Kệ ngôn của trưởng lão ni Uttamā          

31. Kệ ngôn của trưởng lão ni Uttamā                  

32. Kệ ngôn của trưởng lão ni Dantikā                 

33. Kệ ngôn của trưởng lão ni Ubbirī                   

34. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sukkā                    

35. Kệ ngôn của trưởng lão ni Selā                       

36. Kệ ngôn của trưởng lão ni Somā                    

***

4. NHÓM BỐN

37. Kệ ngôn của trưởng lão ni Bhaddākāpilānī

***

5. NHÓM NĂM

38. Kệ ngôn của một trưởng lão ni nào đó 

39. Kệ ngôn của trưởng lão ni Vimalā            

40. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sīhā   

41. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sundarīnandā      

42. Kệ ngôn của trưởng lão ni Nanduttarā          

43. Kệ ngôn của trưởng lão ni Mittākāḷi              

44. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sakulā                  

45. Kệ ngôn của trưởng lão ni Soṇā                      

46. Kệ ngôn của trưởng lão ni Bhaddākuṇḍalakesā

47. Kệ ngôn của trưởng lão ni Paṭācārā      

48. Kệ ngôn của ba mươi vị tỳ khưu ni trưởng lão

49. Kệ ngôn của trưởng lão ni Candā                

***

6. NHÓM SÁU

50. Kệ ngôn của năm trăm vị trưởng lão ni                                       

51. Kệ ngôn của trưởng lão ni Vāseṭṭhī        

52. Kệ ngôn của trưởng lão ni Khemā                  

53. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sujātā               

54. Kệ ngôn của trưởng lão ni Anopamā             

55. Kệ ngôn của trưởng lão ni Mahāpajāpatīgotamī

56. Kệ ngôn của trưởng lão ni Guttā                 

57. Kệ ngôn của trưởng lão ni Vijayā                   

***

7. NHÓM BẢY

58. Kệ ngôn của trưởng lão ni Uttarā               

59. Kệ ngôn của trưởng lão ni Cālā                       

60. Kệ ngôn của trưởng lão ni Upacālā                

***

8. NHÓM TÁM

61. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sīsūpacālā            

***

9. NHÓM CHÍN

62. Kệ ngôn của trưởng lão ni Vaḍḍhamātā        

***

10. NHÓM MƯỜI MỘT

63. Kệ ngôn của trưởng lão ni Kisāgotamī           

***

11. NHÓM MƯỜI HAI

64. Kệ ngôn của trưởng lão ni Uppalavaṇṇā        

***

12. NHÓM MƯỜI SÁU

65. Kệ ngôn của trưởng lão ni Puṇṇā                    

***

13. NHÓM HAI MƯƠI

66. Kệ ngôn của trưởng lão ni Ambapālī   

67. Kệ ngôn của trưởng lão ni Rohiṇī                   

68. Kệ ngôn của trưởng lão ni Cāpā                      

69. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sundarī                 

70. Kệ ngôn của trưởng lão ni Subhā, con gái người thợ rèn          

***

14. NHÓM BA MƯƠI

71. Kệ ngôn của trưởng lão ni Subhā ngụ ở vườn xoài của Jīvaka

***

15. NHÓM BỐN MƯƠI

72. Kệ ngôn của trưởng lão ni Isidāsī               

***

16. NHÓM LỚN

73. Kệ ngôn của trưởng lão ni Sumedhā      

TRƯỞNG LÃO NI KỆ ĐƯỢC ĐẦY ĐỦ.

–ooOoo–

LỜI GIỚI THIỆU

***

Therīgāthāpāḷi là tập thứ chín thuộc Suttantanikāya – Tạng Kinh, Khuddakanikāya – Tiểu Bộ. Nội dung gồm có các kệ ngôn đã được các vị tỳ khưu ni trưởng lão thốt lên. Được biết Therīgāthāpāḷi đã được sưu tập vào thời kỳ kết tập lần thứ nhất (ThagA. i, 2). Chúng tôi sử dụng lại tựa đề tiếng Việt đã có trước đây của tập Kinh này là Trưởng Lão Ni Kệ.   

Chú giải của tập Kinh Therīgāthāpāḷi – Trưởng Lão Ni Kệ có tên là Paramatthadīpanī tập VI, ngoài ra còn có tên gọi khác là TherīgāthāAṭṭhakathā, và Therīgāthānaṃ Atthasaṃvaṇṇanā. Chú Giải Sư là Ngài Dhammapāla sống ở thế kỷ thứ 5 theo Tây Lịch và là người đã kế tục công việc của Chú Giải Sư Buddhaghosa. Ngài Dhammapāla đã thực hiện các bộ Chú Giải cho các tập Kinh thuộc Tiểu Bộ và còn là tác giả của một số tài liệu Phụ Chú Giải khác nữa. Ngài Dhammapāla đã thực hiện Chú Giải này trong lúc ngụ tại tu viện Badaratitthavihāra (ThigA., 273). Chú Giải ghi lại sơ lược tiểu sử của từng vị trưởng lão ni và còn chỉ ra phần trích dẫn liên quan đến vị ni ấy, nếu có, từ tập Kinh Therī-apadāna – Trưởng Lão Ni Ký Sự (tên gọi khác là Apadāna – Thánh Nhân Ký Sự tập III). Tiếp theo đó là lời giải thích ý nghĩa của một số từ đã được chọn lọc.

Tập Kinh Therīgāthāpāḷi – Trưởng Lão Ni Kệ  cũng được phân chia thànhnipāta, được dịch là Nhóm. Tên gọi của Nhóm được căn cứ vào số lượng kệ ngôn: Nhóm Một có 1 kệ ngôn, Nhóm Hai có 2 kệ ngôn, và cứ thế cho đến Nhóm Chín có 9 kệ ngôn, rồi Nhóm Mười Một có 11 kệ ngôn (không có nhóm 10 kệ ngôn), Nhóm Mười Hai có 12 kệ ngôn, rồi Nhóm Mười Sáu có 16 kệ ngôn (không có các nhóm 13, 14, 15 kệ ngôn), ở các Nhóm còn lại số lượng kệ ngôn chỉ có tính cách gộp chung: Nhóm Hai Mươi, Nhóm Ba Mươi, Nhóm Bốn Mươi, và Nhóm Lớn gồm 75 kệ ngôn; tổng cộng là 16 nhóm. Điểm cần lưu ý tổng số kệ ngôn của vị trưởng lão ni Ambapālī chỉ là 19 kệ ngôn (252-270) nhưng vẫn được xếp vào Nhóm Hai Mươi thay vì được xếp riêng ở Nhóm Mười Chín. Số lượng các kệ ngôn ở văn bản Pali-Sinhala được ghi nhận là 521, và tổng số các vị trưởng lão ni là 73 vị. Số lượng các trưởng lão ni có thể lên đến 601 vị bởi vì ở các câu kệ 117-121 được ghi là của các tỳ khưu ni trưởng lão số lượng ba mươi vị, và ở các câu kệ 127-132 là của các tỳ khưu ni trưởng lão số lượng năm trăm vị. Trong số này, có hai trường hợp ở Nhóm Một (1) và Nhóm Năm (67-71) là không rõ danh tánh (aññatarā therī).

Về nội dung, ngoài các kệ ngôn do đích thân các vị tỳ khưu ni đã nói lên, tập Kinh Therīgāthāpāḷi – Trưởng Lão Ni Kệ còn có một số kệ ngôn được xác định là lời của đức Phật, lời của người con trai của một vị trưởng lão ni, lời của vị Thiên nhân, lời của Ma Vương (Māra), lời của người Bà-la-môn, lời của vị tỳ khưu, lời của người vợ tên Cāpā với chồng là Upaka lúc cả hai còn là người tại gia, lời của vị hôn phu, lời của hai bậc sanh thành, v.v… Ngoài ra còn có một số kệ ngôn của các vị Trưởng Lão đã tham gia cuộc kết tập thêm vào để giải thích hoặc kết luận sự việc. Trong một số trường hợp, tên của vị trưởng lão ni đã được xác định ở kệ ngôn như tên của các vị trưởng lão ni Muttā (kệ ngôn số 2), Puṇṇā (3), Tissā (4, 5), Dhīrā (6), Vīrā (7), Mittā (8), Bhadrā (9), v.v…

Tương tợ như ở Theragāthāpāḷi – Trưởng Lão Kệ, ở đây cũng có trường hợp một số vị trưởng lão ni có tên khác nhau đã nói lên những kệ ngôn giống nhau: Ví dụ như câu kệ của vị ni Visākhā (13) tương tự câu kệ của vị ni Uttarā (176); câu kệ của vị ni Abhirūpanandā (19) giống câu kệ của vị ni Sundarīnandā (82); câu kệ của vị ni Jentā (21) giống câu kệ của vị ni Uttamā (45), câu kệ của vị ni Jentā (22) giống câu kệ của vị ni Mahāpajāpatīgotamī (160); câu kệ của vị ni Sāmā (37) giống câu kệ của vị ni Uttamā (42) và vị ni Vijayā (169); câu kệ của vị ni Ubbirī (52) tương tợ câu kệ của năm trăm vị trưởng lão ni (131); câu kệ của vị ni Ubbirī (53) giống câu kệ của năm trăm vị trưởng lão ni (132); hai câu kệ của vị ni Selā (58, 59) giống hai câu kệ của vị ni Khemā (141, 142) và vị ni Uppalavaṇṇā (234, 235); câu kệ của vị ni Selā (59) giống câu kệ của các vị ni Somā (62), vị ni Cālā (188), vị ni Upacālā (195), và vị ni Sīsūpacālā (203); hai câu kệ của vị trưởng lão ni nào đó (70cd, 71) giống hai câu kệ của vị ni Uppalavaṇṇā (227, 228); câu kệ của của ba mươi vị trưởng lão ni (117) giống câu kệ của vị ni Uttarā (175); câu kệ của ba mươi vị trưởng lão ni (120) tương tự câu kệ của vị ni Vijayā (172cd và 173) và vị ni Uttarā (179 và 180ab); câu kệ của ba mươi vị trưởng lão ni (121) tương tự câu kệ của vị ni Uttarā (181); câu kệ của vị ni Cālā (185) tương tự câu kệ của vị ni Upacālā (192); câu kệ của vị ni Cālā (186) giống câu kệ của vị ni Upacālā (193), vị ni Cāpā (310), và vị ni Sundarī (320cd); câu kệ của vị ni Cālā (187) giống câu kệ của vị ni Upacālā (194) và vị ni Sīsūpacālā (202); các câu kệ của vị ni Puṇṇā (248cd-251) tương tự các câu kệ của vị ni Rohiṇī (288-290), v.v…

Ngược lại, cũng có những trường hợp hai vị trưởng lão ni có cùng một tên: Ví dụ như hai vị trưởng lão ni có cùng tên Muttā ở Nhóm Một (kệ ngôn 2 và 11), Tissā ở Nhóm Một (4 và 5), Puṇṇā ở Nhóm Một (3) và Nhóm Mười Sáu (236-251), Sāmā ở Nhóm Hai (37-38) và Nhóm Ba (39-41), Uttamā ở Nhóm Ba (42-44 và 45-47). Trường hợp các vị ni này tuy có tên giống nhau nhưng đã được Chú Giải xác định là có nguồn gốc xuất thân khác nhau. Một điểm đáng lưu ý là khó thể xác định một số động từ được ghi ở thể sai khiến, ngôi thứ hai số ít, là lời vị trưởng lão ni nói với chính mình, hoặc nói cho ai đó, hoặc ai đó nói với vị trưởng lão ni.

Về hình thức, tập Kinh Therīgāthāpāḷi – Trưởng Lão Ni Kệ được viết theo thể kệ thơ (gāthā), mỗi kệ ngôn gồm có bốn pāda được trình bày thành hai dòng. Đa số các kệ ngôn của tập Kinh này làm theo thể thông dụng thường gặp gồm có tám âm cho mỗi pāda, tuy nhiên các thể khác phức tạp hơn cũng được tìm thấy. Trong đa số trường hợp, hai dòng kệ ngôn gồm bốn pāda là được hoàn chỉnh về ý nghĩa, nhưng cũng có một vài trường hợp ý nghĩa được nối từ kệ ngôn này sang kệ ngôn khác; trong trường hợp như vậy, chúng tôi sử dụng dấu ba chấm (…) ở cuối kệ ngôn trước và ở đầu kệ ngôn sau để báo hiệu sự tiếp nối.

Văn bản Pāḷi Roman trình bày ở đây đã được phiên âm lại từ văn bản Pāḷi – Sinhala, ấn bản Buddha Jayanti Tripitaka Series của nước quốc giáo Sri Lanka. Nhân đây, chúng tôi cũng xin thành tâm tán dương công đức của Ven. Mettāvihārī đã hoan hỷ cho phép chúng tôi sử dụng văn bản đã được phiên âm sẵn đang phổ biến trên mạng internet. Điểm đóng góp của chúng tôi trong việc thực hiện văn bản Pāḷi Roman này là những điểm khác biệt về văn tự ở Tam Tạng của các nước Thái Lan, Miến Điện, và Anh Quốc được ghi ở phần cước chú đã được so sánh kiểm tra lại, đồng thời đã bổ sung thêm một số điểm khác biệt đã phát hiện được trong lúc so sánh các văn bản với nhau.

Về phương diện dịch thuật và trình bày văn bản tiếng Việt, chúng tôi đã ghi nghĩa Việt của các kệ ngôn bằng văn xuôi nhằm diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của văn bản gốc. Có một số từ, do việc không tìm ra được nghĩa Việt, như trường hợp tên các loại thảo mộc nên đã được giữ nguyên từ Pāli. Về văn phong của lời dịch, chúng tôi chủ trương ghi lại lời tiếng Việt sát theo văn bản gốc và cố gắng không bỏ sót từ nào không dịch. Lời văn tiếng Việt của chúng tôi có chứa đựng những mấu chốt giúp cho những ai có ý thích nghiên cứu Pāḷi thấy ra được cấu trúc của loại ngôn ngữ này, đồng thời tạo sự thuận tiện cho công việc hiệu đính trong tương lai. Việc làm này của chúng tôi không hẳn đã được hoàn hảo, dẫu sao cũng là bước khởi đầu nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu cổ ngữ Phật Học của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số sai sót trong quá trình phiên dịch đương nhiên không thể tránh khỏi, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về trình độ yếu kém.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành ghi nhận sự quan tâm chăm sóc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với công tác phiên dịch của chúng tôi về phương diện vật thực bồi dưỡng và thuốc men chữa bệnh của các vị hữu ân sau: Thượng Tọa Bửu Hiền – Trụ Trì Chùa Pháp Bảo Mỹ Tho, Nghiên cứu sinh Tiến Sĩ tại Đại Học Peradeniya – Sri Lanka, Cô Phạm Thu Hương (Hồng Kông), Phật tử Hoàng Thị Lựu và gia đình (Đà Nẵng). Công việc soạn thảo này được thông suốt, không bị gián đoạn, chính là nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình và quý báu của quý vị. Thành tâm cầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tin và thành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tập giải thoát.

Một điều thiếu sót lớn nếu không đề cập đến sự nhiệt tình giúp đỡ của Phật tử Nguyễn Tung Thiên và Phật tử Trương Hồng Hạnh đã sắp xếp thời gian để đọc lại bản thảo một cách kỹ lưỡng và đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc giúp cho chúng tôi tránh được một số điểm vụng về trong việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt. Chúng tôi cũng xin thành tâm tùy hỷ và tán dương công đức của các thí chủ đã nhiệt tâm đóng góp tài chánh giúp cho Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pāḷi – Việt được tồn tại và phát triển. Mong sao phước báu Pháp thí này luôn dẫn dắt quý vị vào con đường tu tập đúng theo Chánh Pháp, thành tựu Chánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.

Nhân đây, cũng xin thành kính tri ân công đức của Ngài Hòa Thượng Ven. Devahandiye Paññāsekara Nāyaka Mahāthera, tu viện trưởng tu viện Sri Jayawardhanaramaya Colombo 8 – Sri Lanka, đã cung cấp trú xứ và các vật dụng cần thiết giúp cho chúng tôi có thể tập trung toàn thời gian cho công việc thực hiện tập Kinh này.

Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc soạn thảo tập Kinh này được thành tựu đến thầy tổ, song thân, và tất cả chúng sanh trong tam giới. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạt cứu cánh giải thoát, chấm dứt khổ đau.

Kính bút,

Ngày 12 tháng 10 năm 2011

Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Trưởng Lão Ni Kệ“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Trưởng Lão Ni Kệ” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *