BÀI GIẢNG NGÀY THỨ NHẤT

Ngày thứ nhất đã qua, bây giờ Quý vị còn 9 ngày nữa để tu tập, tu tập thật chăm chỉ để thu lượm được kết quả tốt đẹp nhất của những ngày lưu lại nơi đây. Ta phải tu tập thật chăm chỉ, cần mẫn, nhiệt tâm, kiên nhẫn nhưng bền bỉ và liên tục. Chính sự luyện tập chăm chỉ sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp nhất trong những ngày lưu lại nơi đây. Không gì khác ngoài sự luyện tập chăm chỉ của chính mình.Từ 4h (4h30) sáng đến 9h (9h30) tối, Quý vị phải luôn tu tập cần mẫn, liên tục không ngừng.

 

Dĩ nhiên, vào mỗi buổi tối, khoảng 1h – 1h30, sẽ có những buổi giảng pháp. Ta phải hiểu rằng các buổi giảng này không phải là bất cứ loại tiêu khiển trí thức nào. Các bài giảng này giúp ta hiểu phương pháp Thiền là gì và cần phải tu tập như thế nào. Nếu không hiểu biết về phương pháp Thiền, ta có thể tu tập rất chăm chỉ, nhiệt tâm nhưng không đúng cách. Nếu tu tập không đúng cách, ta không thể mong được kết quả tốt đẹp mà mọi người đạt được nhờ thực hành phương pháp Thiền này. Do đó, những bài giảng pháp buổi tối giúp mình biết tu tập như thế nào, rồi từ đó tu tập một cách thích hợp.

Thiền Ānāpāna (Quan sát hơi thở)

Ta đã bắt đầu việc tu tập của mình bằng cách quan sát hơi thở (hơi thở vào, hơi thở ra). Khi hơi thở vào một cách tự nhiên, khi hơi thở ra một cách tự nhiên. Đây không phải là bài thể dục tập thở. Vì vậy, ta không kiểm soát hơi thở của mình, không cần phải điều hòa hơi thở. Đây không phải là phương pháp Thiền cần thiết điều hòa hơi thở. Mọi phương pháp Thiền đều có tính đặc thù, đặc trưng riêng. Ở đây, chúng ta không chỉ trích các phương pháp Thiền khác nhưng phải hiểu rằng chúng ta đến đây để hiểu phương pháp Thiền này một cách công bằng. Chúng ta đến đây để đánh giá phương pháp Thiền này một cách trọn vẹn. Quý vị phải hiểu nét đặc trưng, đặc biệt của phương pháp Thiền này và hãy theo đúng đặc điểm đó mà tu tập đúng y như phương pháp này đòi hỏi, đừng cố điều hòa hơi thở, cứ để hơi thở tự nhiên. Nếu hơi thở sâu, ta biết rõ hơi thở ấy sâu, nếu hơi thở cạn, ta biết rõ hơi thở ấy cạn. Nếu hơi thở ấy qua mũi bên trái, ta biết rõ hơi thở ấy qua mũi bên trái. Nếu hơi thở ấy qua mũi bên phải, ta biết rõ hơi thở ấy qua mũi bên phải.

Nếu hơi thở ấy qua cả 2 ống mũi cùng một lúc, ta biết rõ hơi thở ấy qua cả 2 ống mũi ấy cùng một lúc. Chỉ có thế thôi, đừng xen vào luồng hơi thở tự nhiên, hãy để thiên nhiên đóng vai trò của nó. Vai trò của mình chỉ là quan sát mà thôi, quan sát thực tại đúng như thật, chứ không phải như ý mình muốn. Chỉ quan sát thực tại đúng như nó đang hiện hữu. Đây là điểm đặc trưng của phương pháp Thiền này. Ta bắt đầu bằng cách quan sát hơi thở đúng như thực tế, hơi thở đơn thuần, chỉ hơi thở không thôi, không gì ngoài hơi thở.

Qua kinh nghiệm của hàng ngàn Thiền sinh, tôi biết ngày đầu quả là một ngày khó khăn. Một số người than đau ở chân, ở lưng hay nhức đầu, khó chịu chỗ này hay khó chịu chỗ kia. Đây là điều tự nhiên. Nguyên nhân căn bản là thân và tâm của mình đã trở thành tù nhân của thói quen trong cuộc sống của chính mình. Bây giờ, Quý vị đang làm những điều chúng không quen, nên chúng bắt đầu nổi giận, bắt đầu phản kháng.

Thân bắt đầu phản kháng, tôi không thích cái này. Tâm bắt đầu phản kháng, tôi không thích cái này. Quý vị cảm thấy khó chịu như vậy là chuyện tự nhiên. Đó là một lý do, nhưng chỉ là một lý do nhỏ. Nguyên nhân chính của sự khó chịu là do chính phương pháp Thiền này và Quý vị tập đúng như phương pháp Thiền đòi hỏi. Những khó khăn, khó chịu, bất tịnh bắt đầu hiện ra. Vì Quý vị bắt đầu quan sát hơi thở tự nhiên, hơi thở bình thường, hơi thở không thôi, không gì ngoài hơi thở.

Bài viết trích từ Pháp thoại khoá thiền Vipassana 10 ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY.

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *