BÀI GIẢNG NGÀY THỨ TƯ

Hai mục đích của phương pháp Thiền này

Có 2 khía cạnh của phương pháp này. Một khía cạnh là phát triển sự bén nhạy của tâm, khả năng để cảm nhận được mọi cảm giác ở khắp mọi nơi. Khía cạnh thứ hai là tập quan sát một cách khách quan, cố đừng phản ứng. Ta thực tập phương pháp này để chuyển hóa khuôn mẫu thói quen của tâm ở mức độ sâu thẳm nhất. Phần sâu nhất của tâm được gọi là tâm vô thức. Thật ra nó không phải là vô thức đâu. Mỗi khoảnh khắc, dù ngày hay đêm, nó đều cảm thấy, cảm nghiệm được các cảm giác xuất hiện trên cơ thể từ giây phút này đến giây phút khác, và nó tiếp tục phản ứng lại chúng.

 

Nếu cảm giác là dễ chịu, nó sẽ phản ứng bằng sự ham muốn, bám víu. Nếu cảm giác là khó chịu, nó sẽ phản ứng bằng ghét bỏ, giận dữ. Đây là khuôn mẫu thói quen tại chiều sâu trong vô thức của tâm, luôn luôn ham muốn, ghét bỏ. Để thay đổi khuôn mẫu các thói quen đó, ta phải đi sâu đến chỗ khuôn mẫu thói quen đó phát xuất, có nghĩa là chỗ sâu thẳm nhất của tâm, nơi ta cảm thấy các cảm giác. Ta không ham muốn, cũng không ghét bỏ mà chỉ quan sát mà thôi. Và ta hiểu rằng: “Coi kìa! Nó đang thay đổi”.

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *