BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BẢY

Niềm tin không phải là sự sùng kính mù quáng

Như thế, lòng kính tín ấy rất có ích, hữu dụng và có mục đích, nếu không, chẳng có lợi lạc gì cả. Nếu ta chỉ thể hiện lòng kín tín của mình bằng một cái bình bát ăn xin. Nếu ta cứ cầu khẩn: “Kính lạy Thượng đế toàn năng, kính lạy Nữ thần, xin cho con cái này, xin cho ý nguyện này, ý nguyện kia được thành tựu”. Lòng kính tín ấy là thứ sùng tín mù quáng, nó chẳng giúp được gì cả. Lòng kính tín nên hướng về phẩm hạnh, có được cảm hứng muốn phát triển chính những đức hạnh này nơi chính mình, mới là lòng tin huyền diệu.

Một ví dụ, cách đây nhiều năm, những năm đầu tiên sau khi từ Miến Điện trở về, trong những khóa Thiền tôi mở ở Ấn Độ có một bà lão đến học. Bà học hành, hiểu đúng đắn phương pháp Thiền này, tu tập rất nghiêm chỉnh và thu gặt được kết quả tuyệt diệu.

Sau khi trở về nhà, trong một năm, bà tiếp tục hành Thiền vào buổi sáng và buổi chiều, cũng như áp dụng phương pháp này vào đời sống hàng ngày và bà đạt được thêm nhiều lợi ích. Một năm sau, bà ta trở lại học thêm một khóa để ngày càng vững vàng trong phương pháp Thiền và Dhamma. Nhưng khi đến tham vấn tôi, bà nói rằng trong tâm tư, bà ta lo âu. Lo âu gì thế? Bà vốn xuất thân từ truyền thống chuyên về đức tin, còn đây là con đường của trí tuệ:

  • Tôi hiểu là con đường tu tập này sẽ đưa đến mục tiêu cuối cùng. Nhưng sự âu lo của tôi là tôi không muốn bỏ rơi sự sùng tín, đức tin của tôi. Tôi phải giữ được lòng sùng tín của mình. Tôi lo ngại rằng tu tập phương pháp Thiền này sẽ khiến tôi đánh mất lòng sùng tín.
  • Ồ! Không đâu, đức tin của bà sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
  • Ồ! Không, không, thưa ông. Với loại phương pháp Thiền này, không có chỗ cho đức tin.
  • Được rồi, bà có thật sự tin tưởng vững chắc và sùng tín ở Vị thần của mình không?
  • Thưa ông, ông nói sao chứ! Chúng tôi theo truyền thống đức tin này, có lòng sùng tín, có nhiều đức tin vững chắc nơi Vị thần của mình lắm.
  • Bà có khấn hứa, cúng dâng lễ vật gì không?
  • Ở Ấn Độ, những khấn hứa, cúng lễ này rất phổ biến. Khấn hứa, cúng lễ là gì? Ví dụ trong nhà có người ốm đau, người gia trưởng là cha hay mẹ rồi lạy Vị thần nào đó và nói: “Xin vui lòng chữa cho con trai hay con gái của tôi hay bất cứ ai. Con hứa sẽ cúng cho Ngài kẹo bánh, kẹo bánh trị giá 5 Rupees”. Bà có khấn hứa, cúng lễ như thế không?
  • Chắc chắn là thế rồi, điều này thông thường lắm.
  • Như thế là bà không có đức tin vào Vị thần của mình. Trước tiên, Vị thần đó phải chữa hết bệnh cho con của bà. Chỉ khi chữa xong rồi, bà mới cúng 5 Rupees. Ngay đến đức tin vào Vị thần của bà, đức tin trị giá 5 Rupees, bà cũng chẳng có. Bà Sẽ không dâng cúng kẹo bánh trị giá 5 Rupees này trước đâu. Trước tiên, Vị thần phải chữa cho con của bà đã.

Đây là loại đức tin thương mại và lòng sùng tín có tính cách Kinh doanh. Thần ban phát trước đã, rồi mới được nhận lễ vật dâng cúng. Cho và nhận, đây không phải là lòng kính tín, nó chỉ là lòng sùng tín mù quáng. Lòng sùng tín ấy chẳng giúp ích gì cả và nhân danh lòng sùng tín ấy, những chuyện như vậy xảy ra. Chúng ta luôn mong điều gì? Vị thần này phải làm điều gì đó cho tôi, Bậc Giác Ngộ này phải làm điều gì đó cho tôi. Vị Thánh nhân này phải làm điều gì đó cho tôi, luôn luôn đòi hỏi một điều gì. Đây không phải là sự thuần khiết trong đức tin. Có người cho mình là một tín đồ thuần thành của Brahma (Phạm Thiên). Thật tuyệt vời làm sao khi được làm tín đồ của Brahma, một nhân vật đức hạnh như thế. Chúng ta ghi nhớ và cố gắng thực hành những đức hạnh này trong đời sống của mình. Đó là đức tin tuyệt vời, nhưng người ta không làm thế.

Brahma, những đức hạnh của Brahma, chúng ta có thể đã nghe kể về cuộc đời của Vị này. Brahma là người con trai trưởng, cha của Ngài có một quyết định. Người cha đã hứa với Vị hoàng hậu trẻ nhất là cho con trai của nàng trở thành người kế Vị ngôi vua. Như vậy, dù không muốn, ông ta đã quyết định Brahma phải đi vào rừng và bị đày 14 năm. Người con trẻ nhất, Brahta sẽ lên ngôi vua. Với đầy thiện ý, Brahma rời Kinh đô: “Hãy để cho em ta hưởng mọi xa hoa của cung điện. Ta sẽ hoàn toàn hạnh phúc trong rừng sâu”. Rồi Brahma ra đi, người cha băng hà. Người em trai không có mặt vào lúc người cha quyết định, bây giờ mới tới. Khi biết được chuyện này, người em sửng sốt: “Brahma là người thừa kế ngai vàng mới phải, chứ không phải ta”. Rồi người em đi vào rừng sâu tìm và nói với người anh:

  • Không, thưa anh, anh phải trở về Kinh đô. Anh là chủ nhân của ngai vàng, chủ nhân của cung điện. Em sẽ lưu lại rừng sâu này, chỗ của anh bây giờ. Cha chúng ta đã quyết định sai rồi, cha đã không quyết định sáng suốt.
  • Ồ! Không, không. Đây là lệnh của cha. Em phải hưởng những xa hoa của đời sống Vương giả.

Trong suốt lịch sử của nhân loại, không có một ví dụ nào khác, trong đó, hai anh em tranh luận, bàn cãi: “Em phải hưởng những xa hoa của đời sống Vương giả. Anh phải hưởng những xa hoa của đời sống Vương giả”. Brahma, con người tuyệt diệu đến thế! Người ta cho mình là tín đồ của Brahma. Hai anh em cho rằng mình đều là tín đồ thuần thành của Brahma và cả hai anh em chống bán, cãi cọ, kiện tụng dân sự, kiện tụng hình sự. Để làm gì? “Khi chia tài sản, anh được nhiều tiền hơn tôi, anh được nhiều đất hơn tôi vài mét”. Do đó, họ tranh dành nhau. Thế nhưng, họ cho mình là tín đồ thuần thành của Brahma. Thật tội nghiệp của Brahma!

Nếu ông ta ở đâu đó trên những tầng mây, ông ta sẽ nhỏ lệ: “Ta có những loại tín đồ nào thế này. Họ không có một chút hứng khởi từ đức hạnh của ta. Họ không chịu sống cuộc đời mà ta sống. Vậy mà họ tự nhận là những tín đồ của ta. Thật là điên rồ! Loại sùng tín này không giúp được gì cả”. Và rồi Brahma được xem là Vị Thượng đế toàn năng. Hãy nhìn xem, chúng ta đã dựng lên Vị Thượng đế toàn năng đáng thương, tội nghiệp này bằng kiểu gì. Chúng ta đã làm giảm giá trị của Ngài, làm giảm giá trị nhiều lắm.

Có người viết chữ “Brahma” trên trán, trên cánh tay, trên ngực của mình và mặc áo in chứ “Brahma”, để cho Brahma biết rằng người ấy là tín đồ thuần thành của Brahma. Cứ làm như là Brahma rất thích nghe tên của mình. Người ta cứ lặp đi, lặp lại tên của Brahma. Nếu ông ta là Đấng sáng tạo nên thế giới này, ông ta cũng nên tạo ra những người chỉ chuyên tụng Brahma. Ngoài ra, không còn gì khác, bởi vì ông ta rất thích những chữ này. Ông ta chỉ thật sự chỉ thích nghe tên mình? Thì hóa ra ông ta rất coi trọng cái ngã, xem mình là trên hết.

Người ta nói rằng Thượng đế tạo nên loài người theo hình ảnh của Thượng đế. Nhưng tôi cảm thấy ngược lại, loài người tạo nên Thượng đế theo hình ảnh của họ tùy theo sở thích riêng của họ. Chúng ta muốn Thượng đế như thế và cứ tụng niệm tên của Thượng đế. Thượng đế được thổi phồng lên, rồi ta có làm bất cứ điều gì đúng hay sai, ta sẽ có tất cả mọi lợi lộc. Thượng đế sẽ cho chúng ta lợi lộc này hay lợi lộc kia. Chúng ta tạo nên thứ Thượng đế này từ trí tưởng tượng và bộ óc sáng tạo của chính mình.

Ví dụ, có một Goenka điên khùng vốn rất thích nghe đến tên của mình. Mỗi ngày, thiên hạ phải nhắc đến: “Goenka, Goenka, Goenka” trên đài truyền thanh, đài truyền hình và trên báo chí. Người ta dựng lên những ngôi đền cho Goenka và dựng tượng Goenka, rồi bắt đầu nhảy múa: “Goenka đáng kính”. Goenka này được thổi phồng lên. Tuyệt quá! Goenka điên khùng như thế.

Khi người ta tạo dựng lên Thượng đế tưởng tượng, họ sẽ tạo nên hạng Thượng đế như thế này, là một đấng đầy lòng kiêu mạn mỗi khi được nghe đến tên mình. Chúng ta đã làm gì? Tội nghiệp cho Thượng đế nếu ông ta có thực. Chúng ta đã làm giảm giá trị của ông ta rất nhiều. Đây là điều xảy ra khi sự kính tín trở thành sùng tín mù quáng. Ta quên lấy sự hứng khởi từ những đức hạnh với cảm hứng này. Ta quên phát triển những đức hạnh nơi bản thân. Như thế thì sự sùng tín này chỉ có hại.

Có người nói: “Tôi là tín đồ thuần thành của Chúa Giêsu”. Ồ! Thật tuyệt vời! Một con người thánh thiện như vậy. Một con người nổi bậc giữa các Thánh nhân, rất thánh thiện. Cho dù người nào đó có thánh thiện hay không. Cái thước đo là vào lúc chết, người này có loại tâm như thế nào. Và Chúa Giêsu đã có loại tâm nào? Ngài đã bị hành hạ đến chết vì bị đóng đinh trên cây thập giá. Trong khi bị tra tấn, Ngài đã không có một mảy may tức giận, ghét bỏ hay thù oán những kẻ tra tấn mình. Chỉ có tình thương và lòng bác ái, Ngài nói: “Họ không biết họ đang làm gì, toàn là những người không biết gì. Cầu mong cho họ không bị trừng phạt vì những hành động bất thiện này. Họ thật mê muội”. Một con người thật sự thánh thiện.

Nếu có người nào nói: “Tôi là tín đồ của Chúa Giêsu”, nhưng không hề tu tập để phát triển tình thương, lòng bác ái và thiện ý cho người khác, dù chỉ là một chút, thì loại sùng tín này thật sự mù quáng. Có người đến nói với tôi: “Tôi là tín đồ của Chúa Giêsu vì tôi chấp nhận Ngài là con trai của Thượng đế, là con trai của Đức Chúa trời”. Ngài đã là con trai của Đức Chúa trời, thì đã sao nào? Làm như thể là Ngài ham muốn sự chứng nhận của Quý vị và được như vậy, Ngài sẽ rất vui sướng. Nhìn xem, có rất nhiều người đưa ra lời chứng: “Ta là con trai của Đức Chúa trời”.

Đức Chúa Giêsu là Đức Chúa như thế nào? Chúng ta mất trí rồi, chúng ta đang làm gì vậy? Còn nghi ngờ gì về việc Ngài là con trai của Đức Chúa trời? Ngài đã là con trai của Đức Chúa trời. Nói cho cùng, Đức Chúa trời hay Thượng đế là gì? Chân lý là Thượng đế, tình thương là Thượng đế, lòng bác ái là Thượng đế, sự tin khiết là Thượng đế. Đức Chúa Giêsu là sản phẩm của chân lý, lòng bác ái, sự tinh khiết. Ngài là sản phẩm của những thứ này, Ngài là con trai của Thượng đế, là con trai của Đức Chúa trời. Các phẩm hạnh này rất quan trọng. Nếu chúng ta phát triển những phẩm hạnh này cho bản thân mình thì đúng vậy, chúng ta đang là tín đồ của Chúa Giêsu. Ngược lại, chúng ta không phải là tín đồ thuần thành. Khi ấy, đó là sự sùng tín hay đức tin mù quáng. Điều đó chẳng ích lợi gì, chẳng có tác dụng gì.

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *