BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BẢY

Khi không ngủ được, Thiền sinh làm gì?

Một Thiền sinh nghiêm túc, đôi khi không có được một giấc ngủ ngon, nửa ngủ, nửa thức. Tốt lắm! Và trong một số trường hợp, có những Thiền sinh suốt đêm không ngủ được. Tuyệt lắm! Cả đêm không ngủ được, nhưng cứ nằm với cặp mắt nhắm lại, nếu không ngủ được, cũng không thành vấn đề và ta ý thức về cảm giác. Nếu ta bắt đầu lo lắng: “Ô, xem kìa! Chưa ngủ, 12h đêm vẫn chưa ngủ, 1h sáng vẫn chưa ngủ, 2h sáng vẫn chưa ngủ”, thì ngày hôm sau, ta thức dậy mệt mỏi như một người bệnh. Ta đã không thực hành Vipassana. Nhưng nếu ta chỉ có ý thức về cảm giác của mình, và nếu không có cảm giác, ta ý thức hơi thở ra vào, tâm mình rất quân bình. Ngày hôm sau, khi thức dậy, ta rất tươi tỉnh như thể ta vừa qua một giấc ngủ rất ngon.

Không nên ngồi Thiền vào đêm khuya

Sau cùng, thiên nhiên muốn ta ngủ chỉ vì hai mục đích. Một là để cho cơ thể nghỉ ngơi. Suốt ngày, cơ thể làm việc, bây giờ, ta cho nó nghỉ ngơi. Tương tự như thế, suốt ngày, tâm ta bận bịu đó đây, cho nên bây giờ, hãy để tâm trí nghỉ ngơi. Vì vậy, không bao giờ ngồi Thiền vào ban đêm, cứ nằm xuống. Cứ như vậy, ta cho cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi và cũng để cho tâm trí có được sự nghỉ ngơi tuyệt dịu khi nó thức dậy. Hãy luôn ý thức và đồng thời giữ sự bình tâm, tâm được nghỉ ngơi nhiều, thế là thỏa mãn được mục đích. Thân thể và tâm trí được nghỉ ngơi đầy đủ, ngày hôm sau, ta rất tươi tỉnh.

Thiền sinh Vipassana luôn thức tỉnh trước cảm giác và thực tại nội tâm

Trong tất cả các Kinh điển Ấn Độ, có 3 trường hợp. Một là người ta thức hay trong giấc ngủ hay đang trong giấc mơ, nhưng có trường hợp thứ tư cho các Yogi (Thiền sinh). Yogi không có nghĩa là những người chạy nhảy đầy kỹ xảo, họ không phải là Yogi. Yogi là người đạt tới sự thể nhập chân lý tối hậu, người như thế là một Yogi, Yogi Vipassana. Đây là một giai đoạn rất cao. Khi thức dậy, ta không thức dậy như người bình thường, mà thức tỉnh trước thực tại của cảm giác trong bản thân mình, và giữ được sự bình tâm hoàn toàn.

Trong nhiều Kinh điển, điều này được diễn tả như sau: “Toàn thể thế giới ngủ say nhưng người Yogi vẫn tỉnh thức”. Thức tỉnh trước các cảm giác, trước thực tại nội tâm, điều này không có nghĩa là ban đêm khi đi ngủ, ta tự nhủ rằng: “Tôi sẽ không ngủ, tôi là người hành Thiền Vipassana. Cứ để thế giới này ngủ, còn tôi sẽ thức”. Điều đó đưa tới cực đoan.

Nếu ta buồn ngủ một cách tự nhiên, cứ ngủ, nhưng nếu không ngủ được, ta ý thức về cảm giác và giữ tâm quân bình, không cần phải lo âu hay bồn chồn, lo lắng. Ta đang làm phần việc của mình, là ý thức về thực tại ở mức độ cảm giác và không phản ứng mà là bình tâm. Ta để cho thân và tâm được nghỉ ngơi hoàn toàn. Cứ thế, hãy tận dụng hai ngày còn lại, hãy học cách thực hành trọn ngày và trọn đêm (24h) như Đức Phật đã nói.

Chỉ khi ngủ say, ta không tránh ngủ được, còn không, ngày và đêm, tu tập liên tiếp không ngừng. Hãy làm một cuộc giải phẫu thật sâu để trong 2 ngày này, ta lấy ra được những ô nhiễm bám rễ rất sâu, vốn là những nguyên nhân tạo ra những đau khổ trầm trọng cho mình. Bây giờ, hãy để cho chúng xuất hiện, đây là giai đoạn tuyệt vời để được giải thoát khỏi những ô nhiễm này.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *