BÀI GIẢNG NGÀY THỨ CHÍN

Những Pārami cần thiết trên con đường giải thoát

Có 10 phẩm hạnh, khi có được đầy đủ các phẩm hạnh này, ta sẽ dễ dàng đạt đến đích cuối cùng. Theo ngôn ngữ ngày xưa của Đức Phật, các phẩm hạnh ấy được gọi là Pārami, được phiên âm là Ba la mật. Pārami là một phẩm hạnh giúp ta vượt qua biển khổ và tới bờ bên kia, nơi không còn khổ đau. Có 10 Pārami khi ta đến với một khóa Thiền như thế này. Ta có được cơ hội tuyệt diệu để dần dần phát triển 10 Pārami. Như thể, có 10 cái chai hay 10 cái hủ, nếu ta nhỏ một giọt trong mỗi chai, từng giọt một,sẽ tới lúc khi tất cả 10 chai đều đầy, đều được trọn vẹn, và ta sẽ đạt tới đích cuối cùng. 10 Pārami này là gì? 10 phẩm hạnh này là gì? Hãy ghi nhớ các phẩm hạnh ấy để lần tới, khi đến tham dự một khóa Thiền, ta rất cẩn thận nhỏ vào mỗi chai ít nhất một giọt, càng nhiều giọt càng tốt.

Nekkhamma Pārami (Hạnh ly dục, xuất gia)

Phẩm hạnh (Ba la mật) này là sự từ bỏ thế tục. Người ta phải từ bỏ cuộc đời Cư sĩ để không còn ràng buộc nữa. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng để từ bỏ đời sống Cư sĩ này để trở thành một Vị Tăng hay Ni. Như thế, làm sao phát triển được Pārami này? Đây là một Pārami quan trọng. Mười ngày ở đây, ta có được một cơ hội tuyệt diệu. Ta không phải cạo đầu, cũng không mặc áo nhà tu, nhưng trên thực tế, ta sống cuộc đời của một Tu sĩ. Vì trong những khóa Thiền như thế này, ta sống nhờ vào sự cống hiến của người khác. Bất cứ thực phẩm nào ta ăn là tặng phẩm của người khác, bất cứ phương tiện nào ta sử dụng ở đây là tặng phẩm của người khác. Tại sao người ta trở thành Tăng hay Ni? Chẳng có gì để chúng ta có thể gọi là của tôi. Tất cả những Pārami này đưa ta đến chỗ toàn thể bản ngã bị tiêu tan. Giai đoạn cuối cùng của sự vô ngã đưa ta đến đích cuối cùng.

Khi người ta từ bỏ cuộc đời Cư sĩ và trở thành Tu sĩ, với bình bát trong tay đi khất thực từng nhà, bản ngã bắt đầu bị tiêu tan. Ở đây, ta có được cơ hội tuyệt diệu để thực hành hạnh từ bỏ này. Thoạt tiên, khi các khóa Thiền được bắt đầu ở Ấn Độ Và các nước Phương Tây Vào lúc chúng ta chưa có trung tâm Thiền, chúng tôi đã phạm một lỗi lầm, phải mất một thời gian để sửa lại lỗi lầm ấy. Chúng tôi thu lệ phí từ các Thiền sinh, còn sự giảng dạy thì không tính tiền vì nó vô giá. Ai có thể định giá được sự giảng dạy, ai có thể ấn định lệ phí là bao nhiêu? Người nào có thể trả được bao nhiêu, những lệ phí ăn ở… Các phí tổn thật sự phải bỏ tiền túi ra, các Thiền sinh phải chịu, đây là một sai lầm. Nhưng một khi các trung tâm Thiền bắt đầu được xây dựng khắp nơi trên thế giới, thì Dhamma bắt đầu được giảng dạy theo phương cách và hình thức thuần khiết. Nếu tính tiền, ta không có được Pārami từ bỏ này, bởi vì lúc nào ta cũng cảm thấy tôi trả tiền cho khoảng này. Khi ta lấy thức ăn cho mình: “Ồ! Món này không hợp với khẩu Vị của tôi. Tôi trả tiền mà. Không! Món này chẳng ngon gì cả. Tôi muốn món này hay món kia”. Bản ngã của ta còn đó. Mặt khác, một Vị Tăng hay Ni chấp nhận bất cứ món gì được dâng cúng trong bình bát. Người khất sĩ không có sự lựa chọn nào, nhận món gì ăn món nấy, ta vui lòng với tặng phẩm ấy.

Ta đang diệt trừ bản ngã, điều này rất quan trọng. Vì mục đích này, không có lệ phí nào được đặt ra cả, không có lệ phí cho sự giảng dạy cũng như cho việc ăn uống và chỗ ở. Khi trung tâm Thiền đầu tiên được thành lập ở Ấn Độ, lần đầu tiên, chúng tôi trình bày quan niệm này với những người ở đó, tất cả các thành viên ban quản trị đều e ngại: “Goenkaji! Ông nói gì thế? Ông làm gì thế? Đây là một nước nghèo. Người ta có khi liên tiếp mấy ngày không có ăn, mà ông đề nghị cho ăn không lấy tiền ở trung tâm này, rất đông người sẽ đến”. Tôi nói: “Đừng lo ngại gì, hãy để họ tới. Họ phải Thiền từ 4 giờ hay 4 giờ 30 sáng đến 9 giờ hay 9 giờ rưỡi tối. Nếu họ Thiền và tu tập thì chẳng sao cả. Nếu chỉ đến đây để ăn thôi, họ sẽ không tu tập và sẽ phải bỏ đi. Do đó, không có vấn đề gì đâu”.

Và chẳng có vấn đề gì cả, không có chuyện gì xảy ra, tất cả mọi sự đều diễn biến hoàn toàn tốt đẹp. Người ta đến hành Thiền nghiêm chỉnh, ở đây mọi sự cũng tốt đẹp như thế. Khi tôi bắt đầu giảng dạy ở Tây Phương, người ta nói: “Ô! Bên Tây Phương người ta sẽ nghi ngờ ông. Họ sẽ tự hỏi, tại sao ông không tính lệ phí, ngay cả đến tiền ăn? Có điều gì đáng nghi ngờ đây? Ông có tà ý gì đó? Ông được chính phủ, cơ quan tình báo hay được nhóm nào đó tài trợ. Có điều gì khác lạ đang diễn ra ở đây? Nếu không, ai mà tặng không chỗ ăn chỗ ở như vậy? Không thể được”. Sự nghi ngờ này sẽ ngăn cản người ta đến tu học. Tôi nói sự nghi ngờ này sẽ mất đi, đừng lo ngại gì. Giờ đây, hãy nhìn xem, sự nghi ngờ ấy không còn nữa. Như thế, khi Dhamma được truyền dạy theo đúng hình thức tinh khiết của nó, Dhamma giúp ích cho Thiền sinh rất nhiều. Dhamma giúp ta phát triển Pārami từ bỏ này. Ta cảm thấy rằng: “Ở đây, tôi là Tu sĩ. Mười ngày ở đây tôi là Tăng, Tôi là Nibbāna. Tôi phải sống cuộc đời một Vị Tăng, đời một Vị Ni. Sống nhờ vào lòng hảo tâm của người khác”. Và ý nghĩ này sẽ giúp ta.

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *