How can the observation of breath assist in practising the moral precepts (sila)? Làm thế nào việc quan sát hơi thở có thể hỗ trợ trong việc thực hành giới (sila)?
Mr. S. N. Goenka: This is indeed a good question. If the observation of breath does not help us to preserve morality and establish ourselves in Dhamma, then it is a futile exercise. This technique will be very beneficial in living a good life. If we continue to observe the natural flow of respiration, we will find that it helps us to gain control over our mind. Our mind will not be as weak and restless as before. Its ability to concentrate will improve. The more it concentrates, the stronger and wiser it gets. Its faculty of awareness improves. If anger arises in the mind, it will instantly become aware of it. Then all you have to do is to observe the respiration. A few minutes of observing the breath will eliminate anger from the mind. Earlier, when we were in a bad mood, we used to either abuse the other person or we would lose control and hit him, thus breaking our sila. So Anapana has prevented us from doing a harmful deed. Any wrong act we perform defiles the mind, and the person practising Anapana immediately becomes aware of this. The only way to get rid of the impurity is to observe the breath for some time. If we continue to observe the breath, the impurity will be removed and we will be saved from breaking our sila.
Ngài S. N. Goenka: Đây thực sự là một câu hỏi hay. Nếu việc quan sát hơi thở không giúp chúng ta giữ gìn đạo đức và phát triển trong Dhamma, thì đó chỉ là một sự thực hành vô ích. Kỹ thuật này sẽ rất hữu ích trong việc sống một cuộc sống tốt đẹp. Nếu chúng ta tiếp tục quan sát hơi thở tự nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng nó giúp chúng ta tăng sự kiểm soát tâm mình. Tâm trí của chúng ta sẽ không còn yếu đuối và bồn chồn như trước. Khả năng tập trung của nó sẽ được cải thiện. Càng tập trung, nó càng mạnh và khôn ngoan hơn. Khả năng nhận thức được cải thiện. Nếu sự tức giận xuất hiện trong tâm trí, nó sẽ ngay lập tức nhận thức được nó. Sau đó, tất cả những gì bạn phải làm là quan sát hơi thở. Một vài phút quan sát hơi thở sẽ loại bỏ sự tức giận khỏi tâm trí. Trước kia, khi chúng ta đang ở trong một tâm trạng tồi tệ, chúng ta thường gây tổn hại đến người khác hoặc thậm chí chúng ta trở nên mất kiểm soát và đánh họ; do đó phá vỡ giới (sila). Vì vậy, Anapana có thể ngăn cản chúng ta thực hiện một hành động có hại. Bất kỳ hành động sai trái nào làm ô uế tâm trí, người thực hành Anapana ngay lập tức nhận thức được điều này. Cách duy nhất để thoát khỏi trường hợp này là quan sát hơi thở một lúc. Nếu chúng ta tiếp tục quan sát hơi thở, sự bất tịnh sẽ được loại bỏ và chúng ta sẽ được tránh khỏi việc phá vỡ sila.
How does the breath help in preserving our sila? Làm thế nào để hơi thở giúp ta giữ giới (sila)?
Mr. S. N. Goenka: As already explained, the irregularity in the respiration gives us a warning signal when morality is not being observed. At that time, by focusing our attention on the respiration, we will become alert and vigilant and not perform an unwholesome action.
Ngài S. N. Goenka: Như đã giải thích, sự bất thường trong hơi thở cho chúng ta một tín hiệu cảnh báo rằng phẩm hạnh đang không được quan sát. Vào thời điểm đó, bằng cách tập trung sự chú ý của chúng ta vào hơi thở, chúng ta sẽ trở nên cảnh giác và cẩn trọng và không thực hiện những hành động bất thiện.
Why is it not right to break sila even as a joke? Tại sao không được phá vỡ sila ngay khi đó là trêu đùa?
Mr. S. N. Goenka: Why indulge in a sense of humour which prompts you to break your sila? There can be numerous jokes that do not require you to behave immorally. If you break your sila once, even as a joke, you will be tempted to do it again and again. Today you are breaking it as a joke and tomorrow it will become a permanent habit for you. You will find justification in doing it. Immorality under all circumstances is wrong, and so try not to ever indulge in it, even jokingly.
Ngài S. N. Goenka: Tại sao lại thưởng thức sự hài hước khiến bạn phải phá vỡ sila? Có thể có rất nhiều trò đùa không đòi hỏi bạn phải cư xử vô đạo đức. Nếu bạn phá vỡ sila một lần, dù cho đó chỉ là một trò đùa, bạn sẽ bị cám dỗ để làm điều đó lặp đi lặp lại. Hôm nay bạn đang phá vỡ nó như một trò đùa và ngày mai nó sẽ trở thành một thói quen vĩnh viễn của bạn. Bạn sẽ tìm cách để biện minh cho việc làm đó. Vô đạo đức trong mọi hoàn cảnh là sai, và vì vậy hãy cố gắng đừng bao giờ thực hiện nó, thậm chí chỉ là đùa giỡn.
Why shouldn’t we kill mosquitoes when they bite us? Tại sao chúng ta không nên giết muỗi khi bị chúng đốt?
Mr. S. N. Goenka: The question you ask yourself should be, “Why can’t we drive away mosquitoes when they bite us? Why do you wish to kill mosquitoes?” If they bite you, then get rid of them without killing them. Mosquito coils and repellant can be used to send the mosquitoes away without harming them. Apply these when you meditate or at other times, and the mosquitoes will not come near you. Obviously you don’t like it when somebody hurts you. A mosquito is a living being as you are, and it is born with the natural instinct of sucking blood for its food. If you do not wish your blood to be sucked, then adopt methods to keep the mosquitoes away. Do not kill them, only keep them away. You will be breaking a moral precept if you kill them, but not if you just drive them away.
Ngài S. N. Goenka: Câu hỏi mà bạn hỏi nên là, “Tại sao chúng ta không thể đuổi muỗi đi khi chúng cắn ta? Tại sao bạn lại muốn giết con muỗi?” Nếu chúng cắn bạn, hãy đuổi chúng đi mà không giết hại chúng. Hương muỗi và thuốc chống muỗi có thể được sử dụng để đuổi muỗi đi mà không làm hại chúng. Sử dụng những cách này khi bạn thực hành thiền hoặc vào những lúc khác, và muỗi sẽ không đến gần bạn. Rõ ràng là bạn không thích ai đó làm tổn thương bạn. Một con muỗi là một sinh vật sống như bạn, và nó được sinh ra với bản năng tự nhiên là hút máu để sống. Nếu bạn không muốn máu của mình bị hút, thì hãy sử dụng các phương pháp nào đó để đuổi muỗi đi. Đừng giết chúng, chỉ đuổi chúng đi. Bạn sẽ phá vỡ một giới luật về đạo đức nếu giết chúng, nhưng nếu bạn đuổi chúng đi, bạn sẽ không phá giới luật.
If we lie for some good cause, will it still be an unwholesome action? Nếu chúng ta nói dối vì một lý do chính đáng, thì đó vẫn sẽ là một hành động bất thiện?
Mr. S. N. Goenka: An unwholesome action is an unwholesome action under all circumstances. As I have said before, we get into the habit of justifying a lie even though it is not morally justifiable. First of all, how are you certain that the reason for which you lied is reasonable? Everyone has one’s own limitations when it comes to analysing and understanding things, and so do you. It is difficult to become perfect in knowing clearly whether the lie is told for a reasonable cause. And even if you claim to be certain that you lied for a good reason, then you are bound to lie again for some other reason which also appears to be good. If you lie repeatedly, you will not only get into the habit of lying, but you will also justify your habit with the excuse that telling a small lie does not matter. Don’t ever get into the habit of doing this. Do not be tempted to lie for any reason, however good it may appear to be. Speak only the truth. Sometimes, you may feel reluctant to speak the truth because it may appear to harm someone. For example, your teacher asks you to tell the name of your classmate who has misbehaved. You know that your friend is the trouble-maker, but you hesitate to tell the truth because you know that your friend will get a punishment from the teacher and you do not want anybody to punish your friend. So in order to save your friend from the punishment, you will tell a downright lie by saying that he is innocent. Understand what has happened because of this. The teacher has not punished your friend, and you think that you have saved your friend. On the surface it appears that speaking a small lie has saved your friend from being punished. But in reality, a great harm has been done to him. You have in fact helped him to misbehave. Since he has not been corrected at the time he committed a mistake, he will feel encouraged to repeat the same mistake time and again. So your one lie has opened the doors of misbehaviour and misery for your friend. If the truth had come out, the teacher would have given him the appropriate punishment, thus preventing him from going astray in the future. There is no harm in maintaining silence if at some stage you do not wish to make any comment. If you feel that your statement may be incorrect or misleading, then instead of saying something incorrect deliberately, with humility and firmness, you may refuse to give any reply. You have not done anything wrong in telling the truth, which is that you do not wish to speak. Otherwise, if you try to save someone by making a false statement, you may do him more harm than good. Not only can you harm your friend, but you may harm yourself too by acquiring the habit of telling lies due to one reason or another.
Ngài S. N. Goenka: Một hành động bất thiện là một hành động bất thiện dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Như tôi đã nói trước đây, chúng ta có thói quen biện minh cho một lời nói dối mặc dù điều đó không hợp lý về mặt đạo đức. Trước hết, làm thế nào bạn chắc chắn rằng lý do mà bạn nói dối là chính đáng? Mọi người đều có những giới hạn của riêng mình khi phân tích và hiểu mọi thứ, và bạn cũng vậy. Thật khó để trở nên hoàn hảo trong việc biết rõ liệu lời nói dối có được nói vì một lý do chính đáng hay không. Và ngay cả khi bạn tuyên bố chắc chắn rằng bạn nói dối vì một lý do chính đáng, thì bạn nhất định cũng sẽ phải nói dối nhiều lần nữa vì một số lý do nghe cũng có vẻ chính đáng khác. Nếu bạn nói dối lặp đi lặp lại, bạn sẽ không chỉ có thói quen nói dối mà còn biện minh cho thói quen của mình với lý do rằng một sự nói dối nhỏ thì không sao cả. Đừng tạo thói quen làm việc đó. Đừng cố nói dối vì bất kỳ lý do gì, dù lý do nghe có vẻ chính đáng. Hãy chỉ nói sự thật.
Đôi khi, bạn có thể cảm thấy miễn cưỡng khi nói sự thật vì nó có thể gây hại cho ai đó. Ví dụ, giáo viên của bạn yêu cầu bạn nói tên của một người bạn cùng lớp đã cư xử không đúng mực. Bạn biết rằng bạn của bạn là người gây rắc rối, nhưng bạn ngần ngại nói sự thật vì bạn biết rằng bạn của bạn sẽ bị giáo viên phạt và bạn không muốn ai trừng phạt bạn mình. Vì vậy, để cứu bạn mình khỏi hình phạt, bạn sẽ nói dối thẳng thừng rằng anh ta vô tội. Hiểu những gì đã xảy ra vì điều này. Giáo viên đã không trừng phạt bạn của bạn và bạn nghĩ rằng bạn đã cứu bạn mình. Nhìn bề ngoài, có vẻ như việc nói một lời nói dối nhỏ đã cứu bạn của bạn khỏi bị phạt. Nhưng trong thực tế, một tác hại lớn có thể xảy đến với anh ta. Bạn thực tế đã tiếp tay cho hành động sai trái đó. Vì anh ta đã không được xử phạt tại thời điểm anh ta phạm lỗi, anh ta sẽ cảm thấy được khuyến khích lặp đi lặp lại cùng một lỗi nhiều lần về sau. Vì vậy, một lời nói dối của bạn đã mở ra cánh cửa của hành vi sai trái và đau khổ cho bạn mình. Nếu bạn nói sự thật, giáo viên sẽ đưa ra cho anh ta hình phạt thích đáng, do đó ngăn anh ta tái phạm trong tương lai.
Không có gì xấu trong việc giữ im lặng nếu ở một thời điểm nào đó bạn không muốn đưa ra bất kỳ ý kiến nào. Nếu bạn cảm thấy rằng lời nói của mình có thể không chính xác hoặc có thể gây hiểu lầm, thì thay vì nói điều gì đó không chính xác một cách có chủ ý, với sự từ tốn và kiên định, bạn có thể từ chối đưa ra bất kỳ câu trả lời nào. Bạn đã không làm gì sai với việc nói sự thật, điều mà bạn không muốn nói. Mặt khác, nếu bạn cố gắng cứu ai đó bằng cách nói sai sự thật, bạn có thể làm hại bạn mình nhiều hơn là làm lợi. Bạn không chỉ làm hại bạn mình mà còn làm hại chính mình bằng cách tạo thói quen nói dối bất kể vì lý do này hay vì lý do khác.
How can one protect oneself without breaking one’s sila? Làm thế nào người ta có thể tự bảo vệ mình mà không phá vỡ một sila?
Mr. S. N. Goenka: Just as you protect others by protecting your sila, similarly protect yourself without breaking your sila. On one hand, you may wish to protect yourself and on the other, you may speak of breaking your sila. By breaking sila, you act immorally, and your action will produce the fruit of misery for you in the future. So how can you claim to have protected yourself? How can you claim to have saved yourself? In fact, you have ruined your own security by not following the right code of conduct. You must strengthen your mind. If the mind is weak, it will give a hundred excuses for breaking any moral principle. It will say that a small lie is excusable if it saves me or someone else. If the mind is strong, it will not listen to such lame excuses and so it will protect the morality of the body and speech. This will be your real protection. Gradually, people will begin to know you as a truthful person and you will experience the sweet fruit of good behaviour.
Ngài S. N. Goenka: Tương tự như việc bạn bảo vệ người khác bằng cách bảo vệ sila của bạn, hãy bảo vệ bản thân mà không phá vỡ sila của mình. Một mặt, bạn muốn bảo vệ chính mình và mặt khác, bạn lại muốn phá vỡ sila của mình. Khi phá vỡ sila, tức là bạn làm những điều vô đạo đức, và hành động đó sẽ tạo ra quả đắng là sự khốn khổ cho bạn trong tương lai. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể nói rằng mình đã bảo vệ chính mình? Làm thế nào bạn có thể nói rằng mình đã tự cứu mình? Trên thực tế, bạn đã hủy hoại sự an toàn của chính mình bằng cách không tuân theo các quy chuẩn phẩm hạnh đúng đắn. Bạn phải củng cố tâm lực của mình. Nếu tâm lực yếu, nó sẽ đưa ra một trăm lời bào chữa cho việc phá vỡ bất kỳ nguyên tắc đạo đức nào. Nó sẽ nói rằng một lời nói dối nhỏ là có thể tha thứ nếu nó cứu tôi hoặc người nào khác. Nếu tâm lực mạnh mẽ, nó sẽ không lắng nghe những lời bào chữa vụng về như thế và vì vậy nó sẽ bảo vệ sự trong sạch của hành động và lời nói. Đây sẽ là sự bảo vệ thực sự của bạn. Dần dần, mọi người sẽ bắt đầu hiểu bạn là một người trung thực và bạn sẽ trải nghiệm trái ngọt của hành vi tốt.
If we happen to break our sila, how do we make amends for it? Nếu chúng ta tình cờ phá vỡ sila của mình, làm thế nào để chúng ta sửa đổi nó?
Mr. S. N. Goenka: If you happen to break your sila, then admit it before someone older. Do not hide your mistakes. If you conceal your mistake, then you are liable to repeat it. It will start an endless process. If you confess to someone older and respectable that you have made a mistake, and also promise not to repeat the same mistake under any circumstance, you will see that your mind will gain strength. When you don’t conceal any of your bad actions, you are not tempted to repeat them. Moreover, if you are determined not to commit the same mistake again, you will start gaining strength of mind. This is the right way. There is no other way to make amends.
Ngài S. N. Goenka: Nếu bạn tình cờ phá vỡ sila của mình, thì hãy thú nhận nó với một người lớn tuổi hơn. Đừng che giấu những sai lầm của bạn. Nếu bạn che giấu lỗi lầm của mình, thì bạn sẽ có khả năng lặp lại nó nhiều lần nữa. Điều đó sẽ bắt đầu một vòng lặp vô tận. Nếu bạn thú nhận với một người lớn tuổi và đáng kính rằng bạn đã phạm lỗi lầm, và cũng hứa rằng sẽ không lặp lại lỗi lầm tương tự trong bất kỳ trường hợp nào, bạn sẽ thấy rằng tâm trí của bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Khi bạn không che giấu bất kỳ hành động xấu nào của mình, bạn không lặp lại chúng. Hơn nữa, nếu bạn quyết tâm không phạm lại sai lầm tương tự, bạn sẽ bắt đầu gia tăng sức mạnh của tâm. Đây là cách đúng đắn. Không có cách nào khác để sám hối.