11. Có người nào không nên tham dự khóa Thiền không?
Dĩ nhiên những người sức khỏe quá yếu để tuân theo chương trình sẽ không có thể được lợi ích từ khóa Thiền. Điều đó cũng đúng cho những người bị trở ngại về tâm thần, hoặc những ai đang bị rắc rối về tình cảm. Qua phương cách hỏi và đáp, chúng tôi có thể giúp Quý vị quyết định rõ ràng là Quý vị có ở trong Vị thế hưởng được lợi lạc từ khóa Thiền hay không. Trong nhiều trường hợp, Thiền sinh phải có sự chấp thuận của bác sĩ trước khi được chấp nhận.
12. Vipassana có thể chữa khỏi những bệnh về thể xác hay tinh thần không?
Nhiều bệnh phát sinh từ sự xáo trộn nội tâm. Nếu sự xáo trộn mất đi, căn bệnh có thể bớt hoặc hết. Nhưng học Vipassana nhằm để chữa bệnh là sự một sai lầm và không bao giờ công hiệu. Những người làm như thế chỉ phí thì giờ bởi vì họ chú trọng vào mục tiêu sai lạc. Họ có thể làm hại chính họ. Họ sẽ không hiểu được Thiền một cách đúng đắn cũng như không thành công trong việc chữa lành bệnh.
13. Còn bệnh trầm cảm thì sao? Vipassana có chữa hết trầm cảm không?
Một lần nữa, mục đích của Vipassana không phải là để chữa bệnh. Người thiệt sự tu tập Vipassana biết cách có được hạnh phúc và bình tâm trong mọi hoàn cảnh. Nhưng một người bị trầm cảm nặng lâu ngày không có đủ khả năng để áp dụng phương pháp một cách đúng đắn và không thể đạt được thành quả mong đợi. Điều tốt nhất cho một người như thế là làm việc với người chuyên môn. Thiền sư Vipassana là những người chuyên môn về Thiền chứ không phải là bác sĩ tâm thần.
14. Vipassana có thể làm cho người ta bị mất quân bình về tinh thần không?
Không. Vipassana chỉ dạy cho Quý vị có ý thức và bình tâm, nghĩa là, quân bình mặc dù những thăng trầm của cuộc sống. Nhưng nếu có người tới khóa Thiền mà dấu diếm những rắc rối trầm trọng về tình cảm, người đó có thể không hiểu phương pháp hoặc không áp dụng đúng cách để đạt được thành quả mong muốn. Đây là tại sao rất quan trọng phải cho chúng tôi biết quá trình của Quý vị để chúng tôi xét xem Quý vị có thể có được lợi ích từ khóa Thiền hay không.
15. Tôi có phải là một phật tử để tu tập Vipassana hay không?
Nhiều người thuộc nhiều tôn giáo và không tôn giáo đã nhận thấy khóa Thiền hữu ích và có lợi lạc. Vipassana là một nghệ thuật sống, một cách sống. Trong lúc Vipassana là tinh túy của những gì Đức Phật giảng dạy, nó không phải là một tôn giáo; trái lại, nó là sự vun trồng phẩm giá con người đưa đến một cuộc đời tốt lành cho mình và tốt lành cho những người khác.
16. Tại sao tôi phải ở lại trọn mười ngày?
Vipassana được giảng dạy từng bước một, với những bước mới được thêm vào mỗi ngày cho tới cuối khóa. Nếu về sớm, Quý vị không học được toàn thể và không cho phương pháp có cơ hội phục vụ Quý vị. Cũng thế, bằng cách thực tập một cách nghiêm túc, người tham dự bắt đầu một tiến trình chỉ có kết quả tốt vào lúc kết thúc khóa Thiền. Gián đoạn tiến trình trước khi kết thúc là điều không nên.
17. Rời khóa Thiền sớm có nguy hiểm không?
Điểm chính là ra về sớm là tự hại mình. Quý vị không cho mình cơ hội học được toàn thể phương pháp và Quý vị không thể áp dụng nó một cách thành công trong cuộc sống hằng ngày.
Quý vị cũng làm gián đoạn tiến trình ở nửa chừng thay vì để nó kết thúc một cách đúng đắn. Để về nhà một hay hai ngày sớm hơn, Quý vị phí phạm những thì giờ mà quý vị đã bỏ ra.
18. Còn ngày thứ mười, khi được phép nói chuyện và sự hành Thiền nghiêm chỉnh chấm dứt, thì sao? Khi đó tôi có được về không?
Ngày thứ mười là ngày rất quan trọng để chuyển sang cuộc sống bình thường. Không ai được phép ra về vào ngày đó.
19. Chúng ta chỉ có tự do duy nhất là điều khiển sự chú tâm, còn tất cả mọi thứ khác đều do Dhamma chi phối hết hay sao?
Mọi chuyện đều cho Dhamma chi phối, điều khiển sự chú tâm là điều duy nhất mà ta có thể làm để tự giải thoát. Quý vị có thể làm bất cứ điều gì như phản ứng, không ai ngăn cản mình. Quý vị có thể tiếp tục phản ứng và làm gia tăng, sinh sôi nảy nở khổ đau. Để giải thoát, điều duy nhất Quý vị có thể làm là quan sát, chỉ quan sát mà thôi, và những gì còn lại Dhamma sẽ làm. Sự giải thoát cũng nhờ Dhamma và sự trói buộc cũng do Dhamma, luật của tự nhiên. Quý vị phản ứng, Dhamma sẽ đưa mình đến tình trạng trói buộc, đau khổ.
20. Đâu là đường ranh phân chia sự tu tập nghiêm túc và lòng ham muốn?
Câu hỏi hay. Hãy xem khi có người nói: “Hãy tu tập một cách nghiêm túc”, và thế là Quý vị phát triển một sự ham muốn. Ham muốn cái gì? Ham muốn đạt được kết quả mà sự tu tập nghiêm túc mang lại. Ngay cả khi tu tập nghiêm túc, ta vẫn để bị vướng mắc vào chính sự tu tập đó.
Cho dù có một sự vướng mắc hay ham muốn, hay dù Quý vị đang tu tập mà không có ham muốn, thì cách duy nhất để xem xét là khi thấy mình tu tập không đúng đắn, không nghiêm túc và ta lấy làm thất vọng về việc ấy: “Ồ! Mình được yêu cầu phải tu tập nghiêm túc, mà trông kìa mình đang tu tập không nghiêm túc”, thế thì, khi ấy, có sự ham muốn. Đây là ranh giới phân chia.
Nếu như Quý vị thấy mình tu tập không nghiêm túc thì hãy suy nghĩ: “Xem kìa! Mình không tu tập nghiêm túc. Được rồi! Bây giờ, mình sẽ tu tập nghiêm túc. Nhưng Quý vị không ham muốn và không trở nên buồn bã vì việc ấy. Sự việc là ở đó, đây là sự thật, nghĩa là: “Hiện giờ, mình đang tu tập không nghiêm túc và mình phải tu tập một cách nghiêm túc. Được rồi! Mình sẽ bắt đầu trở lại”. Như vậy thì không dính đến sự ham muốn và Quý vị tiếp tục tiến bộ.