BÀI GIẢNG NGÀY THỨ NĂM

Chân lý về sự Khổ (Khổ đế)

Chuyện gì đang xảy ra? Tại sao có nhiều khổ đau xung quanh ta như thế? Khổ đau vì ham muốn, càng lúc càng trở nên rõ ràng hơn. Ham muốn, ta muốn điều gì xảy ra theo ước muốn của mình nhưng điều đó không xảy ra. Ta muốn trừ bỏ những thứ mình không thích, điều đó cũng không xảy ra. Ham muốn, ta phát sinh quá nhiều ràng buộc vào thói quen ham muốn. Sự kiện này ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi ta đi sâu hơn nữa. Thứ định luật vận hành bên trong, cũng vận hành ở bên ngoài. Cùng một thứ định luật, nó không khác đi, có khổ đau và điều này trở nên rõ ràng hơn.

 

Sinh là khổ đau

Hãy nhìn xem, cuộc sống bắt đầu bằng khổ đau. Chúng ta đi vào vùng khổ đau từ khi mở mắt chào đời. Chúng ta có mong ước nào đó, chẳng bao lâu mong ước ấy biến thành ham muốn, bám víu và chúng ta trở nên rất vọng động. Một đứa trẻ khóc: “Tôi muốn sữa, tôi muốn nước uống”. Nó khóc, chỉ biết khóc vì khóc là cách duy nhất đứa trẻ biết làm.

Từ đó trở đi, người ta lớn lên, điều không mong muốn này xảy ra, điều không mong muốn kia xảy ra. Ước muốn này không đạt được, ước muốn kia không đạt được. Ngõ vào đời là Dukkha (Khổ đau). Theo ngôn ngữ thời ấy, người ta nói rằng: “Sự mở mắt chào đời, khởi thủy của đời sống là bước vào lĩnh vực của khổ đau”.

Bệnh là khổ đau

Khi lớn lên, người ta không mắc bệnh này thì mắc bệnh khác. Khi mắc phải một thứ bệnh, người ta rất khổ: “Bệnh này tệ hại lắm, tôi có thể chịu được bất cứ thứ bệnh nào khác nhưng không chịu được bệnh này”. Vì chúng ta không có bệnh nào khác đâu. Có bệnh nào là sướng đâu, mỗi một thứ bệnh là một khổ đau. Người ta cứ bị hết bệnh này tới bệnh kia, lớn lên, suy yếu dần và già đi.

Già, chết là khổ đau

Tuổi già là một nỗi khổ lớn. Người đàn ông hay đàn bà trăm tuổi đang bị khổ sở, suy nhược vì bệnh này hay bệnh kia vì tuổi già. Họ cầu nguyện Thượng Đế toàn năng: “Ôi! Thượng Đế toàn năng, xin cho chúng con được chết để chúng con được thoát khỏi đau khổ này. Cái chết, Ngài có không hiếm hoi gì. Xin cho chúng con được chết”. Họ cầu nguyện và cầu nguyện. Ngày hôm sau, Bác sĩ đến khám nghiệm cho họ: “Này Bà Cụ, bây giờ, tuổi đời của Cụ đã hết. Có thể ngày mai, Cụ phải từ bỏ tuổi đời này. Này Ông Cụ, ngày mai, Cụ phải từ bỏ tuổi đời này”.

Cả Bà Cụ lẫn Ông Cụ đều khóc: “Ồ! Không! Không! Bác sĩ, tôi đã cầu nguyện sai, tôi không muốn chết. Tôi phải gặp con trai tôi, con gái tôi, cháu trai tôi, choắt trai tôi… Tôi phải làm việc này, tôi phải làm việc kia. Bằng cách này hay cách kia, hãy cứu tôi, tôi không muốn chết”. Cái chết là một nỗi khổ lớn lao.

Ước muốn mà không được, những điều ưa thích lại xa lìa hay những điều trái ý cứ xảy ra là những khổ đau

Còn gì nữa, có một Vị này, Ngài không dùng trò chơi trí thức. Ngài ngồi dưới gốc cây và đang thực chứng nội tâm: “Tại sao khổ? Cái gì là nguyên nhân của khổ?”. Đi sâu hơn, sâu hơn nữa, sự thật trở nên rõ ràng: “Ồ bất cứ cái gì chúng ta mong muốn, nếu mong muốn đó không được thỏa mãn, chúng ta trở nên đau khổ”.

Ví dụ, ta đang ngồi Thiền và mong muốn cơn đau hết đi. Cơn đau không hết đi, ta trở nên rất khổ. Ta muốn rất nhiều cảm giác thoải mái, ngất ngây, tuyệt vời. Các cảm giác ấy không đến và ta trở nên khổ. Bất cứ cái gì mong mỏi mà không đạt được, ta trở nên khổ. Những người hay những hoàn cảnh mình không ưa thích, những điều trái ý mà ta cứ phải bị trói buộc vào. Những điều mong mỏi và những người mình ưa thích hay những hoàn cảnh vừa ý, mình lại phải chia lìa, xa rời. Đấy là nỗi khổ thật lớn lao.

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

Các bài viết trong sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *