Video Kinh Tứ Niệm Xứ Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ (Đại Kinh Thiết Lập Niệm) Bản Phụ Đề Pāli-Việt

 

  • Bài Kinh Đại Niệm Xứ Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ (Đại Kinh Thiết Lập Niệm) do Thiền Sư S.N. Goenka đọc tụng trong khoá thiền Sati 8 ngày dành cho các thiền sinh cũ (điều kiện đã hoàn thành ít nhất 2 khoá thiền Vipassana 10 ngày sau khoảng 1 năm, đã từng đi phục vụ ít nhất 1 khoá thiền Vipassana 10 ngày, đã&đang giữ giới và thực hành mỗi ngày 2 thời thiền 1 tiếng vào buổi sáng và buổi tối liên tục trong ít nhất 1 năm)
  • Bản dịch Việt: Tỳ-khưu Thiện Hảo (Bhikkhu Vāyāma)
  • Nguồn bài kinh Pāli: Tipitaka.org
  • Nguồn audio bài tụng: Pariyatti.org
  • Nội dung bài kinh Đại Niệm Xứ Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ 
  • Tải app Thiền Vipassana (iOS & Android): https://thienvipassana.net/app

 

Video Kinh Tứ Niệm Xứ Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ (Đại Kinh Thiết Lập Niệm) Bản Phụ Đề Pāli-Eng

 

Bộ Videos Pháp Thoại Khoá Thiền Satipatthana 8 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy

Phương pháp vẫn như cũ, sự tu tập vẫn như cũ. Pháp Thoại Khóa Thiền Satipatthana là một khóa thiền đặc biệt theo nghĩa là các thiền sinh sẽ cố gắng hiểu những lời giảng của Bậc Giác Ngộ, của Đức Phật liên quan đến phương pháp thiền này. Những lời của Đức Phật là những lời của một người hoàn toàn giác ngộ. Mỗi lời nói mang tính chất khai sáng đầy trí tuệ. Mỗi bài giảng của Đức Phật đều thật là ngọt ngào, thật là quý báu. Tất cả giáo huấn của Đức Phật đều giống như một cái bánh ngon ngọt. Bất cứ miếng nào cắt ra để ăn đều có cùng một hương vị như sau, hương vị của phấn hoa, của mật hoa. Bài giảng này đề cập chi tiết về phương pháp thiền Vipassana và các thiền sinh đang tu tập. Tốt hơn những thiền sinh cũ nghiêm túc nên cố gắng hiểu phương pháp bằng cách lắng nghe những lời thực sự từ chính Đức Phật, để hiểu một cách rõ ràng những gì Ngài muốn chúng ta tu tập và những gì chúng ta đang làm. Để hiểu phương diện lý thuyết của phương pháp một cách tường tận hơn và để không còn nhầm lẫn về cách thức tu tập mà ta có thể vấp phải. 

Thật đáng tiếc là đã có nhiều lần lẫn xảy ra trong một số trường hợp. Một vài thiền sinh tham dự vài khóa vì quá nhiệt thành, họ bắt đầu giảng dạy mà không được huấn luyện chu đáo, không hiểu biết phương pháp một cách tường tận. Và họ đã bắt đầu pha trộn quá nhiều thứ vào phương pháp.  Việc này đã xảy ra tại phương Tây và cũng đã xảy ra tại Ấn Độ. Tại Ấn Độ, điều này xảy ra hầu hết từ những người vướng mắc với các quan niệm thuộc tông phái của họ, nhưng chẳng có phương pháp thiền nào cả. Họ chỉ tham dự vài khóa thiền, hiểu biết hời hợt về phương pháp và bắt đầu giảng dạy, pha trộn thêm màu sắc tín ngưỡng của mình, đức tin về triết thuyết của tông phái mình và thêm nhiều thứ khác. Bởi vậy khi thiền sinh Vipassana tới gặp họ và tham dự khóa thiền, những thiền sinh này trở nên bối rối…

 

Audio Kinh Tứ Niệm Xứ Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ (Đại Kinh Thiết Lập Niệm)

 

Đại Kinh Thiết Lập Niệm (Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ) thuộc bộ Kinh Trường Bộ I (Dīghanikāya I) – Tạng Kinh (Suttanta Piṭaka) – Tam Tạng Kinh Điển (Tipiṭaka)

Kinh Ðại Niệm Xứ Satipatthanasutta hay Đại Kinh Thiết Lập Niệm được Đức Phật thuyết tại xứ Kuru, một xứ gần New Delhi, Ấn Ðộ ngày nay. Lúc kinh được thuyết ra, có rất nhiều cư sĩ nghe và hành theo. Theo chú giải thì dân chúng trong Xứ Kuru tinh tấn thực hành Tứ Niệm Xứ (thực hành Vipassana). Khi gặp nhau họ thường hỏi: Trong bốn Pháp Thiết Lập Niệm của Satipatthana, bạn thực hành Pháp nào? Nếu người được hỏi trả lời “không” thì dân xứ đó sẽ khiển trách và bắt đầu hướng dẫn họ cách thực hành. Nhưng nếu họ trả lời rằng họ đã quán sát thân, quán sát thọ… như thế này, thế này… thì họ sẽ được mọi người khen ngợi: “Sadhu! Lành thay! Lành thay! Ðời sống bạn thật nhiều phúc lạc, thật giá trị. Bạn đã sử dụng tốt đẹp kiếp sống làm người của mình. Chính vì những người như bạn mà Ðức Phật đã xuất hiện trên thế gian này”.

Như vậy, khi dùng chữ Bhikkhu không có nghĩa là Ðức Phật không nói đến những người không phải là tu sĩ. Bởi vậy, khi Ðức Phật nói: “Này các Tỳ-khưu” thì phải được hiểu là cả Tăng, Ni và người tại gia cư sĩ đều được nói đến.

Thực hành Tứ Niệm Xứ (Vipassana) là con đường duy nhất để đạt đến Niết-bàn, nhưng được thực hành qua nhiều cách khác nhau, có thể niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp hay niệm từng phần của cơ thể v.v… Đại Kinh Thiết Lập Niệm nói đến hai mươi mốt cách thực hành khác nhau. Như vậy, tôi nghĩ rằng khi nói: “Ðây là con đường duy nhất” quả không sai.

Trong bài Đại Kinh Thiết Lập Niệm này, Ðức Phật nói đến bốn nền tảng của sự thiết lập niệm. Khi thực hành Bốn Niệm Xứ trong một khóa thiền như thế này, các bạn thực hành tất cả bốn nền tảng. Nhưng không phải bạn thực tập tuần tự trên từng đề mục một như kinh điển đã ghi ra mà tùy theo sự hiện diện của đề mục, bạn áp dụng một loại đề mục hay phương cách thiết lập niệm thích hợp.

Nội Dung Bài Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta – Đại Kinh Thiết Lập Niệm Bản Pāli-Việt

(Bản dịch trong lớp Đọc Hiểu Pāli do Sư Thiện Hảo (Bhikkhu Vāyāma) hướng dẫn)

 

1. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā kurūsu viharati kammāsadhammaṃ nāma kurūnaṃ nigamo. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘bhikkhavo’ti. ‘Bhaddante’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

(Tôi đã nghe như vầy. Một thuở nọ, Thế Tôn trú trong xứ Kuru, có thị trấn thuộc Kuru tên là Kammāsadhamma. Ở đấy, Thế Tôn đã gọi các Tỳ-khưu ‘Này các Tỳ-khưu’. Các vị Tỳ-khưu ấy đã đáp lời Thế Tôn rằng: ‘Bạch Ngài’. Thế Tôn đã dạy điều này )

2. ‘Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ samatikkamāya dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya ñāyassa adhigamāya nibbānassa sacchikiriyāya, yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā.

(Này các Tỳ-khưu, đây là con đường duy nhất (nhất hướng) cho sự thanh tịnh của chúng sanh, cho việc chế ngự sầu bi, cho sự tiêu tan khổ ưu, cho sự chứng đạt trí tuệ, và cho sự giác ngộ Níp-bàn, tức là bốn sự thiết lập niệm.)

3. ‘Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.

(Gì là bốn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu tẩy trừ tham ưu ở đời và sống tuỳ quán thân trong thân (với) nhiệt tâm, tỉnh giác và niệm; vị ấy tẩy trừ tham ưu ở đời và sống tuỳ quán thọ trong các thọ (với) nhiệt tâm, tỉnh giác và niệm; vị ấy tẩy trừ tham ưu ở đời và sống tuỳ quán tâm trong tâm (với) nhiệt tâm, tỉnh giác và niệm; vị ấy tẩy trừ tham ưu ở đời và sống tuỳ quán pháp trong các pháp (với) nhiệt tâm, tỉnh giác và niệm.)

Kāyānupassanā ānāpānapabbaṃ (Thân tuỳ quán, phần Hơi thở vào-ra)

4. ‘Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati? Idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So satova assasati, satova passasati. Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto ‘dīghaṃ passasāmī’ti pajānāti. Rassaṃ vā assasanto ‘rassaṃ assasāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto ‘rassaṃ passasāmī’ti pajānāti. ‘Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati, ‘sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati. ‘Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati, ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trong thân như thế nào? Ở đây, này các Tỳ-khưu, khi đến khu rừng hoặc đến gốc cây hoặc đến ngôi nhà trống, vị Tỳ-khưu ngồi xuống, sau khi ngồi kiết già, giữ thân ngay thẳng, và khiến niệm khởi sanh trước mặt. Vị ấy biết rõ khi thở vào, biết rõ khi thở ra. Khi đang thở vào dài/chậm, vị ấy biết rõ: ‘Ta thở vào dài/chậm’; khi thở ra dài/chậm, vị ấy biết rõ: ‘Ta thở ra dài/chậm’. Khi đang thở vào ngắn/nhanh, vị ấy biết rõ: ‘Ta thở vào ngắn/nhanh’; khi thở ra ngắn/nhanh, vị ấy biết rõ: ‘Ta thở ra ngắn/nhanh’. Vị ấy tập: ‘Cảm nghiệm toàn thân (hơi thở), ta sẽ thở vào’; vị ấy tập: ‘Cảm nghiệm toàn thân (hơi thở), ta sẽ thở ra’. Vị ấy tập: ‘Khi đang làm lắng dịu pháp hữu vi của thân (hơi thở), ta sẽ thở vào’; Vị ấy tập: ‘Khi đang làm lắng dịu pháp hữu vi của thân (hơi thở), ta sẽ thở ra’.)

5. ‘Seyyathāpi, bhikkhave, dakkho bhamakāro vā bhamakārantevāsī vā dīghaṃ vā añchanto ‘dīghaṃ añchāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā añchanto ‘rassaṃ añchāmī’ti pajānāti evameva kho, bhikkhave, bhikkhu dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto ‘dīghaṃ passasāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā assasanto ‘rassaṃ assasāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto ‘rassaṃ passasāmī’ti pajānāti. ‘Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati, ‘sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati, ‘Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati, ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati. 

Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

Ānāpānapabbaṃ niṭṭhitaṃ. 

(Này các Tỳ-khưu, cũng giống như người thợ tiện hoặc đệ tử người thợ tiện thiện xảo, khi đang quay dài, biết rõ: ‘Ta đang quay dài’; hoặc khi đang quay ngắn, biết rõ: ‘Ta đang quay ngắn’. Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu khi đang thở vào dài/chậm, vị ấy biết rõ: ‘Ta thở vào dài/chậm’; khi thở ra dài/chậm, vị ấy biết rõ: ‘Ta thở ra dài/chậm’. Khi đang thở vào ngắn/nhanh, vị ấy biết rõ: ‘Ta thở vào ngắn/nhanh’; khi thở ra ngắn/nhanh, vị ấy biết rõ: ‘Ta thở ra ngắn/nhanh’. Vị ấy tập: ‘Cảm nghiệm toàn thân (hơi thở), ta sẽ thở vào’; vị ấy tập: ‘Cảm nghiệm toàn thân (hơi thở), ta sẽ thở ra’. Vị ấy tập: ‘Khi đang làm lắng dịu pháp hữu vi của thân (hơi thở), ta sẽ thở vào’; Vị ấy tập: ‘Khi đang làm lắng dịu pháp hữu vi của thân (hơi thở), ta sẽ thở ra’.

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.

(Dứt phần Hơi thở vào – ra.)

 

 

Kāyānupassanā iriyāpathapabbaṃ (Thân tuỳ quán, phần Oai nghi)

6. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu gacchanto vā ‘gacchāmī’ti pajānāti, ṭhito vā ‘ṭhitomhī’ti pajānāti, nisinno vā ‘nisinnomhī’ti pajānāti, sayāno vā ‘sayānomhī’ti pajānāti, yathā yathā vā panassa kāyo paṇihito hoti, tathā tathā naṃ pajānāti. 

Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu khi đang đi biết rõ ‘Tôi đang đi’, hoặc khi đang đứng biết rõ ‘Tôi đang/thì đứng’, hoặc khi đang ngồi biết rõ ‘Tôi đang/thì ngồi’, hoặc khi đang nằm biết rõ ‘Tôi đang/thì nằm’, hoặc thân của vị ấy được điều khiển như thế nào, biết rõ như thế ấy.

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

Iriyāpathapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Oai nghi.)

Kāyānupassanā sampajānapabbaṃ (Thân tuỳ quán, phần Có tỉnh giác)

7. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu abhikkante paṭikkante sampajānakārī hoti, ālokite vilokite sampajānakārī hoti, samiñjite pasārite sampajānakārī hoti, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī hoti, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī hoti, uccārapassāvakamme sampajānakārī hoti, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī hoti. 

Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu là người có tỉnh giác khi đi tới và đi lui, là người có tỉnh giác khi nhìn trước và ngó sau, là người có tỉnh giác khi co tay và duỗi tay, là người có tỉnh giác khi đắp y và mang y (2 lớp) và bát; là người có tỉnh giác khi ăn, uống, nhai, nếm; là người có tỉnh giác khi đại tiện và tiểu tiện; là người có tỉnh giác khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức dậy, im lặng.

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

Sampajānapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Có tỉnh giác.)

Kāyānupassanā paṭikūla-manasikārapabbaṃ (Thân tuỳ quán, phần Tác ý/suy xét vật nhờm gớm)

8. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati – ‘atthi imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco, maṃsaṃ nhāru aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ, hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ, antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ karīsaṃ, pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo, assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā mutta’nti.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu quán chiếu chỉ thân này từ lòng bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được da bao quanh (với) đầy đủ các đồ dơ bẩn/bất tịnh khác nhau: ‘Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tuỷ, thận; tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi; ruột già, ruột non, bao tử với vật thực chưa tiêu hoá, phân, (não = matthaluṅga); mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ; nước mắt, chất nhầy, nước miếng, nước mũi, nước nhớt ở khớp xương/hoạt dịch, nước tiểu’.)

9. ‘Seyyathāpi, bhikkhave, ubhatomukhā putoḷi pūrā nānāvihitassa dhaññassa, seyyathidaṃ sālīnaṃ vīhīnaṃ muggānaṃ māsānaṃ tilānaṃ taṇḍulānaṃ. Tamenaṃ cakkhumā puriso muñcitvā paccavekkheyya – ‘ime sālī, ime vīhī ime muggā ime māsā ime tilā ime taṇḍulā’ti. Evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati – ‘atthi imasmiṃ kāye kesā lomā…pe… mutta’nti. 

Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Này các Tỳ-khưu, cũng như cái túi có hai miệng chứa nhiều loại ngũ cốc khác nhau như là gạo Sāli, lúa, đậu tây, đậu, mè, gạo trắng. Rồi người có mắt sáng mở nó ra và suy xét rằng: ‘Đây là gạo Sāli, đây là lúa, đây là đậu tây, đây là đậu, đây là mè, đây là gạo trắng.’ Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu quán chiếu chỉ thân này từ lòng bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được da bao quanh (với) đầy đủ các đồ dơ bẩn/bất tịnh khác nhau: ‘Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tuỷ, thận; tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi; ruột già, ruột non, bao tử với vật thực chưa tiêu hoá, phân, (não = matthaluṅga); mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ; nước mắt, chất nhầy, nước miếng, nước mũi, nước nhớt ở khớp xương/hoạt dịch, nước tiểu’.

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

Paṭikūlamanasikārapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần tác ý/suy xét vật nhờm gớm.)

Kāyānupassanā dhātumanasikārapabbaṃ (Thân tuỳ quán, phần Tác ý/suy xét về giới/nguyên tố)

10. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ yathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ dhātuso paccavekkhati – ‘atthi imasmiṃ kāye pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātū’ti.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu quán chiếu chỉ thân này dù được đặt như thế nào, sắp xếp như thế nào, cũng nằm trong các nguyên tố như vầy: ‘Trong thân này, có địa giới/nguyên tố giãn nở, thuỷ giới/nguyên tố kết dính, hoả giới/nguyên tố nhiệt độ, và phong giới/nguyên tố chuyển động’.)

11. ‘Seyyathāpi, bhikkhave, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā gāviṃ vadhitvā catumahāpathe bilaso vibhajitvā nisinno assa, evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ yathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ dhātuso paccavekkhati – ‘atthi imasmiṃ kāye pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātū’ti. 

Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Này các Tỳ-khưu, cũng giống như người đồ tể hoặc đệ tử người đồ tể thiện xảo, sau khi giết thịt con bò cái, ngồi chia từng phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu quán chiếu chỉ thân này dù được đặt như thế nào, sắp xếp như thế nào, cũng nằm trong các nguyên tố như vầy: ‘Trong thân này, có địa giới/nguyên tố giãn nở, thuỷ giới/nguyên tố kết dính, hoả giới/nguyên tố nhiệt độ, và phong giới/nguyên tố chuyển động’.

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

Dhātumanasikārapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Tác ý/suy xét về giới/nguyên tố.)

 

Ngữ vựng:

  • nigama (nt): thị trấn nhỏ, chợ châu thành
  • ekāyana = eka + ayana (trut) con đường; mục đích/tiêu, sự dẫn/đi đến
  • sokaparideva = soka (nt) nỗi đau buồn/sầu khổ + parideva (nt) sự khóc than/than vãn
  • samatikkama (tt) vượt qua, chế ngự, thắng phục
  • dukkhadomanassa = dukkha (trut) sự đau khổ (thân) + domanassa (trut) sự u sầu/sầu muộn
  • atthaṅgama (nt từ aṭṭhaṅgacchati): sự làm biến mất/diệt vong, sự tiêu tan
  • adhigama (nt từ adhigacchati): sự chứng đắc/đạt được/hiểu biết
  • sacchikiriya (nut từ sacchikaroti): sự giác ngộ/thấu rõ/chứng thực
  • satipaṭṭhāna = sati (nut) sự nhận ra/ghi nhớ, niệm + paṭṭhāna (trut từ paṭṭhahati) sự trình bày/nêu ra/dựng lên/thiết lập/bắt đầu
  • kāyānupassī = kāya (nt) nhóm, đống, khối tập hợp, thân thể + anupassin (tt từ anupassati) quan sát, thấy rõ, tuỳ quán
  • ātāpī (tt): hăng hái, mạnh liệt, tích cực, có nhiệt huyết/tâm
  • sampajāna (tt): lưu tâm, chú ý, thận trọng, tỉnh giác
  • satiman (tt từ sati): lưu tâm, chú ý, nhận ra, có niệm
  • vineyya (bbqkpt của vineti): sau khi tẩy trừ/xoá bỏ/tiêu diệt
  • abhijjhādomanassa = abhijjhā (nut)  sự tham lam/thèm khát + domanassa
  • vedanā (nut): cảm giác/thọ
  • citta (trut): tâm thức, sự nhận biết
  • dhamma (nt): pháp, pháp hữu vi
  • ānāpānapabba = ānāpāna (trut) sự/hơi thở vào và ra + pabba (trut) phần, đoạn
  • pallaṅka (nt): sự ngồi kiết già
  • ābhujati (ā+bhuj+a+ti): uốn cong, gấp lại
  • uju (tt): thẳng đứng, ngay thẳng
  • paṇidhāya (bbqkpt của paṇidahati): sau khi mong muốn/có ý định về
  • parimukha (tt): phía trước, trước mặt
  • upaṭṭhapeti (đt nguyên nhân của upaṭṭhahati): khiến cho hiện hữu/có mặt
  • satova = sata (qkpt của sarati) nhớ, biết rõ, lưu tâm + eva
  • assasati (ā+sas+a+ti): thở vào
  • passasati (pa+sas+a+ti): thở ra
  • pajānāti (pa+ñā+nā+ti): hiểu biết, phân biệt
  • sabbakāyapaṭisaṃvedī = sabba + kāya + paṭisaṃvedin (tt từ paṭisaṃvedeti) cảm nghiệm, kinh qua 
  • sikkhati (√sikkh+a+ti): học tập, tự rèn/huấn luyện
  • passambhayaṃ (htpt của pasambhati): đang làm yên tịnh/lắng dịu
  • kāyasaṅkhāra (pháp có điều kiện/do duyên bởi hơi thở) = kāya + saṅkhāra (trut) pháp hữu vi/có điều kiện
  • seyyathāpi = seyyathā (trat) giống như + pi
  • dakkha (tt): khéo léo, thiện xảo, thông minh
  • bhamakāra (nt): thợ tiện
  • bhamakārantevāsī = bhamakāra +antevāsī (nt) đệ tử, học trò
  • añchanta (htpt của añchati): khi đang mở máy tiện
  • añchāti (√añch+a+ti): kéo/quay/chạy máy tiện
  • evameva (bbt): theo cách này, cũng vậy
  • ajjhattaṃ (trt): bên trong cá nhân, nội tại, chủ quan
  • bahiddhā (trt): ở phía/bên ngoài
  • samudaya (nt): sự sanh/khởi lên, nguồn gốc
  • vaya (nt): sự diệt/già nua/biến mất
  • paccupaṭṭhita (qkpt của paccupaṭṭhāti): có mặt, hiện có
  • ñāṇamatta = ñāṇa + mattā (nut) chừng mực, giới hạn
  • paṭissatimattā = paṭissati (nut) sự ghi nhớ/nhận ra, niệm + mattā
  • anissita = na +nissita (qkpt của nissayati) nương tựa, y cứ
  • upādiyati (upa+ā+dā+ya+ti): bám chấp, ái luyến
  • atthi (√as+a+ti): thì, là, có
  • iriyāpathapabba = iriyā (nut) tư thế, oai nghi + patha (nt) cách thức + pabba
  • puna caparaṃ (thng): và lại nữa, lại nữa
  • gacchanta (htpt của gacchati): đang đi
  • ṭhita (htpt của tiṭṭhati): đang đứng
  • nisinna (htpt của nisīdati): đang ngồi
  • sayāna (htpt của sayati): đang nằm/ngủ
  • yathā… tathā (trt): như thế nào… như vậy/thế ấy
  • paṇihita (qkpt của paṇidahati): được áp dụng/điều khiển/hướng đi
  • sampajānapabba = sampajāna (tt) chú ý, quan tâm, tỉnh giác 
  • abhikkanta (qkpt của abhikkamati): đi tới, đến gần 
  • paṭikkanta (qkpt của paṭikkamati): đi lùi, quay lại
  • sampajānakārī (tt): (người) có tỉnh giác
  • ālokita (qkpt của āloketi): nhìn tới/phía trước
  • vilokita (qkpt của viloketi): nhìn lui/phía sau
  • samiñjita (qkpt của samiñjati): co tay lại
  • pasārita (qkpt của pasāreti): duỗi/đưa thẳng tay ra
  • saṅghāṭipattacīvaradhāraṇa =saṅghaṭi (nut) y tăng-già-lê, y 2 lớp + patta (nt) cái bát + cīvara (trut) y phục + dhāraṇa (trut) sự mặc/đội/mang
  • asita (qkpt của asati): ăn 
  • pīta (qkpt của pivati): uống 
  • khāyita (qkpt của khāyati): nhai 
  • sāyita (qkpt của sāyati): nếm
  • uccārapassāvakamma = uccāra (nt từ uccāreti) phân + passāva (nt từ passavati) nước tiểu + kamma (trut) sự làm/tạo tác
  • gata (qkpt của gacchati): đi 
  • ṭhita (qkpt của tiṭṭhati): đứng 
  • nisinna (qkpt của nisīdati): ngồi
  • sutta (qkpt của supati): nằm
  • jāgarita (qkpt của jāgarati): thức/tỉnh giấc 
  • bhāsita (qkpt của bhāsati): nói 
  • tuṇhībhāva  (qkpt của tuṇhībhavati): im lặng
  • uddhaṃ (trt): phía/ở trên
  • pādatala (trut): lòng bàn chân 
  • adho (trt): phía/ở dưới
  • kesamatthakā = kesa (nt) tóc + matthaka (nt) cái đầu, đỉnh, chóp
  • tacapariyantaṃ = taca (nt) da + pariyanta (tt) được bao bọc/vây quanh/giới hạn bởi
  • pūra (tt): đầy, đầy đủ 
  • nānappakāra (tt): nhiều loại khác nhau
  • asuci (nt): sự/vật dơ bẩn/bất tịnh
  • paccavekkhati (pati+ava+ikkh+a+ti): suy xét, quán chiếu, phản khán
  • kesa (nt): tóc
  • loma (trut): lông 
  • nakha (nt & trut): móng 
  • danta (trut): răng 
  • taca (nt): da
  • maṃsa (trut): thịt 
  • nhāru (nt): gân 
  • aṭṭhi (trut): xương
  • aṭṭhimiñjaṃ = aṭṭhi + miñja (trut) tuỷ
  • vakka (trut): thận, cật
  • hadaya (trut): tim
  • yakana (trut): gan 
  • kilomaka (trut): màng phổi 
  • pihaka (trut): lá lách, tì
  • papphāsa (trut): phổi
  • anta (trut): ruột già 
  • antaguṇa (trut): ruột non
  • udariya (trut): vật thực mới/chưa tiêu hoá 
  • karīsa (trut): phân
  • pitta (trut): mật 
  • semha (trut): đàm, đờm dãi 
  • pubba (nt): mủ 
  • lohita (trut): máu
  • seda (nt): mồ hôi
  • meda (nt): mỡ, chất béo (thể rắn) (fat)
  • assu (trut): nước mắt
  • vasā (nut): mỡ, chất nhầy (thể bán rắn/gel) (grease)
  • kheḷa (nt): nước miếng
  • siṅghāṇikā (nut): nước mũi
  • lasikā (nut): nước nhớt/dầu (thể lỏng) ở khớp xương
  • mutta (trut): nước tiểu
  • paṭikūlamanasikārapabba = paṭikūla = paṭikkūla (tt) đáng ghét, ghê tởm + manasikāra (nt) sự chú ý/cân nhắc/suy xét/tạo thành ý nghĩ/tác ý + pabba
  • ubhatomukhā = ubhato (trt) hai phần/phía + mukha (trut) miệng, mặt
  • putoḷi (nut): túi, bao
  • nānāvihita = nānā (bbt) khác nhau+vihita (qkpt của vidahati) được sắp xếp/chuẩn bị
  • dhañña (trut): ngũ cốc
  • sāli (nt): một loại gạo
  • vīhi (nt): lúa
  • mugga (nt): đậu tây
  • māsa (nt): đậu
  • tila (nt, trut): hạt mè
  • taṇḍula (trut): gạo trắng/đã bóc vỏ
  • muñcati (√muc+ṃ-a+ti):  được giải thoát/thoát khỏi
  • dhātumanasikārapabba = dhātu (nut) yếu/nguyên tố, giới + manasikāra + patha
  • yathā (trt): như, giống như, liên quan đến
  • dhātuso (trt): trong các giới/yếu tố
  • pathavī (nut): đất, (triết học) sự giãn nở
  • āpa, āpo (trut): nước, (triết học) sự kết dính
  • teja, tejo (trut): lửa, (triết học) nhiệt, sức nóng
  • vāya, vāyo (trut): gió, (triết học) sự chuyển động
  • goghātaka (nt): người đồ tể/hàng thịt
  • gāvī (nut): con bò cái
  • vadhati (√vadh+a+ti): giết, giết thịt
  • catumahāpatha (nt): ngã tư đường
  • bilaso (trt): trong các phần/mảnh (bila: trut, phần, miếng, mảnh)
  • vibhajati (vi+bhaj+a+ti): chia, phân ra/bổ/phát

 

Kāyānupassanā navasivathikapabbaṃ (Thân tuỳ quán, phần Chín thể loại tử thi trong nghĩa địa)

12. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ ekāhamataṃ vā dvīhamataṃ vā tīhamataṃ vā uddhumātakaṃ vinīlakaṃ vipubbakajātaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, ví như vị Tỳ-khưu có thể thấy một thi thể đã chết sau một ngày, hai ngày hoặc ba ngày, bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, bị trương sình, hoá xanh đen và thối rữa. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’.

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

13. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ kākehi vā khajjamānaṃ kulalehi vā khajjamānaṃ gijjhehi vā khajjamānaṃ kaṅkehi vā khajjamānaṃ sunakhehi vā khajjamānaṃ byagghehi vā khajjamānaṃ dīpīhi vā khajjamānaṃ siṅgālehi vā khajjamānaṃ vividhehi vā pāṇakajātehi khajjamānaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, ví như vị Tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, đang bị các con quạ, diều hâu, kền kền, con diệc, chó nhà, cọp, báo, chó rừng hoặc các loại côn trùng ăn. Vị ấy Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’.

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

14. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikasaṅkhalikaṃ samaṃsalohitaṃ nhārusambandhaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, ví như vị Tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) bộ xương có thịt và máu, với sự buộc ràng bởi các sợi gân. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikasaṅkhalikaṃ nimaṃsalohitamakkhitaṃ nhārusambandhaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, ví như vị Tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) bộ xương không có thịt và máu, với sự buộc ràng bởi các sợi gân. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikasaṅkhalikaṃ apagatamaṃsalohitaṃ nhārusambandhaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, ví như vị Tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) bộ xương (hoàn toàn) không có thịt và máu. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikāni apagatasambandhāni disā vidisā vikkhittāni, aññena hatthaṭṭhikaṃ aññena pādaṭṭhikaṃ aññena gopphakaṭṭhikaṃ aññena jaṅghaṭṭhikaṃ aññena ūruṭṭhikaṃ aññena kaṭiṭṭhikaṃ aññena phāsukaṭṭhikaṃ aññena piṭṭhiṭṭhikaṃ aññena khandhaṭṭhikaṃ aññena gīvaṭṭhikaṃ aññena hanukaṭṭhikaṃ aññena dantaṭṭhikaṃ aññena sīsakaṭāhaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, ví như vị Tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) những xương rời rạc nằm đây đó, kia là xương tay, kia là xương chân, kia là xương mắc cá chân, kia là xương ống chân, kia là xương đùi, kia là xương hông, kia là xương sườn, kia là xương sống lưng, kia là xương vai, kia là xương cổ, kia là xương quai hàm, kia là răng, kia là sọ. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

15. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikāni setāni saṅkhavaṇṇapaṭibhāgāni. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, ví như vị Tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) những xương trắng như màu ốc xà cừ. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikāni puñjakitāni terovassikāni. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, ví như vị Tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) những mảnh xương được gom thành đống lâu hơn một năm. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikāni pūtīni cuṇṇakajātāni. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, ví như vị Tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) những mảnh xương đã bị mục nát thành bột. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong, hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài, hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

Navasivathikapabbaṃ niṭṭhitaṃ.  (Dứt phần Chín thể loại tử thi trong nghĩa địa.)

Cuddasa kāyānupassanā niṭṭhitā. (Dứt Mười bốn phần thân tuỳ quán.)

 

Ngữ vựng:

  • sarīra (trut): thi thể, xác chết, tử thi
  • sivathikā (nut): nghĩa trang/địa
  • chaḍḍita (qkpt của chaḍḍeti): loại/vứt bỏ, thải ra
  • ekāhamata = ekāha (trut) một ngày + mata (qkpt của marati) chết
  • uddhumātaka (tt): phồng/sưng lên, phình ra, trương sình
  • vinīlaka (tt): xanh đen, tía
  • vipubbakajāta = vipubbaka (tt) thối rữa, mưng mủ + jāta (qkpt của janati): đã phát khởi, được sanh/tạo ra
  • upasaṃharati (upa+saṃ+har+a+ti): chuyên chú, tập trung, đối chiếu
  • evaṃdhamma = evaṃ + dhamma (nt) trạng thái, tính chất
  • evaṃbhāvī = evaṃ + bhāvin (tt) sẽ là
  • evaṃanatīta = evaṃ + na + atīta (tt) bị/được vượt qua/thắng phục/thoát khỏi
  • kāka (nt): con quạ
  • khajjamāna (htpt của khajjati): đang bị ăn/nhai
  • kulala (nt): con diều hâu
  • gijjha (nt): con kền kền
  • kaṅka (nt): con diệc
  • sunakha (nt): con chó (nhà)
  • byaggha (nt): con cọp
  • dīpi (nt): con báo
  • siṅgāla, sigāla (nt): con chó rừng
  • vividha (tt): nhiều, đa dạng, lẫn lộn
  • pāṇakajāta = pāṇaka (nt) chúng sanh, côn trùng + jāta (qkpt của janati) được sanh/tạo ra
  • aṭṭhikasaṅkhalikā (bộ xương) = aṭṭhika (trut) xương + saṅkhalikā (nut) dây, chuỗi, loạt
  • samaṃsalohita (tt) gồm thịt và máu
  • nhārusambandha = nhāru (nt) gân + sambandha (nt) sự kết nối/trói buộc
  • nimaṃsalohitamakkhita = ni (ttô) không có + maṃsa + lohita + makkhita (qkpt của makkheti) bị bôi/dán
  • apagatamaṃsalohita = apagata (qkpt của apagacchati) không có, đã mất/tách biệt khỏi + maṃsa + lohita
  • disā (nut): hướng, phía, miền
  • vidisā (nut): hướng giữa hướng chính
  • vikkhitta (qkpt của vikkhipati): lung tung, lộn xộn, rối loạn
  • añña (tt): khác, kia
  • hatthaṭṭhika = hattha (nt) bàn tay + aṭṭhika
  • pāda (nt, trut): bàn chân
  • gopphaka (trut): mắt cá chân
  • jaṅghā (nut): ống chân
  • ūru (nt): bắp đùi
  • kaṭi (nut): hông, thắt lưng
  • phāsukā (nut): (xương) sườn
  • piṭṭhi (nut): sống lưng
  • khandha (nt): vai, lưng
  • gīvā (nut): cổ
  • hanukā (nut): hàm, quai hàm
  • danta (trut): răng, ngà
  • sīsakaṭāha (nt): sọ, đầu lâu
  • seta (tt): (màu) trắng
  • saṅkhavaṇṇapaṭibhāga = saṅkha (nt) vỏ ốc xà cừ + vaṇṇa (nt) màu sắc + paṭibhāga (nt) sự giống nhau/tương tự
  • puñjakita (tt) = puñja (nt) đống, khối + kita (qkpt của karoti) được làm/tạo
  • terovassika (tt): kéo dài hơn/ngoài 1 năm = tiro (gt, trt) vượt qua, ngoài + vassa (nt) năm + ika
  • pūti (tt): phân huỷ, mục nát, hôi thối
  • cuṇṇakajāta (tt): bị biến thành bột  = cuṇṇaka (tt từ cuṇṇa) bột

 

 

Vedanānupassanā (Thọ tuỳ quán)

16. ‘Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati? Idha, bhikkhave, bhikkhu sukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Dukkhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Adukkhamasukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Sāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘sāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti, nirāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘nirāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Sāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘sāmisaṃ dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti, nirāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘nirāmisaṃ dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Sāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘sāmisaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti, nirāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘nirāmisaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. 

(Lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thọ trên các thọ như thế nào? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu khi đang cảm nghiệm thọ lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ khổ, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ khổ’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ lạc thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ lạc thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ lạc không thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ lạc không thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ khổ thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ khổ thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ khổ không thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ khổ không thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc thuộc dục lạc’; hoặc khi đang cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc không thuộc dục lạc, biết rõ ‘Ta cảm nghiệm thọ phi khổ phi lạc không thuộc dục lạc’.)

Iti ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati, bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā vedanāsu viharati, vayadhammānupassī vā vedanāsu viharati, samudayavayadhammānupassī vā vedanāsu viharati. ‘Atthi vedanā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati.

(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thọ trên các thọ ở trong, hoặc sống tuỳ quán thọ trên các thọ ở ngoài, hoặc sống quán thọ trên các thọ ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong các thọ, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong các thọ, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong các thọ. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thọ đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán thọ trên các thọ.)

Vedanānupassanā niṭṭhitā. (Dứt Thọ tuỳ quán.)

Cittānupassanā (Tâm tuỳ quán)

17. ‘Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu citte cittānupassī viharati? Idha, bhikkhave, bhikkhu sarāgaṃ vā cittaṃ ‘sarāgaṃ citta’nti pajānāti, vītarāgaṃ vā cittaṃ ‘vītarāgaṃ citta’nti pajānāti. Sadosaṃ vā cittaṃ ‘sadosaṃ citta’nti pajānāti, vītadosaṃ vā cittaṃ ‘vītadosaṃ citta’nti pajānāti. Samohaṃ vā cittaṃ ‘samohaṃ citta’nti pajānāti, vītamohaṃ vā cittaṃ ‘vītamohaṃ citta’nti pajānāti. Saṅkhittaṃ vā cittaṃ ‘saṅkhittaṃ citta’nti pajānāti, vikkhittaṃ vā cittaṃ ‘vikkhittaṃ citta’nti pajānāti. Mahaggataṃ vā cittaṃ ‘mahaggataṃ citta’nti pajānāti, amahaggataṃ vā cittaṃ ‘amahaggataṃ citta’nti pajānāti. Sauttaraṃ vā cittaṃ ‘sauttaraṃ citta’nti pajānāti, anuttaraṃ vā cittaṃ ‘anuttaraṃ citta’nti pajānāti. Samāhitaṃ vā cittaṃ ‘samāhitaṃ citta’nti pajānāti, asamāhitaṃ vā cittaṃ ‘asamāhitaṃ citta’nti pajānāti. Vimuttaṃ vā cittaṃ ‘vimuttaṃ citta’nti pajānāti. Avimuttaṃ vā cittaṃ ‘avimuttaṃ citta’nti pajānāti. 

(Lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán tâm trên tâm như thế nào? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ tâm có tham là ‘tâm có tham’; hoặc biết rõ tâm không có tham là ‘tâm không có tham’; hoặc biết rõ tâm có sân là ‘tâm có sân’; hoặc biết rõ tâm không có sân là ‘tâm không có sân’; hoặc biết rõ tâm có si là ‘tâm có si’; hoặc biết rõ tâm không có si là ‘tâm không có si’; hoặc biết rõ tâm chuyên chú là ‘tâm chuyên chú’; hoặc biết rõ tâm dao động là ‘tâm dao động’; hoặc biết rõ tâm được tăng trưởng (đáo đại) là ‘tâm được tăng trưởng (đáo đại)’; hoặc biết rõ tâm không được tăng trưởng (không đáo đại) là ‘tâm không được tăng trưởng (không đáo đại)’; hoặc biết rõ tâm hữu thượng là ‘tâm hữu thượng’; hoặc biết rõ tâm tối thượng là ‘tâm tối thượng’; hoặc biết rõ tâm định tĩnh là ‘tâm định tĩnh’; hoặc biết rõ tâm không định tĩnh là ‘tâm không định tĩnh’; hoặc biết rõ tâm được giải thoát là ‘tâm được giải thoát’; hoặc biết rõ tâm không được giải thoát là ‘tâm không được giải thoát’.)

Iti ajjhattaṃ vā citte cittānupassī viharati, bahiddhā vā citte cittānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati, ‘atthi citta’nti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu citte cittānupassī viharati.

(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán tâm trên tâm ở trong, hoặc sống tuỳ quán tâm trên tâm ở ngoài, hoặc sống quán tâm trên tâm ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong tâm, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong tâm, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong tâm. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có tâm đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán tâm trên tâm.)

Cittānupassanā niṭṭhitā. (Dứt Tâm tuỳ quán.)

 

Ngữ vựng:

  • vedayamāna (htpt của vedeti, vedayati): đang cảm giác/kinh qua/cảm nghiệm
  • adukkhamasukha (tt) phi khổ phi lạc, trung dung, xả = na+dukkhaṃ+sukha
  • sāmisa (tt): thuộc xác thịt/phàm tục/dục lạc
  • nirāmisa (tt) không thuộc xác thịt/phàm tục/dục lạc = nis+āmisa
  • sarāga (tt): liên hệ đến dục, có tham đắm, hữu tham
  • vītarāga (tt): không có tham đắm, ly tham = vīta (tt) không có + rāga
  • sadosa (tt): có sân hận, hữu sân
  • samoha (tt): có si mê, hữu si
  • saṅkhitta (qkpt của saṅkhipati): được tập trung, chú tâm, chuyên chú
  • vikkhitta (qkpt của vikkhipati): dao động, bối rối, lúng túng
  • mahaggata (tt): được phát triển/tăng trưởng, đáo/quảng đại 
  • sauttara (tt): liên hệ đến quý/giỏi hơn, hữu thượng
  • anuttara (tt): liên hệ đến quý/giỏi nhất, tối thượng
  • samāhita (qkpt của samādahati): điềm tĩnh, chuyên chú, vững chắc, định tĩnh
  • vimutta (qkpt của vimuccati): được giải thoát/thoát khỏi

 

 

Dhammānupassanā nīvaraṇapabbaṃ (Pháp tuỳ quán, phần Pháp chướng ngại/Triền cái)

18. ‘Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati? Idha, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu?

(Lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên các pháp như thế nào? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm chướng ngại pháp. Lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm chướng ngại pháp như thế nào?)

19. ‘Idha, bhikkhave, bhikkhu santaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa kāmacchandassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa kāmacchandassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa kāmacchandassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu bị tham dục chi phối bên trong, biết rõ ‘Có tham dục bên trong cho ta’; hoặc không bị tham dục chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có tham dục bên trong cho ta’; sự sanh khởi của tham dục chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của tham dục đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của tham dục đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

20. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ byāpādaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ byāpādo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ byāpādaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ byāpādo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa byāpādassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa byāpādassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa byāpādassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy bị sân hận chi phối bên trong, biết rõ ‘Có sân hận bên trong cho ta’; hoặc không bị sân hận chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có sân hận bên trong cho ta’; sự sanh khởi của sân hận chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của sân hận đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của sân hận đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

21. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ thinamiddhaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ thinamiddha’nti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ thinamiddhaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ thinamiddha’nti pajānāti, yathā ca anuppannassa thinamiddhassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa thinamiddhassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa thinamiddhassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy bị lười biếng và uể oải chi phối bên trong, biết rõ ‘Có lười biếng và uể oải bên trong cho ta’; hoặc không bị lười biếng và uể oải chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có lười biếng và uể oải bên trong cho ta’; sự sanh khởi của lười biếng và uể oải chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của lười biếng và uể oải đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của lười biếng và uể oải đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

22. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ uddhaccakukkuccaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ uddhaccakukkucca’nti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ uddhaccakukkuccaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ uddhaccakukkucca’nti pajānāti, yathā ca anuppannassa uddhaccakukkuccassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa uddhaccakukkuccassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa uddhaccakukkuccassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy bị sao lãng và hối hận chi phối bên trong, biết rõ ‘Có sao lãng và hối hận bên trong cho ta’; hoặc không bị sao lãng và hối hận chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có sao lãng và hối hận bên trong cho ta’; sự sanh khởi của sao lãng và hối hận chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của sao lãng và hối hận đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của sao lãng và hối hận đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

23. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ vicikicchaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ vicikicchā’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ vicikicchaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ vicikicchā’ti pajānāti, yathā ca anuppannāya vicikicchāya uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannāya vicikicchāya pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnāya vicikicchāya āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy bị nghi hoặc chi phối bên trong, biết rõ ‘Có nghi hoặc bên trong cho ta’; hoặc không bị nghi hoặc chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có s nghi hoặc bên trong cho ta’; sự sanh khởi của nghi hoặc chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của nghi hoặc đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của nghi hoặc đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

24. ‘Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu.

(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở trong, hoặc sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở ngoài, hoặc sống quán pháp trên các pháp ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán pháp sanh khởi trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp hoại diệt trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp sanh khởi và hoại diệt trong các pháp. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có pháp đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm chướng ngại pháp.)

Nīvaraṇapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Pháp chướng ngại.)

 

Ngữ vựng:

  • nīvaraṇa (trut): sự/vật chướng ngại, triền cái 
  • santa (qkpt của sammati): bị tác động, được vui thích
  • kāmacchanda (nt): sự tham luyến/ước muốn dục lạc, dục dục = kāma (nt) dục lạc + chanda (nt) ý/ước muốn, nguyện vọng
  • anuppanna (tt): chưa/không được khởi sanh = na + uppanna (qkpt của uppajjati) được khởi sanh/tạo ra  
  • uppāda (nt): sự khởi sanh/xuất hiện/sanh ra
  • pahāna (trut): sự từ/dứt/loại bỏ
  • pahīna (qkpt của pajahati): được từ bỏ/loại trừ/đoạn tận
  • āyati (nut): tương lai
  • byāpāda (nt): sự sân hận/ác tâm
  • thina-middha = thina, thīna (trut) sự lười biếng/chậm chạp/dạ dưỡi, hôn trầm + middha (trut) sự uể oải/lờ đờ/mê mệt, thuỵ miên
  • uddhacca-kukkucca = uddhacca (trut) sự kích động/sao lãng, trạo cử + kukkucca (trut) sự hối hận/ăn năn/lo lắng, hối quá
  • vicikicchā (nut):  sự nghi hoặc/không chắc chắn

 

Dhammānupassanā khandhapabbaṃ (Pháp tuỳ quán, phần Uẩn)

25. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu? Idha, bhikkhave, bhikkhu – ‘iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā, iti vedanāya samudayo, iti vedanāya atthaṅgamo; iti saññā, iti saññāya samudayo, iti saññāya atthaṅgamo; iti saṅkhārā, iti saṅkhārānaṃ samudayo, iti saṅkhārānaṃ atthaṅgamo, iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti. 

Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati. ‘Atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya, anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm pháp uẩn bị chấp thủ. Lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm pháp uẩn bị chấp thủ như thế nào? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ rằng: ‘Sắc là như vậy, sự sanh khởi của sắc là như vậy, sự đoạn diệt của sắc là như vậy; thọ là như vậy, sự sanh khởi của thọ là như vậy, sự đoạn diệt của thọ là như vậy; tưởng là như vậy, sự sanh khởi của tưởng là như vậy, sự đoạn diệt của tưởng là như vậy; hành là như vậy, sự sanh khởi của hành là như vậy, sự đoạn diệt của hành là như vậy; thức là như vậy, sự sanh khởi của thức là như vậy, sự đoạn diệt của thức là như vậy’. 

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở trong, hoặc sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở ngoài, hoặc sống quán pháp trên các pháp ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán pháp sanh khởi trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp hoại diệt trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp sanh khởi và hoại diệt trong các pháp. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có pháp đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm pháp uẩn bị chấp thủ.)

Khandhapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Uẩn.)

 

 

Dhammānupassanā āyatanapabbaṃ (Pháp tuỳ quán, phần Xứ)

26. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu?

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên sáu pháp nội và ngoại xứ. Lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên sáu pháp nội và ngoại xứ như thế nào?)

27. ‘Idha, bhikkhave, bhikkhu cakkhuñca pajānāti, rūpe ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ mắt/nhãn; biết rõ các màu sắc; biết rõ kiết sử/sự trói buộc khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

28. ‘Sotañca pajānāti, sadde ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ tai/nhĩ; biết rõ các âm thanh/thinh; biết rõ kiết sử/sự trói buộc khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

29. ‘Ghānañca pajānāti, gandhe ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ mũi/tỷ; biết rõ các mùi/khí; biết rõ kiết sử/sự trói buộc ấy khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

30. ‘Jivhañca pajānāti, rase ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ lưỡi/thiệt; biết rõ các vị chất; biết rõ kiết sử/sự trói buộc ấy khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

31. ‘Kāyañca pajānāti, phoṭṭhabbe ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ thân; biết rõ các xúc chạm; biết rõ kiết sử/sự trói buộc ấy khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

32. ‘Manañca pajānāti, dhamme ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ ý thức; biết rõ các pháp; biết rõ kiết sử/sự trói buộc ấy khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

33. ‘Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati. ‘Atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya, anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu.

(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở trong, hoặc sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở ngoài, hoặc sống quán pháp trên các pháp ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán pháp sanh khởi trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp hoại diệt trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp sanh khởi và hoại diệt trong các pháp. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có pháp đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên sáu pháp nội và ngoại xứ.)

Āyatanapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Xứ)

Dhammānupassanā bojjhaṅgapabbaṃ (Pháp tuỳ quán, Giác chi)

34. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu? Idha, bhikkhave, bhikkhu santaṃ vā ajjhattaṃ satisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ satisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa satisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa satisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bảy pháp giác chi. Lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bảy pháp giác chi như thế nào? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ có niệm giác chi bên trong là ‘Ta có niệm giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có niệm giác chi bên trong là ‘Ta không có niệm giác chi bên trong, sự sanh khởi của niệm giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của niệm giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

35. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ dhammavicayasambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ dhammavicayasambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ dhammavicaya-sambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ dhammavicayasambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa dhammavicayasambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa dhammavicayasambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có trạch/phân tích pháp giác chi bên trong là ‘Ta có trạch/phân tích pháp giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có trạch/phân tích pháp giác chi bên trong là ‘Ta không có trạch/phân tích pháp giác chi bên trong, sự sanh khởi của trạch/phân tích pháp giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của trạch/phân tích pháp giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

36. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa vīriyasambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa vīriyasambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có tinh tấn giác chi bên trong là ‘Ta có tinh tấn giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có tinh tấn giác chi bên trong là ‘Ta không có tinh tấn giác chi bên trong, sự sanh khởi của tinh tấn giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của tinh tấn giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

37. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa pītisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa pītisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có hỷ giác chi bên trong là ‘Ta có hỷ giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có hỷ giác chi bên trong là ‘Ta không có hỷ giác chi bên trong, sự sanh khởi của hỷ giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của hỷ giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

38. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa passaddhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa passaddhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có tịnh giác chi bên trong là ‘Ta có tịnh giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có tịnh giác chi bên trong là ‘Ta không có tịnh giác chi bên trong, sự sanh khởi của tịnh giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của tịnh giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

39. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa samādhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa samādhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có định giác chi bên trong là ‘Ta có định giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có định giác chi bên trong là ‘Ta không có định giác chi bên trong, sự sanh khởi của định giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của định giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

40. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có xả giác chi bên trong là ‘Ta có xả giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có xả giác chi bên trong là ‘Ta không có xả giác chi bên trong, sự sanh khởi của xả giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của xả giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

41. ‘Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu.

(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở trong, hoặc sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở ngoài, hoặc sống quán pháp trên các pháp ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán pháp sanh khởi trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp hoại diệt trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp sanh khởi và hoại diệt trong các pháp. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có pháp đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bảy pháp giác chi.)

Bojjhaṅgapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Giác chi.)

 

Ngữ vựng:

  • khandha (nt): yếu tố hợp thành, nhân tố, uẩn
  • āyatana (trut): lĩnh vực nhận thức, dục căn và cảnh, xứ 
  • atthaṅgama (nt): sự diệt trừ/tiêu diệt
  • ajjhattikabāhira = ajjhattika (tt) cá nhân, bên trong, chủ thể + bāhira (tt) bên ngoài, khách thể
  • tadubhaya = taṃ + ubhaya (tt) cả hai, hai phần
  • paṭicca (bbqkpt của pacceti): dựa vào, do, vì, liên quan đến 
  • saṃyojana, saññojana (trut): gông cùm, sự giam cầm/trói buộc, kiết sử
  • sota (trut): tai
  • ghāna (trut): mũi
  • jivhā (nut): lưỡi
  • mana (nt, trut): ý/tâm thức
  • bojjhaṅga, sambojjhaṅga (trut): nhân/yếu tố của trí tuệ/giác ngộ = bodhi+aṅga
  • bhāvanā (nut): sự an trú/trau dồi/phát triển/tu tập nội tâm
  • pāripūrī (nut): sự hoàn thành/làm cho đầy đủ
  • dhammavicaya (nt): sự thẩm sát/quán xét pháp = dhamma+vicaya
  • vīriya, viriya (trut): sự cố gắng/nỗ lực/tinh tấn 
  • pīti (nut): sự vui thích/vui sướng/hân hoan, hỷ 
  • passaddhi (nut): sự yên/điềm tĩnh, sự tịnh lặng
  • samādhi (nt): sự tập trung/định tâm
  • upekkhā (nut): sự hững hờ/thờ ơ/bình thản/không vui không buồn, xả

 

 

Dhammānupassanā saccapabbaṃ (Pháp tuỳ quán, phần Đế/Chân lý)

42. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyasaccesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyasaccesu? Idha, bhikkhave, bhikkhu ‘idaṃ dukkha’nti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ pajānāti.

(Và lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bốn pháp Thánh đế/Chân lý cao quý. Lại nữa, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bốn pháp Thánh đế như thế nào? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu biết rõ như thật ‘Đây là Khổ’; biết rõ như thật ‘Đây là Nhân sanh khổ’; biết rõ như thật ‘Đây là Sự diệt khổ’; (và) biết rõ như thật ‘Đây là Phương pháp dẫn đến sự diệt khổ’.)

Paṭhamabhāṇavāro niṭṭhito. (Dứt đoạn thứ nhất)

Dukkhasaccaniddeso (Diễn giải Khổ đế/Chân lý về khổ)

43. ‘Katamañca, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ? Jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, maraṇampi dukkhaṃ, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsāpi dukkhā, appiyehi sampayogopi dukkho, piyehi vippayogopi dukkho, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

(Này các Tỳ-khưu, gì là Khổ thánh đế? Sanh cũng là khổ, già cũng là khổ, chết cũng là khổ, sầu muộn – bi ai – đau đớn – ưu phiền – áo não cũng là khổ, gần những vật/người đáng ghét cũng là khổ, xa những vật/người đáng yêu cũng là khổ, không được thứ mong muốn cũng là khổ tóm lại, năm uẩn bị chấp thủ/ngũ thủ uẩn là khổ.)

44. ‘Katamā ca, bhikkhave, jāti? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti khandhānaṃ pātubhāvo āyatanānaṃ paṭilābho, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jāti.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘sự sanh’? Sự sanh ra nào, sự chào đời nào, sự xuất hiện nào, sự tái sanh nào, sự hiện khởi của các uẩn nào, sự thành tựu của các xứ nào đối với các chúng sanh ấy, trong nhóm chúng sanh ấy; và này các Tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự sanh’.)

45. ‘Katamā ca, bhikkhave, jarā? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jarā.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘sự già’? Sự già nua nào, tình trạng già yếu nào, sự rụng/lung lay răng nào, sự bạc tóc nào, tình trạng da nhăn nheo nào, sự giảm sút của thọ mạng nào, sự thoái hoá/hư hoại của các căn nào đối với chúng sanh ấy, trong nhóm chúng sanh ấy; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự già’.)

46. ‘Katamañca, bhikkhave, maraṇaṃ? Yaṃ tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo jīvitindriyassupacchedo, idaṃ vuccati, bhikkhave, maraṇaṃ.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘sự chết’? Sự qua đời nào, tình trạng đổi dời nào, sự tan rã nào, sự tiêu tan nào, sự chết nào, sự tử vong nào, sự lâm chung nào, sự tan rã của các uẩn nào, sự vứt bỏ xác thân nào, sự cắt đứt mạng quyền nào đối với chúng sanh ấy, trong nhóm chúng sanh ấy; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự chết’.)

47. ‘Katamo ca, bhikkhave, soko? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṃ antosoko antoparisoko, ayaṃ vuccati, bhikkhave, soko.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘sự sầu muộn’? Sự sầu muộn nào, sự buồn phiền nào, sự âu sầu nào, sự sầu muộn bên trong nào, sự thống khổ nội tại nào của người có sự bất hạnh này hay bất hạnh khác, (hoặc) bị khổ đau này hay khổ đau khác dày vò; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự sầu muộn’.)

48. ‘Katamo ca, bhikkhave, paridevo? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṃ paridevitattaṃ, ayaṃ vuccati, bhikkhave paridevo.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘sự bi ai’? Sự khóc lóc nào, sự bi ai nào, sự than khóc nào, sự thương tiếc nào, trạng thái than khóc nào, trạng thái thương tiếc nào của người có sự bất hạnh này hay bất hạnh khác, (hoặc) bị khổ đau này hay khổ đau khác dày vò; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự bi ai’.)

49. ‘Katamañca, bhikkhave, dukkhaṃ? Yaṃ kho, bhikkhave, kāyikaṃ dukkhaṃ kāyikaṃ asātaṃ kāyasamphassajaṃ dukkhaṃ asātaṃ vedayitaṃ, idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhaṃ.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘sự đau đớn’? Sự đau đớn nào về thân, sự khó chịu nào về thân, sự đau đớn và khó chịu nào khởi sanh từ thân xúc được kinh qua; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự đau đớn’.)

50. ‘Katamañca, bhikkhave, domanassaṃ? Yaṃ kho, bhikkhave, cetasikaṃ dukkhaṃ cetasikaṃ asātaṃ manosamphassajaṃ dukkhaṃ asātaṃ vedayitaṃ, idaṃ vuccati, bhikkhave, domanassaṃ.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘sự ưu phiền’? Sự đau khổ nào về tâm, sự khó chịu nào về tâm, sự đau khổ và khó chịu nào khởi sanh từ ý xúc được kinh qua; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự ưu phiền’?)

51. ‘Katamo ca, bhikkhave, upāyāso? Yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa āyāso upāyāso āyāsitattaṃ upāyāsitattaṃ, ayaṃ vuccati, bhikkhave, upāyāso.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘sự áo não’? Sự buồn phiền nào, sự khổ não nào, trạng thái buồn phiền nào, trạng thái khổ não nào của người có sự bất hạnh này hay bất hạnh khác, (hoặc) bị khổ đau này hay khổ đau khác dày vò; này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘sự áo não’.)

52. ‘Katamo ca, bhikkhave, appiyehi sampayogo dukkho? Idha yassa te honti aniṭṭhā akantā amanāpā rūpā saddā gandhā rasā phoṭṭhabbā dhammā, ye vā panassa te honti anatthakāmā ahitakāmā aphāsukakāmā ayogakkhemakāmā, yā tehi saddhiṃ saṅgati samāgamo samodhānaṃ missībhāvo, ayaṃ vuccati, bhikkhave, appiyehi sampayogo dukkho.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘gần những vật/người đáng ghét cũng là khổ’? Ở đây, người mà gặp gỡ, giao thiệp, kết hợp, hoà nhập với các sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp khó ưa, đáng ghét, và không vừa ý; hoặc với những người nào mà không muốn cho người ấy có được lợi ích, tốt đẹp, an lòng, sự an tịnh khỏi trói buộc; này các Tỳ-khưu, đây được gọi là ‘gần những vật/người đáng ghét cũng là khổ’.)

53. ‘Katamo ca, bhikkhave, piyehi vippayogo dukkho? Idha yassa te honti iṭṭhā kantā manāpā rūpā saddā gandhā rasā phoṭṭhabbā dhammā, ye vā panassa te honti atthakāmā hitakāmā phāsukakāmā yogakkhemakāmā mātā vā pitā vā bhātā vā bhaginī vā mittā vā amaccā vā ñātisālohitā vā, yā tehi saddhiṃ asaṅgati asamāgamo asamodhānaṃ amissībhāvo, ayaṃ vuccati, bhikkhave, piyehi vippayogo dukkho.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘xa những vật/người đáng yêu cũng là khổ’? Ở đây, người mà không gặp gỡ, giao thiệp, kết hợp, hoà nhập với các sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp dễ chịu, đáng yêu, vừa ý; hoặc với những người nào mà muốn cho người ấy có được lợi ích, tốt đẹp, an lòng, sự an tịnh khỏi trói buộc, hoặc mẹ, cha, anh, chị, bạn hữu, ân nhân, hoặc thân quyến; này các Tỳ-khưu, đây được gọi là ‘xa những vật/người đáng yêu cũng là khổ’.)

54. ‘Katamañca, bhikkhave, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ? Jātidhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati – ‘aho vata mayaṃ na jātidhammā assāma, na ca vata no jāti āgaccheyyā’ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. Jarādhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati – ‘aho vata mayaṃ na jarādhammā assāma, na ca vata no jarā āgaccheyyā’ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. Byādhidhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati ‘aho vata mayaṃ na byādhidhammā assāma, na ca vata no byādhi āgaccheyyā’ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. Maraṇadhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati ‘aho vata mayaṃ na maraṇadhammā assāma, na ca vata no maraṇaṃ āgaccheyyā’ti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. Sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammānaṃ, bhikkhave, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati ‘aho vata mayaṃ na sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā assāma, na ca vata no sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā āgaccheyyu’nti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ, idampi yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’? Này các Tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất sanh ra: ‘Ôi, ước gì chúng ta sẽ không có bản chất sanh ra, và sự sanh không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây cũng là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’. Này các Tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất già nua: ‘Ôi, ước gì chúng ta sẽ không có bản chất già nua, và sự già không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây cũng là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’. Này các Tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất tật bệnh: ‘Ôi, ước gì chúng ta sẽ không có bản chất tật bệnh, và sự bệnh không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây cũng là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’. Này các Tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất chết: ‘Ôi, ước gì chúng ta sẽ không có bản chất chết, và sự chết không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây cũng là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’. Này các Tỳ-khưu, sự ước muốn như vậy khởi sanh cho chúng sanh có bản chất sầu muộn – bi ai – đau đớn – ưu phiền – áo não: ‘Ôi, ước gì chúng ta sẽ không có bản chất sầu muộn – bi ai – đau đớn – ưu phiền – áo não, và sự sầu muộn – bi ai – đau đớn – ưu phiền – áo não không nên có/xuất hiện cho chúng ta’. Nhưng điều này không thể có được bằng sự ước muốn, (vậy) đây cũng là ‘không được thứ mong muốn cũng là khổ’.)

55. ‘Katame ca, bhikkhave, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā? Seyyathidaṃ – rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho. Ime vuccanti, bhikkhave, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. Idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là ‘tóm lại năm uẩn bị chấp thủ là khổ’? Tức là sắc uẩn bị chấp thủ, thọ uẩn bị chấp thủ, tưởng uẩn bị chấp thủ, hành uẩn bị chấp thủ, thức uẩn bị chấp thủ. Này các Tỳ-khưu, đây được gọi là ‘tóm lại năm uẩn bị chấp thủ là khổ’. Này các Tỳ-khưu, đây được gọi là Khổ thánh đế/Chân lý về Khổ.)

 

Ngữ vựng:

  • bhāṇavāra (nt): phần, đoạn
  • dukkhasaccaniddesa = dukkhasacca + niddesa (nt) 
  • upāyāsa (nt): sự khổ não/đau xót/thương tiếc
  • sattanikāya = satta (nt) chúng sanh, sinh vật + nikāya (nt) nhóm, loại, sự tập hợp
  • jāti (nut): sự sanh/tái sanh
  • sañjāti (nut): sự sanh ra/ra đời, nguồn gốc
  • okkanti (nut từ okkamati): sự xuất hiện/trở thành/hiện ra
  • abhinibbatti (nut): sự tái sanh/trở thành
  • pātubhāva (nt): sự xuất hiện/hiện khởi  
  • paṭilābha (nt): sự có được/đạt được/thành tựu
  • jarā (nut): sự già nua/suy tàn
  • jīraṇatā (nut): tình trạng già yếu/suy tàn
  • khaṇḍicca (trut): tình trạng lung lay/gãy (răng)
  • pālicca (trut): sự bạc tóc
  • valittacatā (nut): tình trạng da nhăn nheo
  • āyu (trut): tuổi thọ, thọ mạng
  • saṃhāni (nut): sự ngắn lại/rút lại/giảm bớt
  • indriya (trut): khả năng, nhiệm vụ, yếu tố điều khiển, căn
  • paripāka (nt): sự chín muồi/trưởng thành/hoàn hảo
  • cuti (nut): sự qua đời
  • cavanatā (nut): tình trạng đổi dời
  • bheda (nt): sự gãy/đứt/tan rã
  • antaradhāna (trut): sự biến mất/tiêu tan
  • maccu (nt): sự chết, tử thần
  • kālakiriyā (nut): lúc lâm chung, sự chết
  • kaḷevara (trut): tử thi, xác chết
  • nikkhepa (nt): sự từ bỏ/loại ra
  • jīvitindriyassupaccheda = jīvitindriya (trut) mạng quyền, sức sống, sinh lực + upaccheda (nt) sự tan vỡ/huỷ hoại/cắt đứt
  • aññataraññatara = aññatara (tt) nào đó + aññatara
  • byasana, vyasana (trut): sự bất hạnh/phá huỷ/tiêu tan
  • samannāgata (tt): phú cho, có được
  • phuṭṭha (qkpt của phusati): xúc động, bị ảnh hưởng bởi
  • soka (nt): nỗi đau buồn/sầu khổ 
  • socanā (nut): sự sầu não/buồn phiền
  • socitatta (trut): sự buồn rầu/âu sầu
  • antosoka (nt): sự ưu tư/sầu khổ trong tâm = anto (bbt) nội tại, bên trong + soka 
  • antoparisoka (nt): sự thống khổ/đau buồn cùng cực trong tâm 
  • ādeva (nt): sự khóc lóc/rên rỉ
  • parideva (nt): sự khóc than/than van
  • ādevanā (nut): sự bi thương/khóc lóc
  • paridevanā (nut): sự bi ai/ khóc than
  • ādevitatta (trut): thái độ bi thương/khóc lóc 
  • paridevitatta (trut): thái độ bi ai/khóc than
  • kāyika (tt): thuộc về thân/cơ thể
  • asāta (trut): sự khó chịu/không thoải mái = a+sāta 
  • kāyasamphassaja = kāya + samphassa (nt) sự tiếp xúc/đụng chạm + ja (tt) được sanh/tạo ra
  • vedayita (qkpt của vedeti): được cảm giác/kinh qua
  • cetasika (tt): thuộc về tâm/ý 
  • manosamphassaja = mana (nt, trut) tâm/ý thức + samphassa + ja
  • āyāsa (nt): sự buồn phiền/phiền muộn
  • upāyāsa (nt): sự khổ não/đau khổ
  • āyāsitatta (trut): thái độ buồn phiền/phiền muộn
  • upāyāsitatta (trut): thái độ khổ não/đau khổ
  • aniṭṭha = na + iṭṭha (qkpt của icchati) dễ chịu, hài lòng, vui thích 
  • akanta = na + kanta (qkpt của kāmeti) vui thích, thú vị, đáng yêu 
  • amanāpa = na + manāpa (tt) duyên dáng, dễ thương, vừa ý
  • rūpa (trut): hình dáng, diện mạo, sắc tướng 
  • sadda (nt): âm thanh, tiếng 
  • gandha (nt): mùi
  • rasa (nt): vị 
  • phoṭṭhabba (trut): sự đụng/chạm/tiếp xúc
  • anatthakāma = na + attha (tt) lợi ích + kāma (nt, trut) sự mong muốn, khao khát
  • ahitakāma = na + hita (qkpt của dahati) lợi ích/phù hợp/tốt đẹp + kāma
  • aphāsukakāmā = na + phāsuka (tt) tiện lợi/thoải mái/vừa ý + kāma
  • ayogakkhemakāmā = na + yoga (nt) sự ràng buộc/tham luyến + khema + kāma
  • saṅgati (nut từ saṅgacchati): sự gặp/liên kết/giao thiệp
  • samāgama (nt): sự gặp phải/giao thiệp
  • samodhāna (trut): sự gom lại/kết hợp/phối hợp
  • missībhāva = missa (tt) được pha trộn/thêm vào + bhāva 
  • pattabba (khnpt của pāpunāti):  có thể có/đạt được 

