BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BA

Luật tự nhiên là luật có tác dụng ở mọi nơi, cả bên trong lẫn bên ngoài chúng ta.

Luật tự nhiên mà mình thấy ở bên ngoài chỉ có thể chấp nhận và hiểu bằng lý trí. Nhưng thực tại, định luật mà ta chứng nghiệm trong phạm vi của cơ thể, cần phải được chứng nghiệm. Và sự chứng nghiệm này được gọi là Bhāvanā mayā Paññā (Tuệ thực chứng). Chúng ta phải chứng nghiệm thực tại qua kinh nghiệm trực tiếp đó, nếu không, chỉ sử dụng lý trí thì không hữu hiệu. Có những Bậc Thầy Trước thời với Đức Phật, cùng thời với Đức Phật và cả sau thời đại của Ngài, đã từng giảng dạy những điều này nhưng trên phương diện trí thức. Điều đó không thể giúp ta đi sâu vào tâm như khi ta bắt đầu phát triển Bhāvanā mayā Paññā của chính mình. Chẳng hạn, khi có một điều rất đau buồn xảy ra trong đời như khi người thân yêu mất đi. Và khi xác người ấy được đem đi thiêu đốt hoặc chôn cất, trong quá trình sự việc diễn ra thì ta cũng đã mở mang trí tuệ rất nhiều:

 

“Ồ! Rốt cuộc rồi, mọi sự đều vô thường. Ai đã sinh ra cũng phải chết, không ai thoát khỏi cái chết. Một ngày nào đó, tôi cũng phải chết, người ta sẽ mang xác tôi đi chôn hay thiêu đốt trên dàn hỏa. Như vậy, những ham muốn, bám víu, những tranh chấp với người khác, tích lũy vật này, vật nọ có ích gì nhỉ? Cuối cùng, rồi mọi thứ đều phải bỏ lại đây. Còn thân tôi rồi cũng bị thiêu đốt thôi”.

Cho dù ta có hiểu biết được như vậy đi nữa, thì thử hỏi hiểu biết được bao lâu? Vừa bước chân ra nghĩa trang là lại bắt đầu y như cũ: “Tôi, tôi, của tôi, của tôi”. Tất cả sự điên rồ vẫn còn nguyên, chẳng thay đổi được gì cả. Bởi vì sự hiểu biết đó, chỉ là hiểu biết tri thức mà thôi. Khi tham dự những buổi giảng về Dhamma (Phật pháp), ai cũng nghĩ: “Ồ! Hay quá! Bây giờ, tôi hiểu tại sao sự ràng buộc lại tệ hại đến như vậy. Nó mang lại quá nhiều đau khổ. Càng bị ràng buộc nhiều bao nhiêu thì khổ đau càng nhiều bấy nhiêu. Cái tôi và cái của tôi là một nỗi khổ lớn, quả thật là một nỗi khổ lớn”.

Cuối buổi giảng, khi vừa mới ra khỏi giảng đường, có người bỗng nhiên la lớn: “Kìa! Đôi giày của tôi đâu? Ai lấy giày của tôi vậy? Giày tôi mới mua ngày hôm qua, đôi giày mới của tôi đâu rồi?”. Rồi người đó bắt đầu than vãn, khóc lóc: “Của tôi, của tôi, của tôi…”. Chẳng có gì thay đổi cả. Tất cả chỉ là hiểu biết trí thức suông, chẳng ích lợi gì cả.

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *