BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BA

Dukkha (Khổ đau)

Khi ta phát triển phần này của tuệ giác (Aniccā, mọi vật đều vô thường) thì phần thứ hai sẽ xuất hiện đó là Dukkha (Khổ đau). Lúc bắt đầu thực tập quan sát thực tại trong bản thân, ta gặp phải những thực trạng rất chắc đặc và nặng nề. Ta sẽ có những cảm giác thật đau đớn, như nặng nề, tê cứng, áp lực, căng thẳng… Đây hiển nhiên là khổ, khổ nhiều lắm. Ta chắc chắn không ưa thích gì nó và muốn loại trừ nó nhưng nó vẫn hiện hữu. Tuy nhiên, ta được rèn luyện để quan sát. Dù có khổ và khó chịu đến mấy đi nữa, ta chỉ quan sát mà thôi. Đôi khi, vào ngày thứ 7, thứ 8, thứ 9 hay ngày thứ 10 hoặc sau 2 khóa hoặc 3 khóa, Thiền sinh tiến đến trạng thái mà mọi cảm giác chắc đặc đều tan biến. Lúc đó, chỉ còn lại một sự luân lưu thông suốt của những rung động rất vi tế trên toàn thân.

 

Luồng năng lượng thông chảy trong khắp cơ thể và dường như rất khoan khoái, rất dễ chịu: “À! Tuyệt vời! Đây là cực lạc, là đê mê, ngây ngất. Mình tìm kiếm mãi cảm giác này, bây giờ, ta đã đạt được mục đích”. Và ta phát sinh ra nhiều ràng buộc vào cảm giác tuyệt vời ấy: “À! Tôi đã được nó rồi. Bây giờ, tôi đã có được rồi”, tuy ta thông hiểu rằng trạng thái này luôn vô thường, thay đổi. Lúc sáng, ta cảm nghiệm được một luồng luân lưu, thông suốt tuyệt vời trên toàn thân. Nhưng vào buổi chiều, nó có thể thay đổi, ta lại bắt đầu cảm thấy đau đớn, nặng nề, tê cứng. Và ta gặp Vị Thiền sư hay Thiền sư phụ tá và nói: “Ôi! Thật tuyệt vời! Giờ hành Thiền buổi sáng của tôi thật tuyệt vời, nhưng bây giờ, sao lại tệ quá!”. Ta trở nên đau khổ vì đã phát sinh ra ràng buộc vào những điều quá vô thường và việc này trở nên hết sức rõ ràng. Các cảm giác khó chịu là khổ đã đành, ngay cả các cảm giác dễ chịu cũng là khổ, chỉ vì ta có khuynh hướng bám víu vào chúng. Mọi ràng buộc, bám víu đồng nghĩa với khổ. Chắc chắn là khổ đau bởi vì ta bị ràng buộc vào những gì không tồn tại vĩnh viễn. Muôn sự là vô thường, không sớm thì muộn chắc chắn sẽ thay đổi. Đó là Dukkha, là khổ, không chỉ khổ về cơn đau mà còn khổ vì cảm giác dễ chịu trên thân thể. Điều này càng lúc, càng trở nên rõ ràng hơn.

 

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *