BÀI GIẢNG NGÀY THỨ SÁU

Cơ thể của ta cấu tạo ra sao?

Cơ cấu vật thể từ các vi tử li ti, các Kalāpa cực nhỏ tạo thành, toàn thể vũ trụ này tạo nên từ các Kalāpa cực nhỏ. Bốn nguyên tố chính (Đất, nước, gió, lửa) và bốn đặc tính của chúng, toàn thể vũ trụ vật chất này là thế. Chất đặc là nguyên tố đất, chất lỏng là nguyên tố nước, chất hơi (không khí) là nguyên tố gió và nhiệt độ là nguyên tố lửa. Tuyết là một chất đặc, biến thành nước và bóc lên thành hơi, trong cả 3 thể đều có nhiệt độ. Tương tự như thế, trong cơ thể của ta như xương…là nguyên tố đất, máu… là nguyên tố nước, hơi thở… là nguyên tố gió và nhiệt độ có mặt ở mọi nơi là nguyên tố lửa. Nhưng đây không phải là mức độ sâu hơn của thực tại, đặc tính của mỗi nguyên tố mà ta chứng nghiệm được ở mức độ cảm giác mới quan trọng hơn.

Khi cố gắng quan sát nguyên tố đất, không phải là ta tìm hạt bụi trong nguyên tố này, chẳng có lợi gì cả. Hay quan sát nguyên tố nước, ta đừng tìm kiếm giọt nước trong nguyên tố ấy, chẳng có lợi gì cả. Cảm giác mà ta cảm nhận được vì đặc tính ấy là cảm giác gì? Quan sát nguyên tố đất, toàn thể lĩnh vực trọng lượng từ cảm giác nặng nề đến cảm giác nhẹ nhõm nhất là đặc tính của nguyên tố đất.

Ví dụ, xi măng bột, vốn nhẹ nhưng khi đặc lại nó trở nên nặng nề và cứng lên. Khi bị xay thành bột, nó trở nên mịn và mềm. Ta cảm nhận được các cảm giác thuộc loại ấy, các cảm giác nặng nề, chắc đặc thuộc loại rất cứng. Khi các cảm giác ấy tan đi thì ta cảm nhận được cảm giác giống như nguyên tố đất nhưng bây giờ rất mềm. Đặc tính của nguyên tố đất xoay quanh toàn thể lĩnh vực trọng lượng. Tương tự như thế, toàn thể lĩnh vực chuyển động, từ chuyển động rất chậm cho đến chuyển động rất nhanh là nguyên tố không khí. Toàn thể lĩnh vực nhiệt độ từ cực lạnh đến cực nóng là nguyên tố lửa. Và nguyên tố nước có bản chất dính liền, tính kết hợp, toàn thể cơ cấu nằm trong giới hạn thân thể, nó kết dính vào nhau, đây là nguyên tố nước. Đây là điều ta chứng nghiệm trong tất cả các cảm giác. Ta đã và đang chứng nghiệm cho đến bây giờ, và trong tất cả các cảm giác mà ta sẽ chứng nghiệm trong tương lai. Ta chỉ thấy 4 nguyên tố này thể hiện qua cảm giác này hay cảm giác kia.

Có khi các nhóm vi tử li ti sẽ nảy sinh với nhiều nguyên tố đất chiếm ưu thế, hay nguyên tố nước chiếm ưu thế, nguyên tố lửa chiếm ưu thế, hay nguyên tố gió (không khí) chiếm ưu thế. Chỉ có thế thôi, bốn nguyên tố này có đó, người hành Thiền lão luyện (thuần thục) sẽ không bị ảnh hưởng. Vào lúc này, nhóm các Kalāpa (các vi tử li ti) đã khởi lên với ưu thế của nguyên tố đất, ta cứ để xem chúng tồn tại được bao lâu. Các Kalāpa khởi lên với ưu thế của nguyên tố lửa, ta cứ để xem chúng tồn tại được bao lâu. Các Kalāpa khởi lên với ưu thế của nguyên tố nước, ta cứ để xem chúng tồn tại được bao lâu. Các Kalāpa khởi lên với ưu thế của nguyên tố không khí, ta cứ để xem chúng tồn tại được bao lâu.

Ta không phản ứng lại mà chỉ quan sát. Những cảm giác này là sự biểu hiện của các nguyên tố khác nhau. Chúng nảy sinh và sớm hay muộn gì rồi cũng sẽ diệt đi. Điều này càng lúc càng trở nên rõ ràng hơn. Như nhà khoa học, ta đang thăm dò sự thât, thăm dò bản chất của các Kalāpa này cũng như ta đang thăm dò sự thật tâm mình. Ta hiểu các Kalāpa này nảy sinh ra sao, chúng sinh sản ra thế nào, tâm bị chúng ảnh hưởng ra sao, ta phản ứng như thế nào và phản ứng ấy gia tăng làm sao. Toàn thể hiện tượng ấy trở nên rất rõ ràng. Các Kalāpa này (các vi tử li ti) chúng khởi lên như thế nào, chúng phát sinh ra sao.

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *