PHÁP THOẠI KHOÁ SATIPATTHANA – NGÀY 4 | THIỀN SƯ S.N. GOENKA

 

AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT: 

AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG ANH: 

NỘI DUNG BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT & TIẾNG ANH (SƯ PHÁP THÔNG DỊCH VIỆT): 

The fourth day of the Satipaṭṭhāna course is over. We continue to recite the Sutta and to try to understand it in relation to the practice. Ngày thứ tư của khóa thiền Tứ Niệm Xứ – Satipaṭṭhāna đã qua. Chúng ta lại tiếp tục đọc bài kinh và cố gắng hiểu nó trong liên hệ với pháp hành.
We are still in kāyānupassanā. You can start with any of the four fields of kāyānupassanā, vedanānupassanā, cittānupassanā, or dhammānupassanā and with any section of kāyānupassanā, but as you proceed they intermingle. You have to reach certain important stations. You have to feel the body inside (ajjhattaṃ) and outside (bahiddhā), then both inside and outside (ajjhatta-bahiddhā). You have to experience arising and passing (samudaya-dhammānupassī viharati, vaya-dhammānupassī viharati) then both together, (samudaya-vaya-dhammānupassī viharati). You have to feel the entire body as a mass of vibrations arising and passing with great rapidity, in the stage of bhaṅga. Then you reach the stage of body as just body (‘atthi kāyo’ti), or sensations as just sensations, mind as just mind, or mental contents as just mental contents. There is no identification with it. Then there is the stage of mere awareness (paṭissati-mattāya) and mere understanding (ñāṇa-mattāya) without any evaluation or reaction. Chúng ta vẫn còn trong phần quán thân – kāyānupassanā. Bạn có thể khởi đầu với bất kỳ pháp quán nào trong bốn lĩnh vực: quán thân – kāyānupassanā, quán thọ – vedanānupassanā, quán tâm (cittānūpassanā), hay quán pháp (dhmamānupassanā), và với bất cứ phần quán thân nào, song khi bạn tiến xa hơn chúng sẽ hòa trộn với nhau. Bạn phải đạt đến một vài trạm quan trọng. Bạn phải cảm giác được thân bên trong (ajjhattaṃ) và bên ngoài (bahiddhā), rồi cả bên trong lẫn bên ngoài (ajjhatta – bahiddhā). Bạn phải kinh nghiệm được sự sanh và diệt (samudaya-dhammānupassī viharati – sống quán tánh sanh khởi, vayadhammānupassī viharati – sống quán tánh hoại diệt), rồi cả hai cùng với nhau (samudayavayadhammānupassī viharati – sống quán tánh sanh khởi và hoại diệt). Bạn phải cảm giác được toàn thân như một khối những rung động đang sanh và diệt với vận tốc cực kỳ nhanh, trong giai đoạn hoại diệt (bhaṅga). Sau đó, bạn phải đạt đến giai đoạn thân chỉ là thân (‘atthi kāyo’ti), hoặc thọ chỉ là thọ, tâm chỉ là tâm, hoặc pháp chỉ là pháp không có sự đồng nhất với nó. Rồi đến giai đoạn chỉ có niệm (paṭissati-mattāya) và chỉ có tuệ hay trí (ñāṇa-mattāya) thuần tuý không có bất kỳ sự đánh giá hay phản ứng nào.
As you progress and get established in the practice, deep-rooted saṅkhāras come on the surface and are eradicated, provided you are vineyya loke abhijjhā-domanassaṃ, keeping away from craving and aversion towards mind and matter. Khi bạn tiến bộ và đã an lập trong pháp hành, các saṅkhāras (hành) ăn rễ sâu xa xuất hiện lên bề mặt và được tuyệt trừ, với điều kiện bạn phải vineyya loke abhijjhā-domanassaṃ, viễn ly tham – ưu đối với tâm và vật chất hay danh và sắc (thường dịch là để chế ngự tham – ưu ở đời).
In another discourse, the Buddha gave an illustration: Trong một bài kinh khác, Đức Phật đã đưa ra một sự minh họa:
Sabba kamma jahassa bhikkhuno,

dhunamānassa pure kataṃ rajaṃ.

Sabba kamma jahassa bhikkhuno, Dhunamānassa pure kataṃ rajam
The meditator who does not make new kamma, combs out old defilements as they arise. Người hành thiền không tạo tác nghiệp mới, thanh lọc những phiền não cũ khi chúng khởi lên.
When a meditator stops generating all kamma saṅkhāras, (that is, new actions or reactions), the old impurities—pure kataṃ rajaṃ—are combed out. Dhunamānassa means combing or carding cotton, separating every fibre, clearing out all the knots and dirt. This can happen at any stage, whenever you don’t generate a new saṅkhāra, but the very deep-rooted impurities only start coming up after bhaṅga. If you keep generating saṅkhāras, you keep multiplying your old stock. As long as you refrain from generating any new ones and remain equanimous, layers after layers of saṅkhāras are eradicated.

 

Khi người hành thiền ngưng tạo mọi hành nghiệp – kamma saṅkhāra, tức không còn tạo tác những nghiệp mới hay phản ứng mới, thời những bất tịnh cũ – pure kataṃ rajaṃ – được tháo ra. Dhunamānassa nghĩa là tháo ra hay chải ra (bông vải), tách ra thành từng sợi, gỡ sạch mọi nút thắt hay quét sạch mọi bợn nhơ. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, bất cứ lúc nào bạn không phát tác một hành mới, tuy nhiên những bất tịnh bám rễ sâu xa chỉ bắt đầu trồi lên sau khi bạn đã đạt đến giai đoạn “hoại diệt” – bhaṅga. Nếu bạn cứ tiếp tục tạo tác các hành (saṅkhāra), là bạn đang tiếp tục gia tăng kho (hành) cũ của bạn. Bao lâu bạn tránh không tạo tác bất kỳ một hành mới nào và giữ thái độ xả, thì hết lớp hành này đến lớp hành khác đã bị trừ diệt.
Dhamma is very kind. Initially very crude saṅkhāras which would result in a very miserable, low order of new life, surface and get eradicated. You are relieved of them: Pháp (dhamma) rất nhân từ. Lúc đầu các hành thô vốn sẽ dẫn bạn vào một đời sống khổ đau, thấp kém mới, trồi lên và bị trừ diệt. Bạn được giải thoát khỏi chúng.
uppajjitvā nirujjhanti, tesaṃ vūpasamo sukho – having arisen, when they are extinguished, their eradication brings happiness. upajjitvā nirujjhanti, tesaṃ vūpassamo sukho-đã sanh lên, nếu chúng bị diệt, sự đoạn trừ này sẽ đem lại an lạc
When all the saṅkhāras which would have taken you to a lower field of life are gone, the mind becomes perfectly balanced—fit to transcend the field of mind and matter and gain the first glimpse of nibbāna. Khi các hành có khả năng đưa bạn vào một kiếp sống thấp thỏi đã diệt, tâm trở nên quân bình một cách hoàn hảo – thích hợp để vượt qua lĩnh vực của tâm và vật chất (danh – sắc) và có được cái nhìn thóang đầu tiên về Niết Bàn.
This may be for a few moments, seconds or minutes, but on returning to the field of mind and matter the meditator’s behaviour pattern is totally changed. A saṅkhāra of the lower fields cannot now be generated. The clan is changed—gotrabhū. The anariyo becomes a sotāpanna, ariyo. Today the word ‘aryan’ has lost its meaning and is used for a certain race. In the Buddha’s day ariyo meant a noble person, one who had experienced nibbāna. Sotāpanna means one who has fallen into the stream, sota. Within seven lives at most such a person is bound to keep working to become an arahant. No power on earth can stop the process.

 

Điều này có thể chỉ trong một vài sátna, một vài giây hạnh phúc, nhưng khi trở lại lĩnh vực tâm và vật chất mô thức cư xử thường tình của hành giả đã thay đổi hoàn toàn. Các saṅkhāra (hành) đưa đến một đời sống thấp thỏi giờ đây không thể nào được phát ra. Tộc tánh đã thay đổi – “gotrabhū” (chuyển tộc – từ phàm sang thánh tộc). Phàm nhân (anariyo – phi thánh) trở thành một bậc thánh nhân (ariyo) – một bậc thánh nhập lưu – sotāpanna. Ngày nay chữ ‘aryan’ đã mất đi ý nghĩa nguyên thủy của nó và được người ta dùng để chỉ cho một bộ tộc. Thời Đức Phậtariyo nghĩa là một con người cao quý, thánh nhân, một người đã thực chứng Niết Bàn. Sotāpanna là người đã rơi vào dòng (sota) hay thường gọi là “nhập lưu”. Trong tối đa bảy kiếp sống, người này chắc chắn sẽ duy trì việc thực hành để trở thành một bậc Alahán. Không có quyền lực nào trên thế gian này có thể chặn đứng tiến trình ấy được.
The work continues in the same way: ātāpī sampajāno satimā. Further deep saṅkhāras come on the surface and pass away (uppajjitvā nirujjhanti) and a much deeper experience of nibbāna results. The meditator returns again to the field of arising and passing, a totally changed person, the stage of sakadāgāmī has been reached. Only one more life is possible in the sensual world. Then again the practice is ātāpī sampajāno satimā. Finer impurities, but ones which would still give lives of misery, are now eradicated by this equanimity, and the dip in nibbāna is again much deeper. The stage of anāgāmī is experienced. Now the only possible life is not in the sensual field, but in a very high Brāhmic plane. As the meditator continues, the finest saṅkhāras—which would give even one life of misery, because they are still within the circle of life and death—are eradicated, and the nibbāna of an arahant is experienced, total liberation. It can be in this very life or in future lives, but the practice is the same: ātāpī sampajāno satimā.

 

Công việc thực hành vẫn tiếp tục theo cách như vậy – nghĩa là với nhiệt tâm (ātāpī), tỉnh giác (sampajāno) và chánh niệm (satimā). Các hành nằm sâu hơn nữa trồi lên bề mặt và diệt (upajjhitvā nirujjhanti) và một kinh nghiệm thâm sâu hơn về Niết Bàn xảy ra. Người hành thiền lại trở lui về lãnh vực sanh – diệt, nhưng với một con người đã thay đổi hoàn toàn, hành giả đạt đến giai đoạn sakadāgāmī – tưđàhàm. Chỉ một kiếp sống duy nhất nữa là có thể trong cõi dục giới. Kế đó, việc thực hành vẫn lại với nhiệt tâm, tỉnh giác và chánh niệm. Những bất tịnh vi tế hơn, nhưng vẫn là những bất tịnh có khả năng đưa đến những kiếp sống đau khổ, bây giờ được trừ diệt bằng thái độ xả này, và việc nhúng sâu vào Niết Bàn một lần nữa càng sâu hơn. Hành giả kinh nghiệm giai đoạn Anāgāmī hay Anahàm. Giờ đây một kiếp sống duy nhất là khả dĩ nhưng không nằm trong cõi dục, mà trong một cõi phạm thiên rất cao (ý muốn nói đến cõi ngũ tịnh cư dành cho các bậc Anahàm). Khi người hành thiền tiếp tục, các hành (saṅkhāra) vi tế nhất – vốn vẫn cho thêm một kiếp khổ nữa, vì chúng vẫn còn nằm trong vòng sanh – tử – được trừ diệt, và Niết Bàn của một bậc Alahán được hành giả kinh nghiệm, sự giải thoát viên mãn. Điều đó có thể xảy ra ngay trong kiếp hiện tại hoặc có thể trong kiếp tương lai, nhưng việc thực hành vẫn không khác: đó là với ātāpī sampajāno satimā.
Satimā is with awareness. Sampajāno is with wisdom, paññā, of arising and passing, direct experience of bodily sensations. Body alone cannot feel sensations and so mind is involved, but in the body is where they are felt. The Buddha gave an illustration: just as different kinds of winds arise in the sky—warm or cold, fast or slow, dirty or clean—so in the body different kinds of sensations arise and pass away. Satimā là với chánh niệm. Sampajāno là với trí tuệ (paññā) về sự sanh và diệt, kinh nghiệm trực tiếp các cảm thọ của thân. Một mình thân thì không thể cảm giác các cảm thọ, vì thế tâm đòi hỏi phải có, nhưng trong thân vẫn là nơi chúng được cảm thọ. Đức Phật đã đưa ra một minh họa cho vấn đề này: ví như có nhiều loại gió khác nhau khởi lên trên bầu trời – gió ấm hay gió lạnh, gió thổi nhanh hay gió thổi chậm, gió có bụi hay gió trong sạch – cũng vậy thân này có nhiều loại cảm thọ khác nhau sanh lên và diệt.
In another discourse he said: Trong một bài kinh khác Ngài nói:
Yato ca bhikkhu ātāpī sampajaññaṃ na riñcati, tato so vedanā sabbā parijānāti paṇḍito. Yato ca bhikhhu ātāpī sampajaññaṃ ca na riñcati, tato so vedanā sabbā parijānāti paṇḍito.

 

Working ardently, without missing sampajaññaṃ, a meditator experiences the entire field of vedanā and gains wisdom. Thực hành nhiệt tâm, không sao lãng tỉnh giác, người hành thiền kinh nghiệm toàn bộ lãnh vực của thọ và có được trí tuệ.
There are different kinds of vedanā whether the saṅkhāras are gross, finer or finest. Sampajaññaṃ day and night is thus the essence of the whole technique. Có các loại thọ khác nhau cho dù các saṅkhāras (hành) là thô, vi tế, hay vi tế nhất. Như vậy, tỉnh giác (sampajaññaṃ) cả ngày lẫn đêm là cốt lõi của toàn bộ kỹ thuật.
So vedanā pariññāya diṭṭhe dhamme anāsavo, kāyassa bhedā dhammaṭṭho saṅkhyaṃ nopeti vedagū So vedanā pariññāyadiṭṭhe dhamme anāsavo, kāyassa bhedā dhammaṭṭho saṅkhāyaṃ nopeti vedagū.
“When the entire field of vedanā is transcended, Dhamma is understood. Such a person, without impurities (anāsavā) fully established in Dhamma (dhammaṭṭho) knows perfectly the entire field of sensations (vedagu) and does not after death (kāyassa bhedā) return to this field of sensations.” Khi toàn bộ lãnh vực của thọ – vedanā đã được vượt qua, thời Pháp (dhamma) cũng được tuệ tri. Người như vậy, không còn những bất tịnh (anāsavā – vô lậu), đã an trú hoàn toàn trong Pháp (dhammaṭṭho), thấu triệt toàn bộ lãnh vực của cảm thọ (vedagū) và sau khi thân hoại mạng chung (kāyassabhedā) không còn trở lui lại lãnh vực của cảm thọ này nữa”.
This summarises the whole path to liberation. It is achieved with sampajañña, the wisdom of arising and passing, equanimity with sensations. Ātāpī, working hard, and satimā, when it is the awareness of the circus girl, will not alone liberate because sampajāñña is essential. Điều này tóm tắt toàn bộ đạo lộ đi đến giải thoát. Đạo lộ được thành tựu với trí tuệ tỉnh giác – sampajañña, trí tuệ thấy rõ sự sanh và diệt, đồng thời giữ thái độ xả với các cảm thọ. Ātāpi – nhiệt tâm hay chịu khó thực hành và chánh niệm – satimā, ở đây phải nhớ rằng nếu đó là niệm của cô gái hát xiếc, một mình nó sẽ không đủ để giải thoát vì trí tuệ tỉnh giác vẫn là quan trọng nhất.
****

It is not necessary to pass through every section of kāyānupassanā, because each is complete in itself. Only the starting point differs. You can start with any section and reach the same stations and ultimately the final goal. We start with Ānāpāna, and later switch to vedanānupassanā. However sampajañña is required at every stage. The second and third sections of kāyānupassanā are always necessary. We practise in the sitting posture, but at times during the day other postures are necessary. The second section covers all four postures of the body (sitting, standing, lying down, and walking) but it still involves ātāpī sampajāno satimā, whatever the position or posture. Then the third section involves sampajañña continuously in every physical activity. This is necessary because sampajañña must always be present. Thus the first three sections on bodily activities must continue throughout our practice, but not every section of kāyānupassanā.  

 

 
Paṭikūlamanasikārapabbaṃ –   

Reflection on Repulsiveness

Paṭikūlamanasikārapabbaṃ – Quán tính chất đáng nhờm gớm – Hay 32 thể trược
Paṭikūla means “repulsive.” Manasikāra means “reflection” or “contemplation.” This will not in itself take you to the final goal. The Buddha teaches direct experience, not mere imagination or intellectualisation. However in some cases, when the mind is very dull or agitated, it cannot start with respiration, let alone with equanimity with the feeling of sensations. In most cases such people have strong attachment to the body and are engrossed in sexual pleasures, obsessed by the outer beauty of the body. They won’t try to understand, and cannot practise Dhamma, so this contemplation of repulsiveness is used to balance the mind at least slightly. They are asked just to start thinking in the proper way: what is this body? Paṭikūla có nghĩa là “đáng kinh tởm” hay “đáng nhờm gớm”. Manasikāra là “sự suy xét” hay “quán tưởng”. Tự thân pháp quán này sẽ không đưa đến mục tiêu cuối cùng (giải thoát). Đức Phật luôn dạy phải kinh nghiệm trực tiếp, chứ không chỉ có sự tưởng tượng hay tri thức hóa đơn thuần. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, khi tâm còn cùn nhụt hay còn tháo động, trạo cử, nó không thể khởi sự với hơi thở, huống nữa là giữ được thái độ xả với việc cảm giác các cảm thọ. Trong hầu hết các trường hợp, những người như vậy còn có sự tham chấp đối với thân và còn mê đắm trong các dục lạc, bị ám ảnh bởi cái đẹp bề ngoài của thể xác. Họ sẽ không cố gắng hiểu và cũng không thể hành Pháp (dhamma) được, vì thế việc quán tính chất đáng nhờm gớm này được dùng để quân bình tâm ít ra cũng ở mức khá hơn một chút. Những người này được yêu cầu khởi sự với việc suy xét theo cách thích hợp: thân này là gì?
imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthhakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati… Imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati…
From the soles of the feet up and from the hairs of the head down the entire body covered by skin is reflected on or thought about (paccavekkhati) as impure (asucino) in different ways (nānappakārassa). It is all so ugly. It contains hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bones, marrow, kidney, heart, liver, pleura, spleen, lungs, intestines, mesentery, stomach and contents, faeces, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, grease, saliva, nasal mucus, synovial fluid, and urine. This is its nature. Từ lòng bàn chân đổ lên và từ tóc trên đầu đi xuống, toàn thân được bao bọc bởi da, hành giả suy xét hay quán sát (paccavekkhati) tính chất bất tịnh của nó (asucino) theo những cách khác nhau (nānappakārassa). Thân này thật là xấu xí. Nó chứa đựng nào là: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tuỷ, thận, tim, gan, màng ruột, bao tử, phổi, ruột, trực tràng, vật thực chưa tiêu hóa, phân, óc, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước miếng, nước mũi, họat dịch (nước khớp xương), nước tiểu. Đây là bản chất của nó.
This is just a beginning for those not in a position to observe reality inside. Impurity keeps overpowering them. Once they can think properly, they are fit to practise, either with respiration or directly with sensations. Of course, when the actual practice of Vipassana starts, there should be no aversion towards this ugly body. It is just observed as it is—yathābhūta. It is observed as body, with sensations arising and passing. The meditator is now on the path. Tất nhiên pháp quán này chỉ là một cách khởi đầu cho những người không có khả năng quan sát thực tại bên trong. Vì thế tính chất bất tịnh cứ tiếp tục khuất phục họ. Một khi họ có thể suy tư một cách đúng đắn rồi, họ sẽ sẵn sàng để thực hành, hoặc với hơi thở hoặc trực tiếp với các cảm thọ. Dĩ nhiên, khi việc thực hành minh sát thực sự bắt đầu, sẽ phải không còn sự chán ghét đối với thân uế trược này. Lúc đó chỉ quan sát đúng như nó là hay như thực quán – yathābhūta. Thân được quán như là thân, với hơi thở đang sanh và diệt. Người hành thiền lúc này thực sự mới ở trên đạo lộ (giải thoát).
The Buddha gives an example of a double-mouthed provision bag full of different seeds and grains, such as hill paddy, paddy, green gram, cowpeas, sesame and husked rice. Just as a man with good eyes can see all these different grains, so such things are seen in this body covered with skin. When divine eye is developed, at a much later stage, it becomes very easy to see the body. Every part—indeed, every particle of the body—is seen as if with open eyes. Đức Phật đưa ra ví dụ về một cái túi lương thực có hai miệng (túi) chứa đầy các hạt giống và ngũ cốc khác nhau, như lúa nếp, lúa tẻ, đậu xanh, đậu đũa, đậu mè và gạo lức. Ví như một người có mắt tốt có thể thấy các loại ngũ cốc khác nhau này, hành giả cũng phải thấy được những vật (uế trược) trong thân được da bao bọc này. Khi thiên nhãn phát triển, ở một giai đoạn cao hơn, việc thấy thân sẽ trở nên rất dễ. Mỗi thân phần – thực ra, mỗi phân tử của thân – sẽ được thấy như thể với mắt mở vậy.
Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati… ‘atthi kayo’ ti…na ca kiñci loke upādiyati. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati…’atthi kāyo’ti… na ca kiñci loke upādiyati.
Then the process is the same. Although the starting point varies according to the background and mental capacity of the person, the ending stations are the same. The body is observed inside and out, ajjhatta-bahiddhā. The arising and passing away is observed: samudaya-vaya. Then ‘atthi kāyo’ ti, “This is body.” The awareness gets established, and without any support in this world of mind and matter, there is nothing to grasp (na ca kiñci loke upādiyati) in the stage of full liberation. Sau đó tiến trình tu tập lại hoàn toàn giống nhau. Mặc dù điểm khởi đầu có khác tuỳ theo trình độ căn bản và khả năng tinh thần của mỗi người, song những trạm cuối cùng đều giống như nhau. Thân được quan sát ở bên trong, và bên ngoài, ajjhatta – bahiddhā. Quan sát sự sanh và sự diệt – samudaya – vaya. Rồi ‘atthi-kāyo’ti, “Đây là thân hay có thân đây”. Chánh niệm được thiết lập, và không có bất kỳ sự hỗ trợ nào trong cái thế gian của tâm và vật chất này, không có gì để nắm giữ, chấp trước (na ca kiñci loke upādiyati) trong giai đoạn giải thoát viên mãn.
Dhātumanasikārapabbaṃ –   

Reflections on Material Elements

Dhātumanasikārapabbaṃ – Quán sát tứ đại
Dhātu means element. Again, for a certain type of person with strong attachment to the body and to sexual pleasures, thinking is involved at the beginning of the practice. Dhatu nghĩa là yếu tố hay đại. Ở đây cũng vậy, với loại người còn tham chấp thân và đắm mê các dục lạc, lúc bắt đầu thực hành đòi hỏi phải có sự suy xét:
Imameva kāyaṃ yathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ dhātuso paccavekkhati: ‘atthi imasmiṃ kāye pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātū’ti. Imameva kāyaṃ yathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ dhatuso paccavekkhati: ‘athi imasmiṃ kāye pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātū’ti.
However the body is placed or disposed (kāyaṃ yathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ), the elements in it are just thought about (paccavekkhati): earth (pathavī), water (āpo), fire (tejo), and air (vāyo).  Dù cho thân được đặt hay được sắp xếp như thế nào (kāyaṃyathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ), các giới hay các đại trong đó cũng phải được quán sát (paccavekkhati) đó là: đất (pathavī), nước (āpo), lửa (tejo) và gió (vāyo).
The Buddha gives another example. Just as a butcher or his apprentice kills a cow, divides it into portions bit by bit, and sells it seated in the marketplace, so the body is understood as being just these four elements. It consists of: solidity—flesh, bones, and so forth; liquidity—blood, urine, and so forth; gases; and temperature. Just as “cow” is a conventional word for a composition of parts, so the body is nothing else but these four elements, none of which is “body.” Thus people are brought to the point where the mind is at least slightly balanced. Đức Phật đưa ra một ví dụ khác. Ví như một người đồ tể hoặc người học việc của ông ta giết một con bò, xẻ nó ra thành từng phần nhỏ và ngồi ở chợ bán những miếng thịt ấy như thế nào, thời thân cũng phải được hiểu là như vậy: chỉ có bốn đại này. Nó gồm: chất cứng như thịt, xương v.v…; chất lỏng như máu, nước tiểu v.v…; chất gió hay hơi; và nhiệt. Ví như “bò” là một từ quy ước chỉ sự cấu hợp của các bộ phận như thế nào, thân cũng như thế không là gì khác ngoài bốn đại này và không có đại nào trong đó là “thân” cả. Như vậy người hành thiền đạt tới điểm ở đây tâm ít nhất cũng đã được quân bình một cách đáng kể.
Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati… ‘atthi kāyo’ti… na ca kiñci loke upādiyati. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati… ‘atthi kāyo’ti … na ca kiñci loke upādiyati.
Then the same work starts, because mere thinking is not sufficient. The same stations have to be passed through. The stage is reached of ‘atthi kāyo’ti, “This is body,” to which there was formerly so much attachment, and putting aside all attachments the meditator reaches the final goal. Kế tiếp công việc bắt đầu như cũ, bởi vì chỉ thuần tư duy hay quán sát thôi thì không đủ. Hành giả phải trải qua các trạm giống như đã đề cập ở trên. Giai đoạn hành giả đạt đến ‘atthi kāyo’ti, “Đây là thân hay có thân đây”, cái mà trước đây bao nhiêu tham chấp hành giả đặt vào đó, và giờ buông bỏ qua một bên mọi tham chấp ấy hành giả đạt đến mục tiêu cuối cùng.
Navasivathikapabbaṃ –

Nine Cemetery Observations

Navasivathikapabbaṃ – Chín pháp quán tử thi (hay Mộ địa quán)
There were some people, then as now, with so much attachment to the body that even proper thinking was impossible. Therefore a cruder, grosser starting point was given: they were just taken to a cemetery. This was of the kind where the dead body is not burned or buried, but just thrown away to be eaten by birds, animals, and so forth. Unable to work with their attention inside themselves, they were just asked to start looking at a corpse. Then they could consider their own body in the same way: Đôi khi một số người tham chấp thân mãnh liệt đến độ ngay cả sự tư duy đúng cũng không thể thực hiện được. Bởi thế một điểm khởi đầu thô hơn, bạo hơn đã được Đức Phật đưa ra: Họ phải vào một nghĩa địa. Đây là chỗ các tử thi không được chôn cất hay thiêu đốt, mà chỉ quăng bỏ đó cho các loài chim, thú v.v… ăn thịt. Do không thể thực hành với sự chú ý của họ xoay vào bên trong tự thân, nên những người này được yêu cầu khởi sự bằng cách nhìn vào một tử thi. Kế đó họ có thể suy xét đến thân của họ theo cùng cách như vậy:
So imameva kāyaṃ upasaṃharati: ‘ayaṃ pi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. So imameva kāyaṃ upasaṃharati: ‘ayaṃ pi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃnatīto’ti.
They think (upasaṃharati) about their own body: “My body too is of the same nature, it will unavoidably become like this.” There are nine cemetery contemplations: Họ suy nghĩ (upasaṃharati) về thân của chính mình: “Thân của ta đây cũng có cùng bản chất như vậy, nó sẽ không tránh được phải trở thành như thế này”. Có chín cách quán tử thi:
They view a corpse that is one-day, two-days, or three-days old, swollen, blue, and festering. They consider and understand that their body also has the same nature, and will ultimately die with the same result. Hành giả nhìn vào tử thi đã chết một ngày, hai ngày, hoặc ba ngày, trương phình, xanh đen, và lở loét. Hành giả suy xét và hiểu ra rằng thân của hành giả cũng có cùng bản chất, cuối cùng rồi sẽ phải chết với kết quả giống như thế này.
Again they view a corpse thrown in a cemetery being eaten by crows, hawks, vultures, dogs, jackals, or different kinds of worms. Again they consider their own body in the same way. Lại nữa, hành giả nhìn vào một tử thi quăng bỏ trong nghĩa địa đã bị các loài quạ, diều hâu, kên kên, chó, dã can, hay các loài sâu bọ khác rỉa rói, đục khoét, ăn thịt. Và hành giả sẽ suy xét đến thân của mình theo cách như vậy.
They view a corpse reduced to a skeleton with flesh or blood attached, held together by tendons. Then they consider their own body. Hành giả nhìn vào một tử thi chỉ còn là bộ xương dính chút thịt và máu, ràng lại với nhau bởi mấy sợi gân. Rồi hành giả suy xét đến thân của chính mình.
They view a corpse reduced to a skeleton without any flesh but smeared with blood and held together by tendons. Hành giả nhìn vào một tử thi chỉ còn là bộ xương không có chút thịt nào, nhưng vấy bẩn với máu và ràng lại với nha­­u bởi những sợi gân.
They view a corpse reduced to a skeleton without flesh or blood attached, held together by tendons. Hành giả nhìn vào một tử thi chỉ còn lại một bộ xương không dính chút thịt và máu, ràng lại với nhau bởi những sợi gân.
This time they view only disconnected bones scattered in all directions: the bone of a hand or foot, a knee-bone, thigh-bone, pelvis, spine, or skull. Lúc này hành giả nhìn thấy chỉ còn những khúc xương rời ra nằm rải rác khắp nơi: xương tay, hay xương chân, xương đầu gối, xương đùi, xương chậu, xương sống, hay xương sọ v.v…
Now after a long time the bones are white, bleached.   

They view bones that, after more than a year are just lying in a heap.

They view bones that are rotting and breaking down into dust.

Each time, after viewing, they reflect in the same way about their own body

Bây giờ, sau một thời gian, những khúc xương được tẩy trắng, sạch sẽ.

Hành giả nhìn vào những khúc xương mà, sau hơn một năm, nằm thành đống.

Hành giả nhìn vào những khúc xương đang mục nát và tan tành thành cát bụi.

Mỗi lần, sau khi nhìn như vậy, hành giả phản tỉnh hay suy xét theo cách đã nói về chính thân của mình.

It is necessary to begin with just viewing in this way because Vipassana—to observe and experience the true nature of reality—is a delicate job. People living a coarse, gross life, involved in gross impurities, cannot do it. Special cases are therefore taken to a cemetery, just to see, to keep contemplating, and to understand what they see as the ultimate result for everyone. They are asked to start thinking. With this feeling of repulsiveness and now with understanding, the mind is slightly balanced: it can practise. Nhất thiết phải bắt đầu với việc chỉ nhìn theo cách này bởi vì thiền Minh sát (vipassanā) – quan sát và kinh nghiệm đúng bản chất của thực tại – là một công việc rất tinh vi, tế nhị. Những người đang sống một cuộc sống thô tháo, tầm thường, còn hệ luỵ trong những phiền não thô, không thể làm được điều này. Do đó, những trường hợp đặc biệt phải đi đến một tha ma mộ địa, chỉ là để thấy, để duy trì việc quán tưởng, và để hiểu được rằng những gì họ thấy là kết quả cuối cùng dành cho mọi người. Họ được yêu cầu phải khởi sự tư duy như vậy. Với cảm giác nhờm gớm này và với sự hiểu biết mà bây giờ họ đã có này, tâm được quân bình một cách đáng kể, nó có thể thực hành (minh sát).
Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati… ‘atthi kāyo’ti… na ca kiñci loke upādiyati. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati… ‘atthi kāyo’ti… na ca kiñci loke upādiyati.
Now they start working through the same stations. They reach the stage of ‘atthi kāyo’ ti, “This is body,” to which there was so much attachment. Then they continue until all attachments are given up at the stage of full liberation. Giờ đây hành giả khởi sự thực hành (minh sát) qua những giai đoạn tương tự. Tức là hành giả sẽ đạt đến giai đoạn ‘atthi kāyo’ti, “Đây là thân hay có thân đây”, cái mà bao nhiêu tham chấp hành giả đã dành cho nó. Rồi hành giả tiếp tục cho đến khi mọi tham chấp được từ bỏ ở giai đoạn giải thoát viên mãn.
The path is the same in every section. Only the starting point differs. In every section you must feel arising and passing away, manifesting as sensation, which is the combination of mind and matter. First you feel it separately, then together when it arises and instantly passes away. Then everywhere the entire structure is dissolved, arising, passing, arising, passing. You just observe. In this way you develop your faculties of sati and sampajañña—the wisdom that develops equanimity.  Đạo lộ là như nhau ở mỗi phần. Chỉ có điểm khởi đầu là khác. Ở mỗi phần bạn phải cảm giác được sự sanh và diệt, thể hiện ra như những cảm thọ, vốn là sự kết hợp của tâm và vật chất hay danh sắc. Đầu tiên bạn cảm thấy nó tách rời (sanh riêng, diệt riêng), rồi hợp cùng nhau khi nó sanh và diệt tức thời. Lúc đó khắp mọi nơi trong toàn bộ cấu trúc này đã tan ra, chỉ có sự sanh, diệt, sanh diệt liên tục không ngừng. Bạn chỉ việc quan sát. Theo cách này bạn phát triển khả năng chánh niệm (sati) và trí tuệ tỉnh giác (sampajañña) của bạn – trí tuệ vốn phát triển thành xả.
There can be a type of equanimity even without the understanding of anicca. It is achieved by repeatedly suggesting non-reaction and calmness to the mind. Many people develop this faculty and seem not to react or be upset by the vicissitudes of life. They are balanced, but only at the surface level. A deeper part of the mind keeps on reacting because it is in constant contact with bodily sensations at a depth they have not reached. Without sampajañña, the roots of the behaviour pattern of reaction—the saṅkhāras—remain. Có thể có một loại xả thậm chí không cần phải có sự hiểu biết về tính chất vô thường (anicca). Xả này được thành tựu bằng cách ám thị liên tục sự không phản ứng và bình tĩnh trong tâm. Nhiều người đã phát triển được khả năng này và dường như không phản ứng hay bị đảo lộn bởi những thăng trầm của cuộc đời. Họ đã được quân bình, nhưng chỉ ở mức bề mặt. Một phần sâu thẳm của tâm vẫn tiếp tục phản ứng bởi nó luôn luôn tiếp xúc với các cảm thọ của thân ở chiều sâu chỗ mà họ đã không vào đến được. Không có sampajañña hay trí tuệ tỉnh giác, gốc rễ của mô thức phản ứng theo thói quen – saṅkhāra (hành) – vẫn còn.
This is why the Buddha gave so much importance to vedanā. To put aside craving and aversion is a traditional teaching of the past. In India there were teachers before and after the Buddha, and teachers contemporary to the Buddha, who taught it, and whose disciples practised it. Yet it was only in relation to outside objects: that which was seen, heard, smelt, tasted, touched, or thought. The Buddha went deeper. Both the six sense doors and their objects were called saḷāyatana. He discovered that the contact between the two inevitably results in sensation, and that craving or aversion arises only after the sensation arises. Đây là lý do tại sao Đức Phật lại hết sức xem trọng thọ – vedanā. Dứt bỏ tham và sân là lời dạy có tính truyền thống ở Ấn Độ xưa cũng như nay. Ở Ấn Độ có những bậc đạo sư trước và sau thời Đức Phật, và những bậc đạo sư cùng với Đức Phật đã từng dạy như thế và các đệ tử của họ cũng đã hành theo lời dạy này. Tuy sự buông bỏ ấy chỉ liên hệ đến những đối tượng bên ngoài: đó là những gì được thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng hay tư duy. Đức Phật đã đi sâu hơn. Sáu giác quan và các đối tượng của chúng được gọi là saḷāyatana – lục nhập hay lục xứ. Ngài khám phá ra rằng sự tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng chắc chắn sẽ sinh ra cảm thọ, và rằng tham hoặc sân chỉ khởi lên sau khi thọ đã sanh mà thôi.
Saḷāyatana paccayā phasso,

phassa paccayā vedanā,

vedanā paccayā taṇhā.

Saḷā yatana paccayā phasso,

Phassa paccayā vedanā,

Vedanā paccayā taṅhā.

Contact is because of the sense doors,

Sensation is because of contact,

Craving is because of sensation.

This was his enlightenment.

Lục nhập làm duyên cho xúc,

Xúc làm duyên cho thọ,

Thọ làm duyên cho ái.

Đây là sự giác ngộ của Đức Phật.

The gap, the missing link, was vedanā. Without it people were dealing only with the sense objects, and their reactions to these objects. They could only rectify the intellect, the surface of the mind. Yet at the deepest level, following the contact, part of the mind evaluates this contact as good or bad. This evaluation gives a pleasant or unpleasant sensation. Then the reaction of craving or aversion starts. From his own experience the Buddha continued to teach equanimity towards sensations, to change the behaviour pattern of the mind at the deepest level, and to come out of bondage. Lỗ hổng hay mắt xích bị bỏ quên là thọ “vedanā“. Không có nó người ta vẫn chỉ đang nói tới các đối tượng giác quan, và phản ứng của họ đối với những đối tượng ấy mà thôi. Có thể nhờ đó họ chỉnh sửa được trí hiểu biết và bề mặt của tâm của họ. Tuy nhiên ở mức sâu xa nhất, nối tiếp theo xúc, bộ phận của tâm vẫn đang đánh giá xúc này là tốt hay xấu. Sự đánh giá ấy sẽ cho ra một cảm thọ dễ chịu (thọ lạc) hay khó chịu (thọ khổ). Rồi thì sự phản ứng mang tính chất tham hoặc sân bắt đầu. Từ kinh nghiệm cá nhân của mình Đức Phật tiếp tục dạy mọi người giữ thái độ xả đối với các cảm thọ, để thay đổi mô thức cư xử theo thói quen của tâm ở mức thâm sâu nhất, và để thoát ra khỏi sự ràng buộc của nó.
This is what you have started practising. You are developing equanimity not merely to the sense objects—sound, vision, smell, taste, touch or thought—but to the sensations that you feel, pleasant, unpleasant or neutral. Sampajañña has started with the understanding of the characteristic of arising and passing in bodily sensations. Having worked with Ānāpāna you easily experience sensations and you are developing equanimity with this understanding. You are practising the Buddha’s exact words. You work hard to remain satimā and sampajāno: ātāpī sampajāno satimā. This is the message of the whole Satipaṭṭhāna Sutta.  

 

Đây là những gì bạn đang khởi sự thực hành ở đây. Bạn phát triển thái độ xả hay tâm lý quân bình không chỉ đối với các đối tượng giác quan – sắc, thinh, hương, vị, xúc hoặc ý niệm – mà còn đối với các cảm thọ bạn cảm giác, dù cho đó là lạc, khổ hay trung tính (không lạc không khổ). Sampajañña – trí tuệ tỉnh giác – được khởi sự với trí hiểu biết về đặc tính sanh và diệt trong những cảm thọ của thân. Sau khi đã làm việc (thực hành) với niệm hơi thở (ānāpāna) bạn sẽ dễ dàng kinh nghiệm được các cảm thọ và bạn cũng đang phát triển thái độ xả với sự hiểu biết này. Như vậy, bạn đã hành đúng theo những lời dạy của Đức Phật. Bạn nỗ lực để duy trì satimā (chánh niệm) và tỉnh giác (sampajāno) – ātāpī sampajāno satimā. Đây là bức thông điệp của toàn bài kinh Niệm xứ – Sampaṭṭhāna Sutta.
Make use of whatever time is left on this serious course. Reading and understanding the Sutta at the intellectual level will give much inspiration, guidance and confidence that you are doing what the Buddha intended: but intellectual understanding will not in itself liberate you. Make use of this Sutta and these evening discourses, but work. Work day and night, sampajaññaṃ na riñcati. Hãy tận dụng bất kỳ chút thời gian nào còn lại của khóa thiền nghiêm túc này. Đọc và hiểu kinh (suta) ở mức tri thức sẽ cho bạn rất nhiều cảm hứng, sự hướng dẫn và tin chắc rằng bạn đang làm đúng những gì Đức Phật muốn (bạn phải làm): tất nhiên sự hiểu biết thuộc trí năng này tự nó không giải thoát được cho bạn. Tận dụng bài kinh Niệm xứ này và những buổi giảng mỗi chiều ở đây, nhưng trên hết vẫn phải là thực hành. Bạn phải làm việc cả ngày lẫn đêm, sampajaññaṃ na riñcati (không xao lãng 1 giây tỉnh giác).
In deep sleep you are helpless, but otherwise you should not miss sampajañña for a moment, whatever you are doing—eating, drinking, walking, or lying down. Of course, at this stage the mind still wanders and you forget. You start contemplating, imagining or thinking, but see how quickly you realise, and start again with sensations. Keep reminding yourself. Develop your wisdom, your enlightenment. You have to change the old habit pattern of running away from sensations; you must remain with the deeper reality of arising and passing, samudaya-vaya, anicca. Come out of the ignorance, the bondage. Make use of these wonderful days of your life to come out of all your miseries. Trong giấc ngủ sâu bạn bất lực, nhưng bù lại bạn không nên sao lãng một giây sampajañña (tỉnh giác) nào cả, dù bạn đang làm gì – ăn, uống, đi, đứng hoặc nằm cũng vậy. Dĩ nhiên, ở giai đoạn này tâm vẫn lang thang và bạn sẽ quên. Bạn bắt đầu suy tưởng, hình dung hay tư duy, nhưng hãy xem bạn nhanh chóng nhận ra chúng như thế nào, và bạn khởi sự trở lại với các cảm thọ ngay ra sao. Hãy luôn tự nhắc nhở mình. Hãy phát triển trí tuệ của bạn, sự giác ngộ của bạn. Bạn phải thay đổi được thói quen cũ là chạy trốn các cảm thọ; bạn phải ở lại với thực tại sâu xa hơn của sự sanh diệt, samudaya-vaya, của tính chất vô thường – anicca. Hãy thoát ra khỏi vô minh, thoát ra khỏi mọi ràng buộc. Hãy tận dụng những ngày kỳ diệu này của đời bạn để đi ra khỏi mọi khổ đau.
May you all enjoy real peace, real harmony, real happiness.

May all beings be happy.

Cầu mong các bạn được sự bình an chân thực, hòa hợp chân thực và hạnh phúc chân thực.

Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui.

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *