BÀI GIẢNG NGÀY THỨ 8
Phản ứng (Saṅkhāra) xuất phát từ tầng lớp sâu thẳm bên trong, đó là vô thức.
Khi nào cái cảm giác ứ nghẹn, căng thẳng, thô thiển này bị tan rã và biến thành những rung động, đặc tính ấy vẫn giữ nguyên, sinh diệt. Bây giờ nó xảy ra với tốc độ rất nhanh, sau khi nảy sinh, nó diệt mất ngay với tốc độ rất nhanh, với tần số rất lớn, nhưng đặc tính của nó vẫn giữ nguyên, đặc tính này phải thật rõ ràng trong tâm ta. Hãy nhìn xem nó đang thay đổi và vì thế không ham muốn, không ghét bỏ. Đây là cách ta thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm. Nếu không, sâu tận bên trong tiến trình sanh sôi nảy nở này vẫn tiếp tục hết Saṅkhāra này đến Saṅkhāra khác. Mỗi một khoảnh khắc, ta không tạo ra Saṅkhāra này thì tạo ra Saṅkhāra khác. Bởi vì, khi người ta còn sống, trong từng khoảnh khắc đều có cảm giác, không có cảm giác này thì cảm giác khác. Tầng lớp sâu thẳm nhất trong tâm không ngừng tiếp xúc với các cảm giác này cho dù ta ngủ hay thức. Suốt 24 giờ một ngày, tâm luôn luôn tiếp xúc với cảm giác trong người.
Ví dụ, khi đang ngủ say, chỉ có phần ý thức của mình mới đi vào giấc ngủ say, còn cái được gọi là vô thức, luôn luôn có ý thức về cảm giác của thân. Ví dụ, một con muỗi bay đến và đốt mình, vô thức cảm nhận được ngay lập tức cảm giác khó chịu. Nó đuổi con muỗi đi hay đập con muỗi, cảm giác khó chịu ấy vẫn còn đó, nó sẽ gãi hay xoa chỗ bị đốt. Cứ thế, suốt đêm muỗi bay đến đốt, tâm ý thức của ta không hay biết. Ví dụ này cho thấy rằng, có một sự ngăn cách lớn giữa tầng lớp ý thức và vô thức. Tương tự như thế, khi ta thức dậy, tâm ý thức của ta sẽ bận rộn với những đối tượng bên ngoài, ở mức độ hết sức thô thiển. Nhưng tầng vô thức không ngừng tiếp xúc với các cảm giác của thân và tiếp tục phản ứng lại các cảm giác đó.
Khi có áp lực ở chỗ nào đó, nó phản ứng lại, có chỗ nào đau, nó phản ứng lại, có chỗ nào ngứa, nó phản ứng lại. Sự phản ứng này liên tục tiếp diễn, điều này trở nên khuôn mẫu thói quen của tâm vô thức. Trừ khi, thay đổi thói quen này ở mức độ sâu thẳm nhất, nếu không, ta sẽ không thoát khỏi khổ đau. Ta chỉ cố gắng chăm sóc cành, nhánh, lá, hoa, trái của cây nhưng rễ của nó không được lành mạnh, nó đang mục nát. Một khi gốc rễ không được lành mạnh, cây không bao giờ có thể trở nên lành mạnh được.
Tâm ý thức của ta không bao giờ có thể trở nên lành mạnh được, một khi phần vô thức vẫn còn suy yếu. Cho nên, Đức Phật đã khám phá ra rằng chúng ta phải tu tập ở tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm. Đây là điều ta đã bắt đầu làm. Ta nên luôn luôn ghi nhận trong tâm rằng: Ta phải tu tập ở tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm mình. Có nhiều phương pháp Thiền khác, ở đây, ta không lên án chúng. Nhưng xét về phương pháp Thiền này, sự tu tập bắt đầu ngay tại chiều sâu của tâm.
Nếu ta bỏ quên chiều sâu này của tâm, mục đích của phương pháp Thiền này sẽ không đạt được. Bởi vì tiến trình làm gia tăng gấp bội vẫn tiếp tục. Hết Saṅkhāra này đến Saṅkhāra khác, trong từng khoảnh khắc, ta tạo ra Saṅkhāra ham muốn hay ghét bỏ. Và lúc nào cũng có một Saṅkhāra vô minh, ta không biết cái gì đang xảy ra, đây là khổ đau. Mỗi một Saṅkhāra là một sự khổ đau. Định luật sinh sôi nảy nở luôn có đó.
Ở thế giới bên ngoài cũng thế, trong thế giới thực vật tiến trình sinh sản luôn có đó. Sâu tận nội tâm cũng vậy, tiến trình sinh sôi nảy nở cũng có ở đó. Và có một phương cách chặn đứng sự tăng trưởng này là thay đổi khuôn mẫu thói quen. Trong thế giới bên ngoài, có một loại hạt giống nhỏ, ở xứ nhiệt đới. Chúng tôi gọi loại cây khổng lồ này là cây đa. Cây này có hạt nhỏ cỡ bằng hạt mè. Cái hạt tí hon này chứa đựng cây đa khổng lồ. Nếu hạt này được gieo trồng, cây sẽ tăng trưởng và lớn rất khổng lồ. Cây này có thể sống đến cả thế kỷ, có tuổi thọ rất dài, mỗi hạt bắt đầu cho ra trái.
Mỗi mùa hàng trăm trái này đến hàng trăm trái khác và qua nhiều thế kỷ từ một hạt sinh ra hết trái này đến trái khác, hàng triệu trái, chỉ từ một hạt giống. Cho dù cây này có sống lâu đến đâu đi nữa, có lúc cây cũng sẽ già, sẽ suy yếu, sẽ chết, sẽ ngã xuống, đến đây sẽ không còn trái nữa. Ở mức độ bề ngoài, chúng ta có thể nói rằng một hạt giống cho ra hàng triệu trái. Nhưng sau đó câu chuyện không kết thúc ở đây. Sự sanh sôi nảy nở vẫn tiếp tục, hãy hiểu rõ sự tiếp tục sanh sôi nảy nở bằng cách nào? Cái hạt được gieo trồng và cây đa khổng lồ bắt đầu cho ra trái.
Luật tự nhiên là thế, mỗi trái chứa một hay nhiều hạt có cùng phẩm tính, mỗi trái có chứa một hạt. Rồi hạt này chứa được cây đa khổng lồ, hàng triệu trái, hàng triệu hạt giống. Và mỗi hạt chứa được cây đa khổng lồ. Ô! Tiến trình gia tăng không bao giờ kết thúc. Nhưng thiên nhiên cũng giúp chúng ta biết làm cách nào để chấm dứt tiến trình gia tăng này. Quả thật, mỗi một hạt giống, mỗi hạt chứa đựng một cây đa khổng lồ, nhưng hạt giống này cần đất đai màu mỡ, nó cần nước, cần sự chăm sóc, cần phân bón. Nếu ta bỏ hạt giống ấy vào chỗ toàn sỏi đá, nó không thể mọc được, hạt đa không thể đâm chồi được.
Nhưng sự khó khăn của chúng ta là những hạt giống Saṅkhāra này, hàng triệu này đến triệu khác cứ xuất hiện vì hạt giống chúng ta đã một lần gieo trồng. Giờ đây, chúng xuất hiện rất nhiều vì hạt nào có mặt, chúng ta cứ tiếp tục bón phân thêm, bón cho chúng đất đai màu mỡ: “Ô! Saṅkhāra của tôi, ngươi hãy tiếp tục gia tăng. Ô! Khổ đau của tôi, ngươi hãy tiếp tục gia tăng. Thật là hết sức vô minh. Đây là điều người ta tiếp tục làm, nó giống như mang một thùng đầy xăng, đầy dầu lửa. Một tia lửa nháng lên từ bên ngoài gặp phải nhiên liệu và tiếng nổ rất lớn. Có hàng ngàn hàng vạn tia lửa mới, ta không hiểu rằng mỗi tia lửa mình tạo ra bây giờ sẽ tạo ra hàng trăm, hàng ngàn tia lửa mới. Và với mỗi tia lửa tới, ta lại sẽ đổ thêm xăng vào làm gia tăng gấp bội.
Ở mức độ trí thức, người ta hiểu rằng: “Sự gia tăng này rất nguy hiểm cho mình, ta không nên tạo ra Saṅkhāra. Mỗi một Saṅkhāra đều rất nguy hiểm, mỗi một Saṅkhāra là sự gia tăng khổ đau của tôi”. Đây chỉ là sự hiểu biết trí thức. Trừ khi, thực tập đúng đắn ở mức độ cảm giác, nếu không, ta không thể thoát khỏi khổ đau. Có người biết rất rõ, có người đang mang lửa đến để đốt tôi, điều hay nhất là tôi nên thủ sẵn vòi nước. Khi người ấy đến, tôi sẽ mở vòi nước dập tắt ngọn lửa tức thì. Người ta hiểu như thế ở mức độ trí thức. Nhưng trong thực tế, khi có người mang ngọn lửa đến, tôi mở bơm dầu ra, cháy, cháy, cháy. Tôi đổ một thùng đầy dầu vào người ấy: “Nhà ngươi cháy ta cháy, hai ta cùng cháy”.
Về sau, ta nhận ra rằng: “Điều này sai trái quá, tôi không nên làm như vậy. Khi người ta mang lửa đến, đáng lẽ, tôi phải lấy nước để dập tắt ngọn lửa, chứ không phải dầu”. Rồi ta tìm đến Thượng đế toàn năng, thần nam hay thần nữ của mình và cầu nguyện: “Tôi đã lầm lỡ, xin hãy tha thứ cho tôi”. Lần tới, ta lại phạm cùng sai lầm ấy, lần tới, cũng cùng lỗi ấy, ta không thoát ra khỏi sai lầm này. Bởi vì, ta không biết cái gì thật sự đang xảy ra sâu tận bên trong, cho nên chẳng có ích lợi gì cả. Sâu tận bên trong luôn luôn có núi lửa bùng nổ, luôn luôn có phản ứng bất thiện này. Trừ khi, ta quan sát các cảm giác trên cơ thể, nếu không, ta không thể thoát khỏi nó. Ta phải cảm nhận được các cảm giác này.
Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.