 

 

Samudayasaccaniddeso (Diễn giải Tập đế/Chân lý về Nhân sanh khổ)

56. ‘Katamañca, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ? Yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ – kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā.

(Này các Tỳ-khưu, gì là Tập thánh đế/Chân lý cao quý về nhân sanh khổ? Tham ái trong ai còn dẫn đến tái sanh, câu hữu/khởi sanh cùng/đồng sanh với hỷ và tham, vui thích kiếp này kiếp khác/cõi này cõi kia, tức là Dục ái, hữu ái và phi hữu ái.)

57. ‘Sā kho panesā, bhikkhave, taṇhā kattha uppajjamānā uppajjati, kattha nivisamānā nivisati? Yaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Này các Tỳ-khưu, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đâu, khi nương trú thì nương trú ở đâu? Ở đời có vật đáng yêu và vừa ý nào, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

58. ‘Kiñca loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ? Cakkhu loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Sotaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Ghānaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Jivhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Kāyo loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Mano loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Mắt là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Tai là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Mũi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Lưỡi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thân là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Ý là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

59. ‘Rūpā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? (Cảnh) sắc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) thinh là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) khí là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) vị là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. (Cảnh) pháp là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

60. ‘Cakkhuviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Sotaviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Ghānaviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Jivhāviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Kāyaviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Manoviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Nhãn thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Nhĩ thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Tỷ thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thiệt thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thân thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Ý thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

61. ‘Cakkhusamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Sotasamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Ghānasamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Jivhāsamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Kāyasamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Manosamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Nhãn xúc/sự xúc chạm của mắt là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Nhĩ xúc/sự xúc chạm của tai là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Tỷ xúc/sự xúc chạm của mũi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thiệt xúc/sự xúc chạm của lưỡi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thân xúc/sự xúc chạm của thân là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Ý xúc/sự xúc chạm của tâm là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

62. ‘Cakkhusamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Sotasamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Ghānasamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Jivhāsamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Kāyasamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Manosamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Thọ sanh từ nhãn xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ nhĩ xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ tỷ xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ thiệt xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ thân xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thọ sanh từ ý xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

63. ‘Rūpasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tưởng (sự nhận biết cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh tưởng (sự nhận biết cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí tưởng (sự nhận biết cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị tưởng (sự nhận biết cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc tưởng (sự nhận biết cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp tưởng (sự nhận biết cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

64. ‘Rūpasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tư (ý định về cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh tư (ý định về cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí tư (ý định về cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị tư (ý định về cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc tư (ý định về cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp tư (ý định về cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

65. ‘Rūpataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

66. ‘Rūpavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tầm (sự suy nghĩ về cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh tầm (sự suy nghĩ về cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí tầm (sự suy nghĩ về cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị tầm (sự suy nghĩ về cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc tầm (sự suy nghĩ về cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp tầm (sự suy nghĩ về cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy.)

67. ‘Rūpavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Saddavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Gandhavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Rasavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Phoṭṭhabbavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Dhammavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tứ (sự suy xét về cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Thinh tứ (sự suy xét về cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Khí tứ (sự suy xét về cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Vị tứ (sự suy xét về cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Xúc tứ (sự suy xét về cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Pháp tứ (sự suy xét về cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy khởi sanh thì khởi sanh ở đấy, khi nương trú thì nương trú ở đấy. Này các Tỳ-khưu, đây được gọi là Tập đế/Chân lý về Nhân sanh khổ.)

Ngữ vựng:

  • nivisati (ni+vis+a+ti): dừng lại, an trú, đi vào 
  • ettha (trt): ở đây 
  • samphassa (nt): sự xúc chạm/tiếp xúc
  • samphassajā = samphassa + ja (tt) được khởi sanh/sanh ra 
  • sañcetanā (nut): ý nghĩ/định, sự nhận thức, tư 
  • vitakka (nt): ý nghĩ, sự suy nghĩ, tầm
  • vicāra (nt): sự suy xét/kiểm tra, tứ

 

 

Nirodhasaccaniddeso (Diễn giải Diệt đế/Chân lý về Sự diệt khổ)

68. ‘Katamañca, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ? Yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là Diệt thánh đế/Chân lý cao quý về sự diệt khổ? Đó là sự ly tham và đoạn diệt hoàn toàn, sự xả ly, sự dứt bỏ, sự giải thoát, và sự không chấp trước đối với chính tham ái ấy.)

69. ‘Sā kho panesā, bhikkhave, taṇhā kattha pahīyamānā pahīyati, kattha nirujjhamānā nirujjhati? Yaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Này các Tỳ-khưu, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đâu, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đâu? Ở đời có vật đáng yêu và vừa ý nào, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

70. ‘Kiñca loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ? Cakkhu loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Sotaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Ghānaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Jivhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Kāyo loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Mano loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Mắt là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Tai là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Mũi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Lưỡi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thân là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Ý là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

71. ‘Rūpā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Saddā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Gandhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Rasā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Phoṭṭhabbā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Dhammā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? (Cảnh) sắc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. (Cảnh) thinh là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. (Cảnh) khí là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. (Cảnh) vị là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. (Cảnh) xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. (Cảnh) pháp là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

72. ‘Cakkhuviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Sotaviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Ghānaviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Jivhāviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Kāyaviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Manoviññāṇaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Nhãn thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Nhĩ thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Tỷ thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thiệt thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thân thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Ý thức là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

73. ‘Cakkhusamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Sotasamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Ghānasamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Jivhāsamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Kāyasamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Manosamphasso loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Nhãn xúc/sự xúc chạm của mắt là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Nhĩ xúc/sự xúc chạm của tai là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Tỷ xúc/sự xúc chạm của mũi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thiệt xúc/sự xúc chạm của lưỡi là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thân xúc/sự xúc chạm của thân là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Ý xúc/sự xúc chạm của tâm là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

74. ‘Cakkhusamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Sotasamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Ghānasamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Jivhāsamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Kāyasamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Manosamphassajā vedanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Thọ sanh từ nhãn xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thọ sanh từ nhĩ xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thọ sanh từ tỷ xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thọ sanh từ thiệt xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thọ sanh từ thân xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thọ sanh từ ý xúc là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

75. ‘Rūpasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Saddasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Gandhasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Rasasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Phoṭṭhabbasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Dhammasaññā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tưởng (sự nhận biết cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thinh tưởng (sự nhận biết cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Khí tưởng (sự nhận biết cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Vị tưởng (sự nhận biết cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Xúc tưởng (sự nhận biết cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Pháp tưởng (sự nhận biết cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

76. ‘Rūpasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Saddasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Gandhasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Rasasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Phoṭṭhabbasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Dhammasañcetanā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tư (ý định về cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thinh tư (ý định về cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Khí tư (ý định về cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Vị tư (ý định về cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Xúc tư (ý định về cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Pháp tư (ý định về cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

77. ‘Rūpataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Saddataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Gandhataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Rasataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Phoṭṭhabbataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Dhammataṇhā loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thinh ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Khí ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Vị ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Xúc ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Pháp ái là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

78. ‘Rūpavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Saddavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Gandhavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Rasavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Phoṭṭhabbavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Dhammavitakko loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tầm (sự suy nghĩ về cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thinh tầm (sự suy nghĩ về cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Khí tầm (sự suy nghĩ về cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Vị tầm (sự suy nghĩ về cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Xúc tầm (sự suy nghĩ về cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Pháp tầm (sự suy nghĩ về cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

79. ‘Rūpavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Saddavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Gandhavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Rasavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Phoṭṭhabbavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Dhammavicāro loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. Idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ.

(Gì là vật đáng yêu và vừa ý ở đời? Sắc tứ (sự suy xét về cảnh sắc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Thinh tứ (sự suy xét về cảnh thinh) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Khí tứ (sự suy xét về cảnh khí) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Vị tứ (sự suy xét về cảnh vị) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Xúc tứ (sự suy xét về cảnh xúc) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy. Pháp tứ (sự suy xét về cảnh pháp) là vật đáng yêu và vừa ý ở đời, khi tham ái ấy được đoạn trừ thì được đoạn trừ ở đấy, khi được tiêu diệt thì được tiêu diệt ở đấy.)

 

Ngữ vựng:

  • pahīyati (pa+hā+ī+ya+ti, đt bị động của pajahati): bị/được đoạn trừ/dứt bỏ, tan biến
  • nirujjhati (ni+rudh+ya+ti, đt bị động của nirundhati): bị/được phá huỷ/tiêu diệt

Maggasaccaniddeso (Diễn giải Đạo đế/Chân lý về Phương pháp dẫn đến sự diệt khổ)

80. ‘Katamañca, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là Đạo đế/Chân lý về phương pháp dẫn đến diệt khổ? Chính là Thánh đạo gồm tám phần này, tức là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.)

81. ‘Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi? Yaṃ kho, bhikkhave, dukkhe ñāṇaṃ, dukkhasamudaye ñāṇaṃ, dukkhanirodhe ñāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammādiṭṭhi.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là chánh kiến? Này các Tỳ-khưu, tri kiến nào về khổ, tri kiến nào về nhân sanh khổ, tri kiến nào về sự diệt khổ, và tri kiến nào về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ; này các Tỳ-khưu, đây được gọi là chánh kiến.)

82. ‘Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo? Nekkhammasaṅkappo abyāpādasaṅkappo avihiṃsāsaṅkappo, ayaṃ vuccati bhikkhave, sammāsaṅkappo.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là chánh tư duy? Đó là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, và vô/bất hại tư duy; này các Tỳ-khưu, đây được gọi là chánh tư duy.)

83. ‘Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā? Musāvādā veramaṇī pisuṇāya vācāya veramaṇī pharusāya vācāya veramaṇī samphappalāpā veramaṇī, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvācā.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là chánh ngữ? Đó là sự kiêng tránh nói dối, sự kiêng tránh nói đâm thọc, kiêng tránh nói thô lỗ, và sự kiêng tránh nói nhảm nhí; này các Tỳ-khưu, đây được gọi là chánh ngữ.)

84. ‘Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto? Pāṇātipātā veramaṇī adinnādānā veramaṇī kāmesu micchācārā veramaṇī, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammākammanto.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là chánh nghiệp? Đó là sự kiêng tránh sát sanh, sự kiêng tránh trộm cắp, sự kiêng tránh tà hạnh trong các dục; này các Tỳ-khưu, đây được gọi là chánh nghiệp.)

85. ‘Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo? Idha, bhikkhave, ariyasāvako micchāājīvaṃ pahāya sammāājīvena jīvitaṃ kappeti, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāājīvo.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là chánh mạng? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử từ bỏ sinh kế sái quấy và sống bằng sinh kế chân chánh; này các Tỳ-khưu, đây được gọi là chánh mạng.)

86. ‘Katamo ca, bhikkhave, sammāvāyāmo? Idha, bhikkhave, bhikkhu anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati; uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati; anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati; uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvāyāmo.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu khởi lên ý định/mong muốn, cố gắng, áp dụng/vực dậy sự tinh tấn, quyết tâm, tinh cần vì sự không khởi sanh đối với các ác và bất thiện pháp chưa sanh; (vị ấy) khởi lên ý định/mong muốn, cố gắng, áp dụng/vực dậy sự tinh tấn, quyết tâm, tinh cần vì sự đoạn trừ đối với các ác và bất thiện pháp đã sanh; (vị ấy) khởi lên ý định/mong muốn, cố gắng, áp dụng/vực dậy sự tinh tấn, quyết tâm, tinh cần vì sự khởi sanh đối với các thiện pháp chưa sanh; (vị ấy) khởi lên ý định/mong muốn, cố gắng, áp dụng/vực dậy sự tinh tấn, quyết tâm, tinh cần vì sự duy trì, sự không để giảm sút, sự tăng trưởng thêm, sự đầy đủ, sự thăng tiến, sự viên mãn đối với các thiện pháp đã sanh. Này các Tỳ-khưu, đây được gọi là chánh tinh tấn.)

87. ‘Katamā ca, bhikkhave, sammāsati? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsati.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là chánh niệm? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu (với) sự nhiệt tâm, tỉnh giác và niệm, tẩy trừ tham ưu ở đời và sống tuỳ quán thân trên thân; (với) sự nhiệt tâm, tỉnh giác và niệm, tẩy trừ tham ưu ở đời và sống tuỳ quán thọ trên các thọ; (với) sự nhiệt tâm, tỉnh giác và niệm, tẩy trừ tham ưu ở đời và sống tuỳ quán tâm trên tâm; với) sự nhiệt tâm, tỉnh giác và niệm, tẩy trừ tham ưu ở đời và sống tuỳ quán pháp trên các pháp. Này các Tỳ-khưu, đây được gọi là chánh niệm.)

88. ‘Katamo ca, bhikkhave, sammāsamādhi? Idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati, sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsamādhi. Idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ.

(Và này các Tỳ-khưu, gì là chánh định? Ở đây, này các Tỳ-khưu, (với) việc tách ly khỏi các dục và các bất thiện pháp, vị Tỳ-khưu chứng đạt và an trú Sơ thiền có tầm và tứ, có hỷ lạc khởi sanh từ sự tách ly (ấy). (Với) sự loại bỏ tầm và tứ, an tịnh nội tâm, nhất tâm định tĩnh, vị ấy chứng đạt và an trú Nhị thiền không có tầm và tứ, có hỷ lạc khởi sanh từ định (ấy). (Với) sự ly hỷ và an trú xả, niệm và tỉnh giác, và thân được cảm nghiệm lạc, vị ấy chứng đạt và an trú Tam thiền mà chư Thánh gọi là ‘Người trú lạc khi có xả và niệm’. (Với) sự từ bỏ lạc và khổ, sự diệt trừ hỷ và ưu trước đó, vị ấy chứng đạt và an trú Tứ thiền, không khổ không lạc, thanh tịnh nhờ xả và niệm. Này các Tỳ-khưu, đây được gọi là chánh định. Này các Tỳ-khưu, đây được gọi là Thánh đế về Phương pháp dẫn đến sự diệt khổ.)

89. ‘Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati. ‘Atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyasaccesu.

(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở trong, hoặc sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở ngoài, hoặc sống quán pháp trên các pháp ở cả trong lẫn ngoài. Hoặc vị ấy sống tuỳ quán pháp sanh khởi trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp hoại diệt trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp sanh khởi và hoại diệt trong các pháp. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có pháp đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các Tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị Tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bốn pháp Thánh đế.)

Saccapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Đế/chân lý)

Dhammānupassanā niṭṭhitā. (Dứt Tuỳ quán pháp)

90. ‘Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya sattavassāni, tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Thật vậy, này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong bảy năm, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

91. ‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, sattavassāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya cha vassāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt bảy năm. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong sáu năm, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, cha vassāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya pañca vassāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt sáu năm. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong năm năm, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, pañca vassāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya cattāri vassāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt năm năm. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong bốn năm, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, cattāri vassāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya tīṇi vassāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt bốn năm. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong ba năm, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, tīṇi vassāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya dve vassāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt ba năm. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong hai năm, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, dve vassāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya ekaṃ vassaṃ tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt hai năm. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong một năm, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, ekaṃ vassaṃ. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya sattamāsāni, tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt một năm. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong bảy tháng, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

92. ‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, satta māsāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya cha māsāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt bảy tháng. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong sáu tháng, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, cha māsāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya pañca māsāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt sáu tháng. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong năm tháng, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, pañca māsāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya cattāri māsāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā. 

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt năm tháng. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong bốn tháng, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, cattāri māsāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya tīṇi māsāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt bốn tháng. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong ba tháng, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, tīṇi māsāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya dve māsāni tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt ba tháng. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong hai tháng, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, dve māsāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya ekaṃ māsaṃ tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt hai tháng. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong một tháng, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, eko māso. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya aḍḍhamāsaṃ tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt một tháng. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong nửa tháng, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

‘Tiṭṭhantu, bhikkhave, aḍḍhamāso. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya sattāhaṃ, tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitāti.

(Này các Tỳ-khưu, hãy an trú suốt nửa tháng. Này các Tỳ-khưu, nếu bất cứ ai tu tập về bốn chỗ thiết lập niệm này trong một tuần, một trong hai quả có thể được mong chờ cho vị ấy: quả vị A-ra-hán ngay trong hiện tại hoặc quả vị Bất-lai (trong tương lai nếu) còn sót chấp thủ.)

93. ‘Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā sokaparidevānaṃ samatikkamāya dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya ñāyassa adhigamāya nibbānassa sacchikiriyāya yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānāti. Iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vutta”nti. Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

(Này các Tỳ-khưu, đây là con đường có duy nhất (nhất hướng) cho sự thanh tịnh của chúng sanh, cho việc chế ngự sầu bi, cho sự tiêu tan khổ ưu, cho sự chứng đạt trí tuệ, và cho sự giác ngộ Níp-bàn, tức là bốn sự thiết lập niệm. Lời nói nào đã nói như vậy, do duyên ấy nên được nói như thế. Thế Tôn đã thuyết điều này. Chư Tỳ-khưu có tâm hoan hỷ, thọ nhận lời dạy (ấy) của Thế Tôn.)

Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt Đại kinh thiết lập niệm)

 

Ngữ vựng:

  • nekkhammasaṅkappa = nekkhamma (trut) sự xuất ly đời sống thế tục hoặc tham ái + saṅkappa 
  • avihiṃsā = na+ vihiṃsā (nut) sự tổn hại/xúc phạm
  • musāvādā = musā (trt) sái quấy, sai trái + vāda (nt) lời/sự nói
  • veramaṇī (nut): sự tránh xa/kiêng tránh
  • pisuṇa (tt): vu khống, đâm thọc 
  • vācā (nut): sự/lời nói
  • pharusa (tt): thô lỗ, cọc cằn
  • samphappalāpa = sampha (tt) phù phiếm + palāpa (tt) vô ích, nhảm nhí
  • kammanta (trut): công việc, hành động, nghiệp
  • pāṇātipāta = pāṇa (nt) chúng sanh, mạng sống + atipāta (nt) sự tấn công/giết hại 
  • adinnādānā = na + dinna (qkpt của deti) cho, tặng + ādāna (trut) sự lấy
  • kāmesumicchācāra  = kāmesu + micchā (trt) sái quấy, sai lạc + ācāra (nt)  hạnh kiểm, sở hành
  • ājīva (nt): sinh kế, nghề nghiệp
  • pahāya (bbqkpt của pajahati) sau khi từ bỏ/đoạn trừ
  • jīvita (trut): mạng/đời sống
  • kappeti (√kapp+e+ti):  tạo  tác, xây dựng, sắp xếp, chuẩn bị
  • janeti (√jan+e+ti): phát khởi, tạo ra
  • vāyamati (vi+ā+yam+a+ti): cố gắng, nỗ lực
  • vīriya (trut): sự tinh tấn/cố gắng, nghị lực
  • ārabhati (ā+rabh+a+ti): bắt đầu, áp dụng
  • paggaṇhāti (pa+gah+ṇā+ti): nỗ lực, quyết tâm
  • padahati (pa+dah+a+ti):  cố gắng, tinh cần
  • uppāda (nt): sự khởi sanh/xuất hiện
  • pahāna (trut): sự đoạn trừ/từ bỏ
  • asammosa = na + sammosa (nt) sự bối rối/lẫn lộn
  • bhiyyobhāva (nt): tăng thêm, có hơn thế
  • vepulla (trut): sự phát triển đầy đủ, sự đầy đủ
  • pāripūrī (nut):  sự hoàn thành/làm cho đầy đủ
  • vivicceva = vivicca (bbt) tách khỏi + eva
  • vivekaja = viveka (nt) sự tách ra/tháo rời/viễn ly + ja
  • upasampajja (bbqkpt của upasampajjati): sau khi chứng đạt/có được
  • vūpasama (nt): sự chấm dứt/an tịnh/dừng lại
  • sampasādana (trut): sự tịnh lặng/lắng dịu
  • cetasa = ceto (trut): ý, tâm thức 
  • ekodibhāva (trut): sự định tâm/chuyên chú = ekodi+bhāva
  • upekkhaka (tt): vô tư, dửng dưng, xả 
  • paṭisaṃvedeti (paṭi+saṃ+vid+e+ti): cảm nghiệm/giác, kinh qua
  • ācikkhati (ā+cikkh+a+ti): nói, thuật lại, giải thích  
  • sukhavihārī = sukha + vihārin (tt) sống, cư trú 
  • pahāna (trut): sự từ bỏ/đoạn trừ 
  • phala (trut): kết quả 
  • pāṭikaṅkha (tt): được mong chờ/trông đợi
  • upādisesa (tt): vẫn còn dựa vào sanh hữu, hữu dư 
  • anāgāmitā (nut): trạng thái của vị Bất Lai, Bất Lai quả
  • paṭicca (bbt): do, vì, liên quan đến 
  • vutta (qkpt của vadati): đã nói 
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *