BÀI GIẢNG NGÀY THỨ 8

Dhamma dành cho tất cả những ai muốn giải thoát khổ đau

Những ai say đắm đam mê, họ sẽ thoát khỏi đam mê. Ai say đắm bất cứ loại bất tịnh nào, họ sẽ bắt đầu thoát khỏi bất tịnh ấy. Kết quả có đấy, bằng chứng có đấy vì ta chứng nghiệm được nó và ta chỉ chấp nhận nó. Khi ta bắt đầu chứng nghiệm được sự thật, chứng nghiệm được kết quả tốt lành cho ta. Đây là điều Đức Phật tiếp tục giảng giải suốt đời Ngài, giảng giải về sự bình tâm. Sự bình tâm bên trong phải thể hiện thành sự bình tâm bên ngoài. Trong đời sống hằng ngày nên có sự bình tâm này vì thăng trầm trong đời sẽ xảy ra.

Giáo huấn này không chỉ dành riêng cho Tăng và Ni hay cho Tu sĩ, mà cũng dành cho Cư sĩ tại gia. Một số lớn các Cư sĩ thường đến gặp Đức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn chúng con chưa chuẩn bị sẵn sàng để trở thành một Vị Tăng hay một Vị Ni. Chúng con phải sống cuộc đời Cư sĩ, liệu phương pháp Thiền này có giúp ích cho chúng con không? Chúng con có thể được giải thoát không?”.

Chắc chắn là được, phương pháp Thiền này là phương pháp cho mọi người. Khi người ta trở thành một Vị Tăng hay một Vị Ni, trách nhiệm trong đời không còn nữa. Người ta có thể dâng hiến trọn vẹn đời mình cho mục đích giải thoát này, và kết quả sẽ đến sớm hơn. Nhưng là Cư sĩ người có nhiều trách nhiệm đa đoan, với tất cả các trách nhiệm đó, ta không thể dành nhiều thời giờ tu tập được.

Do đó, việc giải thoát đòi hỏi thời gian lâu hơn, nhưng phương pháp Thiền này vẫn có tác dụng ngay với Cư sĩ. Ngài đã thuyết giảng cho Cư sĩ và giải thích phương pháp Thiền có tác dụng với Cư sĩ như thế nào. Là một Cư sĩ, người ta phải chăm lo mọi trách nhiệm của mình. Nếu là Cư sĩ, ta không trốn tránh trách nhiệm của mình, trách nhiệm đối với các thành viên trong gia đình, đối với xã hội, đối với họ hàng…Ta làm thật chu đáo những trách nhiệm này, cùng lúc đó, ta tu tập. Đức Phật đề cập đến 32 phúc lợi của một người đàn ông hay người đàn bà có gia đình. Làm sao để đạt được 32 phúc lợi lạc từ Dhamma? Lợi lạc sau cao quý hơn lợi lạc trước. Và cứ thế, khi đề cập tới lợi lạc cuối cùng, cái cao quý nhất, Ngài nói: “Đây là thứ hạnh phúc chân thật, tối thượng trong đời, hạnh phúc chân thật tối thượng ấy là gì?”.

Khi gặp phải những chông gai của cuộc đời, những thăng trầm và ai ai cũng gặp phải những chông gai của cuộc đời thì tâm của ta không bị dao động, nó vững vàng, giữ được thăng bằng. Ta không bắt đầu khóc than, không tạo ra khổ sở trong tâm, không tạo bất tịnh trong tâm, không tạo ra cảm giác bất an trong tâm. Ta luôn luôn cảm thấy an ổn và đang đi trên con đường Dhamma. Không gì có thể sai trái, đây là hạnh phúc chân thật tối thượng, sự bình tâm trước mọi thăng trầm trong cuộc sống. Đặc biệt, khi những điều khó chịu xảy đến trong đời, rất dễ vui, khi dòng đời êm trôi như khúc vang ca. Nhưng người đáng kính là người với nụ cười khi gặp nghịch cảnh.

Nghịch cảnh xảy ra nhiều lần trong cuộc đời mình, mọi sự diễn ra hoàn toàn không theo ý mình, nhưng ta vẫn mỉm cười. Không cười như một nam hay nữ diễn viên, ta mỉm cười tự trong lòng, một cảm giác rất khó chịu có thể có đó. Và ta mỉm cười ngay vào cảm giác khó chịu này: “Aniccā (Vô thường)! Ngươi cũng là Aniccā”. Ta cứ thử xem ngươi tồn tại được bao lâu. Đây là điều Đức Phật giảng dạy. Luật tự nhiên là giữ được sự bình tâm trong mọi trường hợp, trước mọi chông ngai của cuộc sống, và ta sẽ nhận ra rằng, điều này thật tuyệt vời. Những gì giảng dạy, Ngài thực hành cho chính Ngài, ngay trong cuộc đời Ngài.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *