BÀI GIẢNG NGÀY THỨ MƯỜI

Sīla, nền tảng đạo đức quan trọng để giải thoát

Điều kế đến là ta thọ 5 giới. Hãy hiểu rằng tất cả 5 giới này là phần cốt yếu của phương pháp Thiền này. Có nhiều phương pháp Thiền. Vào thời Đức Phật còn tại thế, 25 thế kỷ trước, đã có rất nhiều phương pháp Thiền, có rất nhiều Thiền sư, có 6 Vị rất nổi danh ngày ấy. Trong số 6 Vị rất nổi danh ấy chỉ có Đức Phật chú trọng đến Sīla (Giới luật). Tất cả các Vị còn lại chỉ làm vui lòng khách hàng của họ nên đã dạy rằng:

“Bạn có thể làm tất cả những điều bạn muốn, cứ tự nhiên phạm giới nếu bạn cảm thấy muốn phạm giới. Nếu bạn muốn khoái lạc giác quan cứ tiến hành, cứ việc làm. Nếu bạn muốn khoái lạc này cứ tiến hành cứ làm đi”. Đã có loại điên rồ này, nhưng mỗi người trong số 5 người này ai cũng tuyên bố rằng tôi là một Buddha. Tôi được hoàn toàn giải thoát, hoàn toàn giác ngộ. Người ta đã quên họ đi rất nhanh. Dĩ nhiên, trong cuộc đời họ rất nhiều người thích họ và họ được ưa thích trong ít lâu. Người ta đã nghĩ rằng:

“Thật là dễ, bạn có thể phạm Sīla và làm bất cứ điều gì bạn thích mà vẫn có thể được giải thoát. Thật tuyệt vời! Con đường giải thoát này thật là hay”. Nhưng rốt cuộc, đây là Dhamma bị ôi nhiễm nên không thể cho mình lợi ích thực sự. Do đó, vào thời ấy và cho cả đến bây giờ, có thể có những Thiền sư nói với chúng ta rằng Sīla không quan trọng. Nhưng về sự tinh khiết của Dhamma mà nói, Sīla hết sức quan trọng.

Những ai cứ tiếp tục phạm giới và cho rằng họ có thể tiến bộ trong Dhamma, điều này không thể được. Sự tiến bộ có thể chậm không thành vấn đề gì cả, nhưng Sīla của mình phải hoàn hảo, phải trọn vẹn. Nền tảng này không thể trở nên suy yếu, và đây không phải vì Đức Phật đã nói thế, cũng không phải vi Kinh điển đã nói thế. Cuối cùng, phương pháp Thiền này nhằm để thanh lọc tâm ở mức độ sâu thẳm nhất, ở mức độ gốc rễ.

Bất cứ khi nào, ta phạm một trong 5 Sīla, ta đành phải phát triển và tạo ra một số lượng bất tịnh nhiều vô kể trong tâm. Khi giết hại, ta phải phát sinh sự giận dữ, thù hận, bất thiện trước đã, rồi ta mới có thể giết hại được. Khi trộm cắp, phải phát sinh lòng tham lam, thèm khát trước đã, rồi ta mới có thể trộm cắp được. Khi phạm tà dâm, phải phát sinh lòng đam mê nhục dục trước đã, rồi ta mới có thể phạm tà hạnh được. Như thế, với mỗi Sīla khi phạm một giới, ta phải phát sinh rất nhiều bất tịnh trong tâm. Ta đã đến đây để thực tập cách thanh lọc tâm, nếu cứ tiếp tục làm ô uế tâm thanh tịnh, làm sao ta có thể tiến bộ trên con đường giải thoát được.

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *