Bảng chú giải từ ngữ Pali 

Những từ để trong ngoặc đơn, đậm nét và nghiêng là những từ thông dụng trong nhà Phật. 

acariya thiền sư, người hướng dẫn, thầy, cô.

adhithana sự quyết tâm. Một trong mười parami, phẩm hạnh (ba-la-mt). 

akusala bất thiện, có hại. Trái nghĩa kusala

ananda vui sướng, hạnh phúc, hoan hỉ. 

ānāpāna hô hấp, hơi thở. Ānāpāna-sati: ý thức về hơi thở, (niệm hơi thở)

anattā vô ngã, không có cái ta, không có tự tánh, không có thực chất. Một trong ba đặc tính căn bản. Xem lakkhana

anicca vô thường, phù du, thay đổi. Một trong ba đặc tính căn bản. Xem lakkhana

arahant / arahat bậc giác ngộ (A-la-hán); người đã diệt hết mọi bất tịnh trong tâm. Xem Buddha

ariya thánh thiện, bậc thánh, thánh nhân. Người đã thanh lọc tâm tới trình độ đạt được sự thật tối hậu (nibbāna). Có bốn trình độ Ariya, từ sotapanna (nhập lưu), người sẽ tái sanh tối đa bảy kiếp, cho tới arahat, người sẽ không còn tái sinh sau đời hiện tại. 

ariya aṭṭhaṅgika magga Bát Thánh Đạo (Bát Chánh Đo). Xem magga. 

ariya sacca Sự Thật Thánh Thiện (Diệu Đế). Xem Sacca.

asubha bất tịnh, xấu, không đẹp. Trái nghĩa subha, thanh tịnh, tinh khiết, đẹp. 

Aasutava/assutavant không được chỉ dạy; người không có trí, phàm phu, người chưa bao giờ được nghe nói về sự thật, người thiếu ngay cả suta-maya-panna, và do đó không thể dấn bước trên con đường giải thoát. Trái nghĩa sutava

avijja vô minh, ảo tưởng. Mắt xích đầu tiên trong Chuỗi Nhân Duyên Sinh (paticca samuppada). Cùng với tham (raga) và sân (dosa), vô minh là một trong ba tật xấu chính trong tâm. Ba tật xấu này là cội nguồn của mọi bất tịnh đưa đến khổ. Đồng nghĩa với moha

ayatana phạm vi, lãnh vực, đặc biệt là sáu lĩnh vực cảm nhận (lục căn) (salatayana), nghĩa là: Năm giác quan cộng với tâm, và đối tượng tương ứng như (lục căn và lục trần): 

mắt (cakkhu) và cảnh (rupa), tai (sota) và âm thanh (sadda), mũi (ghana) và mùi (gandha) lưỡi (jivha) và vị (rasa), 

thân (kaya) và xúc chạm (photthabba), tâm (namo) và đối tượng của tâm ý, nghĩa là ý nghĩ đủ loại (dhamma)

Đây còn được gọi là sáu giác quan. Xem indriya. 

bala sức mạnh, năng lực (lực). Năm sức mạnh tinh thần là niềm tin (saddha), nỗ lực (viriya), ý thức (sati), định (samadhi), trí tuệ (panna). Dưới hình thức kém hơn, đây đuợc gọi là năm khả năng. Xem indriya

bhaṅga sự tan rã. Một giai đoạn quan trọng trong sự tu tập Vipassana, chứng nghiệm được sự tan rã của cơ thể, tưởng như chắc đặc, thành những rung động tinh tế luôn luôn sinh và diệt. 

bhava (trong tiến trình) sinh thành, ra đời. Bhava-cakka: vòng luân hồi, bánh xe luân hồi. Xem cakka. 

bhāvanā mở mang, phát triển trí tuệ, thiền. Hai phương pháp bhavana là thiền an tĩnh, (samatha-bhāvanā), tương ứng với định tâm, hay thiền định (samādhi), và thiền Vipassana (Minh sát thiền, Thiền quán, Thiền tuệ), vipassanā-bhāvanā tương ứng với tuệ giác (paññā). Sự phát triển samatha sẽ đưa tới trạng thái định jhāna; sự phát triển vipassanā sẽ đưa tới giải thoát. Xem jhāna, paññā, samādhi, vipassanā

bhāvanā-mayā paññā trí tuệ phát triển nhờ kinh nghiệm trực tiếp của chính mình, tuệ giác (tu tuệ). Xem paññā

Bhavatu sabba mangalam “Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc”. Một câu nói cổ truyền dùng để diễn tả thiện ý đối với người khác. 

bhikkhu (Phật giáo) tăng sĩ; thiền giả, tỳ kheo, khất sĩ. Nữ giới bhikkhuṇī: ni cô, tỳ kheo ni, sư cô. 

bodhi sự giác ngộ. 

Bodhisatta nghĩa đen, “Bậc giác ngộ” (Bồ Tát). Người đang tu tập để trở thành Phật. Dùng để chỉ Siddhattha Gotama vào thời chưa thành chánh quả. Sanskrit bodhisatva

bojjhanga nhân tố thành đạo (thất giác chi), nhân tố giác ngộ, nghĩa là phẩm hạnh giúp ta được giác ngộ. Bảy nhân tố này là ý thức (niệm) (sati), nghiên cứu thâm sâu về Dhamma (Dhamma-vicaya) (trạch pháp), nỗ lực (tinh tấn) (viriya), vui mừng (hỉ) (piti), bình yên/thanh thản (khinh an) (passadhi), định tâm (samadhi), bình tâm (xả) (upekkha). 

brahma chư thiên, phạm thiên; chữ dùng trong Ấn Độ giáo để chỉ chúng sinh cao nhất trong mọi loài chúng sinh, thường để chỉ Đấng Tạo Hóa – Thượng đế toàn năng, nhưng Đức Phật cho rằng họ cũng là đối tượng của sự hủy hoại và chết như mọi chúng sinh. 

brahma-vihara bản chất của brahma, đó là trạng thái tâm cao thượng hay thánh thiện, trong đó có bốn phẩm chất thanh tịnh: từ tâm (từ) (metta), thương xót (bi) (karuna), mừng vui với hạnh phúc của người khác (hỉ) (mudita), bình tâm trong mọi hoàn cảnh (xả) (upekkha); trau dồi một cách quy củ bốn phẩm chất này bằng cách tu tập thiền. 

brahmacariya không dâm dục, một cuộc sống trong sạch và thánh thiện (phạm hạnh). 

brahmana nghĩa đen, một người thánh thiện (bà-la-môn). Thời xưa dùng để chỉ một người thuộc đẳng cấp tu sĩ tại Ấn Độ. Người đó dựa vào một vị thần (Brahma) để được cứu rỗi hoặc giải thoát; theo đường lối này họ khác với samana (sa-môn). Đức Phật mô tả brahmana hay bà-la-môn đúng nghĩa là người đã thanh lọc được tâm, nghĩa là bậc arahat

Buddha bậc giác ngộ, người đã khám phá ra con đường giải thoát, đã thực hành, và đã đạt được mục tiêu bằng nỗ lực của chính mình. 

cakka bánh xe, bhava-cakka, bánh xe luân hồi (nghĩa là tiến trình khổ đau), tương đương với samsara. Dhamma-cakka, bánh xe Dhamma (Pháp luân – nghĩa là giáo lý hoặc tiến trình giải thoát). Bhava-cakka tương đương với chuỗi nhân duyên sinh (duyên khởi) theo chiều thuận. Dhamma-cakka tương đương với chuỗi duyên khởi theo chiều ngược lại, đưa tới chấm dứt thay vì gia tăng khổ đau. 

cintā-mayā paññā tuệ tư duy, trí tuệ đạt được nhờ suy luận, (tư tuệ). Xem paññā

citta tâm. Cittānupassanā, quan sát tâm. Xem satipaṭṭhāna. dana hiến tặng, từ thiện, rộng lượng, (cúng dường, bố thí). Một trong mười parami 

dhamma (Sanskrit: dharma) hiện tượng, đối tượng của tâm, nội dung của tâm, tâm ý (pháp); tự nhiên, luật tự nhiên, luật giải thoát, nghĩa là giáo lý của bậc giác ngộ. Dhammānupassanā, quan sát nội dung của tâm. Xem satipaṭṭhāna

dhatu nguyên tố (xem maha-bhutani); điều kiện tự nhiên, tính chất. 

dosa ghét bỏ (sân). Cùng với raga moha, một trong ba bất tịnh chính trong tâm. 

dukkha khổ, không hài lòng. Một trong ba đặc tính căn bản (xem lakkana). Sự Thật Thứ Nhất (Khổ Đế) (xem cakka). 

Gotama (Sanskrit: Gautama) tên họ của Đức Phật trong lịch sử. Hīnayāna nghĩa đen: chiếc xe nhỏ.

indriya năng lực, khả năng. Dùng trong bài này để chỉ sáu giác quan (xem ayatana) và năm sức mạnh tinh thần (ngũ lực) (xem bala). 

jati sanh ra đời, tồn tại, hiện hữu, (hữu). 

jhāna trạng thái nhập định (trance). Có tám trạng thái như vậy có thể đạt được nhờ thực tập samādhi, hoặc samatha-bhāvanā (xem bhavana). Trau dồi chúng đưa tới an tĩnh và hỉ lạc, nhưng không diệt trừ được những bất tịnh trong thâm tâm. 

kalāpa / attha-kalapa vi tử, đơn vị nhỏ nhất, không thể chia cắt của vật chất, gồm có bốn nguyên tố cùng những đặc tính của chúng. Xem maha-bhutani

kalyana-mitta nghĩa đen, giúp người, do đó là người hướng dẫn một người tới giải thoát, nghĩa là người hướng dẫn tâm linh, vị thầy tâm linh 

kamma (Sanskrit: karma) hành động, đặc biệt là một hành động sẽ gây ảnh hưởng cho tương lai của mình, nghiệp. Xem sankhara

kāya thân, cơ thể. Kāyānupassanā, quan sát thân. Xem sati- paṭṭhāna

khanda khối, nhóm, tập hợp (uẩn). Con người gồm có năm tập hợp (ngũ uẩn) : vật chất (sắc) (rupa), hay biết (thức) (vinnana), nhận thức, nhận biết, nhận định (tưởng) (sanna), cảm giác (thọ) (vedana), phản ứng, tạo nghiệp (hành) (sankhara). 

kilesa phiền não, xấu xa, bất tịnh trong tâm, ô nhiễm. Anusaya kilesa, phiền não tiềm ẩn, bất tịnh nằm im trong vô thức. 

kusala thiện, hữu ích. Trái nghĩa với akusala

lakkhana dấu hiệu, đặc điểm phân biệt, đặc tính. Ba đặc tính (tilakkhana) là anicca, dukkha, anatta. Hai đặc tính đầu thường có ở mọi hiện tượng hữu nghiệp. Đặc tính thứ ba thường có ở mọi hiện tượng hữu nghiệp và vô nghiệp. 

lobha ham muốn (tham). Đồng nghĩa với raga. 

loka 1. thế giới vĩ mô, nghĩa là vũ trụ, thế gian, cảnh giới của sự sống; 2. thế giới vi mô, có nghĩa cấu trúc tinh thần-vật chất. Loka-dhamma, chông gai của cuộc đời, thăng trầm trong cuộc sống mà ai cũng gặp phải, có nghĩa là được hay mất, thắng hay bại, khen hay chê, sướng hay khổ. 

magga đường lối, con đường (Đạo). Ariya Atthangika Magga, Bát Thánh Đạo đưa đến giải thoát khỏi khổ đau. Bát Thánh Đạo chia ra làm ba giai đoạn hay tập luyện: 

  1. Sila, đạo đức, sự trong sạch của lời nói và việc làm (Giới
  2. samma-vacca, lời nói chân chính (Chánh ngữ); 
  3. samma-kammanta, hành động chân chính (Chánh nghiệp); 

iii. samma-ajiva, nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng); II. Samadhi, định, làm chủ được tâm (Định): 

  1. samma-vayama, nỗ lực chân chính (Chánh tinh tấn); v. samma-sati, ý thức chân chính (Chánh niệm); vi. samma-samadhi, định chân chính (Chánh định); 

III. Panna, trí tuệ, tuệ giác hoàn toàn thanh lọc được tâm: vii. samma-sankappa, ý nghĩ chân chính (Chánh tư duy); viii. samma-ditthi, hiểu biết chân chính (Chánh kiến); 

Magga là Sự Thật Thứ Tư (Đạo Đế) trong Bốn Sự Thật Thánh Thiện. Xem sacca

maha-bhutani bốn nguyên tố có trong mọi vật chất (tứ đại): Pathavi-dhatu – nguyên tố đất (sức nặng). Apo-dhatu – nguyên tố nước (sự kết hợp) Tejo-dhatu – nguyên tố lửa (nhiệt độ) 

Vayo-dhatu – nguyên tố khí (gió) (chuyển động). 

Mahāyāna nghĩa đen, ‘đại thừa’, chiếc xe lớn. Tông phái Phật giáo phát triển tại Ấn Độ vài thế kỷ sau thời của Đức Phật và truyền sang phía bắc như Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Mông Cổ, Đại Hàn và Nhật Bản. 

mangala an vui, phước lành, hạnh phúc. 

mara sự hiện thân của các tâm bất tịnh, ma vương, lực âm. 

mettā tình thương vô vị lợi và thiện chí, từ tâm. Một trong những phẩm chất của một tâm thanh tịnh (xem Brahma-vihara); một trong mười parami. Mettā-bhāvanā, trau dồi mettā một cách hệ thống bằng phương pháp thiền (từ bi quán). 

moha vô minh, si mê, ảo tưởng. Đồng nghĩa với avija. Cùng với raga dosa, một trong ba bất tịnh chính trong tâm. 

nama tâm, tinh thần (danh). Nama-rupa, tâm và thân, môi trường tinh thần-vật chất. Nama-rupa viccheda, sự chia lìa giữa tâm và thân khi chết, hay khi chứng nghiệm được nibbana

nibbāna (Sanskrit: nirvāṇa) tịch diệt; giải thoát; sự thật tối hậu; dứt sạch nghiệp (Niết bàn). 

nirodha chấm dứt, diệt trừ, diệt (tịch diệt). Thường được dùng đồng nghĩa với nibbana. Nirodha-sacca sự thật về hết khổ, Sự Thật Thứ Ba (Diệt Đế) trong Bốn Sự Thật Thánh Thiện. Xem sacca

niravana chướng ngại, trở ngại. Năm trở ngại trong việc phát triển tâm trí là ham muốn (tham) (kamacchanda), ghét bỏ (sân) (vyapada), uể oải về thể xác và tinh thần (hôn trầm, thụy miên) (thina-middha), bồn chồn, bất an (trạo cử) (uddhacca- kukkucca), nghi ngờ (vicikiccha). 

olarika nặng nề, thô trược. Trái nghĩa sukkuma

Pāli chữ, sách, kinh sách ghi lại giáo lý của Đức Phật; do đó là chữ viết trong kinh. Chứng tích trong lịch sử, ngôn ngữ, khảo cổ chứng minh đó là tiếng nói đích thực được dùng ở miền Bắc Ấn Độ vào thời hoặc gần thời của Đức Phật. Sau đó kinh được dịch sang tiếng Sanskrit là ngôn ngữ chỉ dùng trong sách vở. 

paññā trí tuệ, tuệ. Phần thứ ba trong ba sự thực tập khi tu tập Bát Thánh Đạo (xem magga). Có ba loại trí tuệ: 

  1. Tuệ thụ nhận, trí tuệ do nghe từ người khác (Văn tuệ) (suta- mayā paññā), 
  2. Tuệ tư duy, trí tuệ do lý luận (Tư tuệ) (cintā-mayā paññā),
  3. Tuệ giác, tuệ thực chứng, trí tuệ do tự chứng nghiệm (Tu tuệ(bhāvanā-mayā paññā). 

Trong ba tuệ này chỉ có tuệ cuối cùng mới có thể hoàn toàn thanh lọc được tâm; nó được phát huy nhờ tu tập vipassanā- bhāvanā. Trí tuệ là một trong năm sức mạnh của tâm (xem bala), và là một trong mười parami

parami / paramita sự hoàn hảo, phẩm hạnh; phẩm chất toàn thiện trong tâm giúp xóa bỏ ngã và do đó đưa tới giải thoát (ba-la-mật). Mười phẩm hạnh là: đóng góp từ thiện (dana), đạo đức (sila), buông bỏ, xuất gia (nekkhamma), trí tuệ (panna), nỗ lực (viriya), nhẫn nhục (khanti), chân thật (sacca), quyết tâm (adhitthana), từ tâm (metta), bình tâm (upekkha). 

paṭicca-samuppāda Chuỗi nhân duyên sinh, chuỗi duyên khởi; nguyên nhân. Tiến trình, bắt đầu bằng vô minh, làm ta khổ hết đời này sang đời khác. 

puja sùng bái, tôn thờ, nghi thức hoặc nghi lễ tôn giáo. Đức Phật dạy rằng chỉ có một puja đúng cách để tôn vinh Ngài là thực hành giáo lý của Ngài, từ bước đầu cho đến mục đích cuối cùng. 

punna việc thiện, phẩm hạnh; hành động tốt, nhờ thực hành điều này ta hưởng được hạnh phúc bây giờ và trong tương lai. Đối với một cư sĩ, punna gồm có đóng góp từ thiện (dana), sống một cuộc sống đạo đức (sila), và tu tập thiền (bhavana). 

raga ham muốn (tham). Cùng với dosa moha, một trong ba tật xấu chính trong tâm. Đồng nghĩa với lobha

ratana nữ trang, châu báu. Ti-ratana: Tam bảo.

rupa 1. vật chất (sắc); 2. đối tượng của mắt. Xem ayatana, khandha.

sacca sự thật, sự thật. Bốn Sự Thật Thánh Thiện (Tứ Diệu Đế) (ariya-sacca) là: 

  1. Sự Thật về khổ (dukkha-sacca); 
  2. Sự Thật về nguyên nhân của khổ (samudaya-sacca); 
  3. Sự Thật về sự đoạn diệt khổ (nirodha-sacca); 
  4. Sự Thật về con đường dẫn đến sự đoạn diệt khổ (magga- sacca). 

sadhu “Lành thay!”, làm giỏi, nói hay. Một cách biểu lộ sự đồng ý, tán đồng. 

samādhi định, làm chủ được tâm. Phần thứ hai trong ba sự tu tập Bát Thánh Đạo (xem magga). Khi tu tập theo đường lối này sẽ đưa tới trạng thái nhập định (jhāna), nhưng không hoàn toàn giải thoát được tâm. Ba loại samadhi là: 

  1. Khanika samādhi, định chốc lát, định từng giây phút một (sát na định); 
  2. Upacara samādhi, cận định;
  3. Appana samādhi, tập trung hoàn toàn, trạng thái nhập định (jhāna).

Trong những loại định này, khanika samādhi là tạm đủ để có thể tu tập vipassanā

samana ẩn sĩ, sa môn, du tăng, khất sĩ. Người đã từ bỏ cuộc sống có gia đình. Trong khi một brahamana dựa vào một thần linh để ‘cứu độ’ hoặc giải thoát cho mình, một samana tìm kiếm giải thoát bằng nỗ lực riêng của mình. Do đó từ này có thể áp dụng cho Đức Phật và đệ tử của Ngài là những người sống cuộc đời tu sĩ, nhưng cũng gồm cả những tu sĩ không theo Đức Phật. Samana Gotama (‘Sa môn Gotama ’) là từ thông dụng của những người không phải là đệ tử của Ngài dùng để chỉ Ngài. 

samatha sự an tĩnh, sự tĩnh lặng. Samatha-bhavana, phát triển an tĩnh, đồng nghĩa với Samadhi. Xem bhavana

sampajana có sampajanna. Xem dưới đây. 

sampajañña hiểu biết toàn thể hiện tượng tinh thần-vật chất, có nghĩa là có tuệ giác về tính chất vô thường của hiện tượng này ở mức độ cảm giác. 

saṃsāra vòng luân hồi, tái sinh; thế giới trần tục; thế giới khổ đau (hữu vi). 

samudaya nảy sinh, nguồn gốc. Samudaya-dhamma, hiện tượng nảy sinh. Samudayasacca, Sự Thật về nguồn gốc của khổ, Sự Thật Thứ Hai (Tập Đế) trong Bốn Sự Thật Thánh Thiện (Tứ Diệu Đế). 

Saṅgha nhóm, cộng đồng thánh nhân, có nghĩa là những người đã chứng nghiệm được nibbāna; tăng đoàn, tăng thân, tăng già, cộng đồng tăng, ni Phật giáo; một thành viên của ariya- saṅgha, bhikkhu-saṅgha hoặc bhikkhuni-saṅgha

saṅkhāra (Sanskrit: Samskara) phản ứng của tâm, hình thành (trong tâm), (hành); hành động có dụng ý, phản ứng tinh thần; tạo nghiệp, nghiệp. Một trong năm tập hợp (khandha), cũng là mắt xích thứ hai trong chuỗi nhân duyên sinh (paticca samuppada). Saṅkhāra kamma, hành động mang lại hậu quả trong tương lai và do đó thực sự có trách nhiệm tạo nên cuộc đời mai sau. 

saṅkhāra-upekkhā / saṅkhārupekkhā nghĩa đen là bình tâm đối với sankhara. Một giai đoạn trong sự tu tập Vipassana, sẽ đưa đến sự chứng nghiệm được bhāṅga, giai đoạn khi những bất tịnh lâu đời ẩn sâu trong vô thức nổi lên bề mặt của tâm và thể hiện bằng những cảm giác. Bằng cách giữ được sự bình tâm (upekkhā) đối với những cảm giác này, thiền giả không tạo ra saṅkhāra mới và để cho những nghiệp cũ mất đi. Do đó tiến trình từ từ đưa đến sự diệt trừ hết mọi saṅkhāra

saññā (trong samyutta-nana, sự hiểu biết bị điều kiện hóa) nhận định, nhận biết, tri giác (tưởng). Một trong năm tập hợp (khandha). Nó thường bị chi phối bởi saṅkhāra trong quá khứ và do đó đưa đến một hình ảnh lệch lạc về sự thật. Trong khi tu tập vipassana, saññā được chuyển thành paññā, sự hiểu biết sự thật đúng như thật. Nó trở thành anicca-saññā, dukkha- saññā, anattā-saññā, asubhasaññā – đó là, sự nhận định về vô thường, khổ, vô ngã, và tính chất hư ảo của vẻ đẹp vật chất. 

sarana trú ẩn, nương tựa, bảo vệ (quy y). Ti-sarana: nương tựa hay quy y Tam bảo, có nghĩa là nương tựa vào Phật, Pháp Tăng. 

sati ý thức (niệm). Một phần trong Bát Thánh Đạo (xem magga), cũng là một trong năm sức mạnh (xem bala) và bảy yếu tố thành đạo (xem bojjhanga). Ānāpāna-sati – ý thức về hơi thở. (Quán niệm về hơi thở

satipaṭṭhāna Tạo lập ý thức (Tứ Niệm Xứ). Có bốn lĩnh vực tương quan của satipaṭṭhāna

  1. Quan sát thân (quán thân) (kāyānupassanā);
  2. Quan sát cảm giác nảy sinh trong người (quán thọ) (vedanānupassanā); 
  3. Quan sát tâm (quán tâm) (cittānupassanā); 
  4. Quan sát nội dung của tâm (quán pháp) (dhammānupassanā

Cả bốn phần đều gồm có quan sát cảm giác, bởi vì cảm giác liên quan trực tiếp đến thân cũng như tâm. The Maha- Satipatthana Suttana (Digha Nikaya,22), Trường Kinh về Tạo Lập Ý Thức (Đại Niệm Xứ), là nguồn gốc chính về lý thuyết căn bản cho việc tu tập vipassana-bhavana được giảng giải. 

sato ý thức. Sato sampajano; ý thức với sự hiểu biết về tính chất vô thường của toàn thể cấu trúc tinh thần-vật chất, bằng cách quan sát cảm giác. 

Siddhatha (Sanskrit: Siddhartha) nghĩa đen, ‘người đã hoàn thành nhiệm vụ của mình’. Tên riêng của Đức Phật trong lịch sử. 

sīla đạo đức, giới; tránh không có những hành động bằng lời nói và việc làm có hại cho mình và cho người. Ba sự tập luyện đầu tiên trong sự tu tập Bát Thánh Đạo (xem magga). Đối với một cư sĩ, sīla được thực hành trong đời sống hằng ngày bằng cách giữ Năm Giới. 

sotapanna người đã đạt được giai đoạn đầu của bậc thánh (nhập lưu), và đã chứng nghiệm được Nibbana. Xem ariya

sukha hạnh phúc, niềm vui. Trái nghĩa với dukkha

sukhuma tinh tế, vi tế. Trái nghĩa olarika

suta-mayā paññā nghĩa đen: trí tuệ đạt được nhờ nghe từ người khác. Tuệ thụ nhận, trí tuệ do học hỏi (văn tuệ). Xem paññā

sutava / sutavant được chỉ dạy, người đã được nghe về sự thật, người có sutta-maya-panna (thanh văn). Trái nghĩa assutava

sutta bài giảng của Đức Phật hoặc những đệ tử chính của Ngài, kinh Phật. 

taṇhā nghĩa đen là ‘thèm khát’ (tham ái). Đức Phật chỉ rõ taṇhā là nguồn gốc của khổ (samudaya-sacca) trong bài giảng đầu tiên, “Kinh Chuyển Pháp Luân”, (Dhamma-cakkappavattana Sutta). Trong chuỗi nhân duyên sinh (paticca samuppadaa) Ngài giải thích rằng taṇhā phát nguồn từ sự phản ứng đối với cảm giác trong thân. 

Tathāgata nghĩa đen là ‘đi như thế’ hoặc ‘đến như thế’ (Như Lai). Người nhờ đi trên con đường của sự thật đã đạt được sự thật tối hậu, có nghĩa là một người giác ngộ. Danh xưng Đức Phật thường dùng để tự xưng. 

Theravāda nghĩa đen là ‘giáo lý của bậc trưởng lão’. Giáo lý của Đức Phật, trong đường lối đã được bảo trì tại các nước ở Đông Nam Á (Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia). Thường được công nhận là giáo lý theo đường lối cổ xưa nhất (Phật Giáo Nguyên Thủy). 

ti-lakkhana xem lakkhana. Tipiṭaka (Sanskrit: Tripiṭaka) nghĩa đen, ba kho chứa (Tam tạng). 

Ba bộ sưu tập về giáo lý của Đức Phật là: 1. Vinaya-piṭaka, tạng Luật, bộ sưu tập về giới luật cho tăng, ni; 2. Sutta-piṭaka, tạng Kinh, bộ sưu tập những bài giảng; 3. Abhidhamma-piṭaka, tạng Luận, bộ sưu tập những giáo lý cao hơn, nghĩa là sự bình luận về Dhamma một cách triết lý và có hệ thống. (Sanskrit Tripitaka). 

Ti-ratana xem ratana 

Udaya nảy sinh, sinh, khởi. Udayabbaya, sinh và diệt, nghĩa là vô thường (cũng là udaya-Vaya). Hiểu biết thực nghiệm về sự thật này đạt được bằng cách quan sát sự thay đổi không ngừng của cảm giác trong chính mình. 

upadana dính mắc, bám chấp, ràng buộc, giữ chặt (thủ). 

upekkha bình tâm, (xả); trạng thái của tâm không còn ham muốn, ghét bỏ, vô minh. Một trong bốn trạng thái thuần khiết của tâm. (xem Brahma-vihara), trong bảy nhân tố giác ngộ (xem bojjhanga), và mười parami

uppada xuất hiện, nảy sinh, sinh. Uppada-vaya, sinh và diệt. Uppada-vaya-dhammino, có bản chất của sinh và diệt. 

vaya /vyaya hủy diệt, tan rữa. Vaya-dhamma hiện tuợng hủy diệt.

vedanā cảm tưởng/cảm giác (thọ). Một trong năm tập hợp (khandha). Đức Phật mô tả, vì gồm cả tinh thần lẫn vật chất; do đó vedana cho ta phương tiện khảo sát toàn thể hiện tượng tâm lý-vật lý. Trong chuỗi Duyên khởi (paṭicca-samuppāda), Đức Phật giải thích rằng tanha, nguồn gốc của khổ, nảy sinh do phản ứng đối với vedanā. Bằng cách biết quan sát vedanā một cách khách quan ta có thể tránh khỏi bất cứ phản ứng mới nào, và có thể trực nghiệm trong bản thân sự thật về vô thường (anicca). Sự chứng nghiệm này tối quan trọng để phát triển sự buông xả, đưa đến giải thoát cho tâm. 

vedanānupassanā quan sát cảm giác trong thân. Xem satipaṭṭhāna

viññāṇa thức, sự hay biết. Một trong năm tập hợp (khandha). 

vipassanā quan sát nội tâm, (minh sát), tuệ giác thanh lọc được tâm; đặc biệt tuệ giác về bản chất vô thường, khổ, vô ngã của cấu trúc tâm lý-vật lý. Vipassanā-bhāvanā, phát triển tuệ giác một cách có hệ thống nhờ phương pháp thiền quan sát sự thật nội tâm bằng cách quan sát cảm giác trong thân. 

viveka khách quan, vô tư; tuệ phân biệt. yathā-bhūta nghĩa đen, ‘đúng như thật.’ Thực tế hiện hữu, thực tại. 

yathā-bhūta-ñāṇa-dassana, hiểu biết-nhận ra sự thật đúng như thật. 

 

Bài viết trích từ cuốn Nghệ Thuật Sống – The Art Of Living – Thiền Sư S.N. Goenka & William Hart. Tải cuốn sách bản PDF tại đây.

 

AUDIOS CUỐN SÁCH NGHỆ THUẬT SỐNG

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *