PHÂN TÍCH ĐẠO I – PAṬISAMBHIDĀMAGGO IV – GIẢNG VỀ KIẾN

II. GIẢNG VỀ KIẾN

 Kiến là gì? Có bao nhiêu cơ sở của kiến? Có bao nhiêu cơ sở xâm nhập của kiến? Có bao nhiêu loại kiến? Có bao nhiêu sự cố chấp của kiến? Điều gì là sự tiêu diệt cơ sở của kiến?

  1. Kiến là gì? Sự cố chấp và bám víu là kiến.
  2. Có bao nhiêu cơ sở của kiến? Có tám cơ sở của kiến.
  3. Có bao nhiêu cơ sở xâm nhập của kiến? Có mười tám cơ sở xâm nhập của kiến.
  4. Có bao nhiêu loại kiến? Có mười sáu loại kiến.
  5. Có bao nhiêu sự cố chấp của kiến? Có ba trăm sự cố chấp của kiến.
  6. Điều gì là sự tiêu diệt cơ sở của kiến? Đạo Nhập Lưu là sự tiêu diệt cơ sở của kiến.

Sự cố chấp và bám víu là kiến là (có ý nghĩa) thế nào?

Sự cố chấp và bám víu về sắc rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến. Sự cố chấp và bám víu về thọ rằng: ‘Cái này là của tôi … về tưởng rằng: ‘Cái này là của tôi … về các hành rằng: ‘Cái này là của tôi … về thức rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về mắt rằng: ‘Cái này là của tôi … về tai rằng: ‘Cái này là của tôi … về mũi rằng: ‘Cái này là của tôi … về lưỡi rằng: ‘Cái này là của tôi … về thân rằng: ‘Cái này là của tôi … về ý rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến. Sự cố chấp và bám víu về cảnh sắc rằng: ‘Cái này là của tôi … về cảnh thinh rằng: ‘Cái này là của tôi … về cảnh khí rằng: ‘Cái này là của tôi … về cảnh vị rằng: ‘Cái này là của tôi … về cảnh xúc rằng: ‘Cái này là của tôi … về cảnh pháp rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về nhãn thức rằng: ‘Cái này là của tôi … về nhĩ thức rằng: ‘Cái này là của tôi … về tỷ thức rằng: ‘Cái này là của tôi … về thiệt thức rằng: ‘Cái này là của tôi … về thân thức rằng: ‘Cái này là của tôi … về ý thức rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về nhãn xúc rằng: ‘Cái này là của tôi … về nhĩ xúc rằng: ‘Cái này là của tôi … về tỷ xúc rằng: ‘Cái này là của tôi … về thiệt xúc rằng: ‘Cái này là của tôi … về thân xúc rằng: ‘Cái này là của tôi … về ý xúc rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về thọ sanh ra từ nhãn xúc rằng: ‘Cái này là của tôi … về thọ sanh ra từ nhĩ xúc … về thọ sanh ra từ tỷ xúc … về thọ sanh ra từ thiệt xúc … về thọ sanh ra từ thân xúc … về thọ sanh ra từ ý xúc rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về sắc tưởng rằng: ‘Cái này là của tôi … về thinh tưởng rằng: ‘Cái này là của tôi … về khí tưởng … về vị tưởng … về xúc tưởng … về pháp tưởng rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về sắc tư rằng: ‘Cái này là của tôi … về thinh tư rằng: ‘Cái này là của tôi … về khí tư rằng: ‘Cái này là của tôi … về vị tư rằng: ‘Cái này là của tôi … về xúc tư rằng: ‘Cái này là của tôi … về pháp tư rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về sắc ái rằng: ‘Cái này là của tôi … về thinh ái rằng: ‘Cái này là của tôi… về khí ái rằng: ‘Cái này là của tôi … về vị ái … về xúc ái … về pháp ái rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về sắc tầm rằng: ‘Cái này là của tôi … về thinh tầm rằng: ‘Cái này là của tôi … về khí tầm rằng: ‘Cái này là của tôi … về vị tầm rằng: ‘Cái này là của tôi … về xúc tầm rằng: ‘Cái này là của tôi … về pháp tầm rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về sắc tứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về thinh tứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về khí tứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về vị tứ … về xúc tứ … về pháp tứ rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về địa giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về thủy giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về hỏa giới … về phong giới … về hư không giới … về thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về đề mục đất rằng: ‘Cái này là của tôi … về đề mục nước rằng: ‘Cái này là của tôi … về đề mục lửa … về đề mục gió … về đề mục xanh … về đề mục vàng … về đề mục đỏ … về đề mục trắng … về đề mục hư không rằng: ‘Cái này là của tôi … về đề mục thức rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về tóc rằng: ‘Cái này là của tôi … về lông rằng: ‘Cái này là của tôi … về móng rằng: ‘Cái này là của tôi … về răng rằng: ‘Cái này là của tôi … về da rằng: ‘Cái này là của tôi … về thịt rằng: ‘Cái này là của tôi … về gân … về xương … về tủy xương … về thận … về tim rằng: ‘Cái này là của tôi … về gan rằng: ‘Cái này là của tôi … về cơ hoành rằng: ‘Cái này là của tôi … về lá lách rằng: ‘Cái này là của tôi … về phổi rằng: ‘Cái này là của tôi … về ruột rằng: ‘Cái này là của tôi … về màng ruột rằng: ‘Cái này là của tôi … về thực phẩm chưa tiêu rằng: ‘Cái này là của tôi … về phân rằng: ‘Cái này là của tôi … về mật rằng: ‘Cái này là của tôi … về đàm rằng: ‘Cái này là của tôi … về mủ rằng: ‘Cái này là của tôi … về máu rằng: ‘Cái này là của tôi … về mồ hôi rằng: ‘Cái này là của tôi … về mỡ … về nước mắt … về nước mỡ (huyết tương) … về nước miếng … về nước mũi … về nước ở khớp xương … về nước tiểu… về tủy não rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về nhãn xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về sắc xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về nhĩ xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về thinh xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về tỷ xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về khí xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về thiệt xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về vị xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về thân xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về xúc xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về ý xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về pháp xứ rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về nhãn giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về sắc giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về nhãn thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về nhĩ giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về thinh giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về nhĩ thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về tỷ giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về khí giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về tỷ thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về thiệt giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về vị giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về thiệt thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về thân giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về xúc giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về thân thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về ý giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về pháp giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về ý thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về nhãn quyền rằng: ‘Cái này là của tôi … về nhĩ quyền … về tỷ quyền … về thiệt quyền … về thân quyền … về ý quyền … về mạng quyền … về nữ quyền … về nam quyền … về lạc quyền … về khổ quyền … về hỷ quyền … về ưu quyền … về xả quyền … về tín quyền … về tấn quyền … về niệm quyền … về định quyền … về tuệ quyền rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về dục giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về sắc giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về vô sắc giới rằng: ‘Cái này là của tôi … về dục hữu rằng: ‘Cái này là của tôi … về sắc hữu rằng: ‘Cái này là của tôi … về vô sắc hữu rằng: ‘Cái này là của tôi … về tưởng hữu rằng: ‘Cái này là của tôi … về phi tưởng hữu rằng: ‘Cái này là của tôi … về phi tưởng phi phi tưởng hữu rằng: ‘Cái này là của tôi … về nhất uẩn hữu rằng: ‘Cái này là của tôi … về tứ uẩn hữu rằng: ‘Cái này là của tôi … về ngũ uẩn hữu rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về sơ thiền rằng: ‘Cái này là của tôi … về nhị thiền rằng: ‘Cái này là của tôi … về tam thiền rằng: ‘Cái này là của tôi … về tứ thiền rằng: ‘Cái này là của tôi … về từ tâm giải thoát rằng: ‘Cái này là của tôi … về bi tâm giải thoát rằng: ‘Cái này là của tôi … về hỷ tâm giải thoát rằng: ‘Cái này là của tôi … về xả tâm giải thoát rằng: ‘Cái này là của tôi … về sự chứng đạt không vô biên xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về sự chứng đạt thức vô biên xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về sự chứng đạt vô sở hữu xứ rằng: ‘Cái này là của tôi … về sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu về vô minh rằng: ‘Cái này là của tôi … về các hành rằng: ‘Cái này là của tôi … về thức … về danh sắc … về sáu xứ … về xúc … về thọ … về ái … về thủ … về hữu … về sanh rằng: ‘Cái này là của tôi … về lão tử rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.

Sự cố chấp và bám víu là kiến là (có ý nghĩa) như thế.

Tám cơ sở của kiến là gì?

Uẩn là cơ sở của kiến, vô minh cũng là cơ sở của kiến, xúc cũng là cơ sở của kiến, tưởng cũng là cơ sở của kiến, tầm cũng là cơ sở của kiến, tác ý không đúng đắn cũng là cơ sở của kiến, bạn xấu cũng là cơ sở của kiến, lời nói của kẻ khác cũng là cơ sở của kiến.

Các uẩn là nhân, các uẩn là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế các uẩn là cơ sở của kiến.

Vô minh là nhân, vô minh là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế vô minh cũng là cơ sở của kiến.

Xúc là nhân, xúc là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế xúc cũng là cơ sở của kiến.

Tưởng là nhân, tưởng là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế tưởng cũng là cơ sở của kiến.

Tầm là nhân, tầm là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế tầm cũng là cơ sở của kiến.

Tác ý không đúng đắn là nhân, tác ý không đúng đắn là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế tác ý không đúng đắn cũng là cơ sở của kiến.

Bạn xấu là nhân, bạn xấu là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế bạn xấu cũng là cơ sở của kiến.

Lời nói của kẻ khác là nhân, lời nói của kẻ khác là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế lời nói của kẻ khác cũng là cơ sở của kiến.

Đây là tám cơ sở của kiến.

Mười tám cơ sở xâm nhập của kiến là gì?

Kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, kiến (tạo nên) hiểm độc, kiến (tạo nên) mâu thuẫn, kiến (tạo nên) dao động, kiến (tạo nên) ràng buộc, kiến (tạo nên) xuyên suốt, kiến (tạo nên) áp chế, kiến (tạo nên) vướng bận, kiến (tạo nên) trói buộc, kiến (tạo nên) sa đọa, kiến (tạo nên) ngủ ngầm, kiến (tạo nên) thiêu đốt, kiến (tạo nên) thống khổ, kiến (tạo nên) khúc mắc, kiến (tạo nên) chấp thủ, kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu.

Đây là mười tám cơ sở xâm nhập của kiến.

Mười sáu loại kiến là gì?

Khoái lạc kiến, tùy ngã kiến, tà kiến, thân kiến, thường kiến lấy thân làm nền tảng, đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, hữu biên kiến, quá khứ hữu biên kiến, vị lai hữu biên kiến, kiến có sự ràng buộc, kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, hữu kiến, phi hữu kiến.

Đây là mười sáu loại kiến.

Ba trăm sự cố chấp của kiến là gì?

Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do tùy ngã kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do tà kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do thân kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do quá khứ hữu biên kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do vị lai hữu biên kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do kiến có sự ràng buộc, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do hữu kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do phi hữu kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với 35 biểu hiện.

Do tùy ngã kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện.

Do tà kiến, có sự cố chấp với 10 biểu hiện.

Do thân kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện.

Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 15 biểu hiện.

Do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 5 biểu hiện.

Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với 50 biểu hiện.

Do quá khứ hữu biên kiến, có sự cố chấp với 18 biểu hiện.

Do vị lai hữu biên kiến, có sự cố chấp với 44 biểu hiện.

Do kiến có sự ràng buộc, có sự cố chấp với 18 biểu hiện.

Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện.

Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện.

Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với 20 biểu hiện.

Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, có sự cố chấp với 8 biểu hiện.

Do hữu kiến, có sự cố chấp với 1 biểu hiện.

Do phi hữu kiến, có sự cố chấp với 1 biểu hiện.

***

1. Khoái Lạc Kiến

Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với 35 biểu hiện gì?

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Lạc và hỷ tâm sanh lên tùy thuộc vào sắc là sự khoái lạc đối với sắc’ là kiến. Kiến không phải là sự khoái lạc, sự khoái lạc không phải là kiến; kiến là điều khác, sự khoái lạc là điều khác; (cả hai) kiến và sự khoái lạc được gọi là Khoái Lạc Kiến.

Khoái lạc kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến, người có sự hư hỏng về kiến ấy là (người) bị hư hỏng về kiến. Không nên tiếp cận, không nên kết thân, không nên gần gũi người bị hư hỏng về kiến. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Ái nào do kiến, ái ấy không phải là kiến, kiến không phải là ái, kiến là điều khác, ái là điều khác, (cả hai) kiến và ái được gọi là ái do kiến. Người có kiến ấy và ái ấy là (người) bị nhiễm ái do kiến. Vật thí cho đến người bị nhiễm ái do kiến không có quả báu lớn, không có lợi ích lớn. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác.

Khoái lạc kiến là tà kiến. Có hai cảnh giới (tái sanh) đối với người có tà kiến là địa ngục hoặc loài súc sanh. Thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào …, ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Cũng giống như hạt giống cây nimba hoặc hạt giống câykosātakī, hoặc hạt giống cây tittakālābu được gieo xuống đất ẩm. Vị nào của đất đã được tiếp thâu và vị nào của nước đã được tiếp thâu, tất cả (các) vị ấy đều đưa đến tính chất chát, tính chất cay, tính chất không dịu ngọt. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì hạt giống của cây ấy là ác. Tương tợ như thế, thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào …, ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác.

Khoái lạc kiến là tà kiến, tà kiến là kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, kiến (tạo nên) hiểm độc, kiến (tạo nên) mâu thuẫn, kiến (tạo nên) dao động, kiến (tạo nên) ràng buộc, kiến (tạo nên) xuyên suốt, kiến (tạo nên) áp đặt, kiến (tạo nên) vướng bận, kiến (tạo nên) trói buộc, kiến (tạo nên) sa đọa, kiến (tạo nên) ngủ ngầm, kiến (tạo nên) thiêu đốt, kiến (tạo nên) thống khổ, kiến (tạo nên) khúc mắc, kiến (tạo nên) chấp thủ, kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu.

Có những ràng buộc là kiến, và có những ràng buộc không phải là kiến.

Những ràng buộc nào là kiến? Thân kiến, sự cố chấp vào giới và nghi thức; những điều này vừa là sự ràng buộc vừa là kiến.

Những ràng buộc nào không phải là kiến? Sự ràng buộc với ái dục, sự ràng buộc với bất bình, sự ràng buộc với ngã mạn, sự ràng buộc với hoài nghi, sự ràng buộc với hữu ái, sự ràng buộc với ganh tỵ, sự ràng buộc với bỏn xẻn, sự ràng buộc với tình quyến luyến, sự ràng buộc với vô minh; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuộc vào thọ, …(như trên)… tùy thuộc vào tưởng, …(như trên)… tùy thuộc vào các hành, …(như trên)… tùy thuộc vào thức, …(như trên)… tùy thuộc vào mắt, …(như trên)… tùy thuộc vào tai, …(như trên)… tùy thuộc vào mũi, …(như trên)… tùy thuộc vào lưỡi, …(như trên)… tùy thuộc vào thân, …(như trên)… tùy thuộc vào ý, …(như trên)… tùy thuộc vào các sắc, …(như trên)… tùy thuộc vào các thinh, …(như trên)… tùy thuộc vào các khí, …(như trên)… tùy thuộc vào các vị, …(như trên)… tùy thuộc vào các xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào các pháp, …(như trên)… tùy thuộc vào nhãn thức, …(như trên)… tùy thuộc vào nhĩ thức, …(như trên)… tùy thuộc vào tỷ thức, …(như trên)… tùy thuộc vào thiệt thức, …(như trên)… tùy thuộc vào thân thức, …(như trên)… tùy thuộc vào ý thức, …(như trên)… tùy thuộc vào nhãn xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào nhĩ xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào tỷ xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào thiệt xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào thân xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào ý xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào thọ sanh ra từ nhãn xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào thọ sanh ra từ nhĩ xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào thọ sanh ra từ tỷ xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào thọ sanh ra từ thiệt xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào thọ sanh ra từ thân xúc, …(như trên)… tùy thuộc vào thọ sanh ra từ ý xúc, điều ấy là sự khoái lạc đối với thọ sanh ra từ ý xúc’ là kiến. Kiến không phải là sự khoái lạc, sự khoái lạc không phải là kiến; kiến là điều khác, sự khoái lạc là điều khác; (cả hai) kiến và sự khoái lạc được gọi là Khoái Lạc Kiến.

Khoái lạc kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. Người có sự hư hỏng về kiến ấy là (người) bị hư hỏng về kiến. Không nên tiếp cận, không nên kết thân, không nên gần gũi người bị hư hỏng về kiến. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Ái nào do kiến, ái ấy không phải là kiến, kiến không phải là ái, kiến là điều khác, ái là điều khác; (cả hai) kiến và ái được gọi là ái do kiến. Người có kiến ấy và ái ấy là (người) bị nhiễm ái do kiến. Vật thí cho đến người bị nhiễm ái do kiến không có quả báu lớn, không có lợi ích lớn. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác.

Khoái lạc kiến là tà kiến. Có hai cảnh giới (tái sanh) đối với người có tà kiến là địa ngục hoặc loài súc sanh. Thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào …(như trên)…, ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Cũng giống như hạt giống cây nimba hoặc hạt giống cây kosātakī, hoặc hạt giống cây tittakālābu được gieo xuống đất ẩm. Vị nào của đất đã được tiếp thâu và vị nào của nước đã được tiếp thâu, tất cả (các) vị ấy đều đưa đến tính chất chát, tính chất cay, tính chất không dịu ngọt. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì hạt giống của cây ấy là ác. Tương tợ như thế, thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào …(như trên)…, ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Khoái lạc kiến là tà kiến. Tà kiến là kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, …(như trên)…, kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu. Có sự ràng buộc đối với tâm đã bị xâm nhập với 18 biểu hiện này.

Có những ràng buộc là kiến, và có những ràng buộc không phải là kiến. Những ràng buộc nào là kiến? Thân kiến, sự cố chấp vào giới và nghi thức; những điều này vừa là sự ràng buộc vừa là kiến.

Những ràng buộc nào không phải là kiến? Sự ràng buộc với ái dục, sự ràng buộc với bất bình, sự ràng buộc với ngã mạn, sự ràng buộc với hoài nghi, sự ràng buộc với hữu ái, sự ràng buộc với ganh tỵ, sự ràng buộc với bỏn xẻn, sự ràng buộc với tình quyến luyến, sự ràng buộc với vô minh; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với 35 biểu hiện này.

2. Tùy Ngã Kiến

Do tùy ngã kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện gì?

Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy thọ … nhận thấy tưởng … nhận thấy các hành … nhận thấy thức là tự ngã, hoặc tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức.

Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy đề mục đất là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục đất, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục đất,” (vị ấy) nhận thấy đề mục đất và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, có người nhận thấy đề mục đất là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục đất, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục đất,” (vị ấy) nhận thấy đề mục đất và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)… Tùy ngã kiến là tà kiến. Đối với người có tùy ngã kiến, có hai cảnh giới (tái sanh) …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Ở đây, có người nhận thấy đề mục nước … đề mục lửa … đề mục gió … đề mục xanh … đề mục vàng … đề mục đỏ … đề mục trắng là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục trắng, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục trắng,” (vị ấy) nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, có người …(như trên)… nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật có sắc bởi vì sắc này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có sắc. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây, cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật có sắc bởi vì sắc này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có sắc. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy sắc ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, sắc này là ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy sắc ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác; hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy …(nt)… nhận thấy sắc ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(nt)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy sắc ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã ở trong sắc là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong sắc này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong sắc. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác; hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy …(như trên)… nhận thấy tự ngã ở trong sắc. Sự cố chấp và bám víu là kiến. …(như trên)… (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong sắc là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy thọ là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ sanh ra từ nhãn xúc … thọ sanh ra từ nhĩ xúc … thọ sanh ra từ tỷ xúc … thọ sanh ra từ thiệt xúc … thọ sanh ra từ thân xúc … thọ sanh ra từ ý xúc là tự ngã rằng: “Cái gì là thọ sanh ra từ ý xúc, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là thọ sanh ra từ ý xúc,” (vị ấy) nhận thấy thọ sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ sanh ra từ ý xúc là tự ngã rằng: “Cái gì là thọ sanh ra từ ý xúc, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là thọ sanh ra từ ý xúc,” (vị ấy) nhận thấy thọ sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. …(nt)… (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thọ là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(nt)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy thọ là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã có thọ là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là có thọ bởi vì thọ này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có thọ. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy …(như trên)… nhận thấy tự ngã có thọ. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thọ là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có thọ là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy thọ ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, thọ này ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy thọ ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác. Hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, thọ là tự ngã. Vị ấy …(nt)… nhận thấy thọ ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thọ là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(nt)… những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy thọ ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã ở trong thọ là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong thọ này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong thọ. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác. Hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy …(như trên)… nhận thấy tự ngã ở trong thọ. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thọ là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(nt)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong thọ là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tưởng là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tưởng sanh ra từ nhãn xúc … tưởng sanh ra từ nhĩ xúc … tưởng sanh ra từ tỷ xúc … tưởng sanh ra từ thiệt xúc … tưởng sanh ra từ thân xúc … tưởng sanh ra từ ý xúc là tự ngã rằng: “Cái gì là tưởng sanh ra từ ý xúc, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là tưởng sanh ra từ ý xúc,” (vị ấy) nhận thấy tưởng sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …(như trên)… tưởng sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có tưởng là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tưởng là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã có tưởng là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy các hành, thức, sắc, thọ là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta là có tưởng bởi vì tưởng này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có tưởng. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …( như trên)… tự ngã có tưởng. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có tưởng là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có tưởng là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tưởng ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy các hành, thức, sắc, thọ là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tưởng này ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy tưởng ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác. Hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …(như trên)… tưởng ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có tưởng là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tưởng ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã ở trong tưởng là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy các hành, thức, sắc, thọ là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong tưởng này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong tưởng. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác. Hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy các hành, thức, sắc, thọ là tự ngã. Vị ấy …(nt)… nhận thấy tự ngã ở trong tưởng. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có tưởng là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(nt)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong tưởng là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy các hành là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tư sanh ra từ nhãn xúc … tư sanh ra từ nhĩ xúc … tư sanh ra từ tỷ xúc … tư sanh ra từ thiệt xúc … tư sanh ra từ thân xúc … tư sanh ra từ ý xúc là tự ngã rằng: “Cái gì là tư sanh ra từ ý xúc, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là tư sanh ra từ ý xúc,” (vị ấy) nhận thấy tư sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …(như trên)… tư sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có hành là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy các hành là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã có hành là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thức, sắc, thọ, tưởng là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là có hành bởi vì các hành này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có hành. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …(như trên)… tự ngã có hành. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có hành là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có hành là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy các hành ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thức, sắc, thọ, tưởng là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, các hành này là ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy các hành ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác. Hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …(như trên)… các hành ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có hành là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy các hành ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã ở trong các hành là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thức, sắc, thọ, tưởng là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong các hành này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong các hành. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác. Hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …(như trên)… tự ngã ở trong các hành. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có hành là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong các hành là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy thức là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy nhãn thức … nhĩ thức … tỷ thức … thiệt thức … thân thức … ý thức là tự ngã rằng: “Cái gì là ý thức, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là ý thức,” (vị ấy) nhận thấy ý thức và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy nhãn thức … nhĩ thức … tỷ thức … thiệt thức … thân thức … ý thức là tự ngã rằng: “Cái gì là ý thức, cái ấy là ta. Cái gì là ta, cái ấy là ý thức,” (vị ấy) nhận thấy ý thức và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thức là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy thức là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã có thức là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy sắc, thọ, tưởng, các hành là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là có thức bởi vì thức này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có thức. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …(như trên)… tự ngã có thức. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thức là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có thức là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy thức ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy sắc, thọ, tưởng, các hành là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, thức này là ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy thức ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác. Hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …(như trên)… thức ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thức là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy thức ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.

Nhận thấy tự ngã ở trong thức là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy sắc, thọ, tưởng, các hành là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong thức này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong thức. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác. Hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy …(như trên)… tự ngã ở trong thức. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thức là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong thức là (có ý nghĩa) như thế.

Do tùy ngã kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện này.

3. Tà Kiến

Do tà kiến, có sự cố chấp với 10 biểu hiện gì?

Nói rằng: “Không có bố thí,” luận thuyết như thế có sự cố chấp và bám víu vào sai trái là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tà kiến có nền tảng sai trái—thứ nhất. Tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Nói rằng: “Không có cúng dường” …(như trên)… Nói rằng: “Không có tế lễ,” …(nt)… Nói rằng: “Không có quả thành tựu của các hành động được làm tốt hoặc được làm xấu,” …(nt)… Nói rằng: “Không có đời này,” …(nt)… Nói rằng: “Không có đời sau,” …(nt)… Nói rằng: “Không có mẹ,” …(nt)… Nói rằng: “Không có cha,” …(nt)… Nói rằng: “Không có sự sanh ra từ nhân của nghiệp,” …(nt)… Nói rằng: “Ở đời, không có các Sa-môn, Bà-la-môn sống chân chánh, thực hành chân chánh, sau khi tác chứng nhờ vào thắng trí của bản thân, sẽ công bố về đời này và đời sau,” luận thuyết như thế có sự cố chấp và bám víu vào sai trái là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tà kiến có nền tảng sai trái—thứ mười. Tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(nt)… Đối với người có tà kiến, có hai cảnh giới (tái sanh) …(nt)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do tà kiến, có sự cố chấp với 10 biểu hiện này.

 

4. Thân Kiến

Do thân kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện gì?

Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy thọ …(nt)…; nhận thấy tưởng …(nt)…; nhận thấy các hành …(nt)…; nhận thấy thức là tự ngã, hoặc tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức.

Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy đề mục đất …(như trên)… đề mục trắng là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục trắng, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục trắng,” (vị ấy) nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng …(như trên)… Tương tợ như thế, có người nhận thấy đề mục trắng là tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. …(nt)… Đây là—thân kiến có sắc là nền tảng—thứ nhất. Thân kiến là tà kiến, …(nt)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế. …(nt)… Do thân kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện này.

5. Thường Kiến lấy Thân làm Nền Tảng

Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 15 biểu hiện gì?

Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy tự ngã có thọ …(như trên)…; nhận thấy tự ngã có tưởng …(nt)…; nhận thấy tự ngã có các hành …(nt)…; nhận thấy tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức.

Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật có sắc bởi vì sắc này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có sắc. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ …(như trên)… Đây là—thường kiến lấy thân làm nền tảng—thứ nhất. Thường kiến là tà kiến, …(như trên)… những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) như thế. …(như trên)… Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 15 biểu hiện này.

6. Đoạn Kiến lấy Thân làm Nền Tảng

Do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì?

Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy sắc là tự ngã, nhận thấy thọ là tự ngã, nhận thấy tưởng là tự ngã, nhận thấy các hành là tự ngã, nhận thấy thức là tự ngã.

Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy đề mục đất …(như trên)… đề mục trắng là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục trắng, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục trắng,” (vị ấy) nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng …(nt)… Đây là—đoạn kiến lấy thân làm nền tảng—thứ nhất. Đoạn kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế. …(như trên)… Do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

 

7. Hữu Biên Kiến

Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với 50 biểu hiện gì?

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’[1] có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện? Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn,’ … ‘Thế giới là có giới hạn,’ … ‘Thế giới là không có giới hạn,’ … ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy,’ … ‘Mạng sống khác, thân thể khác,’ … ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ … ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ … ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ … ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện. … Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện.

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc là thế giới và là thường còn’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là thường còn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, … những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Thọ là thế giới và là thường còn’ …(như trên)… ‘Tưởng là thế giới và là thường còn’ …(như trên)… ‘Hành là thế giới và là thường còn’ …(như trên)… ‘Thức là thế giới và là thường còn’ …(như trên)… là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là thường còn’—thứ năm. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc là thế giới và là không thường còn’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là không thường còn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Thọ là thế giới và là không thường còn’ …(như trên)… ‘Tưởng là thế giới và là không thường còn’ … ‘Hành là thế giới và là không thường còn’ … ‘Thức là thế giới và là không thường còn’ … là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Hữu biên kiến là tà kiến, …(nt)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Ở đây, có người quan niệm bầu trời là hạn hẹp và có màu xanh. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là có giới hạn, được bao quanh’ là có suy tưởng về giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là có giới hạn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Ở đây, có người quan niệm bầu trời là hạn hẹp và có màu vàng. … có màu đỏ … có màu trắng … có màu ánh sáng. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là có giới hạn, được bao quanh’ là có suy tưởng về giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… Do hữu biên kiến ‘Thế giới là có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Ở đây, có người quan niệm bầu trời là bao la và có màu xanh. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là không có giới hạn, không được bao quanh’ là có suy tưởng về không có giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là không có giới hạn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Ở đây, có người quan niệm bầu trời là bao la và có màu vàng … có màu đỏ … có màu trắng … có màu ánh sáng. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là không có giới hạn, không được bao quanh’ là có suy tưởng về không có giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(nt)… Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc vừa là mạng sống vừa là thân thể, cái gì là mạng sống cái ấy là thân thể, cái gì là thân thể cái ấy là mạng sống’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… là—hữu biên kiến về ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc vừa là mạng sống vừa là thân thể. … ‘Thọ vừa là mạng sống vừa là thân thể. … ‘Tưởng vừa là mạng sống vừa là thân thể. … ‘Các hành vừa là mạng sống vừa là thân thể. … ‘Thức vừa là mạng sống vừa là thân thể, cái gì là mạng sống cái ấy là thân thể, cái gì là thân thể cái ấy là mạng sống’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… Do hữu biên kiến ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Mạng sống khác, thân thể khác,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc là thân thể, không phải là mạng sống, mạng sống không phải là thân thể, Mạng sống khác, thân thể khác’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… là hữu biên kiến về ‘Mạng sống khác, thân thể khác’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Thọ là thân thể không là mạng sống. … ‘Tưởng là thân thể không là mạng sống. … ‘Các hành là thân thể không là mạng sống. … ‘Thức là thân thể không là mạng sống, mạng sống không phải là thân thể, Mạng sống khác, thân thể khác’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… Do hữu biên kiến ‘Mạng sống khác, thân thể khác,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai cũng còn hiện hữu, cũng còn tồn tại, cũng còn sanh lên, và cũng còn tái tạo’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. … ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. … ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. … ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai cũng còn hiện hữu, cũng còn tồn tại, cũng còn sanh lên, và cũng còn tái tạo’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai bị phân hoại, bị diệt vong’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. … ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. … ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. … ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai bị phân hoại, bị diệt vong’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. … ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. … ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. … ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. …(như trên)… Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. … ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. … ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. … ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với 50 biểu hiện này.

 

8. Quá Khứ Hữu Biên Kiến

Do quá khứ hữu biên kiến, có sự cố chấp với 18 biểu hiện gì?

Có bốn luận thuyết về thường còn, bốn liên quan đến thường còn là phiến diện, bốn liên quan đến có giới hạn và không có giới hạn, bốn liên quan đến trườn uốn như lươn, hai liên quan đến ngẫu nhiên sanh lên.

Do quá khứ hữu biên kiến, có sự cố chấp với 18 biểu hiện này.

9. Vị Lai Hữu Biên Kiến

Do vị lai hữu biên kiến, có sự cố chấp với 44 biểu hiện gì?

Có mười sáu luận thuyết về tưởng, tám luận thuyết về phi tưởng, tám luận thuyết về phi tưởng phi phi tưởng, bảy luận thuyết về đoạn tận, năm luận thuyết về hiện tại Niết Bàn.

Do vị lai hữu biên kiến, có sự cố chấp với 44 biểu hiện này.

10. Kiến có sự Ràng Buộc

Do kiến có sự ràng buộc, có sự cố chấp với 18 biểu hiện gì?

Loại kiến nào là kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, …(như trên)…, kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu.

Do kiến có sự ràng buộc, có sự cố chấp với 18 biểu hiện này.

11. Kiến có sự Tự Hào và Gắn Bó về ‘Tôi’

Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện gì?

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Mắt là tôi’ là kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi.’ Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi’—thứ nhất. Kiến có sự tự hào và gắn bó là tà kiến …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Tai là tôi.’ …(như trên)… ‘Mũi là tôi.’ …(như trên)… ‘Lưỡi là tôi.’ …(như trên)… ‘Thân là tôi.’ …(như trên)… ‘Ý là tôi.’ …(như trên)… ‘Các sắc là tôi.’ …(như trên)… ‘Các pháp là tôi.’ …(như trên)… ‘Nhãn thức là tôi.’ …(như trên)… ‘Ý thức là tôi’ là kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi.’ Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi’—thứ mười tám. Kiến có tự hào và gắn bó là tà kiến …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện này.

12. Kiến có sự Tự Hào và Gắn Bó về ‘Của Tôi’

Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện gì?

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Mắt là của tôi’ là kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi.’ Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi’—thứ nhất. Kiến có sự tự hào và gắn bó là tà kiến …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Tai là của tôi.’ …(như trên)… ‘Mũi là của tôi.’ …(như trên)… ‘Lưỡi là của tôi.’ …(như trên)… ‘Thân là của tôi.’ …(như trên)… ‘Ý là của tôi.’ …(như trên)… ‘Các sắc là của tôi.’ …(như trên)… ‘Các pháp là của tôi.’ …(như trên)… ‘Nhãn thức là của tôi.’ …(như trên)… ‘Ý thức là của tôi’ là kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi.’ Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi’—thứ mười tám. Kiến có sự tự hào và gắn bó là tà kiến …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện này.

 

13. Kiến có liên hệ đến Luận Thuyết về Tự Ngã

Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với 20 biểu hiện gì?

Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy thọ …(như trên)… tưởng …(như trên)… các hành …(như trên)… thức là tự ngã, hoặc tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức. …(như trên)…

Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy đề mục đất …(như trên)… đề mục trắng là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục trắng, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục trắng,” (vị ấy) nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, có người nhận thấy đề mục trắng là tự ngã …(như trên`)… là—kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã có sắc là nền tảng—thứ nhất. Kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với 20 biểu hiện này.

 

14. Kiến có liên hệ đến Luận Thuyết về Thế Giới

Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, có sự cố chấp với 8 biểu hiện gì?

Sự cố chấp và bám víu rằng: “Tự ngã và thế giới là thường còn” là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; …(nt)…; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới—thứ nhất. Kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới là tà kiến, …(nt)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: “Tự ngã và thế giới là không thường còn” … “Tự ngã và thế giới là thường còn và không thường còn” … “Tự ngã và thế giới không phải là thường còn và không phải là không thường còn” … “Tự ngã và thế giới là có giới hạn” … “Tự ngã và thế giới là không có giới hạn” … “Tự ngã và thế giới là có giới hạn và không có giới hạn” … “Tự ngã và thế giới không phải là có giới hạn và không phải là không có giới hạn” là kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới. …(như trên)… là—kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới—thứ tám. Kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới là tà kiến, …(như trên)…; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, có sự cố chấp với 8 biểu hiện này.

15 – 16. Giải về Hữu Kiến & Phi Hữu Kiến

Cố chấp vào sự nắm giữ lại là hữu kiến, cố chấp vào sự vượt quá là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 35 biểu hiện do khoái lạc kiến có bao nhiêu là hữu kiến, có bao nhiêu là phi hữu kiến? Sự cố chấp với 20 biểu hiện do tùy ngã kiến có bao nhiêu là hữu kiến, có bao nhiêu là phi hữu kiến? …(như trên)… Sự cố chấp với 8 biểu hiện do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới có bao nhiêu là hữu kiến, có bao nhiêu là phi hữu kiến?

Sự cố chấp với 35 biểu hiện do khoái lạc kiến có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 20 biểu hiện do tùy ngã kiến có 15 là hữu kiến, có 5 là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 10 biểu hiện do tà kiến có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 20 biểu hiện do thân kiến có 15 là hữu kiến, có 5 là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 15 biểu hiện do thường kiến lấy thân làm nền tảng có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng có tất cả đều là phi hữu kiến.

Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn’ có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Thế giới là có giới hạn’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do ‘Thế giới là không có giới hạn’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Mạng sống khác, thân thể khác’ có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến.

Sự cố chấp với 18 biểu hiện do quá khứ hữu biên kiến có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 44 biểu hiện do vị lai hữu biên kiến có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 18 biểu hiện do kiến có sự ràng buộc có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 18 biểu hiện do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 18 biểu hiện do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi’ có tất cả đều là hữu kiến.

Sự cố chấp với 20 biểu hiện do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã có 15 là hữu kiến, có 5 là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 8 biểu hiện do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến.

Tất cả các kiến ấy là khoái lạc kiến. Tất cả các kiến ấy là tùy ngã kiến. Tất cả các kiến ấy là tà kiến. Tất cả các kiến ấy là thân kiến. Tất cả các kiến ấy là hữu biên kiến. Tất cả các kiến ấy là kiến có sự ràng buộc. Tất cả các kiến ấy là kiến có liên quan đến luận thuyết về tự ngã.

Kiến về sự hiện hữu       

và kiến về phi hữu,        

luận lý đều nương tựa   

ở cả hai điều này,

ở tại thế giới này           

có tưởng bị sai lệch

không có trí biết được    

sự diệt tận của chúng.   

Này các tỳ khưu, chư thiên và nhân loại bị xâm nhập bởi hai loại thiên kiến (hữu và phi hữu), một số nắm giữ lại, một số vượt quá, và những người có mắt nhìn thấy.

Và này các tỳ khưu, một số nắm giữ lại là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, có chư thiên và nhân loại ưa thích hữu, khoái lạc trong hữu, hoan hỷ trong hữu. Khi Giáo Pháp về sự diệt tận của hữu đang được thuyết giảng đến họ, tâm của họ không tiếp thu, không đặt niềm tin, không an trú, không xác quyết. Này các tỳ khưu, một số nắm giữ lại là (có ý nghĩa) như vậy.

Và này các tỳ khưu, một số vượt quá là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, tuy nhiên có một số (chư thiên và nhân loại) trong khi chịu khổ sở, trong khi bị hổ thẹn, trong khi ghê tởm đối với hữu, họ thích thú phi hữu: “Này quý vị, nghe rằng tự ngã này, do sự tan rã của thân, bị phân hoại, bị diệt vong, không có đời sống khác sau khi chết; điều này là tịch tịnh, điều này là tuyệt vời, điều này là hiển nhiên.” Này các tỳ khưu, một số vượt quá là (có ý nghĩa) như thế.

Và này các tỳ khưu, những ngưòi có mắt nhìn thấy là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu. Sau khi nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu, vị ấy đạt đến sự nhàm chán, sự ly tham ái, sự tịch diệt đối với hữu. Này các tỳ khưu, những ngưòi có mắt nhìn thấy là (có ý nghĩa) như thế.

Sau khi nhìn thấy được

hiện hữu là hiện hữu

cùng với sự vượt qua               

đối với điều hiện hữu,    

người nào xác quyết được       

đúng theo bản thể thật  

(người ấy) thời đoạn tận          

tham ái đối với hữu.

Vị ấy biết toàn diện         

đối với điều hiện hữu

có ái được xa lìa                      

khỏi hữu và phi hữu,

do phi hữu của hữu                 

vị tỳ khưu (như thế)

thời không còn đi đến              

sự tái sanh lần nữa.

 

Có 3 hạng người có kiến bị hư hỏng, có 3 hạng người có kiến được thành tựu.

Ba hạng người nào có kiến bị hư hỏng? Ngoại đạo, đệ tử của ngoại đạo, và người có tà kiến; 3 hạng người này có kiến bị hư hỏng.

Ba hạng người nào có kiến được thành tựu? Đức Như Lai, đệ tử của đức Như Lai, và người có chánh kiến.

Người giận dữ, oán hận,

xấu xa, và quỷ quyệt,

kiến hư hỏng, ngu muội,

biết là kẻ hạ tiện.

Không giận dữ, không oán,    

thanh tịnh, hành Đạo Quả,

kiến thành tựu, sáng suốt,       

biết được là bậc Thánh.

 

Có ba kiến bị hư hỏng, có ba kiến được thành tựu.

Ba kiến nào bị hư hỏng? ‘Cái này là của tôi’ là kiến bị hư hỏng, ‘Cái này là tôi’ là kiến bị hư hỏng, ‘Cái này là tự ngã của tôi’ là kiến bị hư hỏng. Đây là 3 kiến bị hư hỏng.

Ba kiến nào được thành tựu? ‘Cái này không phải là của tôi’ là kiến được thành tựu, ‘Cái này không phải là tôi’ là kiến được thành tựu, ‘Cái này không phải là tự ngã của tôi’ là kiến được thành tựu. Đây là 3 kiến được thành tựu.

‘Cái này là của tôi’ là kiến gì? Có bao nhiêu kiến? Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) nào? ‘Cái này là của tôi’ là kiến gì? Có bao nhiêu kiến? Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) nào? ‘Cái này là tự ngã của tôi’ là kiến gì? Có bao nhiêu kiến? Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) nào?

‘Cái này là của tôi’ là quá khứ hữu biên kiến. Có 18 kiến. Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) quá khứ. ‘Cái này là của tôi’ là vị lai hữu biên kiến. Có 44 kiến. Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) vị lai. ‘Cái này là tự ngã của tôi’ là tùy ngã kiến với 20 nền tảng, là thân kiến với 20 nền tảng, là 62 thiên kiến có thân kiến đứng đầu, các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) quá khứ và vị lai.

Này các tỳ khưu, những người nào hướng đến sự thành toàn ở Ta những người ấy được thành tựu về kiến. Đối với những người được thành tựu về kiến ấy, có sự thành toàn[2] ở nơi đây[3] đối với năm hạng, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng.

Có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng nào? Đối với (vị tái sanh) tối đa bảy lần, đối với (vị tái sanh) trong các gia tộc danh giá, đối với vị có một chủng tử (chỉ còn một lần tái sanh),[4] đối với vị Nhất Lai, và vị nào là A-la-hán ngay trong kiếp hiện tại này, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng này.

Có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng nào? Đối với vị viên tịch Niết Bàn vào giai đoạn đầu của đời kế tiếp, đối với vị viên tịch Niết Bàn vào giai đoạn cuối của đời kế tiếp, đối với vị Vô Hành viên tịch Niết Bàn, đối với vị Hữu Hành viên tịch Niết Bàn, đối với vị ngược giòng đi đến cõi Sắc Cứu Cánh, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng này.

Này các tỳ khưu, những người nào hướng đến sự thành toàn ở Ta những người ấy được thành tựu về kiến. Đối với những người được thành tựu về kiến ấy, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng này, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng này.

Này các tỳ khưu, những người nào đặt niềm tin hoàn toàn ở nơi Ta, những người ấy là các vị Nhập Lưu. Đối với các vị Nhập Lưu ấy, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng.

Có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng nào? Đối với (vị tái sanh) tối đa bảy lần, đối với (vị tái sanh) trong các gia tộc danh giá, đối với vị có một chủng tử (chỉ còn một lần tái sanh), đối với vị Nhất Lai, và vị nào là A-la-hán ngay trong kiếp hiện tại này, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng này.

Có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng nào? Đối với vị viên tịch Niết Bàn vào giai đoạn đầu của đời kế tiếp, đối với vị viên tịch Niết Bàn vào giai đoạn cuối của đời kế tiếp, đối với vị Vô Hành viên tịch Niết Bàn, đối với vị Hữu Hành viên tịch Niết Bàn, đối với vị ngược giòng đi đến cõi Sắc Cứu Cánh, có sự thành toàn sau khi rời nơi đây đối với năm hạng này.

Này các tỳ khưu, những người nào đặt niềm tin hoàn toàn ở nơi Ta những người ấy là các vị Nhập Lưu. Đối với các vị Nhập Lưu ấy, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng này, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng này.

Phần giảng về Kiến được đầy đủ.

–ooOoo–

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *