BÀI GIẢNG NGÀY THỨ NĂM

Những lời vàng ngọc đầu tiên của Đức Phật khi Ngài vừa mới giác ngộ

Những lời đầu tiên khi Ngài trở nên hoàn toàn giác ngộ thật tuyệt diệu vô cùng trong giáo pháp. Bấy giờ, đã vào đêm trăng tròn tháng Vesak (tháng 5 dương lịch), khi ngồi dưới gốc cây, Ngài quan sát sự thật bên trong. Khi Ngài đi sâu dần, thanh lọc tâm, một số các khả năng của tâm tăng trưởng. Một khả năng nhớ lại quá khứ xuất hiện vào khoảng quá nửa đêm. Ngài đã bắt đầu nhớ lại không những kiếp này mà còn vô lượng kiếp quá khứ của mình. Và rồi Ngài nói:

“Trong dòng đời luân chuyển này, ta đã sinh tử biết bao nhiêu lần, hết lần sinh tử này đến lần sinh tử khác, vô lượng lần sinh tử. Và mỗi lần sinh ra, ta không ngừng chạy, chạy mãi và hướng đến cái chết”.

 

Ngay khi chào đời, ta đã bắt đầu chạy, không ngừng chạy hướng đến cái chết của mình. Ta không thể chờ được dù chỉ một giây: “Giờ hãy để cho tôi chờ, tôi sẽ không đi đến cái chết đâu”. Ta không thể chờ mà chạy, chạy, chạy không ngưng nghỉ đến cái chết mà không thành tựu hay đạt được gì. Rồi trong một số kiếp, Ngài gặp một số Bậc hiền triết nói rằng có thể thoát khỏi tình trạng này, tất cả những vòng sinh tử và khổ đau. Nếu ta có thể chứng kiến tận mắt người sáng tạo vĩ đại. Nên đã nhiều kiếp, Ngài đã tiếp tục tìm kiếm người sáng tạo này. Người ấy là người thợ xây cất căn nhà này. Căn nhà nào? Mỗi lần ta chết đi, có một căn nhà khác đã có sẵn đấy. Ai tạo ra căn nhà này?

“Trong khi tìm kẻ xây căn nhà này, hết lần này đến lần khác, ta đã sinh tử biết bao nhiêu lần đầy ắp khổ đau. Ở cảnh giới này hay cảnh giác kia đều có khổ đau, chỗ nào cũng có khổ đau. Ngay cả cảnh giới cao nhất như cảnh giới Phạm thiên (Brahma), khổ vì già, chết vẫn còn đó, ta không thể hoàn toàn thoát khỏi khổ đau. Ôi, người thợ xây căn nhà này! Bây giờ, ta đã thấy được ngươi. Ngươi không thể xây căn nhà nào cho ta nữa vì ta đã phá hủy tất cả vật liệu xây cất”. Làm sao người ta có thể xây căn nhà? Phải có vật liệu xây cất như xi măng, vôi, hồ… mới xây được. Những vật liệu đó là gì?

“Tâm của ta bây giờ không còn Saṅkhāra (Nghiệp) nào nữa, những Saṅkhāra (Nghiệp) chịu trách nhiệm cho việc tái sinh đều bị tiêu diệt. Và lòng ham muốn đã bị nhổ tận gốc rễ, không còn một mảy may ham muốn nào cho nên không có Saṅkhāra (Nghiệp) mới nữa. Tất cả các Saṅkhāra (Nghiệp) cũ đều bị diệt trừ. Bây giờ, ta không thể tạo được các Saṅkhāra mới nào nữa”.

Đây là giai đoạn giải thoát hoàn toàn, bất cứ người nào, ai ai cũng có thể đạt tới giai đoạn này, nhưng ai cũng phải tu tập. Người ta không thể đạt đến giai đoạn này vì lòng ham muốn hay vì cầu nguyện suông. Chẳng phải nhờ một phép lạ nào đó mà người ta được giải thoát. Ai cũng phải tu tập, mỗi người đều phải hành Thiền nghiêm chỉnh. Mười ngày này ta sẽ học được phương pháp Thiền, chỉ dạy cách tu tập, cách đi sâu vào nội tâm, nơi ta suốt ngày đêm không ngừng tạo ra Saṅkhāra ham muốn và ghét bỏ. Nếu không bắt đầu cảm nhận được cảm giác, làm sao ta có thể sửa đổi được khuôn mẫu thói quen này. Vào thời Đức Phật còn tại thế, trước và sau thời của Ngài đã có nhiều phương pháp Thiền này. Những điều sau đây là sự đóng góp của Ngài. Sự khám phá của Ngài là ta không thể thoát khỏi khổ đau, toàn thể tiến trình của khổ đau vẫn tồn tại, trừ khi ta tới được chỗ Saṅkhāra nảy sinh, tới được chỗ ham muốn nảy sinh ở mức độ cảm giác. Ta có thể gọi đó là Vipassana hay bất cứ tên gì. Bất cứ phương pháp Thiền nào sử dụng cảm giác trên thân và dạy ta duy trì sự bình tâm đối với các cảm giác trên thân là phương pháp Thiền giải thoát. Ta may mắn gặp được phương pháp Thiền như thế này, và ta cũng rất may mắn có được cảm hứng tu tập phương pháp Thiền này, để bước đi trên con đường giải thoát.

Dĩ nhiên, đó là con đường dài, dù có dài bao nhiêu đi nữa, con đường dài nhất cho dù có vài vạn dặm, cũng bắt đầu bằng bước đi thứ nhất. Ta đã bắt đầu đạt bước đi thứ nhất. Những ai không đạt bước đầu tiên trên con đường đúng đắn, chúng ta không thể mong họ sẽ đi đến đích cuối cùng. Những ai đã đạt bước đầu tiên, họ có thể đạt được bước thứ hai, thứ ba… Từng bước một, họ chắc chắn sẽ đi đến bước cuối cùng. Hãy tận dụng 5 ngày còn lại này, hãy học cách bước đi trên con đường giải thoát. Càng bước được nhiều trên con đường giải thoát bao nhiêu, ta càng thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm nhiều bấy nhiêu, các bất tịnh trồi lên trên bề mặt càng bị diệt trừ nhiều bấy nhiêu.

Chẳng hạn, ta đang đội gánh nặng 100 tấn trên đầu. Nếu ta chỉ vứt đi một tấn thôi, Tốt! Ta chỉ còn 99 tấn, bớt đi được một tấn. Ta trút bỏ 10 tấn và cứ thế 20 tấn, 50 tấn, 90 tấn, biết đâu được. Hãy trút bỏ càng nhiều càng tốt và ta sẽ về nhà nhẹ nhõm hơn. Điều quan trọng nhất là học cách Thiền, học cách trút bỏ gánh nặng trên đầu, học cách thoát khỏi khổ đau này và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, an lạc hơn, hòa hợp hơn và hạnh phúc hơn. Hãy tận dụng 5 ngày còn lại này. Chúc Quý vị củng cố vững chắc vào phương pháp Thiền huyền diệu này.

Chúc Quý vị củng cố vững chắc vào Dhamma huyền diệu này vì sự tốt lành cho chính mình, vì sự lợi ích và giải thoát của chính mình, giải thoát khỏi những ràng buộc, gông cùm và xiềng xích Saṅkhāra để hưởng được an lạc thật sự, hòa hợp thật sự và hạnh phúc thực sự. An lạc thật sự, hòa hợp thật sự và hạnh phúc thực sự đến với tất cả Quý vị!

Bhavatu sabba-maṅgalaṃ!

Bhavatu sabba-maṅgalaṃ!

Bhavatu sabba-maṅgalaṃ!

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *